Mặt hàng gỗ ván ép được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Indonesia, Malaysia,… Để làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép về thị trường Việt Nam, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ kiến thức và chấp hành đúng quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Finlogistics xin chia sẻ đến bạn đọc quy trình thủ tục và những điều cần nắm khi xử lý thông quan mặt hàng này!
Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép, các doanh nghiệp có thể tiến hành như bình thường, mà không cần xin giấy phép và làm kiểm tra chất lượng hoặc kiểm dịch y tế. Quá trình nhập khẩu gỗ ván ép được quy định rõ ràng trong một số Văn bản pháp lý sau đây:
Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi & bổ sung cho Thông tư số 39/2018/TT-BT
Nghị định số 102/2020/NĐ-CP
Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT
Theo đó, mặt hàng gỗ ván ép không nằm trong Danh mục hàng bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn thông quan ván gỗ ép nhập khẩu cần phải lưu ý những điểm như sau:
Sản phẩm cũ, đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu về Việt Nam
Một số loại gỗ quý hiếm thuộc diện bị cấm nhập khẩu
Chọn chính xác mã HS code để xác định đúng thuế phí và tránh bị Hải Quan phạt.
Mã HS code ván MDF và thuế nhập khẩu
Trước khi tiến hành các bước nhập khẩu ván gỗ ép Plywood MDF, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và chọn lựa chính xác mã HS code cho sản phẩm của mình. Điều này giúp quá trình thông quan hàng hoá diễn ra thuận lợi, hạn chế việc áp sai mã HS, gây tổn thất chi phí và thời gian. Dưới đây là bảng mã HS code ván MDF
MÃ HS CODE
MÔ TẢ HÀNG HOÁ
4411
Ván sợi bằng gỗ hoặc chất liệu có chất gỗ, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc chất kết dính hữu cơ khác
4411.1200
Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày không quá 5 mm
4411.1300
Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày trên 5 mm nhưng không quá 9 mm
4411.1400
Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày trên 9 mm
4412
Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự
- Gỗ dán khác, chỉ bao gồm những lớp gỗ (trừ tre), mỗi lớp có chiều dày không quá 6 mm
4412.3100
Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ nhiệt đới
4412.3300
Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài bằng gỗ không thuộc loài cây lá kim
4412.3400
Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài từ gỗ không thuộc loài cây lá kim chưa được chi tiết tại phân nhóm 4412.33
4412.3900
Loại khác, với cả hai lớp mặt ngoài từ gỗ thuộc loài cây lá kim
- Gỗ Veneer nhiều lớp (LVL):
4412.41
−− Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ nhiệt đới
4412.4110
−−− Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ tếch
4412.4190
−−− Loại khác
4412.4200
−− Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài từ gỗ không thuộc loài cây lá kim
4412.4900
−− Loại khác, với cả hai lớp mặt ngoài từ gỗ thuộc loài cây lá kim
(*) Lưu ý:
Nhóm mã HS 4411 áp dụng đối với sản phẩm ván sợi từ gỗ hoặc chất liệu có chất gỗ.
Nhóm mã HS 4412 áp dụng đối với sản phẩm gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự.
Thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho ván gỗ ép là 8%, thuế GTGT (VAT) là 10%.
Bộ hồ sơ nhập khẩu gỗ ván ép được quy định rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, có sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:
Tờ khai Hải Quan mặt hàng gỗ ván ép
Hợp đồng ngoại thương; Hoá đơn thương mại
Phiếu đóng gói; Vận đơn đường biển
Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu
Catalog (nếu có) cùng một số chứng từ khác (khi Hải Quan yêu cầu)
Trong số những chứng từ ở trên, doanh nghiệp cần chú ý đặc biệt tới: tờ khai Hải Quan, vận đơn B/L, Invoice,… Đối với những loại chứng từ khác, doanh nghiệp sẽ cung cấp khi có yêu cầu từ phía Hải Quan.
Hướng dẫn các bước thủ tục thông quan gỗ ván ép nhập khẩu
Quy trình nhập khẩu gỗ ván ép plywood MDF thông quan Hải Quan như sau:
Bước 1: Thông báo và theo dõi quy cách đóng gói hàng hoá từ bên bán hàng.
Bước 2: Kiểm kê lại bộ chứng từ nhập khẩu, bao gồm: Hợp đồng, Invoice, Packing List,…
Bước 3: Lấy thông tin booking chi tiết từ phía đại lý hãng tàu: địa điểm xuất phát, đích đến, tên hàng, khối lượng, trọng lượng,…
Bước 4: Nhận thông báo hàng tới và lấy Debit Note từ hãng tàu, sau đó tiến hành thanh toán để nhận Lệnh giao hàng D/O.
Bước 5: Thực hiện truyền tờ khai Hải Quan thông qua phần mềm ECUS.
Bước 6: Nộp lại hồ sơ khai báo cho Hải Quan xử lý theo quy trình. Nếu hàng bị luồng vàng, luồng đỏ, doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ và kiểm hoá thực tế hàng hoá cùng Hải Quan.
Bước 7: Sau khi thông quan hàng hoá, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục để lấy hàng về kho bảo quản.
Bước 8: Lưu giữ lại tất cả giấy tờ, chứng từ liên quan đến lô hàng, bao gồm cả báo cáo thuế và tiến hành kiểm tra sau thông quan (nếu cần).
Một số lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép
Dưới đây là những chia sẻ, lời khuyên làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép mà các doanh nghiệp cần chú ý:
Doanh nghiệp nhập khẩu cần đóng đầy đủ thuế phí
Gỗ ván ép khi nhập khẩu không cần tiến hành kiểm dịch
Việc dán nhãn hàng hoá là bắt buộc (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
Cần xác định đúng mã HS code để nộp chính xác ố thuế và tránh bị phạt
Bởi vì thuế nhập khẩu khá cao, nên doanh nghiệp nên yêu cầu nhà sản xuất cung cấp C/O để được ưu đãi thuế
Giấy tờ, chứng từ gốc nên chuẩn bị từ trước, nhằm tránh tình trạng lưu kho bãi
Kết luận
Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn nếu các doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chứng từ và làm theo đúng thứ tự các bước quy định. Nếu bạn cần sự trợ giúp, hãy gọi ngay đến cho Finlogistics qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được tư vấn kỹ càng hơn. Đội ngũ của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, nhanh chóng và uy tín nhất!
Ngày nay, thang máy được ví như là cột sống của những tòa nhà cao tầng hay công trình lớn, bởi sự tiện lợi mà thiết bị vận chuyển này đem lại. Vậy các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy như thế nào? Doanh nghiệp cần xin các loại giấy phép nhập khẩu nào? Quy trình thông quan nhập khẩu mặt hàng này ra sao?… Finlogistics sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu và giải đáp tất cả câu hỏi trên trong khuôn khổ bài viết này, cùng theo dõi nhé!
Thủ tục nhập khẩu thang máy được quy định pháp lý như thế nào?
Hiện nay có khá nhiều loại thang máy đến từ những thương hiệu khác nhau với đa dạng mẫu mã và giá cả như: Mitsubishi (Nhật Bản), Orona (Tây Ban Nha), Koyo (Nhật Bản),… Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy được quy định trong một số Văn bản Nhà nước như sau:
Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH
Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
Theo đó, mặt hàng thang máy không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu. Còn đối với thang máy cũ đã qua sử dụng vẫn được phép nhập, nhưng phải tuân thủ quy định trong Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg. Đặc biệt, thang máy nhập khẩu thì phải đăng ký làm kiểm tra chất lượng hàng hoá. Việc kiểm tra chất lượng thì phải được tiến hành cho cả thang máy cùng những bộ phận an toàn khác.
Mã HS code & thuế suất đối với thang máy nhập khẩu
Các cá nhân và doanh nghiệp cần chú ý chọn lựa chính xác mã HS code để nộp đúng số thuế và không bị Hải Quan bắt phạt. Sản phẩm thang máy nhập khẩu có mã HS tham khảo thuộc vào nhóm:
=> 8428.10: Thang máy và tời nâng theo kiểu gầu nâng
8428.1031: Loại để chở người
8428.1039: Loại khác
=> 8428.20: Máy nâng hạ và băng tải sử dụng khí nén
8428.2010: Loại sử dụng trong nông nghiệp
8428.2090: Loại khác
Khi nhập khẩu mặt hàng thang máy về thị trường Việt Nam, các cá nhân, doanh nghiệp phải chịu các loại thuế nhập khẩu bao gồm:
Thuế nhập khẩu hàng hoá thông thường: 15%
Thuế GTGT (VAT): 10%
Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi: 10%
Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi đặc biệt (tuỳ thuộc vào từng nước xuất khẩu)
Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hoá đối với thang máy nhập khẩu
Mặt hàng thang máy do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Do đó, trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu thang máy, các cá nhân, doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ Thông tư số 22/2018/TT-BLDTBXH, về việc đăng ký làm kiểm tra chất lượng nhập khẩu trước khi thông quan.
#Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ bao gồm:
Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy (theo mẫu có sẵn)
Chứng chỉ chất lượng có chứng thực (bản sao y)
Một số tài liệu kỹ thuật khác liên quan đến sản phẩm
Hợp đồng mua bán hàng hoá (bản sao y)
Danh mục hàng hoá đi kèm theo
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thì cá nhân, doanh nghiệp có thể đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tiến hành bước đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy nhập khẩu.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ xác nhận phiếu đăng ký (2 – 3 ngày). Sau khi đã có đơn đăng ký thì cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan và hoàn thiện các bước để vận chuyển lô hàng về kho bãi bảo quản.
#Bước 3:Kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy
Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá sẽ do cơ quan chức năng kiểm tra chuyên ngành thực hiện. Sau khi hoàn thành kiểm tra chất lượng theo những tiêu chuẩn quy định, cơ quan kiểm tra sẽ ra quyết định và cấp Chứng thư đạt chuẩn cho lô hàng. Sau đó cá nhân, doanh nghiệp sẽ bổ sung lại cho phía Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Lúc này, bạn có thể bổ sung vào bộ chứng từ nộp cho Hải Quan và tiến hành thông quan hàng hoá.
Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu thang máy
Thủ tục nhập khẩu thang máy yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ thông quan Hải Quan theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi cho Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Bộ hồ sơ cơ bản bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:
Như vậy, bài viết hữu ích trên của Finlogistics đã giúp bạn tìm hiểu và làm rõ các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy về Việt Nam. Bạn cần lưu ý khi check mã HS, làm đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho sản phẩm cũng như chuẩn bị chi tiết bộ chứng từ để hạn chế việc bị lưu kho cũng như bị phạt tiền. Nếu cần hỗ trợ nhập khẩu, bạn hãy gọi ngay đến số hotline/Zalo bên dưới để được các chuyên viên của chúng tôi giúp đỡ và xử lý hàng hoá một cách nhanh chóng và an toàn nhất!
Bên cạnh hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa truyền thống thì xuất nhập khẩu tại chỗ cũng giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian cũng như được hưởng nhiều ưu đãi thuế suất. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hàng hóa nào được phép thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục thông quan Hải Quan cho hình thức này được thực hiện thế nào?… Cùng với Finlogistics tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu chi tiết hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Khái niệm xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Định nghĩa
Vậy xuất khẩu tại chỗ là gì? Đây là một hình thức bán hàng hóa cho các thương nhân nước ngoài của nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư tại nước ngoài.
Hình thức tại chỗ này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả chi phí, thời gian xuất nhập khẩu và nhận được nhiều ưu đãi về thuế suất. Như vậy, dịch vụ xuất nhập khẩu tại chỗ cần 03 yếu tố chính:
Mua bán hàng (xuất nhập khẩu) cho các thương nhân nước ngoài
Địa điểm giao hàng đặt tại Việt Nam
Thông tin của bên nhận hàng sẽ do bên mua hàng ở nước ngoài cung cấp
Lợi ích
Những lợi ích của xuất khẩu tại chỗ là gì? Dịch vụ này đang dần phổ biến hơn đối với nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ những mặt lợi của hình thức mới này mang lại:
Tiết kiệm nguồn chi phí dành cho xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Tối ưu thời gian vận chuyển, giao nhận và bảo đảm hàng hóa luôn được an toàn. Điều này giúp thúc đẩy tiến độ công việc nhanh hơn.
Chủ doanh nghiệp sẽ được hưởng khá nhiều những ưu đãi về thuế suất.
Các lợi ích của hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Dựa vào Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ” thì loại hàng hóa này sẽ bao gồm 03 loại:
Nhóm 1: Sản phẩm, hàng hóa gia công; trang thiết bị, máy móc mượn hoặc thuê; nguyên liệu, vật tư dư thừa và phế liệu, phế phẩm theo quy định của Khoản 3, Điều 32, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
Nhóm 2: Hàng hóa được phép mua bán giữa các doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp tại khu chế xuất hoặc trong khu phi thuế quan.
Nhóm 3: Hàng hóa được phép mua bán giữa các doanh nghiệp trong nước với những cá nhân, tổ chức nước ngoài (không hiện diện tại Việt Nam) mà được chỉ định giao nhận hàng hóa với doanh nghiệp Việt khác.
Các bước làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết
Căn cứ pháp lý
Luật Hải Quan số 54/2014/QH13
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
Thông tư số 38/2015/TT-BTC
Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ dựa theo căn cứ Pháp lý nào?
Địa điểm
Thủ tục Hải Quan xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ được thực hiện tại Chi cục Hải Quan để thuận tiện cho người khai Hải Quan, dó đó có thể lựa chọn theo quy định đối với từng loại hình.
Thời hạn
Trong thời hạn khoảng 15 ngày làm việc, tính từ ngày thông quan hàng hóa và khi đã hoàn tất quá trình giao nhận hàng hóa, thì doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục Hải Quan.
Hồ sơ xuất nhập khẩu tại chỗ
#Đối với hàng nhập khẩu
Thông thường, bộ hồ sơ Hải Quan hàng hóa nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm những chứng từ quan trọng sau đây:
Thông tin Vnacss đăng ký với Tổng cục Hải Quan nhằm phục vụ việc khai báo Hải Quan điện tử
Tờ khai Hải Quan nhập khẩu tại chỗ đã khai báo điện tử (chính thức)
Những chứng từ khác, ví dụ: giấy phép xuất khẩu,… (nếu cần thiết)
Lưu ý: Trong trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp khu chế xuất, khu phi thuế quan,… thì bên khai Hải Quan sẽ sử dụng Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hóa đơn bán hàng để thay cho Hóa đơn thương mại (theo quy định của Bộ Tài chính).
Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ xuất nhập khẩu tại chỗ
Trình tự thực hiện
Đối với người xuất khẩu:
Bước 1: Kê khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và vận chuyển kết hợp.
Bước 2: Thực hiện các bước thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo đúng quy định.
Bước 3: Tiến hành giao hàng hóa cho người nhập khẩu, sau khi lô hàng xuất khẩu đã được phép thông quan.
Đối với người nhập khẩu:
Bước 1: Kê khai thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn.
Bước 2: Thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
Đối với cơ quan Hải Quan:
Bước 1: Theo dõi các tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành các bước thủ tục, để tiến hành thực hiện thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra dựa theo kết quả phân luồng trên Hệ thống Hải Quan.
Bước 3: Đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của doanh nghiệp nước ngoài thì hằng tháng sẽ tổng hợp và lên danh sách tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được phép thông quan.
Trình tự thực hiện và xử lý hàng xuất nhập khẩu tại chỗ như thế nào?
Vì sao nên chọn dịch vụ xuất nhập khẩu tại chỗ tại Finlogistics?
Finlogistics là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xử lý giấy tờ và thực hiện vận chuyển hàng hóa nội địa và thế giới. Dịch vụ xuất nhập khẩu tại chỗ (vào khu chế xuất, khu công nghiệp) của chúng tôi đã nhiều khách hàng đánh giá cao và tin tưởng trong những chuyến hàng tiếp theo.
Với mục tiêu phát triển thương hiệu uy tín và vững mạnh, chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Đến với chúng tôi, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ cùng đội ngũ chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Liên hệ ngay cho Finlogistics để được hỗ trợ dịch vụ xuất nhập khẩu tại chỗ nhanh chóng và tối ưu nhất nhé!
Van công nghiệp là một trong những vật dụng phổ biến, được sử dụng nhằm mục đích đóng hoặc mở, điều tiết chất lỏng trong những đường ống. Tuy nhiên, có rất nhiều loại van với các chính sách nhập khẩu khác nhau. Do đó, thủ tục nhập khẩu van công nghiệp cũng được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Bài viết dưới đây sẽ trình bày tất cả những thông tin chi tiết nhất khi thực hiện quy trình nhập khẩu van công nghiệp tại thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ hơn và dễ dàng thực hiện các bước thủ tục, hạn chế được nhiều rủ ro. Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu về việc nhập mặt hàng này nhé!
Hướng dẫn các bước thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mới nhất
Thủ tục nhập khẩu van công nghiệp dựa vào Chính sách, Quy định nào?
Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp cụ thể đã được Nhà nước quy định rõ ràng bên trong những Văn bản Pháp luật dưới đây:
Luật thuế Giá trị gia tăng (VAT) số 13/2008/QH12
Thông tư số 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Dựa theo những Văn bản ở trên thì mặt hàng van công nghiệp nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Tuy vậy, khi làm thủ tục nhập khẩu loại hàng hóa này thì các doanh nghiệp cần chú ý chia ra làm hai loại đó là:
Thủ tục nhập khẩu các loại van thông thường
Thủ tục nhập khẩu loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực
Theo đó, đối với loại mặt hàng van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực thì doanh nghiệp nhập khẩu cần phải làm kiểm tra chất lượng hàng hóa dựa theo Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH.
Xác định Mã HS và thuế nhập khẩu van công nghiệp
Mã HS code
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, hoặc với bất kỳ loại hàng nào, việc đầu tiên cần làm rõ đó là mã HS, nhằm để xác định đúng chính sách về thuế phí và thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng nhập khẩu đó.
Việc xác định chi tiết mã HS của van công nghiệp nhập khẩu đều phải căn cứ vào đặc điểm tính chất, thành phần cấu tạo,… của lô hàng trên thực tế. Theo quy định Pháp luật hiện hành, muốn áp mã HS vào hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm tiến hành nhập khẩu thì phải dựa trên cơ sở Catalogue hoặc tài liệu kỹ thuật (nếu có) và tới Cục Kiểm định Hải Quan để giám định.
Kết quả kiểm tra hàng hóa thực tế của phía Hải Quan và của Cục Kiểm định Hải Quan sẽ là cơ sở pháp lý để áp mã HS với mặt hàng nhập khẩu. Theo đó, van công nghiệp nhập khẩu có mã HS thuộc vào Chương 84 (Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc thiết bị cơ khí và những bộ phận của chúng).
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp, doanh nghiệp cần lựa chọn chính xác mã HS code
Dưới đây là bảng mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi cho mặt hàng van công nghiệp nhập khẩu:
MÔ TẢ
MÃ HS CODE
THUẾ NK ƯU ĐÃI (%)
Van giảm áp
Van giảm áp làm bằng sắt hoặc thép, van cổng điều khiển bằng tay (đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 5 cm, nhưng không quá 40 cm)
8481.1011
5
Van giảm áp làm bằng sắt hoặc thép khác
8481.1019
3
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong không quá 2,5 cm)
8481.1021
3
Van bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong trên 2,5 cm)
8481.1022
3
Van loại khác làm bằng plastics (có đường kính trong từ 1 cm – 2,5 cm)
8481.1091
3
Van giảm áp loại khác
8481.1099
3
Van dùng trong truyền động dầu thủy lực hay khí nén
Van cổng điều khiển bằng tay (đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 05 cm nhưng không quá 40 cm)
8481.2010
5
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong không quá 2,5 cm) hoặc van làm bằng plastic (có đường kính trong từ 01 cm đến 2,5 cm)
8481.2020
0
Van dùng trong truyền động dầu thủy lực hay khí nén khác
8481.2090
0
Van kiểm tra (Van một chiều)
Van cản làm bằng gang đúc (đường kính trong cửa nạp từ 04 cm đến 60 cm)
8481.3010
0
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong từ 2,5 cm trở xuống)
8481.3020
2
Van làm bằng plastic (đường kính trong từ 01 cm đến 2,5 cm)
8481.3040
0
Van kiểm tra loại khác
8481.3090
0
Van an toàn hay van xả
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong từ 2,5 cm trở xuống)
8481.4010
5
Van làm bằng plastic (đường kính trong từ 01 cm đến 2,5 cm)
8481.4030
5
Van an toàn hay van xả khác
8481.4090
5
Thuế nhập khẩu
Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu van công nghiệp, thì các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải nộp những loại thuế phí như sau:
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế nhập khẩu hàng hóa
Thuế suất nhập khẩu của van công nghiệp các loại khá thấp, thường từ 8 – 10%. Thông thường sẽ có ba loại thuế nhập khẩu chính, được xác định dựa theo các nguyên tắc như sau:
Thuế nhập khẩu thông thường: Nếu nhập khẩu van công nghiệp từ những quốc gia chưa có quan hệ tối huệ quốc (MFN) với Việt Nam thì mức thuế nhập khẩu sẽ là thuế nhập khẩu thông thường.
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Nếu nhập khẩu van công nghiệp từ những quốc gia đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, thì mặt hàng đó có thể sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà Hiệp định có quy định.
Thuế nhập khẩu ưu đãi: Nếu nhập khẩu van công nghiệp mà không thuộc hai trường hợp ở trên (nghĩa là nhập khẩu từ những quốc gia có MFN và không có FTA đối với Việt Nam) thì hàng hóa sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ MFN với gần 200 quốc gia và quan hệ FTA với trên 50 quốc gia. Do đó, những quốc gia không có tối huệ quốc đối với Việt Nam là cực kỳ ít và hàng hóa được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dựa theo Hiệp định FTA đang ngày càng tăng lên.
Việc xác định thuế nhập khẩu rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp
Các bước làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp chi tiết
Bộ hồ sơ nhập khẩu van công nghiệp
Khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mà không có những chính sách gì đặc biệt, thì doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ Hải Quan thông thường.
Lưu ý: Van công nghiệp nằm trong diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông Vận tải. Theo đó, van công nghiệp nhập khẩu phải được làm Chứng nhận hoặc Công bố hợp chuẩn, hợp quy sau khi thông quan Hải Quan và trước khi được đưa ra thị trường (đối với những sản phẩm dùng cho tàu biển hoặc phương tiện thăm dò khai thác ở trên biển).
Bộ hồ sơ thủ tục cho van công nghiệp nhập khẩu được quy định rõ bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/3/2015 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018. Sau đây là những giấy từ, chứng từ quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý:
Chứng nhận xuất xứ – Certificate of Orignal (C/O)
Hồ sơ kiểm tra chất lượng (đối với loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực)
Catalogs, tài liệu kĩ thuật (nếu có)
Nhãn mác van công nghiệp
Hàng hóa khi được tiến hành nhập khẩu qua Hải Quan, bắt buộc phải được dán nhãn mác. Theo đó, nhãn mác cho van công nghiệp nhập khẩu sẽ thể hiện những nội dung sau đây:
Thông tin tên, tính chất, công dụng,… của lô hàng nhập
Thông tin tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lô hàng nhập
Thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng nhập
Việc chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ và dãn nhãn rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp
Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa
Thủ tục thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng với mặt hàng van công nghiệp được quy định tại Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH. Dưới đây là các bước làm đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu chi tiết:
#Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu
Bộ hồ sơ giấy tờ đăng ký kiểm tra chất lượng van nhập khẩu đã được quy định trong Nghị định số 154/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 09/11/2018. Sau khi đã có đầy đủ bộ hồ sơ thì doanh nghiệp có thể đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng nhập khẩu.
#Bước 2: Xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng
Khi đã nhận được hồ sơ đăng ký từ phía doanh nghiệp nhập khẩu, thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ xác nhận đơn đăng ký đó trong vòng 2 – 3 ngày làm việc. Khi có đơn đăng ký thì doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan và thực hiện các bước mang hàng hóa về để bảo quản.
#Bước 3: Tiến hành kiểm tra chất lượng
Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ không trực tiếp kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Chỉ các tổ chức được cấp phép kiểm tra chuyên ngành đối với loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực mới được phép tiến hành kiểm tra.
Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ đăng ký lên những tổ chức hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký thì những đơn vị kiểm tra này sẽ đến tiến hành kiểm tra chất lượng.
#Bước 4: Bổ sung kết quả hợp chuẩn hợp quy
Sau khi đã thực hiện kiểm tra chất lượng theo những tiêu chuẩn quy định thì tổ chức kiểm tra sẽ đưa ra quyết định và cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu Chứng thư đạt chuẩn.
Khi có Chứng thư này thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục bổ sung cho bên Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Lúc này, doanh nghiệp có thể đưa kết quả xác nhận để bổ sung cho phía Hải Quan và tiến hành thông quan cho hàng hóa.
Trên đây là những cơ bản để thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực. Còn đối với những loại van công nghiệp nhập khẩu khác thì không cần thiết phải làm bước kiểm tra chuyên ngành này.
Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp cần đăng ký kiểm định chất lượng
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu van công nghiệp
Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp đã được quy định cụ thể bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/3/2015 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018:
#Bước 1: Kê khai tờ khai Hải Quan
Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ, giấy tờ cho hàng van công nghiệp nhập khẩu như: Hợp đồng ngoại thương, Commercial Invoice, Packing List, vận đơn, C/O, thông báo hàng đến,…. và đã xác định được đúng mã HS code, thì doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhập các thông tin khai báo lên trên hệ thống của Hải Quan thông qua phần mềm ECUS5VNACCS.
#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan
Sau khi đã kê khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả của phân luồng tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp tiếp tục in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến tại Chi cục Hải Quan để tiến hành các bước mở tờ khai. Tùy theo loại phân luồng màu xanh, vàng hay đỏ mà sẽ thực hiện những bước mở tờ khai cho hàng van công nghiệp nhập khẩu phù hợp.
#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan
Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu phía Hải Quan không có thắc mắc hay vấn đề gì thì sẽ chấp nhận thông quan cho tờ khai. Doanh nghiệp nhập khẩu lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan để có thể mang lô hàng van công nghiệp nhập khẩu về kho bảo quản.
#Bước 4: Mang hàng hóa về và sử dụng
Tờ khai khi đã thông quan thì sẽ tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm những thủ tục cần thiết để di chuyển hàng về kho. Kết hợp với kết quả kiểm tra chất lượng bổ sung vào bộ hồ sơ cho phía Hải Quan để tiến hành thông quan hàng hóa, đối với loại van cần phải kiểm tra chất lượng.
Quy trình các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu van công nghiệp chi tiết
Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp
Trong quá trình doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp các loại thì cần phải chú ý một vài những điều sau đây, để thời gian thông quan diễn ra nhanh hơn và hạn chế những rủi ro:
Thuế phí nhập khẩu chính là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải hoàn thành đối với Nhà nước.
Van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực là mặt hàng cần phải làm kiểm tra chất lượng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.
Những chứng từ, giấy tờ gốc cần phải được chuẩn bị trước, để tránh tình trạng bị lưu container hay lưu bãi hàng hóa, gây tổn thất.
Với các loại van công nghiệp nhập khẩu thì buộc phải dán nhãn hàng hóa, theo quy định từ Thông tư số 43/2017/NĐ-CP.
Doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định đúng mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị Cơ quan chức năng xử phạt.
Mã HS của mặt hàng van công nghiệp có rất nhiều, điều này có thể sẽ dẫn tới việc chọn lựa sai mã HS. Do đó, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ lưỡng, để có thể áp được mã HS phù hợp với mặt hàng nhập khẩu của mình.
Tổng kết
Trên đây là những nội dung hữu ích khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mà doanh nghiệp cần lưu ý. Hãy đọc kỹ thông tin để tối ưu thời gian và quy trình nhập khẩu, tránh mắc phải sai sót khi thực hiện các bước nhập khẩu. Nếu cần sự hỗ trợ từ bên thứ ba, thì Finlogistics chính là cái tên không thể phù hợp hơn.
Chúng tôi với kinh nghiệm 10 năm trong việc thông quan hàng hóa qua Hải Quan, xử lý những giấy tờ khó và thực hiện vận chuyển hàng hóa với đa dạng phương thức, sẽ hoàn thành đơn hàng của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất!