Soc-la-gi-00.jpg

SOC là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá – Logistics mới nhất

4.9/5 - (42 bình chọn)

SOC là gì? Thuật ngữ này có thể đã rất quen thuộc đối với những người làm việc lâu năm trong ngành Logistics – xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều người mới vẫn chưa hiểu rõ khái niệm cũng như nguyên nhân phát sinh thêm loại phí này. Vậy ưu nhược điểm của SOC trong hoạt động vận chuyển hàng hoá là gì? Hãy theo dõi bài viết của Finlogistics để hiểu hơn nhé!

Soc-la-gi


Khái niệm SOC là gì?

SOC (Shipper Owned Container) được hiểu là container thuộc sở hữu riêng của Shipper. Theo đó, Consignee sau khi kéo container về kho riêng để lấy hàng sẽ được sử dụng mà không cần phải trả rỗng hay phí DEM/DET nào cho phía hãng tàu. Sau khi sử dụng container xong có thể tái xuất trả lại cho Shipper hoặc dùng cho mục đích khác, tuỳ thuộc vào thỏa thuận khi ký kết. Trên thực tế, container có thể thuộc khá nhiều bên liên quan như:

  • Hãng tàu
  • Công ty buôn bán container
  • Công ty kinh doanh lĩnh vực vận tải hàng hoá (Carrier)
  • Shipper

Soc-la-gi

Những ưu nhược điểm của SOC là gì?

Ưu điểm

Vậy điểm mạnh của các container SOC là gì? SOC thường thuộc quyền sở hữu của chủ hàng, do đó container nhập khẩu có thể được dùng để lưu trữ hàng hoá trong thời gian dài và không cần phí lưu giữ, Bởi vì phía Consignee không cần phải trả lại container rỗng cho công ty vận chuyển hoặc hãng tàu.

Điểm nổi bật khác đó là các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự quản lý những container của mình. Khi sử dụng các container COC, bạn sẽ không nắm được tình trạng của container tại thời điểm đặt tàu như thế nào. Nếu bạn không lựa chọn được container và vô tình nhận phải một container chất lượng tệ, có thể gây tốn kém chi phí sửa chữa không đáng có cho bên người nhận hàng.

Đặc biệt, đối với những loại hàng hoá không được phép thấm ướt sẽ dễ dàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Do vậy, lợi thế của việc sử dụng SOC container chính là Consignee có thể tự quản lý và bảo trì container bất kỳ lúc nào.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm lớn thì SOC container cũng có những mặt hạn chế như:

  • Shipper cần phải bỏ chi phí để đầu tư vốn ban đầu cho việc sắm sửa container
  • Việc quản lý container khá tốn kém và mất rất nhiều thời gian

Chi phí mà phía Shipper bỏ ra sẽ bị ràng buộc với những container và ảnh hưởng đến dòng tiền chung. Nếu bạn là chủ sở hữu của những chiếc container này, thì sẽ phải trả một khoản “phí quản lý”. Ví dụ như: phí lưu trữ container rỗng tại kho, phí quản lý và bảo trì container, phí nhân công,…

Soc-la-gi

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tính chi phí Local Charge

Hướng dẫn phân biệt SOC và COC

Ngoài ra, những người làm trong xuất nhập khẩu cần phân biệt SOC và COC (viết tắt của Carrier Owned Container) – chỉ những container của hãng tàu. Khi sử dụng COC, Consignee sau khi nhận và kéo container về kho riêng để dỡ hàng, bắt buộc phải trả lại container rỗng về lại cho phía hãng tàu và nộp lệ phí lưu bãi.

Đây cũng chính là hình thức được dùng nhiều nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá (bởi đa số những container hiện tại trên thị trường hầu hết vẫn là của các hãng tàu biển phân phối).

Soc-la-gi

Lời kết

Hy vọng bài viết trên của Finlogistics đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm SOC là gì, cũng như tầm quan trọng sử dụng thuật ngữ này trong xuất nhập khẩu. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về SOC hoặc những dịch vụ Logistics khác có liên quan, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được hỗ trợ tận tình và sớm nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Soc-la-gi


Mục lục