Lưu trữ Chia sẻ kiến thức - Finlogistics

1.webp

Với lợi thế biên giới giáp ranh với Trung Quốc, phương thức vận chuyển quốc tế đường bộ qua biên giới cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Móng Cái rất phát triển, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển cũng như tối ưu chi phí cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Cùng Finlogistics tìm hiểu 10 bước thông quan hàng nhập tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn.       

Tham khảo dịch vụ vận chuyển quốc tế đường bộ của Finlogistics tại đây: VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BỘ

Liên hệ tư vấn:

Hà Nội: 0963.126.995 (Ms Loan) – info@fingroup.vn 

nhap-khau-ban-ghe-trung-quoc.jpg

Thuế nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc vào Việt Nam bị áp thuế chính thức 21,4-35,2% từ ngày 13/02/2023.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 235/QĐ-BCT ngày 13/2/2023 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bàn, ghế từ Trung Quốc và chấm dứt điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn ghế từ Malaysia.

Điều 1. Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bàn, ghế được phân loại theo các mã HS 9401.31.00, 9401.39.00, 9401.41.00, 9401.49.00, 9401.61.00, 9401.69.90, 9401.71.00, 9401.79.90, 9401.80.00, 9403.30.00 từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (mã vụ việc: AD16). Nội dung chi tiết được nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.

Thuế nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc
Thuế nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc

1.1. Sản phẩm bàn

a) Tên gọi và đặc tính cơ bản

Sản phẩm bàn bị áp dụng thuế CBPG chính thức là bàn ở dạng đã được lắp ráp hoàn chỉnh hoặc chưa lắp ráp hoàn chỉnh. Định nghĩa chưa lắp ráp hoàn chỉnh” nghĩa là các bộ phận của bàn được tách rời và cần phải có quá trình lắp ráp các bộ phận như chân bàn, mặt bàn để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm hoàn chỉnh là bàn đã hoặc sẽ được lắp ráp với các bộ phận khác sẵn sàng cho việc sử dụng ngay lập tức hoặc có thể được lắp ghép thêm một số phần như hộc tủ, kệ…

Sản phẩm bàn nói trên có các đặc điểm sau:

– Mặt bàn được làm bằng gỗ MDF, HDF, LDF, Plywood, ván dăm (gỗ công nghiệp), bề mặt phủ melanin, dán giấy, phủ véc-ni hoặc laminate.

– Chân bàn được làm bằng gỗ công nghiệp hoặc kim loại.

– Bàn có kích thước như sau:

• Chiều dài: từ 990 mm đến 3.210 mm;

• Chiều rộng: từ 590 mm đến 1.410 mm;

• Độ dày mặt bàn (bao gồm lớp phủ): từ 12 mm đến 85 mm.

• Chiều cao từ mặt đất đến mặt trên của mặt bàn: từ 675 mm đến 770 mm.

Đối với dạng bàn ghép, bàn module, kích thước trên được áp dụng cho phần bàn đơn trước khi ghép lại.

b) Mã số hàng hóa (Mã HS) và mức thuế nhập khẩu hiện hành

Sản phẩm bàn bị áp dụng thuế CBPG chính thức được phân loại theo mã HS sau: 9403.30.00.

Mã số

Mô tả hàng hóa

Thuế ưu đãi

ATIGA

ACFTA

94.03 Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng.

9403.30.00 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng

25%

0%

20%

c) Hàng hóa được loại trừ áp dụng thuế CBPG chính thức

Sản phẩm bàn thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng thuế CBPG chính thức đối với sản phẩm bàn:

– Các sản phẩm bàn có đặc điểm khác với mô tả tại mục phạm vi sản phẩm bàn bị áp dụng biện pháp CBPG

– Bàn có mặt bàn hình tròn;

– Bàn có chân bàn hoặc mặt bàn làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên;

– Bàn có chân bàn hoặc mặt bàn làm hoàn toàn bằng chất liệu nhựa;

– Bàn làm toàn bộ hoặc có ít nhất một bộ phận chính (chân bàn, mặt bàn, khung bàn) làm từ mây, liễu gai, tre hoặc các vật liệu tương tự;

– Bàn có chức năng điều chỉnh độ cao mặt bàn với mức chênh lệch chiều cao cao nhất và thấp nhất tính từ mặt đất đến mặt trên của bàn tối thiểu là 95 mm;

– Từng bộ phận riêng lẻ của của bàn mà không phải là nhóm bộ phận được đóng gói kèm với nhau để có thể lắp ghép thành bàn hoàn chỉnh tại chỗ;

– Bàn có kích thước khác với kích thước của sản phẩm bàn đã nêu ở mục 1.1 (a) nói trên.

Thuế nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc
Thuế nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc

1.2. Sản phẩm ghế

a) Tên gọi và đặc tính cơ bn

Sản phẩm ghế bị áp dụng thuế CBPG chính thức là ghế quay hoặc không quay, có thể điều chỉnh độ cao hoặc không thể điều chỉnh độ cao, có thể ngả hoặc không thể ngả, có thể hoặc không thể chuyển thành giường, ở dạng lắp ghép hoàn chỉnh hoặc đóng gói thành các bộ phận ghế đi kèm với nhau để lắp ghép tại chỗ.

Đối với sản phẩm ghế không điều chỉnh được độ cao và có mặt ghế cố định: ghế có chiều cao từ mặt đất đến mặt trên của mặt ghế ở vị trí thấp nhất của mặt ghế từ trên 450 mm đến dưới 600 mm.

Đối với sản phẩm ghế có mặt ghế không cố định (tự động lật lại khi không sử dụng): ghế có chiều cao từ mặt đất đến mặt trên của mặt ghế ở vị trí thấp nhất của mặt ghế trong trạng thái sử dụng từ trên 450 mm đến dưới 600 mm.

b) Mã số hàng hóa (Mã HS) và mức thuế nhập khẩu hiện hành

Sản phẩm ghế bị áp dụng thuế CBPG chính thức được phân loại theo mã HS sau: 9401.31.00, 9401.39.00, 9401.41.00, 9401.49.00, 9401.61.00, 9401.69.90, 9401.71.00, 9401.79.90, 9401.80.00.

Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng thuế CBPG chính thức để phù hợp với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).

Mã số

Mô tả hàng hóa

Thuế ưu đãi

ATIGA

ACFTA

9401 Ghế ngồi (trừ các loại thuộc nhóm 94.02), có hoặc không chuyển được thành giường, và bộ phận của chúng.

– Ghế quay có điều chỉnh độ cao

9401.31.00 – – Bằng gỗ

25%

0%

5%

9401.39.00 – – Loại khác

25%

0%

5%

– Ghế có thể chuyển thành giường, trừ ghế trong vườn hoặc đồ cắm trại

9401.41.00 – – Bằng gỗ

25%

0%

0%

9401.49.00 – – Loại khác

25%

0%

0%

– Ghế khác, có khung bằng gỗ:

9401.61.00 – – Đã nhồi đệm

25%

0%

0%[1]

9401.69 – – Loại khác:

9401.69.90 – – – Loại khác

25%

0%

0%[2]

– Ghế khác, có khung bằng kim loại:

9401.71.00 – – Đã nhồi đệm

25%

0%

0%[3]

9401.79 – – Loại khác:

9401.79.90 – – – Loại khác

25%

0%

0%[4]

9401.80.00 – Ghế khác

25%

0%

0%[5]

c) Hàng hóa được loại trừ áp dụng thuế CBPG chính thức

Sản phẩm ghế thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng thuế CBPG chính thức đối với sản phẩm ghế:

– Các sản phẩm ghế có đặc điểm khác với mô tả tại mục phạm vi sản phẩm ghế áp dụng biện pháp CBPG;

– Ghế làm toàn bộ từ các chất liệu nhựa;

– Ghế làm toàn bộ hoặc có ít nhất một bộ phận chính (mặt ghế, ốp dưới mặt ghế, tựa ghế, chân ghế, khung ghế) làm hoàn toàn từ mây, liễu gai, tre hoặc các vật liệu tương tự;

– Ghế có chân ghế làm bằng chất liệu nhôm;

– Từng bộ phận riêng lẻ của ghế mà không phải là nhóm bộ phận được đóng gói kèm với nhau để có thể lắp ghép thành ghế hoàn chỉnh tại chỗ.

– Ghế có chức năng điều chỉnh độ cao, có chiều cao cao nhất tính từ mặt đất đến mặt trên của mặt ghế (tại điểm thấp nhất của mặt ghế) lớn hơn hoặc bằng 600mm.

3. Mức thuế CBPG chính thức

STT

Tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu

Mức thuế CBPG chính thức

(Cột 1)

(Cột 2)

SẢN PHẨM BÀN

1

Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

35,20%

SẢN PHẨM GHẾ

1

Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

21,40%

4. Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế CBPG chính thức

a) Hiệu lực

Thuế CBPG chính thức có hiệu lực kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế CBPG chính thức có hiệu lực.

b) Thời hạn áp dụng

Thời hạn áp dụng thuế CBPG chính thức là 05 (năm) năm kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế CBPG chính thức có hiệu lực (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

5. Hoàn thuế chống bán phá giá tạm thời

Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không thuộc diện áp thuế CBPG chính thức theo Quyết định này được hoàn lại thuế CBPG tạm thời đã nộp theo Quyết định số 1991/QĐ-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2022 và Quyết định số 2958/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2022 trên cơ sở quy định pháp luật.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ DỊCH VỤ THÔNG QUAN TỜ KHAI của Finlogistics để được tư vấn kĩ hơn.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ vận chuyển của Finlogsitics tại đây: VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN

Liên hệ hợp tác:

Ms Thương: 0389.505.083

Ms Loan: 0963.126.995

Mail: info@fingroup.vn

 


kiem-dich-dong-vat.jpg

Đối với loại hàng hóa nhập khẩu là động vật thì bắt buộc phải kiểm dịch động vật trước khi nhập khẩu. Mục đích của kiểm dịch là dùng biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát. Và ngăn chặn động vật bị nhiễm dịch bệnh vào Việt Nam.

Định nghĩa

Kiểm dịch là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm …lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự. Nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

Kiểm dịch động vật nhập khẩu
Kiểm dịch động vật nhập khẩu

Các đối tượng phải kiểm dịch 

Căn cứ theo thông tư Số: Thông tư Số: 25/2016/TT-BNNPTNT, 35/2018/TT-BNNPTNT, 09/2022/TT-BNNPTNT

(Tất cả các động thực vật, sản phẩm dạng thô của động thực vật đều là các đối tượng phải kiểm dịch. Trừ những trường hợp đặc biệt được nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu khoa học. Hoặc miễn trừ ngoại giao… thì phải có công văn hoặc quyết định của các ban ngành liên quan khác)

QUY TRÌNH KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU. ( Thực hiện theo Mục 3 thông tư số: 25/2016/TT-BNNPTNT)

B1: Đăng ký tài khoản trên hệ thống 1 cửa quốc gia.

Vào trang https://vnsw.gov.vn/ đăng ký theo hướng dẫn.

Sau khi đăng ký xong vào cập nhật tài khoản kéo xuống BỘ NÔNG NGHIỆP, chọn mục  Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn ( cho các động vật và sp động vật trên cạn), chọn mục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu 

Hai tiếng sau khi cập nhật thì tài khoản sử dụng được.

B2: Đăng ký kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu.

Chứng từ cần chuẩn bị.

-Bản sao đăng ký kinh doanh (có thể hiện doanh nghiệp được phép kinh doanh chế biến sp động vật nhập khẩu)

– Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân (Theo mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25)

– Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.

Đăng nhập vào hệ thống 1 cửa quốc gia, chọn BỘ NÔNG NGHIỆP, chọn Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn (cho các động vật và sp động vật trên cạn) chọn Thêm mới , điền thông tin theo yêu cầu và up các chứng từ trên, trong khoảng 5 ngày làm việc nếu bộ hồ sơ hợp lệ thì cục thú y trả kết quả đồng ý kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch cửa khẩu.

Kiểm dịch động vật nhập khẩu
Kiểm dịch động vật nhập khẩu

B3: Đăng ký kiểm dịch cho lô hàng cụ thể.

Khi phát sinh lô hàng nhập khẩu: Cần chuẩn bị những giấy tờ sau

Giấy kiểm dịch đầu nước ngoài. Thông báo hàng đến, bill, hợp đồng, invoice, packing list. Giấy giới thiệu, công văn xin lấy mẫu.

Đăng nhập vào hệ thống 1 cửa quốc gia, chọn BỘ NÔNG NGHIỆP, chọn Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, chọn Tạo mới và điền thông tin yêu cầu, up Giấy kiểm dịch thực vật do cục thú y cấp, và giấy kiểm dịch đầu nước ngoài, sau khoảng 1 tiếng nếu chứng từ hợp lệ chuyên viên sẽ trả kết quả đồng ý kiểm dịch. Và cho 1 bản đơn xin kiểm dịch có số tiếp nhận và số vào sổ.

Cầm bộ chứng từ Giấy giới thiệu, lệnh giao hàng, bill of lading. Công văn xin lấy mẫu. Đơn xin kiểm dịch lên đăng ký lấy mẫu kiểm dịch với chi cục hải quan cửa khẩu.

Cầm giấy giới thiệu, hợp đồng, invoice, packing, bill of lading, đơn xin kiểm dịch (bản sao). Kiểm dịch nước ngoài bản gốc lên chi cục thú y cửa khẩu để đăng ký với chuyên viên. Hẹn ngày giờ đi lấy mẫu.

Hẹn chuyên viên ở cảng, kho hàng mở hàng lấy mẫu. Sau khi lấy mẫu xong khoảng 24h chuyên viên sẽ trả kết quả đạt hay không đạt trên hệ thống 1 cửa quốc gia. Và trả 2 bản chứng thư kiểm dịch 1 gốc, 1 copy tại chi cục. Lên chi cục đóng lệ phí và lấy chứng thư về, kết thúc quy trình kiểm dịch.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ vận chuyển hàng air của Finlogsitics tại đây: VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Hoặc dịch vụ khai báo thủ tục hải quan tại đây: DỊCH VỤ THÔNG QUAN TỜ KHAI


nhap-khau-may-gap-thu-nhoi-bong.jpg

Đối với hàng hóa máy gắp thú nhồi bông cần có giấy phép nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan. Vậy thủ tục nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông gồm các bước như thế nào? Mã HS tham khảo: 95043010. Thuế nhập khẩu ưu đãi 20%, nếu có C/O form E thì thuế NK được giảm còn 0%. Thuế VAT 10%. Mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa của bộ văn hóa, thể thao và du lịch theo Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL-PL2. 

Thủ tục nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông
Thủ tục nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông

Các bước nhập khẩu

Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết và xin giấy phép nhập khẩu tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao. 

Bước 2: Khai báo hải quan, lấy mẫu hàng hóa cần thẩm định

Bước 3: Mang mẫu thử nghiệm đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao để thẩm định 

Khi nào thì Bộ văn hóa cấp phép Khi nào thì sở văn hóa cấp phép ?

Trả lời: Bộ văn hóa cấp phép khi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hai trụ sở trở lên ở hai tỉnh khác nhau. Lúc đó Bộ Văn Hóa cấp phép, sở thẩm định. 

Hoặc Bộ văn hóa sẽ cấp phép đối với hàng hóa thuộc danh mục thuộc thông tư 28 ví dụ như máy đánh bạc dành cho người nước ngoài. 

Sở văn hóa có thẩm quyền cấp phép khi doanh nghiệp chỉ có 1 đăng ký kinh doanh tại 1 tỉnh thành. 

Bước 4: Nhận kết quả và thông quan hàng hóa.

Thủ tục nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông
Thủ tục nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông

Thủ tục nhập khẩu

Căn cứ Pháp lý: Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 và Thông tư 26/2018/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL. 

Doanh nghiệp đề nghị nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Mẫu 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL);

– Giấy phép kinh doanh 

– Catalogue

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho doanh nghiệp đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời kết quả chấp thuận hoặc từ chối đề nghị nhập khẩu của Thương nhân và nêu rõ lý do.

Cụ thể: Thời gian tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: ½ ngày

Thẩm định hồ sơ: 7 ngày 

Xem xét và ký duyệt: 2 ngày

Tiếp nhận kết quả và trả kết quả: ½ ngày. 

Sau khi được trả kết quả thì doanh nghiệp tiến hành thông quan hàng hóa như bình thường với bộ hồ sơ như sau: 

+ Invoice

+ Packing list

+ Bill of lading

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)

+ Tờ khai hải quan  

+ Kết quả thẩm định và quyết định cấp giấy phép nhập khẩu.

Liên hệ tư vấn:

Ms Thương: 0389.505.083

Ms Loan: 0963.126.995

Mail: info@fingroup.vn


thu-tuc-hai-quan-1-1200x732.jpg

Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng air tại sân bay Nội Bài như thế nào? Doanh nghiệp cần tiến hành các bước nào để có thể nhập khẩu lô hàng? Đọc thêm bài viết sau đây!

1. Kho hàng làm thủ tục hải quan hàng Air tại sân bay quốc tế Nội Bài

Khi xuất nhập khẩu hàng air tại sân bay quốc tế Nội Bài, hàng hóa sẽ được chuyển qua các kho chính như: Kho NCTS, kho ACS, kho ALS.

Vị trí các kho này khá gần nhau, cùng nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp (thuộc xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), cách nhà ga sân bay chỉ chưa đến 1 km.

Với hàng hóa xuất nhập khẩu qua các kho trên, chủ hàng hay công ty dịch vụ khai thuê hải quan đều mở tờ khai tại Chi cục hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài. Lối vào chi cục nằm ngay đối diện kho ALS, và chỉ cách kho NCTS vài chục mét. 

Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Nhập Hàng Air Tại Nội Bài mới nhất 2023
Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Nhập Hàng Air Tại Nội Bài mới nhất 2023

2.Quy trình thực hiện thủ tục hải quan hàng nhập tại sân bay quốc tế Nội Bài

Xác định loại hình tờ khai hải quan

+ Loại hình nhập khẩu quà biếu tặng, hàng phi mậu dịch: H11

+ Loại hình nhập khẩu gia công: E21

+ Loại hình nhập khẩu sản xuất xuất khẩu: E31

+ Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ

+ Loại hình tạm nhập tái xuất + Loại hình tạm xuất tái nhập: G61 – G51, G13 – G23, ..

+ Loại hình quá cảnh ……

3. Mở tờ khai hải quan và thông quan tờ khai

Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan, lấy phản hồi phân luồng:

+ Luồng xanh (DN nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai)

+ Luồng vàng (DN chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nộp HQ bao gồm: Invoice, Packing list, Bill of lading, Hoá đơn cước (Nếu có), C/O (Nếu có), Giấy phép kiểm tra chuyên ngành (Nếu có). (DN nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai)

+ Luồng đỏ (DN chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nộp HQ, HQ kiểm tra thực tế hàng hoá). (DN nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai)

Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Nhập Hàng Air Tại Nội Bài mới nhất 2023
Thông quan tờ khai

4. Thủ tục nhận hàng tại kho hàng sân bay quốc tế Nội Bài

Sau khi tờ khai hải quan của hàng hóa được thông quan từ hải quan, sẽ tiến hành in danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực hải quan giám sát, đóng dấu giám sát hải quan từ hải quan và làm thủ tục nhận hàng.

Khi nhận hàng, bạn cần phải kiểm tra hàng hóa chính xác của mình hay chưa, đã đúng đủ hay chưa, có bị méo móp hay hư hỏng gì không để tiến hành lập biên bản bất thường hoặc xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

Liên hệ vận tải để phối hợp kế hoạch xe.

Tiến hành vận chuyển hàng về kho khách hàng để hoàn thành thủ tục nhận hàng tại sân bay Nội Bài.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ vận chuyển hàng air của Finlogsitics tại đây: VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Hoặc dịch vụ khai báo thủ tục hải quan tại đây: DỊCH VỤ THÔNG QUAN TỜ KHAI

 

 


Screen-Shot-2023-03-01-at-15.54.28-1200x1004.png

Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị cũ về Việt Nam có đơn giản hay không? Nó cần tuân thủ các quy định gì? Bài  viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho doanh nghiệp về thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ theo quyết định số: 18/2019/QĐ-TTg NĂM 2023.

thu-tuc-nhap-khau-may-moc-thiet-bi-cu
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ CŨ THEO QUYẾT ĐỊNH Số: 18/2019/QĐ-TTg NĂM 2023

THÔNG TIN CẦN CÓ ĐỂ NHẬP MÁY MÓC, THIẾT BỊ CŨ

  • HS Code: Chương 84, 85
  • Tuổi máy: Để biết máy đó có thể nhập trong phạm vi bao nhiêu năm đã đưa vào sử dụng => Phụ lục quyết định 18/2019/QĐ-TTg.
  • Thông thường, máy móc cũ có thể nhập về thường sẽ không quá 10 năm tuổi, tính theo năm sản xuất
  • Ngoài ra , có một số máy được nhập với thời hạn 15-20 năm (tra cứu chi tiết theo phụ lục I quyết định 18/2019/QĐ-TTg.

* Cách tính tuổi thiết bị (X): X = Năm nhập khẩu – Năm sản xuất

Tuổi thiết bị được tính theo năm, không tính theo tháng.

Ví dụ: thiết bị A được sản xuất tháng 01 năm 2008, nhập khẩu về cảng Việt Nam tháng 12 năm 2018.

X = 2018 – 2008 = 10 (năm)

  • Máy móc, thiết bị cũ phải phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) quốc gia về an toàn và tiết kiệm năng lượng.
  • Trường hợp không có QCVN, thì máy móc đó phải phù hợp với tiêu quốc gia (TCVN) hoặc của các nước G7, Hàn Quốc.

QUY ĐỊNH VỀ NHẬP MÁY CŨ

  • Thông tin cần cung cấp: Đăng kí kinh doanh có ngành nghề liên quan tới máy móc, thiết bị cũ nhập về
  • Theo quyết định 18 thì doanh nghiệp chỉ có thể nhập máy cũ về nhằm mục đích sản xuất hoặc cho thuê => Tờ khai truyền A12
  • KHÔNG ĐƯỢC NHẬP MÁY CŨ VỀ VỚI MỤC ĐÍCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
  • Name Plate: Khắc Laser trên kim loại hoặc tấm nhựa ( Dán giấy, số năm sản xuất có dâu hiệu bút lông tẩy xoá => Không được hải quan chấp nhận)
  • Số serial, model của máy
  • Số Serial: Mỗi máy có 1 số Serial khác nhau. Liên quan tới việc bảo hành, có thể dùng số serial để tra tuổi máy
  • Năm sản xuất: tháng + năm để có thể tính tuổi máy.

Lưu ý: MÁY MÓC NHẬP VỀ KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN KHÔNG ĐƯỢC THÔNG QUAN SẼ BỊ XỬ LÝ THEO ĐIỀU 6

  • Tên đơn vị sản xuất
  • Xuất xứ

Shipping mark:

  • Seller
  • Buyer
  • Tên máy
  • Xuất xứ
thu-tuc-nhap-khau-may-moc-thiet-bi-cu
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ CŨ THEO QUYẾT ĐỊNH Số: 18/2019/QĐ-TTg NĂM 2023

HỒ SƠ NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Thủ tục nhập khẩu và hoạt động giám định đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng gồm những hồ sơ sau đây:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Catalogue (nếu có)… và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Đơn đăng ký giám định được cấp bởi một tổ chức giám định
  • Công văn mang hàng về kho bảo quan theo mẫu 09/BQHH/GSQL, Hợp đồng thuê kho bãi, giấy tờ sử dụng đất.
  • Trường hợp không có QCVN, thì phải có giấy xác nhận năm sản xuất nhà máy tại nước xuất và có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ CŨ

  • Máy cũ: Khi về sẽ luôn luôn phải kiểm hoá để giám định tuổi máy

BƯỚC 1. KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN

BƯỚC 2. MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN

BƯỚC 3. THÔNG QUAN TỜ KHAI HẢI QUAN

BƯỚC 4. MANG HÀNG VỀ KHO BẢO QUẢN

BƯỚC 5. ĐƠN VỊ GIÁM ĐỊNH TIẾN HÀNH GIÁM ĐỊNH, CẤP TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH

BƯỚC 6. DOANH NGHIỆP NỘP TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH CHO HẢI QUAN ĐỂ THÔNG QUAN

TRƯỜNG HỢP HÀNG HOÁ KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU THEO ĐIỀU 6 CỦA QUYẾT ĐỊNH NÀY, XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH CÚA LUẬT HẢI QUAN.

Liên hệ tư vấn:

  • Ms Thương: 0389.505.083
  • Ms Loan: 0963.126.995
  • Email: info@fingroup.vn

quy-trinh-xuat-khau-go-di-nhat-ban-fin-logistics-2.png

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ ĐI NHẬT BẢN

Trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021, trong tháng 5 năm 2022, tiềm năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Nhật Bản chiếm tỉ trọng rất lớn. 

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong 4 tháng năm 2022 đạt 264,8 nghìn tấn, trị giá 96,4 tỷ Yên (tương đương 756,8 triệu USD), giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam đạt 67 nghìn tấn, trị giá 23,1 tỷ Yên (tương đương 181,4 triệu USD), giảm 11,6% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 25,3% tổng lượng nhập khẩu, giảm 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 

Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Nguồn dữ liệu thống kê _ 1
Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Nguồn dữ liệu thống kê _ 2

CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Nội Thất Gỗ Đi Nhật Bản
Chính sách mặt hàng gỗ xuất khẩu

Kiểm tra xem mặt hàng nội thất bằng gỗ này có thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay không (Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ – CP)  

Ngoài ra, còn phải xem các loại gỗ này có thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam được liệt kê tại Nhóm IA – Các loài thực vật rừng tại khoản 1, Điều, 4 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ thì không được phép xuất khẩu.

Kiểm tra xem mặt hàng gỗ nội thất này có phải làm kiểm tra hun trùng hay là không

THỦ TỤC XUẤT KHẨU

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Nội Thất Gỗ Đi Nhật Bản
Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Kê khai AFR (quy định khai báo trước, được hiểu là phí khai Manifest điện tử đối với các hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản) bắt đầu từ tháng 3/2014

Hạn chót để khai AFR chậm nhất trước 24H00 tính từ giờ tàu rời cảng xếp hàng

Kê khai hồ sơ lâm sản:

  • Nếu mua nguyên liệu từ các nhà máy chế biến gỗ trong nước cần có hóa đơn bán hàng theo quy định của BTC và bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm
  • Nếu mua nguyên liệu gỗ từ nước ngoài cần phải có tờ khai nhập khẩu nguyên liệu đầu vào

HỒ SƠ HẢI QUAN

Hồ sơ hải quan xuất khẩu cần chuẩn bị gồm:

  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Bản kê lâm sản
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Hoá đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ các nhà máy, xí nghiệp
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
  • Vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (Sale Contract)
  • Chứng nhận hun trùng lô hàng

(Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp như MDF hay MFC, thủ tục xuất khẩu được thực hiện tương tự như hàng hoá thông thường).

MÃ HS CODE

Khi làm thủ tục xuất khẩu gỗ, cần chú ý xác định đúng mã HS cho mặt hàng xuất khẩu dựa vào Biểu thuế XNK hiện hành mới nhất năm 2022 

Đối với sản phẩm nội thất từ gỗ, mặt hàng này có mã HS thuộc chương 94

  • 940350 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
  • 940360 – Đồ nội thất bằng gỗ khác
  • 940161 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
  • 940169 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khác
  • 940190 – Bộ phận ghế ngồi (trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
  • 940390 – Các bộ phận của đồ nội thất khác
  • 940340 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
  • 940490 – Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
  • 940389 – Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự (như tre, mây)
  • 940330 – Đồ nội thất khác bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
  • 940151 – Ghế ngồi bằng tre hoặc bằng song, mây

SHIPPING MARK

Đối với hàng hóa xuất khẩu, cần chú trọng việc dán nhãn shipping mark trên các kiện hàng để việc vận chuyển và làm thủ tục hải quan thuận lợi.

XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. 

Tuy nhiên, với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (FTA) thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo Form trong Hiệp định Thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.

Đối với hàng hóa xuất đi Nhật Bản có các C/O thông dụng như AJ (ASEAN – Japan), VJ (Việt Nam – Japan) hay CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). 

THỦ TỤC XIN C/O 

Trường hợp người đề nghị cấp C/O lần đầu chưa có hồ sơ thương nhân thì phải đăng ký hồ sơ thương nhân gồm: 

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y)
  • Danh mục các cơ sở sản xuất ra HH đề nghị cấp C /O của thương nhân (nếu có)

THỦ TỤC XIN C/O FORM AJ

Hồ sơ gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp C/O form AJ đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu số 3) 
  • Mẫu C/O form AJ đã được khai hoàn chỉnh 
  • Bản sao TKHQ đã hoàn thành TTHQ trừ các trường hợp xuất khẩu không phải khai TKHQ 
  • Bản sao hóa đơn thương mại
  • Bản sao vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương
  • Bản tính hàm lượng giá trị khu vực 
  • Kê khai chi tiết mã HS nguyên liệu đầu vào và sp đầu ra 
  • NVL có NK đính kèm bản sao TKHQ nhập khẩu NVL hoặc hợp đồng, hóa đơn VAT đối với NVL mua trong nước 
  • Giấy phép XK và các chứng từ khác (nếu có)

TIÊU CHÍ XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy “WO”: Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một lãnh thổ không sử dụng nguyên liệu đầu vào không xuất xứ

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy “NOW”: Được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng quy tắc cụ thể mặt hàng. Quốc gia nào tạo nên “sự biến đổi cơ bản” của hàng hóa so với nguyên liệu đầu vào không xuất xứ, chính là quốc gia xuất xứ của hàng hóa.

Quy tắc cụ thể mặt hàng “PSR”: Áp dụng cho các HH cụ thể nằm trong danh mục riêng quy định tại Phụ lục II của Thông tư 22/2016/TT-BCT

  • Tiêu chí RVC hoặc LVC
  • Tiêu chí CTC: CC, CTH, CTSH
  • PE – sản xuất hoàn từ nguyên liệu có xuất xứ 

Quy tắc chung: 

  • Tiêu chí RVC hoặc LVC
  • CTH
  • Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị: RVC >= 40%
Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Công thức 1
Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Công thức 2

FORM AJ VÀ VJ

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Nội Thất Gỗ Đi Nhật Bản
Cấu trúc form AJ và HJ

Khi ký HĐMB cần phải ràng buộc bên NSX làm bảng kê hàng hóa xuất khẩu để xin được cấp C/O đối với doanh nghiệp thương mại

Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cần kê khai bảng kê chi tiết nguyên vật liệu dựa theo Thông tư số 05

  • Mua NVL nhập khẩu theo C/O (FTA)
  • Mua NVL nguồn gốc Việt Nam: Xuất trình hóa đơn VAT hoặc kê khai mẫu X (Phụ lục mẫu 10)

CÁC CẢNG BIỂN CHÍNH NHẬT BẢN

  • Cảng TOKYO: 7 đến 9 ngày
  • Cảng KOBE: 7 đến 9 ngày
  • Cảng NAGOYA: 9 đến 10 ngày
  • Cảng OSAKA: 9 đến 10 ngày
  • Cảng YOKOHAMA: 7 đến 9 ngày
  • Cảng SHIMIZU: 15 ngày 
  • Cảng HAKATA: 15 ngày

ĐÓNG GÓI

Hàng nội thất bằng gỗ cần phải được đóng gói thật kỹ khi vận chuyển để tranh trường hợp hàng hóa bị trầy xước, rạn nứt hoặc va chạm với nhau.

Cần bọc gỗ bằng màng nilon dày hoặc màng bọc chuyên dụng dành cho đồ nội thất gỗ hoặc có thể bọc bằng vải dày. 

Cố định hàng hóa bằng dây quấn để tránh trường hợp xô đổ, va chạm lẫn nhau trong quá trình vận chuyển. Hoặc một số mặt hàng có thể tháo rời được thì nên tháo rời từng sản phẩm, bộ phận và bọc màng cẩn thận, sau đó nên lót thêm các lớp giấy carton để cố định hàng hóa.

THANH TOÁN

QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C

Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Quy trình thanh toán L/C _ 1
Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Quy trình thanh toán L/C _ 2

NHỮNG NỘI DUNG CẦN KIỂM TRA TRONG L/C

Kiểm tra số hiệu và ngày mở L/C: 

  • Trường số 20 – Document Credit Number (số hiệu L/C)
  • Trường số 31C – Date of Issue (ngày mở L/C)

Kiểm tra tên và địa chỉ của các bên liên quan:

  • Trường số 50 – Applicant (Nhà NK, người mở L/C)
  • Trường số 59 – Beneficiary (Người hưởng lợi L/C, nhà XK)
  • Trường số 57A – SWIFT CODE

Kiểm tra số tiền trên L/C: 

  • Trường số 32B – Currency Code
  • Dung sai ở trường số 39A – Tolerance

Kiểm tra thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền: 

  • Trường số 31D – Date and Place of Expiry
  • Trường số 44C – Latest Date of Shipment
  • Giao hàng từng lần, trường số 44D

Kiểm tra về nội dung vận tải, giao nhận: Term giao hàng, thông tin người nhận, nơi nhận…

Kiểm tra các chứng từ yêu cầu của L/C và cam kết trả tiền.

CÁC KHOẢN PHÍ LCC HÀNG XUẤT

CƯỚC PHÍ:

Đối với hàng hóa nội thất gỗ, 1 cont 40, 60 khối, 21 tấn, cảng xuất Osaka, Japan. Term CIF, có làm C/O gồm các phí như sau:

  • O/F: $490/40′ INCLUDED BK 
  • LCC tại VN: DO: 900k /set , Seal: 205k/cont , THC: 4059k/40’, Telex release: 550k/bill, MNF: 650k/set

Trên đây là thủ tục và quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản. Nếu bạn đang quan tâm và cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin gì vui lòng liên hệ Fin Logistics theo:

Hotline: 0389 505 083

Email: info@fingroup.vn


hai-quan-trung-quoc-kiem-hoa-thi-kiem-tra-nhung-gi.webp

Việc kiểm hóa của hải quan có nhiều hướng khác nhau. Dưới đây là một số nội dung cơ bản sẽ được kiểm tra và thường hay xảy ra lỗi sai dẫn tới bị phạt của doanh nghiệp. Hãy cùng Fin Logistics tìm hiểu chi tiết về kiểm hoá hàng xuất Trung Quốc trong bài viết dưới đây.

kiem-hoa-hang-xuat
Kiểm hoá hàng xuất của hải quan Trung Quốc gồm những nội dung gì

Kiểm tra tên khai báo của sản phẩm

Có rất nhiều trường hợp sai sót xảy ra với tên sản phẩm khi lựa chọn sử dụng tên tiếng Anh, tên khoa học hay tên thông dụng của sản phẩm. Hoặc có sự sai lệch khi dịch tên sản phẩm tiếng Trung sang tiếng Anh.

Kiểm tra các thông số kỹ thuật của sản phẩm

Lỗi hay xảy ra khi trên bao bì của NCC in các thông số kỹ thuật không đúng với thực tế. Những sản phẩm có nhiều thông số kích thước, cần khai kích thước nhỏ nhất và lớn nhất. Hoặc do sản phẩm kích thước không đồng đều giữa các bộ phận/các phần, cần khai báo cả phần lớn nhất và nhỏ nhất…

Kiểm tra số lượng sản phẩm

Kiểm tra tổng số lượng. Lỗi hay mắc nhất là khai báo ít hơn so với thực tế. Đặc biệt là hàng hoàn thuế.

Kiểm tra trọng lượng sản phẩm

Lỗi hay xảy ra nhất là net weight và gross weight của hàng chêch lệch so với trọng lượng thực tế từ 3% -5%. Nguyên nhân có thể do trên mỗi thùng hàng đặt in theo yêu cầu của khách hàng có nhãn ghi net và gross. Nhưng hoàn toàn không khớp với khối lượng trên tờ khai hải quan.

Kiểm tra số lượng kiện hàng

Lỗi hay mắc phải là không khai báo kiện hàng mẫu, hàng được tặng thường vào tổng số kiện hàng.

Kiểm tra shipping mark

Một số hàng có dán shipping mark, một số lại không. Một số shipping mark thể hiện thông tin hàng hóa, logo… Nếu có thì đều phải thể hiện trên tờ khai hải quan.

Kiểm tra vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Điều này thì ai cũng hiểu. Vậy nên cần chú ý xem hàng nào có nhãn hiệu, hàng nào không. Đồng thời phân biệt giữa nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nhái, hàng hóa được bảo hộ, LOGO, tag…

Trước khi nhập hàng, bạn có thể tra trước xem brand, hình ảnh in trên hàng hóa đã đăng kí bảo hộ hay chưa ở trang này: http://202.127.48.145:8888/…/jsp/vBrandSearchIndex.jsp

Kiểm tra xuất xứ

Một số nhà xưởng sẽ thể hiện thông tin nguồn gốc hàng hoặc thông tin quảng cáo trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt là khi giao dịch ba bên.

Kiểm tra việc phân loại

Kiểm tra độ chính xác của mã HS, lỗi này thường xuyên xảy ra khi phân loại sản phẩm đa chức năng. Ví dụ máy tính bảng có chức năng nghe gọi thì họ sẽ xếp vào loại điện thoại di động thay vì máy tính bảng.

Kiểm tra giá cả

Với mỗi mã HS ứng với từng loại hàng xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan đều có mức giá trên hệ thống. Nhìn chung có hai mức:

+ Một là mức giá của cảng xuất

+ Hai là mức giới hạn giá của quốc gia

Đối với hàng nhập khẩu thì việc xem xét giá đặc biệt nghiêm ngặt còn hàng xuất khẩu thì có nới lỏng hơn.

Lấy mẫu và kiểm tra

Việc này tương đối hiếm, thường áp dụng với các sản phẩm hóa học cần được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Chứ không thể đánh giá bằng mắt thường.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến những hạng mục mà kiểm hoá hàng xuất của hải quan Trung Quốc. Hy vọng sẽ giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ quy trình và thông quan hàng hoá nhanh, gọn. Đồng thời, tối ưu hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

Nếu bạn đang có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc hãy liên hệ Fin Logistics để được tư vấn chi tiết.

Hotline: 0389 505 083

Email: info@fingroup.vn

 

 


Commercial-la-gi-1200x686.jpg

Commercial Invoice là gì? Vai trò của hóa đơn thương mại trong commercial là gì? 

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với các loại hóa đơn thông thường. Nhưng hóa đơn thương mại thì không phải ai cũng có dịp tiếp xúc và hiểu rõ. Vậy nên bài viết sau sẽ mang đến những nội dung cô đọng về Commercial Invoice. Qua đó mong rằng bạn sẽ phần nào nắm được vai trò và tính pháp lý của Commercial Invoice trong các hoạt động commercial là gì?

Khái niệm Commercial Invoice trong commercial là gì? 

commercial là gì

Commercial invoice (Hóa đơn thương mại) là một loại chứng từ vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế. Và nó được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa giữa người bán và người mua. Cụ thể, Commercial invoice thể hiện giá bán sản phẩm. Nhà cung cấp hàng hóa bắt buộc phải có loại chứng từ này để thể hiện số tiền bên nhập khẩu cần thanh toán. Cũng như xác định giá trị lô hàng để đơn vị hải quan tính thuế nhập khẩu.

Trên Commercial Invoice sẽ ghi chú đầy đủ về chủng loại, đặc điểm hàng hóa, đơn vị tính, giá thành, hình thức giao hàng, vận chuyển… 

Chức năng của Commercial Invoice trong commercial là gì? 

Vai trò của Commercial invoice được thể hiện qua các yếu tố:

  • Chứng từ xác lập việc thanh toán
  • Cơ sở quan trọng để định giá trị hàng hóa tính thuế
  • Căn cứ để thực hiện đối chiếu với các loại chứng từ khác

Thông thường, Commercial Invoice sẽ được phát hành theo bộ 3 bản: 1 bản gốc + 2 bản sao. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều không giới hạn số lượng bản chính có thể phát hành. Vì đây là chứng từ thật sự cần thiết trong xuất nhập khẩu và khai báo hải quan.

Nội dung Commercial Invoice gồm những gì?

commercial là gì

Commercial Invoice cơ bản sẽ bao gồm các chi tiết như sau:

  • Người mua: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện và tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm thông tin tài khoản ngân hàng của người mua.
  • Người bán: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện và tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm thông tin tài khoản ngân hàng của người bán.
  • Số Invoice: Mã hóa đơn hợp lệ do đơn vị xuất khẩu quy định.
  • Ngày phát hành Invoice: Thông thường, hóa đơn thương mại sẽ được lập sau khi ký hợp đồng và trước ngày xuất khẩu hàng hóa.
  • Phương pháp thanh toán: Có thể kể tên một số phương pháp phổ biến như T/T (Thanh toán chuyển tiền), L/C (Thanh toán thư tín dụng chứng từ), D/A, D/P (Thanh toán nhờ thu chứng từ).
  • Thông tin lô hàng: Tên sản phẩm, tổng khối lượng, số kiện và đơn giá tương ứng để tính toán giá trị lô hàng.
  • Tổng tiền: Tổng giá trị của lô hàng được ghi bằng số và chữ.
  • Quy tắc Incoterms: Được ghi chú cùng với địa điểm nhất định (VD: CIF Ho Chi Minh Vietnam). Lưu ý: Mỗi điều kiện Incoterms sẽ tương ứng với trách nhiệm của người mua và bán. Khi trách nhiệm của người bán càng nhiều thì giá tiền trên invoice cao hơn giá xuất xưởng. VD: Giá CIF cao hơn giá FOB vì điều kiện CIF ngoài tiền hàng còn bao gồm cước phí đường biển, bảo hiểm…
  • Các thông tin khác như cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số tàu, số chuyến…

Trong bài viết này, Fin Logistics đã trình bài các nội dung liên quan đến Commercial Invoice cũng như một số điều cần lưu ý khi tham gia hoạt động commercial là gì? Mong rằng quý doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan nhất về thuật ngữ nêu trên.

Trong trường hợp quý khách cần tư vấn thêm về chứng từ, thủ tục liên quan đến hoạt động commercial? Vui lòng liên hệ đội ngũ nhân sự của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

  • Email: info@fingroup.vn
  • Hotline: +84389505083

bl-la-gi-2-1200x686.jpg

Lĩnh vực vận tải đường biển có rất nhiều thuật ngữ mà quý doanh nghiệp tham gia thương mại cần hiểu rõ. Một trong những khái niệm được sử dụng phổ biến phải kể đến đó là B/L (Bill of lading). Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu B/L là gì? Cũng như chức năng và nội dung chính của B/L là gì nhé!

B/L là gì? Thuật ngữ Bill of lading là gì?

B/L là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu và vận tải đường biển
B/L là gì? 

B/L (Bill of lading) là thuật ngữ chỉ các loại vận đơn liên quan đến vận tải đường biển. B/L sẽ do đơn vị vận chuyển hoặc đại diện của họ cấp phép, ký và chuyển lại cho người giao hàng, chủ lô hàng để tiến hành vận chuyển hàng hóa từ phía người bán đến tay người mua.

Thông thường, B/L được phát theo bộ 6 bản giống nhau: 3 bản gốc + 3 bản copy. Xuyên suốt quá trình giao hàng, chúng ta sẽ cần sử dụng 1 đến 2 bản gốc.

Chức năng của B/L là gì?

B/L được đưa vào sử dụng sau khi hàng hóa được xếp lên tàu chuyên chở, vì thế chúng có chức năng như sau:

  • Dùng tương tự như biên nhận hàng hóa
  • Chứng từ liên quan đến quyền sở hữu lô hàng
  • Chứng từ đi kèm hợp đồng vận tải, chứng minh hiệu lực hợp đồng trong thực tế 

Nội dung chính của B/L là gì?

Về cơ bản, một B/L – Vận đơn đường biển cơ bản sẽ bao gồm các nội dung sau:

  • Số vận đơn: Được quy định bởi người phát hành, hỗ trợ quá trình tra cứu (Bill of Lading tracking) và khai báo hải quan.
  • Đơn vị vận chuyển: Thông tin hãng tàu, logo của hãng.
  • Người gửi hàng: Tên, địa chỉ người xuất hàng, người giao nhận.
  • Người nhận hàng: Thông tin căn cứ theo hợp đồng xuất nhập khẩu.
  • Tên tàu: Số hiệu của chuyến, tên riêng của tàu.
  • Cảng xếp và dỡ hàng: Ghi nhận tên cảng xếp hàng lên và dỡ hàng khỏi tàu.
  • Thông tin hàng hóa: Mã HS code, khối lượng, thể tích lô hàng, mô tả chi tiết sản phẩm.
  • Số lượng: Thông tin về số lượng kiện hàng, số lượng thùng hàng, số lượng container, cách đóng gói.
  • Số container: Bao gồm mã container và các mã niêm phong hỗ trợ việc xác nhận hàng, dỡ hàng hóa.
  • Cước phí: Thể hiện tổng số tiền, các loại phí cần phải trả hoặc phải thu, địa điểm thanh toán.
  • Thời gian: Thể hiện chi tiết ngày hàng hóa được xếp lên tàu, ngày bàn giao cho đơn vị vận chuyển, ngày cấp vận đơn và ngày cập bến.

Những lưu ý khi thực hiện B/L là gì?

B/L là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu và vận tải đường biển
Lưu ý khi thực hiện Bill of Landing

Trong quá trình sử dụng vận đơn đường biển, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau để việc giao nhận hàng diễn ra thuận lợi.

Tính pháp lý

B/L có vai trò quan trọng trong công tác vận chuyển hàng hóa từ người giao đến người nhận. Các vấn đề phát sinh như hỏng hóc, mất mát sẽ được giải quyết theo thông tin trên vận đơn. Do đó, vận đơn cần được đảm bảo tính pháp lý để làm căn cứ cho các bên tham gia.

Thông tin chi tiết

Thông tin có trên B/L cần được kiểm tra thật kỹ trước khi ký kết phát hành nhằm hạn chế xảy ra tranh chấp giữa đôi bên. Quý doanh nghiệp cần lưu ý nội dung liên quan đến hàng hóa như chủng loại, số lượng, quy cách đóng gói, ngày tháng giao dịch. Đây là những thông tin quan trọng, vừa giúp người giao hàng vận chuyển sản phẩm đúng thời hạn, vừa giúp bên nhận hàng có căn cứ xác nhận, thực hiện thanh toán, công nợ theo cam kết ban đầu.

Qua bài viết trên, chúng ta đã phần nào hiểu được thuật ngữ B/L là gì? Nội dung quan trọng và những lưu ý khi thực hiện B/L là gì? Từ đó, sử dụng B/L hiệu quả hơn trong công tác vận chuyển hàng hóa. Để được tư vấn thêm về thủ tục khai báo hải quan, xuất nhập khẩu, mời quý khách liên hệ Fin Logistics theo thông tin sau:

  • Email: info@fingroup.vn
  • Hotline: +84389505083