Soc-la-gi-00.jpg

SOC là gì? Thuật ngữ này có thể đã rất quen thuộc đối với những người làm việc lâu năm trong ngành Logistics – xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều người mới vẫn chưa hiểu rõ khái niệm cũng như nguyên nhân phát sinh thêm loại phí này. Vậy ưu nhược điểm của SOC trong hoạt động vận chuyển hàng hoá là gì? Hãy theo dõi bài viết của Finlogistics để hiểu hơn nhé!

Soc-la-gi


Khái niệm SOC là gì?

SOC (Shipper Owned Container) được hiểu là container thuộc sở hữu riêng của Shipper. Theo đó, Consignee sau khi kéo container về kho riêng để lấy hàng sẽ được sử dụng mà không cần phải trả rỗng hay phí DEM/DET nào cho phía hãng tàu. Sau khi sử dụng container xong có thể tái xuất trả lại cho Shipper hoặc dùng cho mục đích khác, tuỳ thuộc vào thỏa thuận khi ký kết. Trên thực tế, container có thể thuộc khá nhiều bên liên quan như:

  • Hãng tàu
  • Công ty buôn bán container
  • Công ty kinh doanh lĩnh vực vận tải hàng hoá (Carrier)
  • Shipper

Soc-la-gi

Những ưu nhược điểm của SOC là gì?

Ưu điểm

Vậy điểm mạnh của các container SOC là gì? SOC thường thuộc quyền sở hữu của chủ hàng, do đó container nhập khẩu có thể được dùng để lưu trữ hàng hoá trong thời gian dài và không cần phí lưu giữ, Bởi vì phía Consignee không cần phải trả lại container rỗng cho công ty vận chuyển hoặc hãng tàu.

Điểm nổi bật khác đó là các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự quản lý những container của mình. Khi sử dụng các container COC, bạn sẽ không nắm được tình trạng của container tại thời điểm đặt tàu như thế nào. Nếu bạn không lựa chọn được container và vô tình nhận phải một container chất lượng tệ, có thể gây tốn kém chi phí sửa chữa không đáng có cho bên người nhận hàng.

Đặc biệt, đối với những loại hàng hoá không được phép thấm ướt sẽ dễ dàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Do vậy, lợi thế của việc sử dụng SOC container chính là Consignee có thể tự quản lý và bảo trì container bất kỳ lúc nào.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm lớn thì SOC container cũng có những mặt hạn chế như:

  • Shipper cần phải bỏ chi phí để đầu tư vốn ban đầu cho việc sắm sửa container
  • Việc quản lý container khá tốn kém và mất rất nhiều thời gian

Chi phí mà phía Shipper bỏ ra sẽ bị ràng buộc với những container và ảnh hưởng đến dòng tiền chung. Nếu bạn là chủ sở hữu của những chiếc container này, thì sẽ phải trả một khoản “phí quản lý”. Ví dụ như: phí lưu trữ container rỗng tại kho, phí quản lý và bảo trì container, phí nhân công,…

Soc-la-gi

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tính chi phí Local Charge

Hướng dẫn phân biệt SOC và COC

Ngoài ra, những người làm trong xuất nhập khẩu cần phân biệt SOC và COC (viết tắt của Carrier Owned Container) – chỉ những container của hãng tàu. Khi sử dụng COC, Consignee sau khi nhận và kéo container về kho riêng để dỡ hàng, bắt buộc phải trả lại container rỗng về lại cho phía hãng tàu và nộp lệ phí lưu bãi.

Đây cũng chính là hình thức được dùng nhiều nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá (bởi đa số những container hiện tại trên thị trường hầu hết vẫn là của các hãng tàu biển phân phối).

Soc-la-gi

Lời kết

Hy vọng bài viết trên của Finlogistics đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm SOC là gì, cũng như tầm quan trọng sử dụng thuật ngữ này trong xuất nhập khẩu. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về SOC hoặc những dịch vụ Logistics khác có liên quan, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được hỗ trợ tận tình và sớm nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Soc-la-gi


Po-la-gi-00.jpg

PO là gì? PO là một trong những loại chứng từ quan trọng trong giao dịch hàng hoá thương mại quốc tế. Vậy những nội dung chính trên PO như thế nào và có vai trò quan trọng ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ tất tần tật khái niệm về PO. Hãy cùng Finlogistics đi sâu tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Po-la-gi


Thuật ngữ PO là gì?

PO (viết tắt của Purchase Order) được hiểu là đơn đặt hàng. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, PO là một loại chứng từ quan trọng, tương tự như một bản Hợp đồng thương mại (Sales Contract) giữa bên mua và bên bán hàng. Trong PO ghi rõ những thông tin chi tiết về số lượng, giá trị, đặc điểm,… của hàng hoá, thời gian giao – nhận hàng, điều kiện giao hàng, quy cách thanh toán và một số điều khoản liên quan khác.

Vai trò của PO là gì trong xuất nhập khẩu?

Trong hoạt động giao dịch hàng hoá thương mại quốc tế, PO đóng vai trò quan trọng như sau:

  • Hỗ trọ bên mua hàng truyền đạt những thông tin về hàng hoá cần mua đến cho bên bán, bao gồm: kích thước, số lượng và mẫu mã.
  • Những thông tin có trong PO sẽ hỗ trợ việc quản lý đơn hàng cụ thể và hiệu quả hơn nhiều.
  • Là loại tài liệu xác thực cho việc mua hàng, giúp ghi chép đầy đủ chi phí cho phía doanh nghiệp. Khi cơ quan thuế hoặc kiểm toán đến để kiểm tra, PO chính là bằng chứng quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp xác minh được tổng chi phí đã tích hợp vào hoạt động quản lý chi phí và kinh doanh.
  • PO mang giá trị pháp lý cao, giúp bảo vệ quyền lợi của cả bên mua lẫn bên bán trong quá trình thực hiện giao dịch hàng hoá.
  • PO có tham gia vào quy trình đặt hàng, giúp đẩy nhanh quy trình mua – bán hàng hoá diễn ra chuyên nghiệp hơn.

Po-la-gi

Những nội dung chính cần có trên PO

Purchase Order có nhiều điểm giống với Hợp đồng mua bán, do đó những nội dung trên PO sẽ thể hiện rõ thông tin của bên mua, bên bán và hàng hoá, cũng như một số yếu tố khác như: quy cách giao hàng, quy cách thanh toán,… Một PO thông thường sẽ bao gồm những nội dung cụ thể như sau:

  • Number & Date (Số đơn đặt hàng và ngày tháng)
  • Seller (Name – Contact – Tel/fax) (Thông tin của bên bán)
  • Buyer (Name – Contact – Tel/fax) (Thông tin của bên mua)
  • Goods Description/Commodity/Product (Mô tả hàng hoá)
  • Quantity (Số lượng hàng hoá)
  • Specifications/Quality (Phẩm cấp hàng hoá/ Thông số kỹ thuật)
  • Unit Price (Đơn giá)
  • Total Amount (Tổng giá trị của bản hợp đồng)
  • Incorterms (Điều kiện giao hàng)
  • Payment terms (Điều kiện thanh toán)
  • Special Instruction: Discount, FOC… (Hướng dẫn đặc biệt: Giảm giá, FOC,…)
  • Signature (Chữ ký)

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy trình lấy lệnh giao hàng điện tử EDO

Po-la-gi

Hướng dẫn phân biệt giữa PO, PI và SC

Mặc dù Purchase Order là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực Logistics – xuất nhập khẩu nói chung, nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người bị nhầm lẫn giữa PO – PI – SC. Dưới đây là bảng so sánh đơn giản để làm rõ 03 thuật ngữ này:

Phân biệt

PO

PI

SC

Viết tắt của

Purchase Order

Proforma Invoice

Sales Contract

Mục đích

Dùng để xác nhận đơn đặt hàng

Ghi rõ các điều khoản mua bán để tham khảo trước khi đạt được thỏa thuận

Quy định các điều khoản mua bán

Thời điểm lập

Trước khi giao hàng

Trước khi giao hàng

Trước khi giao hàng hoặc sau khi giao hàng

Tính chất

Người mua gửi cho  người bán

Người bán gửi cho người mua

Người bán gửi cho người mua

Nội dung

Chứa thông tin về mô tả, số lượng, đơn giá và các yêu cầu khác của dịch vụ/hàng hóa mà người mua muốn mua

Bao gồm thông tin chi tiết về hàng hóa: mô tả, đơn giá, số lượng, thuế và các điều khoản thanh toán dự kiến

Bao gồm: loại hàng hóa, giá bán, điều kiện vận chuyển, phương thức thanh toán, điều kiện bảo hành và các điều khoản khác

Tính pháp lý

Không có tính pháp lý cao như PI và SC

Có tính pháp lý nhất định, nhưng không được coi là hợp đồng chính thức

Có tính pháp lý cao, là hợp đồng giao dịch chính thức giữa hai bên

Lời kết

Tóm lại, bài viết đã làm rõ khái niệm PO là gì cũng như vai trò vô cùng quan trọng của loại chứng từ này trong hoạt động xuất nhập khẩu. PO không chỉ cung cấp những thông tin chi tiết về hàng hoá, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp quản lý đơn hàng một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi pháp lý cho cả đôi bên. Nếu bạn còn thắc mắc nào về thuật ngữ này, hãy liên hệ cho đội ngũ của Finlogistics để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Po-la-gi