6-quy-tac-ma-hs-code-1200x686.jpg

Thủ tục hải quan là quá trình tương đối phức tạp. Việc hiểu rõ và thông thạo 6 quy tắc áp mã HS sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc thực hiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Hãy cùng Fin Logistics tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Mã HS code là gì?

Tổng hợp 6 quy tắc áp mã HS chính xác và dễ hiểu
Mã HS là gì?

Mã HS code là mã phân loại hàng hóa theo chuẩn quốc tế. Dùng để xác định thuế xuất nhập khẩu hàng hóa. Mã HS code đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố gây nhiều tranh cãi giữa doanh nghiệp và đơn vị hải quan. Nguyên nhân đến từ sự bất đồng về mã HS hàng hóa.

Do đó, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam cần tuân theo 6 quy tắc áp mã HS. Cụ thể, các quy tắc được áp dụng theo thứ tự. Khi không áp dụng được quy tắc này mới chuyển sang quy tắc tiếp theo.

6 quy tắc áp mã HS được áp dụng hiện nay

CO form E là gì? Quy định và điều kiện cấp CO form E trong xuất nhập khẩu

Quy tắc 1

Tên của các phần, chương và phân chương được dùng cho mục đích tra cứu. Và không có giá trị pháp lý để phân loại hàng hóa. Việc phân loại hàng hóa sẽ dựa trên nội dung của từng nhóm và chú giải từ các phần, chương liên quan theo quy chuẩn.

Tên của các phần, chương và phân chương mang tính định hướng khái quát, chưa đủ căn cứ để xác định mã HS. Thay vào đó, các yếu tố quan trọng để thực hiện phân loại bao gồm:

  • Nội dung cụ thể của từng nhóm
  • Chú giải, giải thích trong phần, chương

Ví dụ: Sản phẩm ngựa thuần chủng nhằm mục đích nhân giống -> Trong biểu thuế hiện có mục định danh cụ thể là “ngựa thuần chủng nhằm mục đích nhân giống”, đồng thời chú giải chương không có quy định khác cho sản phẩm nên chúng ta có thể áp mã 01012100

Quy tắc 2

Quy tắc thứ 2 trong 6 quy tắc áp mã HS được chia thành các nhóm nhỏ như sau

Quy tắc 2.a: Sản phẩm chưa được hoàn thiện

  • Với sản phẩm chưa hoàn thiện, thiếu các bộ phận nhưng đã sở hữu đặc tính hoặc công dụng tương tự sản phẩm hoàn thiện. Mã sẽ áp mã HS theo sản phẩm hoàn thiện.

Ví dụ: Ô tô được tháo rời bánh xe vẫn được áp mã HS theo xe ô tô.

  • Với sản phẩm đi kèm các bộ phận tháo rời, trong khi các phần tháo rời đó có thể lắp ráp thành mặt hàng hoàn thiện. Mã sẽ áp mã HS theo sản phẩm hoàn thiện.

Ví dụ: Để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, doanh nghiệp tháo rời từng bộ phận của xe ô tô. Thì các bộ phận đó vẫn được áp mã HS theo xe ô tô.

Quy tắc 2.b: Hỗn hợp, hợp chất, nguyên liệu hoặc các chất

Các mặt hàng nguyên liệu, chất liệu sẽ được áp dụng theo quy tắc này. Cụ thể, hỗn hợp hoặc hợp chất của nguyên liệu, các chất cùng 1 nhóm thì sẽ được phân loại theo nhóm đó.

Ví dụ: Chất A nằm trong nhóm 1, chất B cũng là nhóm 1 -> Hỗn hợp A + B sẽ thuộc nhóm 1 

Quy tắc 3

Quy tắc 3.a: Sản phẩm nằm ở nhiều nhóm

Mặt hàng có liên quan đến nhiều nhóm thì nhóm sở hữu mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn so với các nhóm khái quát.

Ví dụ: Máy cạo râu, tông đơ động cơ điện được phân ở nhóm 85.10. Quy định cụ thể là máy cạo râu, tông đơ điện cắt tóc hoặc các dụng cụ cắt tóc có động cơ điện. Thay vì nhóm 84.67 (quy định các dụng cụ cầm tay có lắp đặt động cơ điện).

Quy tắc 3.b: Sản phẩm gồm nhiều nguyên liệu khác biệt

Mặt hàng được cấu thành từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Nếu không thể phân loại theo quy tắc 3.a thì phân loại theo bộ phận chính tạo ra đặc tính cơ bản của sản phẩm.

Ví dụ: Cửa nhôm có mã 76.10 trong khi tay nắm thép của có mã 73.26 -> Áp sản phẩm theo công dụng chính là cửa nhôm 76.10

Quy tắc 3.c: Sản phẩm gồm nhiều bộ phận khác nhóm

Trong trường hợp hàng hóa không thể sắp xếp vào nhóm 3.a hoặc 3.b thì chúng ta phân loại hàng hóa vào nhóm thứ tự sau cùng trong các nhóm cùng được xem xét.

Quy tắc 4

Mặt hàng không thể phân loại theo các quy tắc trên thì sẽ được phân loại theo mặt hàng giống với chúng nhất.

Quy tắc 5

Quy tắc 5.a: Bao bì tích hợp sản phẩm

Quy định các loại bao bì tương thích hoặc được chế tạo hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa. Có thể dùng xuyên suốt vòng đời sản phẩm sẽ được phân vào nhóm cùng với sản phẩm. Trừ những loại bao bì đặc biệt, nổi trội hơn sản phẩm như hộp mắt kính bằng vàng, hộp đựng thìa bằng bạc…

Ví dụ: Hộp nhựa trang sức, bao vải máy ảnh… 

Quy tắc 5.b: Bao bì thông thường

Quy tắc chỉ những loại bao bì thường gặp như túi nilon, carton… sẽ được áp theo mã HS của hàng hóa. 

Quy tắc 6

Quy tắc cuối cùng trong 6 quy tắc áp mã HS giúp đảm bảo tính pháp lý. Phân loại hàng hóa phải được xác định phù hợp nội dung của từng nhóm và các chú giải liên quan. Với quy tắc thứ 6, các chú giải phần, chương sẽ được áp dụng. Trừ khi nội dung mô tả có yêu cầu đặc biệt khác.

> Có thể bạn quan tâm

CÁCH TRA MÃ HS CODE CHÍNH XÁC NHẤT 2023

NHẬP KHẨU CHÍNH NGẠCH LÀ GÌ? CÁC LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU CHÍNH NGẠCH TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

Phía trên đây là 6 quy tắc áp mã HS hiện đang được áp dụng theo pháp luật hải quan. Để được tư vấn thêm dịch vụ thực hiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu, giải pháp xuất nhập khẩu quốc tế, kinh nghiệm mua hàng Trung Quốc… Hãy liên hệ Fin Logistics để được tư vấn ngay.

  • Email: info@fingroup.vn
  • Hotline: +84389505083