Lưu trữ Thủ tục hải quan - Finlogistics

1-02-1200x344.jpg

1. Kho hàng làm thủ tục hải quan hàng Air tại sân bay quốc tế Nội Bài

Khi xuất nhập khẩu hàng air tại sân bay quốc tế Nội Bài, hàng hóa sẽ được chuyển qua các kho chính như: Kho NCTS, kho ACS, kho ALS.

Vị trí các kho này khá gần nhau, cùng nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp (thuộc xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), cách nhà ga sân bay chỉ chưa đến 1 km.

Với hàng hóa xuất nhập khẩu qua các kho trên, chủ hàng hay công ty dịch vụ khai thuê hải quan đều mở tờ khai tại Chi cục hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài. Lối vào chi cục nằm ngay đối diện kho ALS, và chỉ cách kho NCTS vài chục mét. 

2.Quy trình thực hiện thủ tục hải quan hàng nhập tại sân bay quốc tế Nội Bài

Xác định loại hình tờ khai hải quan

+ Loại hình nhập khẩu quà biếu tặng, hàng phi mậu dịch: H11

+ Loại hình nhập khẩu gia công: E21

+ Loại hình nhập khẩu sản xuất xuất khẩu: E31

+ Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ

+ Loại hình tạm nhập tái xuất + Loại hình tạm xuất tái nhập: G61 – G51, G13 – G23, ..

+ Loại hình quá cảnh ……

3. Mở tờ khai hải quan và thông quan tờ khai

Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan, lấy phản hồi phân luồng:

+ Luồng xanh (DN nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai)

+ Luồng vàng (DN chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nộp HQ bao gồm: Invoice, Packing list, Bill of lading, Hoá đơn cước (Nếu có), C/O (Nếu có), Giấy phép kiểm tra chuyên ngành (Nếu có). (DN nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai)

+ Luồng đỏ (DN chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nộp HQ, HQ kiểm tra thực tế hàng hoá). (DN nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai)

4. Thủ tục nhận hàng tại kho hàng sân bay quốc tế Nội Bài

Sau khi tờ khai hải quan của hàng hóa được thông quan từ hải quan, sẽ tiến hành in danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực hải quan giám sát, đóng dấu giám sát hải quan từ hải quan và làm thủ tục nhận hàng.

Khi nhận hàng, bạn cần phải kiểm tra hàng hóa chính xác của mình hay chưa, đã đúng đủ hay chưa, có bị méo móp hay hư hỏng gì không để tiến hành lập biên bản bất thường hoặc xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

Liên hệ vận tải để phối hợp kế hoạch xe.

Tiến hành vận chuyển hàng về kho khách hàng để hoàn thành thủ tục nhận hàng tại sân bay Nội Bài.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ vận chuyển hàng air của Finlogsitics tại đây: VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Hoặc dịch vụ khai báo thủ tục hải quan tại đây: DỊCH VỤ THÔNG QUAN TỜ KHAI

 

 


1-03-1200x374.jpg

Khi nào nên khai trên tờ khai hải quan giấy?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, có 8 trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy như sau:

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới.

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh.

3. Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo.

4. Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân.

5. Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định này.

6. Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh.

7. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.

Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử.

Trường hợp hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan, trong đó nêu rõ tên và nguyên nhân sự cố, thời hạn dự kiến khắc phục sự cố và phương thức thực hiện thủ tục khai hải quan trong thời gian hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan gặp sự cố theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

h) Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Để được liên hệ tự vấn về thủ tục hải quan nhanh chóng, chính xác, vui lòng liên hệ Finlogistics để được hỗ trợ chi tiết.

Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup

VP Hà Nội: Tầng 21, tháp A, toà nhà Sông Đà, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: Tầng M, toà G8 Golden, 113-115 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Ms Thương: 0389.505.083

Ms Loan: 0963.126.995

Mail: info@fingroup.vn


quy-trinh-xuat-khau-go-di-nhat-ban-fin-logistics-2.png

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ ĐI NHẬT BẢN

Trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021, trong tháng 5 năm 2022, tiềm năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Nhật Bản chiếm tỉ trọng rất lớn. 

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong 4 tháng năm 2022 đạt 264,8 nghìn tấn, trị giá 96,4 tỷ Yên (tương đương 756,8 triệu USD), giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam đạt 67 nghìn tấn, trị giá 23,1 tỷ Yên (tương đương 181,4 triệu USD), giảm 11,6% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 25,3% tổng lượng nhập khẩu, giảm 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 

Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Nguồn dữ liệu thống kê _ 1
Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Nguồn dữ liệu thống kê _ 2

CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Nội Thất Gỗ Đi Nhật Bản
Chính sách mặt hàng gỗ xuất khẩu

Kiểm tra xem mặt hàng nội thất bằng gỗ này có thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay không (Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ – CP)  

Ngoài ra, còn phải xem các loại gỗ này có thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam được liệt kê tại Nhóm IA – Các loài thực vật rừng tại khoản 1, Điều, 4 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ thì không được phép xuất khẩu.

Kiểm tra xem mặt hàng gỗ nội thất này có phải làm kiểm tra hun trùng hay là không

THỦ TỤC XUẤT KHẨU

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Nội Thất Gỗ Đi Nhật Bản
Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Kê khai AFR (quy định khai báo trước, được hiểu là phí khai Manifest điện tử đối với các hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản) bắt đầu từ tháng 3/2014

Hạn chót để khai AFR chậm nhất trước 24H00 tính từ giờ tàu rời cảng xếp hàng

Kê khai hồ sơ lâm sản:

  • Nếu mua nguyên liệu từ các nhà máy chế biến gỗ trong nước cần có hóa đơn bán hàng theo quy định của BTC và bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm
  • Nếu mua nguyên liệu gỗ từ nước ngoài cần phải có tờ khai nhập khẩu nguyên liệu đầu vào

HỒ SƠ HẢI QUAN

Hồ sơ hải quan xuất khẩu cần chuẩn bị gồm:

  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Bản kê lâm sản
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Hoá đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ các nhà máy, xí nghiệp
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
  • Vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (Sale Contract)
  • Chứng nhận hun trùng lô hàng

(Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp như MDF hay MFC, thủ tục xuất khẩu được thực hiện tương tự như hàng hoá thông thường).

MÃ HS CODE

Khi làm thủ tục xuất khẩu gỗ, cần chú ý xác định đúng mã HS cho mặt hàng xuất khẩu dựa vào Biểu thuế XNK hiện hành mới nhất năm 2022 

Đối với sản phẩm nội thất từ gỗ, mặt hàng này có mã HS thuộc chương 94

  • 940350 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
  • 940360 – Đồ nội thất bằng gỗ khác
  • 940161 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
  • 940169 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khác
  • 940190 – Bộ phận ghế ngồi (trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
  • 940390 – Các bộ phận của đồ nội thất khác
  • 940340 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
  • 940490 – Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
  • 940389 – Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự (như tre, mây)
  • 940330 – Đồ nội thất khác bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
  • 940151 – Ghế ngồi bằng tre hoặc bằng song, mây

SHIPPING MARK

Đối với hàng hóa xuất khẩu, cần chú trọng việc dán nhãn shipping mark trên các kiện hàng để việc vận chuyển và làm thủ tục hải quan thuận lợi.

XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. 

Tuy nhiên, với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (FTA) thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo Form trong Hiệp định Thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.

Đối với hàng hóa xuất đi Nhật Bản có các C/O thông dụng như AJ (ASEAN – Japan), VJ (Việt Nam – Japan) hay CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). 

THỦ TỤC XIN C/O 

Trường hợp người đề nghị cấp C/O lần đầu chưa có hồ sơ thương nhân thì phải đăng ký hồ sơ thương nhân gồm: 

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y)
  • Danh mục các cơ sở sản xuất ra HH đề nghị cấp C /O của thương nhân (nếu có)

THỦ TỤC XIN C/O FORM AJ

Hồ sơ gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp C/O form AJ đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu số 3) 
  • Mẫu C/O form AJ đã được khai hoàn chỉnh 
  • Bản sao TKHQ đã hoàn thành TTHQ trừ các trường hợp xuất khẩu không phải khai TKHQ 
  • Bản sao hóa đơn thương mại
  • Bản sao vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương
  • Bản tính hàm lượng giá trị khu vực 
  • Kê khai chi tiết mã HS nguyên liệu đầu vào và sp đầu ra 
  • NVL có NK đính kèm bản sao TKHQ nhập khẩu NVL hoặc hợp đồng, hóa đơn VAT đối với NVL mua trong nước 
  • Giấy phép XK và các chứng từ khác (nếu có)

TIÊU CHÍ XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy “WO”: Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một lãnh thổ không sử dụng nguyên liệu đầu vào không xuất xứ

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy “NOW”: Được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng quy tắc cụ thể mặt hàng. Quốc gia nào tạo nên “sự biến đổi cơ bản” của hàng hóa so với nguyên liệu đầu vào không xuất xứ, chính là quốc gia xuất xứ của hàng hóa.

Quy tắc cụ thể mặt hàng “PSR”: Áp dụng cho các HH cụ thể nằm trong danh mục riêng quy định tại Phụ lục II của Thông tư 22/2016/TT-BCT

  • Tiêu chí RVC hoặc LVC
  • Tiêu chí CTC: CC, CTH, CTSH
  • PE – sản xuất hoàn từ nguyên liệu có xuất xứ 

Quy tắc chung: 

  • Tiêu chí RVC hoặc LVC
  • CTH
  • Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị: RVC >= 40%
Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Công thức 1
Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Công thức 2

FORM AJ VÀ VJ

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Nội Thất Gỗ Đi Nhật Bản
Cấu trúc form AJ và HJ

Khi ký HĐMB cần phải ràng buộc bên NSX làm bảng kê hàng hóa xuất khẩu để xin được cấp C/O đối với doanh nghiệp thương mại

Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cần kê khai bảng kê chi tiết nguyên vật liệu dựa theo Thông tư số 05

  • Mua NVL nhập khẩu theo C/O (FTA)
  • Mua NVL nguồn gốc Việt Nam: Xuất trình hóa đơn VAT hoặc kê khai mẫu X (Phụ lục mẫu 10)

CÁC CẢNG BIỂN CHÍNH NHẬT BẢN

  • Cảng TOKYO: 7 đến 9 ngày
  • Cảng KOBE: 7 đến 9 ngày
  • Cảng NAGOYA: 9 đến 10 ngày
  • Cảng OSAKA: 9 đến 10 ngày
  • Cảng YOKOHAMA: 7 đến 9 ngày
  • Cảng SHIMIZU: 15 ngày 
  • Cảng HAKATA: 15 ngày

ĐÓNG GÓI

Hàng nội thất bằng gỗ cần phải được đóng gói thật kỹ khi vận chuyển để tranh trường hợp hàng hóa bị trầy xước, rạn nứt hoặc va chạm với nhau.

Cần bọc gỗ bằng màng nilon dày hoặc màng bọc chuyên dụng dành cho đồ nội thất gỗ hoặc có thể bọc bằng vải dày. 

Cố định hàng hóa bằng dây quấn để tránh trường hợp xô đổ, va chạm lẫn nhau trong quá trình vận chuyển. Hoặc một số mặt hàng có thể tháo rời được thì nên tháo rời từng sản phẩm, bộ phận và bọc màng cẩn thận, sau đó nên lót thêm các lớp giấy carton để cố định hàng hóa.

THANH TOÁN

QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C

Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Quy trình thanh toán L/C _ 1
Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản
Quy trình thanh toán L/C _ 2

NHỮNG NỘI DUNG CẦN KIỂM TRA TRONG L/C

Kiểm tra số hiệu và ngày mở L/C: 

  • Trường số 20 – Document Credit Number (số hiệu L/C)
  • Trường số 31C – Date of Issue (ngày mở L/C)

Kiểm tra tên và địa chỉ của các bên liên quan:

  • Trường số 50 – Applicant (Nhà NK, người mở L/C)
  • Trường số 59 – Beneficiary (Người hưởng lợi L/C, nhà XK)
  • Trường số 57A – SWIFT CODE

Kiểm tra số tiền trên L/C: 

  • Trường số 32B – Currency Code
  • Dung sai ở trường số 39A – Tolerance

Kiểm tra thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền: 

  • Trường số 31D – Date and Place of Expiry
  • Trường số 44C – Latest Date of Shipment
  • Giao hàng từng lần, trường số 44D

Kiểm tra về nội dung vận tải, giao nhận: Term giao hàng, thông tin người nhận, nơi nhận…

Kiểm tra các chứng từ yêu cầu của L/C và cam kết trả tiền.

CÁC KHOẢN PHÍ LCC HÀNG XUẤT

CƯỚC PHÍ:

Đối với hàng hóa nội thất gỗ, 1 cont 40, 60 khối, 21 tấn, cảng xuất Osaka, Japan. Term CIF, có làm C/O gồm các phí như sau:

  • O/F: $490/40′ INCLUDED BK 
  • LCC tại VN: DO: 900k /set , Seal: 205k/cont , THC: 4059k/40’, Telex release: 550k/bill, MNF: 650k/set

Trên đây là thủ tục và quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản. Nếu bạn đang quan tâm và cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin gì vui lòng liên hệ Fin Logistics theo:

Hotline: 0389 505 083

Email: info@fingroup.vn


co-form-a-la-gi-1-1200x686.jpg

Trong hoạt động thương mại với thị trường Châu Âu, CO form A là loại chứng từ xuất nhập khẩu không thể thiếu giúp chứng minh nguồn gốc, đảm bảo tính hợp pháp cho hàng hóa. Để đi sâu tìm hiểu thêm về CO form A, hãy cùng xem qua bài viết sau đây nhé.

CO form A là gì?

CO form A là gì? Nội dung kê khai và những điều cần lưu ý về CO form A

CO form A là chứng từ quan trọn để hàng hóa của doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang Châu Âu. Văn bản này do chính GSP (Generalized System of Preferences – Hệ thống ưu đãi phổ cập) cấp phép. Thông qua C/O form A, hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng thuế GSP của đất nước nhập khẩu.

Ưu đãi thuế GSP bao gồm 28 thành viên thuộc khối EU, Canada, Nga, Belarus, New Zealand và Nhật Bản. Thông tin các nước sẽ được ghi chú cụ thể tại mặt sau CO form. Do đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được cấp CO form A nếu nhập khẩu sang các nước kể trên và đáp ứng được tiêu chí xuất xứ theo quy định.

Nội dung được kê khai trong CO form A

Chứng nhận xuất xứ form A bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Đơn vị xuất khẩu (Tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu…)
  • Đơn vị nhập khẩu (Tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu…)
  • Thông tin vận tải: Hình thức vận chuyển, tên phương tiện, số chuyến, hành trình, thời gian và số vận đơn
  • Ghi chú chi tiết từ cơ quan cấp CO form
  • Số thứ tự sản phẩm trong lô hàng
  • Thông tin nhãn, số hiệu thùng hàng (nếu có)
  • Tên và mô tả chi tiết về lô hàng
  • Tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa:
    • Xuất xứ thuần túy từ Việt Nam
    • Xuất xứ không thuần túy từ Việt Nam
  • Trọng lượng thô và khối lượng, số lượng khác của lô hàng
  • Ngày và số của hóa đơn
  • Địa điểm và ngày phát hành CO form
  • Thông tin về nước xuất xứ

Quy trình cấp C/O form A

CO form A là gì? Nội dung kê khai và những điều cần lưu ý về CO form A

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Tờ khai hải quan
  • Văn bản giải trình chi tiết về quy trình sản xuất
  • Chứng từ định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo % cụ thể
  • Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu (Áp dụng với nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (Áp dụng với nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài)
  • Đơn đăng ký cấp CO form: Doanh nghiệp khai báo online và in ra từ website hoặc hệ thống đang sử dụng

Thời gian và nơi cấp

CO form A sẽ do Phòng Công nghiệp & Thương Mại Việt Nam (VCCI) cùng Bộ công thương cấp phép miễn phí theo thời gian như sau:

  • Cấp ngay trong ngày khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn chỉnh và hợp lệ. Với một số trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài tối đa 3 ngày.
  • Cấp trong vòng 7 ngày với trường hợp cần xác minh cơ sở sản xuất, đơn vị cấp phép sẽ thông báo quy trình cụ thể cho bên xuất khẩu.

Quy trình cấp

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai báo hồ sơ trên hệ thống và scan các tài liệu kèm theo.

Bước 2: Sau khi hoàn thành khai báo, VCCI sẽ cấp số CO form. Doanh nghiệp tiếp nhận số CO form và chỉnh sửa hồ sơ (nếu cần thiết) trước khi có xác nhận của cán bộ đơn vị cấp CO.

Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ đến VCCI.

Bước 4: VCCI tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 5: Cán bộ tiến hành xét duyệt hồ sơ. Lưu ý: Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, doanh nghiệp tiến hành chỉnh sửa bổ sung và quay lại nộp hồ sơ như ở bước 3.

Bước 7: Sau khi hồ sơ hoàn thiện đầy đủ, VCCI duyệt cấp CO form và gửi thông báo cho doanh nghiệp.

Bước 8: VCCI ký, đóng dấu và gửi trả CO form cho doanh nghiệp.

> Có thể bạn quan tâm

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THÔNG QUAN TỜ KHAI XUẤT NHẬP KHẨU MỚI NHẤT 2023

HS CODE LÀ GÌ? CÁCH TRA MÃ HS CODE CHÍNH XÁC NHẤT 2023

Bài viết trên đã mang đến thông tin bao quát về nội dung, quy trình thực hiện CO form A. Nếu quý doanh nghiệp cần hỗ trợ đăng ký C/O form A, hoàn thiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay đội ngũ Fin Logistics để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng.

  • Email: info@fingroup.vn
  • Hotline: +84389505083

cif-la-gi-1.jpg

CIF là một trong những điều kiện giao hàng cực kì quan trọng và phổ biến đối với những ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy CIF là gì? Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây các bạn nhé!

CIF LÀ GÌ?

CIF là một trong những điều kiện giao hàng cực kì quan trọng và phổ biến đối với những ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy CIF là gì? Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF như thế nào?
Cif là gì?

CIF là gì? CIF là từ viết tắt của Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí), là một trong các điều khoản trong Incoterms. Theo điều kiện CIF incoterm 2020, phía người bán sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng hóa tại phía cảng đi, xếp dỡ hàng hóa lên tàu và chi trả cước phí, tiền bảo hiểm tối thiểu cho đến khi hàng hóa cập bến cảng đến. Mặc dù phía người bán sẽ chi trả các chi phí, tiền bảo hiểm liên quan tới quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, rủi ro vẫn được chuyển sang người mua ngay tại thời điểm hóa hóa được đưa lên tàu. Khi có sự cố ngoài ý muốn trên đường vận chuyển, người mua sẽ đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường.

CIF thường được viết liền với tên cảng đích, ví dụ như CIF Hải Phòng. Điều khoản CIF chỉ được áp dụng cho vận tải biển và đường thuỷ nội địa.

Theo đó, nội dung trong điều khoản CIF quy định rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng chứ không phải cảng dỡ hàng.  Nhiều người thường hay nhầm lẫn ở điểm này. 

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI MUA VÀ NGƯỜI BÁN TRONG CIF

CIF là một trong những điều kiện giao hàng cực kì quan trọng và phổ biến đối với những ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy CIF là gì? Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF như thế nào?

Cung cấp hàng hoá

Người bán có trách nhiệm giao hàng, cung cấp các chứng từ quan trọng như hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển…

Người mua có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng đúng như quy định đã nêu rõ trong hợp đồng ngoại thương giữa hai bên đã ký kết.

Giấy phép và thủ tục

Người bán có trách nhiệm cung cấp giấy phép xuất khẩu cùng các giấy tờ uỷ quyền từ địa phương hợp lệ cho lô hàng được xuất khẩu.

Người mua sẽ có trách nhiệm làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Đồng thời xin giấy phép nhập khẩu cho lô hàng đó.

Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm

Người bán có trách nhiệm kí hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng và chi phí vận chuyển của lô hàng đó đến cảng đích được chỉ định. 

Người mua không có trách nhiệm ký kết các hợp đồng vận chuyển chính cũng như không phải ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng đó. 

Giao hàng và nhận hàng

Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng tại cảng đã được chỉ định. Đây là điều cơ bản của điều khoản CIF.

Người mua sẽ có trách nhiệm nhận hàng từ người bán tại cảng đã được chỉ định trong hợp đồng.

Chuyển giao rủi ro

Rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua sau khi toàn bộ lô hàng được giao qua lan can tàu. 

Người mua sẽ tiếp nhận rủi ro khi hàng hoá đã được giao xuống boong tàu.

Cước phí

Người bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí để đưa hàng hoá lên tàu, vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai báo hải quan, làm bảo hiểm và đóng thuế xuất khẩu…

Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán các chi phí phát sinh sau khi lô hàng được giao lên tàu. Người mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu cũng như làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng đó.

Bằng chứng giao hàng

Người bán có trách nhiệm giao các chứng từ gốc ngay sau khi lô hàng được giao lên tàu.

Người mua chấp nhận các chứng từ được chuyển giao bởi bên bán dưới hình thức phù hợp nhất.

Kiểm tra hàng

Người bán sẽ tiến hành thanh toán chi phí cho việc kiểm hàng, quản lý chất lượng hàng hoá, đóng gói hàng hoá…

Người mua có trách nhiệm chi trả các chi phí về công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu…

>> Có thể bạn quan tâm

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KHAI BÁO VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN QUỐC TẾ

CO FORM E LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VÀ ĐIỀU KIỆN CẤP CO FORM E TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

SỰ KHÁC NHAU GIỮA CIF VÀ FOB TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

CIF và FOB là hai điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy sự khác nhau giữa CIF và FOB là: 

  • Điều kiện trong Incoterm: Điều kiện giao hàng FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu. Điều kiện giao hàng CIF (Cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu. 
  • Bảo hiểm: CIF – người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu. FOB – người bán không phải mua bảo hiểm.
  • Trách nhiệm vận tải thuê tàu: FOB – người bán không có trách nhiệm thuê tàu, người mua sẽ chịu trách nhiệm book tàu. CIF – người bán chịu trách nhiệm tìm tàu vận chuyển. 
  • Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ hợp đồng: Đối với CIF bạn phải có trách nhiệm “cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).

Trên đây là những thông tin hữu ích về nội dung điều khoản CIF. Hi vọng với bài viết trên có thể giúp bạn có thêm những kiến thức về xuất nhập khẩu.