co-form-a-la-gi-1-1200x686.jpg

Trong hoạt động thương mại với thị trường Châu Âu, CO form A là loại chứng từ xuất nhập khẩu không thể thiếu giúp chứng minh nguồn gốc, đảm bảo tính hợp pháp cho hàng hóa. Để đi sâu tìm hiểu thêm về CO form A, hãy cùng xem qua bài viết sau đây nhé.

CO form A là gì?

CO form A là gì? Nội dung kê khai và những điều cần lưu ý về CO form A

CO form A là chứng từ quan trọn để hàng hóa của doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang Châu Âu. Văn bản này do chính GSP (Generalized System of Preferences – Hệ thống ưu đãi phổ cập) cấp phép. Thông qua C/O form A, hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng thuế GSP của đất nước nhập khẩu.

Ưu đãi thuế GSP bao gồm 28 thành viên thuộc khối EU, Canada, Nga, Belarus, New Zealand và Nhật Bản. Thông tin các nước sẽ được ghi chú cụ thể tại mặt sau CO form. Do đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được cấp CO form A nếu nhập khẩu sang các nước kể trên và đáp ứng được tiêu chí xuất xứ theo quy định.

Nội dung được kê khai trong CO form A

Chứng nhận xuất xứ form A bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Đơn vị xuất khẩu (Tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu…)
  • Đơn vị nhập khẩu (Tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu…)
  • Thông tin vận tải: Hình thức vận chuyển, tên phương tiện, số chuyến, hành trình, thời gian và số vận đơn
  • Ghi chú chi tiết từ cơ quan cấp CO form
  • Số thứ tự sản phẩm trong lô hàng
  • Thông tin nhãn, số hiệu thùng hàng (nếu có)
  • Tên và mô tả chi tiết về lô hàng
  • Tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa:
    • Xuất xứ thuần túy từ Việt Nam
    • Xuất xứ không thuần túy từ Việt Nam
  • Trọng lượng thô và khối lượng, số lượng khác của lô hàng
  • Ngày và số của hóa đơn
  • Địa điểm và ngày phát hành CO form
  • Thông tin về nước xuất xứ

Quy trình cấp C/O form A

CO form A là gì? Nội dung kê khai và những điều cần lưu ý về CO form A

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Tờ khai hải quan
  • Văn bản giải trình chi tiết về quy trình sản xuất
  • Chứng từ định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo % cụ thể
  • Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu (Áp dụng với nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (Áp dụng với nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài)
  • Đơn đăng ký cấp CO form: Doanh nghiệp khai báo online và in ra từ website hoặc hệ thống đang sử dụng

Thời gian và nơi cấp

CO form A sẽ do Phòng Công nghiệp & Thương Mại Việt Nam (VCCI) cùng Bộ công thương cấp phép miễn phí theo thời gian như sau:

  • Cấp ngay trong ngày khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn chỉnh và hợp lệ. Với một số trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài tối đa 3 ngày.
  • Cấp trong vòng 7 ngày với trường hợp cần xác minh cơ sở sản xuất, đơn vị cấp phép sẽ thông báo quy trình cụ thể cho bên xuất khẩu.

Quy trình cấp

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai báo hồ sơ trên hệ thống và scan các tài liệu kèm theo.

Bước 2: Sau khi hoàn thành khai báo, VCCI sẽ cấp số CO form. Doanh nghiệp tiếp nhận số CO form và chỉnh sửa hồ sơ (nếu cần thiết) trước khi có xác nhận của cán bộ đơn vị cấp CO.

Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ đến VCCI.

Bước 4: VCCI tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 5: Cán bộ tiến hành xét duyệt hồ sơ. Lưu ý: Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, doanh nghiệp tiến hành chỉnh sửa bổ sung và quay lại nộp hồ sơ như ở bước 3.

Bước 7: Sau khi hồ sơ hoàn thiện đầy đủ, VCCI duyệt cấp CO form và gửi thông báo cho doanh nghiệp.

Bước 8: VCCI ký, đóng dấu và gửi trả CO form cho doanh nghiệp.

> Có thể bạn quan tâm

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THÔNG QUAN TỜ KHAI XUẤT NHẬP KHẨU MỚI NHẤT 2023

HS CODE LÀ GÌ? CÁCH TRA MÃ HS CODE CHÍNH XÁC NHẤT 2023

Bài viết trên đã mang đến thông tin bao quát về nội dung, quy trình thực hiện CO form A. Nếu quý doanh nghiệp cần hỗ trợ đăng ký C/O form A, hoàn thiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay đội ngũ Fin Logistics để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng.

  • Email: info@fingroup.vn
  • Hotline: +84389505083

thanh-toan-lc-la-gi-2-1200x686.jpg

Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau được sử dụng như phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức thanh toán nhờ thu trơn… Trong đó, phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là phương thức thanh toán chứng từ (Letter of credit – L/C). Vậy thanh toán LC là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để hiểu hơn về phương thức thanh toán này nhé?

Thanh toán LC là gì? 

Thanh toán LC là gì? Thanh toán LC đóng vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu? đây là câu hỏi luôn được các bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu đặc biệt quan tâm
Thanh toán LC là gì?

Thanh toán LC là gì? Thanh toán LC đóng vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu? Đây là câu hỏi luôn được các bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu đặc biệt quan tâm. Thanh toán LC là hình thức thanh toán phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là hình thức mà ngân hàng sẽ thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian quy định. Người xuất khẩu sau khi xuất trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C sẽ được thanh toán tiền.

Đây là phương thức thanh toán an toàn cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu. Người xuất khẩu sẽ không lo bị bùng tiền hay thanh toán thiếu. Nhưng đổi lại phương thức thanh toán L/C sẽ phải tốn chi phí hơn nhiều so với các hình thức thanh toán khác. Thời gian thực hiện thanh toán chậm. Nên kông phù hợp với công ty nhỏ và có ít kinh nghiệm. 

Các bên tham gia hình thức thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C)

Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hoá. 

Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hoá.

Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho bên nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho bên nhập khẩu.

Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): Là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.

Ngoài ra còn có thể có ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank). Tuỳ thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự uỷ nhiệm của ngân hàng mở L/C.

Quy trình thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C)

Thanh toán LC là gì? Thanh toán LC đóng vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu? đây là câu hỏi luôn được các bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu đặc biệt quan tâm
Quy trình thanh toán LC

Sau khi hiểu rõ Thanh toán LC là gì? hãy cùng tìm hiểu quy trình thanh toán LC như thế nào. Quy trình thanh toán thư tín dụng chứng từ gồm 9 bước như sau:

Bên bán và bên mua ký kết hợp đồng ngoại thương. Trong hợp đồng ngoại thương bên bán và bên mua phải chấp nhận phương thức thanh toán L/C. 

  1. Bên mua dựa vào hợp ký kết với bên bán. Làm hồ sơ xin mở tín dụng chứng từ gửi đến ngân hàng phát hành (Issuing Bank). 
  2. Ngân hàng phát hành (Issuing bank) sẽ xem xét. Nếu chấp thuận sẽ gửi thư tín dụng chứng từ cho ngân hàng thông báo (Advising bank) để gửi cho người bán (người xuất khẩu). Ngân hàng thông báo phải có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành. Như vậy ngân hàng thông báo mới có khả năng kiểm tra tính chân thực của thư tín dụng chứng từ. 
  3. Ngân hàng thông báo sẽ đánh giá thư tín dụng chứng từ (L/C) và chuyển thư tín dụng chứng từ (L/C) bản gốc đến bên bán. Bên bán kiểm tra khả năng đáp ứng thư tín dụng chứng từ (L/C). Đồng thời có thể đề nghị chỉnh sửa (nếu cần).
  4. Người bán (người xuất khẩu) tiến hành kiểm tra thư tín dụng chứng từ (L/C). Nếu mọi thứ đã đúng thì sẽ giao hàng cho người nhập khẩu.
  5. Sau khi giao hàng, người bán (người xuất khẩu) sẽ chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ để chuyển cho Ngân hàng thông báo (Advising Bank) và kèm theo chứng từ là thông báo đòi tiền. 
  6. Sau khi nhận bộ chứng từ, Ngân hàng thông báo có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ. 
  7. Sau khi nhận được bộ chứng từ, Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra bộ chứng từ. Sau khi kiểm tra Ngân hàng phát hành sẽ gửi kết quả kiểm tra đến Ngân hàng thông báo.
  8. Sau quá trình này, Ngân hàng phát hành đã có bộ chứng từ trong tay. Nếu bộ chứng từ sai thì Ngân hàng thông báo có trách nhiệm yêu cầu tu chỉnh. Nếu hợp lệ thì Ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo cho người bán (người xuất khẩu) và thanh toán.
  9. Khi Ngân hàng thông báo đã thanh toán cho bên bán (người xuất khẩu). Ngân hàng phát hành sẽ phát hành thanh toán đến người mua (người nhập khẩu).

>> Có thể bạn quan tâm

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THÔNG QUAN TỜ KHAI TẠI FIN LOGISTICS 2023

FCL LÀ GÌ – QUY TRÌNH NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN HÀNG FCL

Hi vọng với bài viết trên bạn đã có đáp án cho câu trả lời Thanh toán LC là gì? Qua đó hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán quốc tế này. Nếu còn những thắc mắc về câu hỏi Thanh toán LC là gì? Hãy để lại bình luận để cùng trao đổi bạn nhé. 

Hoặc liên hệ:

Hotline: 0389 505 083

Email: info@fingroup.vn