CIF-la-gi-00.jpg

CIF là gì? Những điều chi tiết cần biết về điều khoản CIF

07/10/2023 Tin tức xuất nhập khẩu

4.9/5 - (45 bình chọn)

Thuật ngữ CIF được sử dụng nhiều trong ngành Logistics, đây là một trong những điều kiện để giao hàng quan trọng và phổ biến đối với những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy định nghĩa CIF là gì? Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF được hiểu như thế nào? CIF có khác gì so với những điều kiện giao hàng khác không? Cùng Finlogistics tìm hiểu chi tiết nội dung ở bài viết bổ ích dưới đây nhé!!!

CIF là gì?
CIF là gì?


 

Định nghĩa của CIF là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Vậy nên hiểu CIF là gì? CIF chính là viết tắt của Cost, Insurance và Freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí). Đây là một trong những điều khoản ở trong Incoterm. Theo như điều kiện CIF – Incoterm năm 2020, phía người bán sẽ phải chịu trách nhiệm khi thông quan hàng hóa tại cảng đi, đồng thời xếp dỡ hàng hóa lên tàu và chi trả cước phí, bảo hiểm tối thiểu, cho đến khi hàng hóa, sản phẩm cập bến tại cảng đến. Phía người bán cũng sẽ chi trả những khoản chi phí, tiền bảo hiểm liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, những rủi ro vẫn được chuyển sang cho người mua, ngay tại thời điểm hàng hóa bắt đầu được đưa lên tàu. Khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn trên tuyến đường vận chuyển, người mua có thể đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường. Thông thường CIF sẽ được viết liền với tên cảng đích, ví dụ như: CIF Hải Phòng, CIF Sài Gòn,… Đặc biệt, các điều khoản CIF chỉ được áp dụng riêng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa.

Theo đó, những nội dung bên trong điều khoản CIF quy định rằng những rủi ro xảy ra khi chuyển giao hàng hóa từ cảng xếp hàng, chứ không phải tại cảng dỡ hàng. Nhiều người sẽ thường hay nhầm lẫn không biết CIF là gì ở điểm này. 

Xem thêm: Shipping Mark có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong xuất nhập khẩu?

Trách nhiệm của hai bên trong CIF là gì?

Cung cấp hàng hóa

Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng hóa và cung cấp những chứng từ, giấy tờ quan trọng, ví dụ như: hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển,Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ phí mua hàng đúng như quy định đã nêu rõ trong Hợp đồng ngoại thương đã ký kết giữa hai bên. Mỗi bên đều phải biết trách nhiệm của mình trong các điều khoản CIF là gì.

Giấy phép và thủ tục

Người bán sẽ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng từ, giấy phép xuất khẩu cùng những giấy tờ ủy quyền hợp lệ  từ địa phương cho lô hàng hóa được xuất khẩu. Người mua sẽ có trách nhiệm làm các thủ tục thông quan Hải Quan cho lô hàng đó, đồng thời xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa.

Hợp đồng bảo hiểm và chi phí vận chuyển

Người bán sẽ có trách nhiệm ký Hợp đồng bảo hiểm và chi phí vận chuyển của lô hàng đó đến cảng đích đã được chỉ định. Người mua sẽ không có trách nhiệm ký kết những hợp đồng vận chuyển chính, cũng như cũng không phải ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa. 

CIF là gì?
CIF là gì?

Giao hàng và nhận hàng

Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng hóa tại cảng đích đã được chỉ định. Đây chính là một trong những điều cơ bản của điều khoản CIF. Người mua cũng sẽ có trách nhiệm nhận hàng hóa từ phía người bán tại cảng đã được chỉ định bên trong hợp đồng.

Chuyển giao rủi ro

Việc chuyển giao rủi ro trong các điều khoản CIF là gì? Những rủi ro sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua sau khi toàn bộ lô hàng đã được giao qua lan can tàu. Từ đây, người mua sẽ tiếp nhận rủi ro xảy ra khi hàng hóa đã được giao hết xuống boong tàu.

Cước phí

Người bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí để đưa hàng hóa lên tàu, vận chuyển đến cảng dỡ, cũng như khai báo Hải Quan, làm bảo hiểm và đóng thuế phí xuất khẩu,… Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán những khoản chi phí phát sinh, sau khi lô hàng đã được giao lên tàu. Ngoài ra, người mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu, cũng như làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu cho lô hàng hóa đó.

Bằng chứng giao hàng

Người bán có trách nhiệm giao những chứng từ gốc, ngay sau khi lô hàng đã được giao lên tàu. Người mua sẽ chấp nhận những giấy tờ, chứng từ được chuyển giao từ bên người bán, dưới hình thức phù hợp nhất (trực tiếp hoặc online).

Kiểm tra hàng

Người bán sẽ tiến hành thanh toán tất cả các chi phí cho việc kiểm kê hàng, quản lý chất lượng, đóng gói hàng hóa,… Người mua sẽ có trách nhiệm chi trả cho những chi phí về công tác kiểm dịch tại quốc gia xuất khẩu,…

Sự khác biệt giữa điều khoản FOB và CIF là gì trong Logistics?

CIF và FOB là hai điều kiện giao hàng thường xuyên được sử dụng nhất trong vận tải biển hiện nay. Vậy sự khác biệt chính giữa FOB và CIF là gì? Một vài điểm khác có thể kể tới như:

  • Điều kiện bên trong Incoterm: Điều kiện giao hàng của FOB (Free on Board) là giao hàng lên tàu / Điều kiện giao hàng của CIF (Cost, Insurance, Freight) là tiền hàng, bảo hiểm và cước tàu. 
  • Bảo hiểm: Với CIF, người bán sẽ có trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng hóa xuất khẩu / Với FOB thì người bán không cần phải mua bảo hiểm.
  • Trách nhiệm vận tải thuê tàu: Với FOB, người bán không có trách nhiệm phải thuê tàu mà người mua sẽ chịu trách nhiệm phần này/ Với CIF, người bán sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm tàu vận chuyển. 
  • Địa điểm cuối cùng để kết thúc bản hợp đồng: Với CIF, bên mua phải có trách nhiệm “cuối cùng” tới khi hàng hóa đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đích).
CIF la gi 03 Finlogistics https://finlogistics.vn
CIF là gì?

Xem thêm: Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc gồm những bước như thế nào?

Trên đây là tất cả những thông tin, nội dung hữu ích nếu bạn muốn hiểu hơn điều khoản CIF là gì. Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp bạn tích lũy thêm những kiến thức cần thiết về hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi khó nào, quý khách hàng và doanh nghiệp có thể gửi về cho đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics thông qua phần liên hệ phía bên dưới. Chúng tôi rất sẵn lòng để giúp đỡ quý khách hàng và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tận tình và uy tín nhất!!!


Mục lục