ETA-la-gi.jpg

Trong logistics, việc vận chuyển diễn ra suôn sẻ và thời gian hàng đến đúng lộ trình là điều mong muốn của khách hàng. Việc nắm bắt thời gian lịch trình của tàu vô cùng quan trọng. Chính vì thế bạn phải hiểu được thuật ngữ ETA trong vận chuyển. Vậy ETA là gì? Tham khảo bài viết sau.

ETA là gì?

ETA (viết tắt của từ Estimated Time of Arrival) là thời gian dự kiến cảng đích. Hay hiểu cụ thể hơn là thời gian tàu, phương tiện vận chuyển dự kiến đến cảng đích. Ước tính thời gian để cung cấp cho khách hàng, giúp khách hàng ước tính thời gian hàng về.

ETA là gì?
ETA là gì?

Tuy nhiên đây chỉ là ước tính, ETA phụ thuộc vào nhiều tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển. Ví dụ như điều kiện thời tiết, bão, gió… một số rủi ro không lường trước được.

ETA cũng được sử dụng trong lĩnh vực hậu cần – là thời gian ước tính cho việc đến điểm cuối trong hành trình vận chuyển. Hay trong lĩnh vực sửa chữa thiết bị – thông tin cung cấp cho khách hàng thời gian dự kiến chuyên gia dịch vụ sẽ đến.

Vai trò của ETA

Vai trò chính của ETA trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa đó chính là việc đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn. Giúp các nhà sản xuất, doanh nghiệp tránh tình trạng hết hàng, không cung cấp đủ hàng cho khách. Tránh tình trạng phải dừng công việc sản xuất do chậm trễ không lấy được hàng.

Giúp duy trì độ uy tín trong dịch vụ đối với các doanh nghiệp hay công ty vận chuyển. Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ việc cải thiện tình trạng trì trệ giao thông.

ETA là thời gian dự kiến, mang tính kế hoạch nên thường có sự sai lệch so với thời gian thực. Chính vì vậy chủ hàng cần thường xuyên cập nhập lịch trình và thông tin giao hàng để chủ động về kế hoạch giao nhận.

Phân loại ETA

Trong xuất nhập khẩu, ETA được phân thành 2 loại ( dựa theo hình thức vận tải):

ETA trong hàng hải (đường biển)

Đây là hình thức sử dụng phương tiện chuyên chở là các tàu chở hàng. Việc sử dụng tàu giúp đáp ứng được tất cả các nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt không bị áp lực thời gian hay số lượng hàng hóa.

ETA trong vận tải

Trong vận tải, thời gian dự kiến hàng đến nơi được chia làm 2 loại:

Vận chuyển bằng đường hàng không

Hình thức vận chuyển bằng đường hàng không có lợi thế về thời gian vận chuyển. Đảm bảo hàng hóa được giao nhận nhanh, hạn chế nhiều vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển. Tuy nhiên, phí vận chuyển cao và khối lượng vận chuyển bị hạn chế.

Vận chuyển bằng đường bộ

Hình thức vận chuyển bằng đường bộ có thể sử dụng phương tiện như ô tô, xe tải, xe container… Do đó đảm bảo tính linh hoat, cơ động. Tuy nhiên bị giới hạn về khối lượng vận chuyển hàng hóa và ảnh hưởng nhiều về môi trường bên ngoài.

ETA là gì?
ETA là gì?

Yếu tố ảnh hưởng đến ETA

Thời gian hàng đến điểm đích bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan hay chủ quan. Tùy thuộc vào phương tiện vận chuyển cũng có những yếu tố đi kèm. Có thể kể tới như:

  • Phương tiện vận chuyển: mỗi loại phương tiện dùng để chuyên chở hàng đều có tốc độ di chuyển khác nhau. Ví dụ vận chuyển bằng máy bay sẽ nhanh hơn bằng xe khách.
  • Khối lượng hàng hóa: khối lượng hàng có ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển của phương tiện. Vận chuyển càng nhiều thì tốc độ di chuyển càng chậm.
  • Môi trường bên ngoài: ảnh hưởng bởi thời tiết xấu như mưa, bão, … đều khiến tốc độ vận chuyển bị chậm lại hay thậm chí gián đoạn.
  • Yếu tố con người: những yếu tố ảnh hưởng có thể kể tới như bốc xếp hàng hóa chậm, xử lý thông tin, thủ tục chậm khiến thời gian xuất phát chậm từ đó gây ảnh hưởng đến thời gian đến điểm đích.
  • Loại hàng gửi đi: Tùy thuộc vào loại hàng gửi để lựa chọn phương tiện và cách thức vận chuyển phù hợp. Ví dụ hàng dễ hư hỏng hay có thời hạn thì cần vận chuyển nhanh. Hàng khó hư hỏng, không có thời hạn sử dụng… có thể lựa chọn vận chuyển an toàn và tiết kiệm chi phí.

Bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nhập khẩu chính ngạch… liên hệ ngay Fin logistics để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất.


thu-tuc-hai-quan-la-gi-1.jpg

Thủ tục hải quan là thứ rất quan trọng đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy thủ tục hải quan là gì? Cách thực hiện nó như thế nào? Hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé!

Thủ tục hải quan là gì

Thủ tục hải quan là gì? Quy trình thực hiện thủ tục hải quan

Theo pháp luật Việt Nam, thủ tục hải quan bao gồm tất cả các công việc cần thực hiện để thông quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.

Tại khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan năm 2001 quy định: “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện sao theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”

Tóm lại, ta có thể đưa ra khái niệm đầy đủ về thủ tục hải quan như sau: “Thủ tục hải quan là công việc mà người khai hải quan (chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải hoặc người được làm chủ hàng hóa, phương tiện vận tải ủy quyền) và công chức hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.”

Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Thủ tục hải quan là gì? Quy trình thực hiện thủ tục hải quan

Bước 1: Khai báo hải quan nhập khẩu

Trước khi nhập khẩu hàng hóa, người nhập khẩu cần chú ý xác định diện nhập khẩu của hàng hóa và tiến hành khai báo đầy đủ trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Cần lưu ý một số loại hàng hóa cần phải kiểm tra chất lượng/kiểm dịch/ xin giấy phép nhập khẩu trước khi tiến hành nhập khẩu.

Bước 2: Kiểm tra kỹ bộ chứng từ nhập khẩu

Bộ hồ sơ nhập khẩu rất quan trọng, chúng được coi là “Giấy phép thông hành” hợp pháp của hàng hóa. Thông thường, một bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
– Invoice
– Packing List
– Bill of Lading
– Tờ khai hải quan
– C/O (Nếu có)

Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan 

Tờ khai hải quan là chứng từ vô cùng quan trọng trong quy trình làm thủ tục hải quan. Bất kỳ hàng hóa nào muốn nhập khẩu đều cần tờ khai hải quan có dấu và chữ ký của các bên. Doanh nghiệp chỉ được tiến hành các bước thông quan sau khi tờ khai hải quan được truyền đi và được Hải quan phân luồng, kiểm tra rõ ràng.

Bước 4: Nhận lệnh giao hàng

Để lấy hàng khỏi cảng thì người khai hải quan cần có lệnh giao hàng. Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ cần thiết, người khai hải quan sẽ tiến hành nộp tiền và chờ đợi đến lượt sau đó tiến hành giao hàng.

Bước 5: Cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ hải quan

Sau khi hoàn thiện các bước trên, hàng hóa sẽ được hệ thống phân luồng thành cách màu đỏ, xanh, vàng. Cụ thể:

Luồng vàng: Giấy tờ của lô hàng sẽ được bộ phận Hải quan kiểm tra kỹ càng.

Luồng đỏ: Doanh nghiệp tiến hành in tờ khai và xin dấu và nộp thuế.

Luồng đỏ: Hải quan sẽ xem xét hàng hóa thực tế có giống như trên giấy tờ đã khai báo hay không.

Bước 6: Đóng thuế và hoàn tất các bước cuối cùng

Người làm thủ tục tiến hành nộp thuế theo quy định để hoàn tất các khâu cuối cùng. Một số loại thuế cần chú ý gồm: thuế nộp ngay, thuế bảo lãnh…

Bước 7: Tiến hành vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi hoàn tất thủ tục, doanh nghiệp tiến hành các phương án để vận chuyển hàng hóa về kho sao cho thuận tiện nhất. Hiện nay, với các kiện hàng lớn, ô tô container đang được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn nhờ tính tiện dụng và nhanh gọn.

>> Có thể bạn quan tâm

THANH TOÁN T/T LÀ GÌ?

HS CODE LÀ GÌ? CÁCH TRA MÃ HS CODE CHÍNH XÁC NHẤT 2023

THANH TOÁN LC LÀ GÌ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU?

Để việc xuất nhập khẩu hàng hóa được thuận tiện và nhanh chóng, doanh nghiệp cần nắm rõ và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ để làm thủ tục. Bạn có thể thực hiện các thủ tục này tại các chi cục hải quan tại cửa khẩu hoặc ngoài cửa khẩu. Trên đây là những kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan bạn cần nắm rõ. Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết!


thanh-toan-tt-la-gi-2.jpg

Thanh toán T/T là một trong những phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Phương thức này được sử dụng nhiều bởi sự tiện lợi, nhanh chóng trong hoạt động mua bán. Thường phù hợp với những hợp đồng giá trị không quá lớn. Vậy thanh toán T/T là gì? Quy trình thanh toán T/T như thế nào cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây bạn nhé!

Thanh toán T/T là gì?

Thanh toán tt là gì? Quy trình thực hiện thanh toán tt trong xuất nhập khẩu
Thanh toán tt là gì?

Thanh toán chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer) hay còn gọi là phương thức thanh toán T/T. Đây là một hình thức nằm trong các phương thức thanh toán quốc tế.

Thanh toán T/T là phương thức thanh toán theo đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiền nhất định cho người được hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex) trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền. 

Thanh toán T/T dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi: bên mua thì nhận được đúng hàng, đủ số lượng, còn bên bán nhận được tiền đầy đủ, nhanh chóng.

Có 2 hình thức chuyển tiền:

  • Chuyển tiền trả trước (TTR): nhà nhập khẩu thanh toán trước một khoản tiền cho bên xuất khẩu trước khi giao hàng.
  • Chuyển tiền sau (TT after shipment): Nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán sau khi nhà nhập khẩu nhận hàng.

Các bên tham gia phương thức thanh toán T/T

  • Người chuyển tiền (Remitter): người mua, người nhập khẩu.
  • Người thụ hưởng: Người bán, người xuất khẩu
  • Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): ngân hàng phục vụ cho bên chuyển tiền
  • Ngân hàng đại lý (Agent bank): đây là ngân hàng phục vụ cho người hưởng thụ và thường có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền.

Quy trình thanh toán T/T

Thanh toán tt là gì? Quy trình thực hiện thanh toán tt trong xuất nhập khẩu
Quy trình thực hiện thanh toán TT trong xuất nhập khẩu

Bước 1: Bên xuất khẩu giao hàng hoặc dịch vụ cùng bộ chứng từ cho bên nhập khẩu.

Bước 2: Bên nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ đến ngân hàng chuyển tiền yêu cầu thanh toán cho bên xuất khẩu.

Trong đó bộ hồ sơ bao gồm:

  • Lệnh chuyển tiền, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ ( trường hợp chuyển tiền trả trước)
  • Lệnh chuyển tiền, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ, tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại, vận đơn (trường hợp chuyển tiền trả sau)

Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu thấy hợp lệ và đầy đủ khả năng chi trả thì ngân hàng của người nhập khẩu sẽ thanh toán tiền cho người hưởng lợi và gửi giấy báo nợ (Giấy báo đã thanh toán cho người nhập khẩu).

Bước 4: Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu.

>> Có thể bạn quan tâm

THANH TOÁN LC LÀ GÌ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU?

HS CODE LÀ GÌ? CÁCH TRA MÃ HS CODE CHÍNH XÁC NHẤT 2023

Ưu điểm và rủi ro của phương thức thanh toán T/T

3.1 Ưu điểm phương thức thanh toán T/T

  • Thanh toán đơn giản, quy trình nghiệp vụ dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả.
  • Chi phí thanh toán T/T qua ngân hàng tiết kiệm hơn các phương thức thanh toán khác. Ví dụ như phương thức thanh toán L/C.
  • Chuyển tiền trả trước sẽ thuận lợi hơn cho nhà xuất khẩu. Vì nhận được tiền trước khi giao hàng sẽ không lo nhà nhập khẩu chi trả chậm.
  • Chuyển tiền trả sau sẽ thuận lợi hơn cho nhà nhập khẩu. Vì sẽ kiểm tra được số lượng cũng như chất lượng hàng hoá trước khi thanh toán tiền. 
  • Trong phương thức thanh toán T/T, Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để nhận thủ tục phí( hoa hồng) và không bị ràng buộc. 

3.2 Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán T/T

Bên cạnh nhiều ưu điểm như nhanh chóng, tiện lợi, việc sử dụng hình thức thanh toán T/T cũng chứa nhiều rủi ro rất lớn. Việc trả tiền phụ thuộc vào người mua. Nếu dùng hình thức thanh toán này, quyền lợi của bên bán sẽ không được đảm bảo. 

Đối với phương thức thanh toán trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua. Người xuất khẩu có thể không chuyển hàng, chuyển hàng kém chất lượng ngay cả khi đã được thanh toán. Làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động. Phương thức thanh toán này gây ra nhiều khó khăn cho người mua. Nên họ thường ít khi chấp nhận thanh toán trước khi nhận được hàng. 

Đối với phương thức chuyển tiền sau mang lại bất lợi cho nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu có thể từ chối không nhận hàng. Khi đó mọi chi phí vận chuyển sẽ do nhà xuất khẩu chi trả. Nếu như nhà nhập khẩu chậm lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền thanh toán chậm hơn dự định. Dẫn đến nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm và ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. 

Do những rủi ro mà phương thức thanh toán T/T mang lại mà phương thức này chỉ được sử dụng trong trường hợp bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đã có sự tin tưởng, hợp tác lâu dài, thanh toán những chi phí nhỏ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hình thức thanh toán T/T/. Hi vọng với những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp cho bạn hình dung rõ và thực hiện hình thức thanh toán trên một cách thành thạo. Chúc bạn thành công!


thanh-toan-lc-la-gi-2-1200x686.jpg

Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau được sử dụng như phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức thanh toán nhờ thu trơn… Trong đó, phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là phương thức thanh toán chứng từ (Letter of credit – L/C). Vậy thanh toán LC là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để hiểu hơn về phương thức thanh toán này nhé?

Thanh toán LC là gì? 

Thanh toán LC là gì? Thanh toán LC đóng vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu? đây là câu hỏi luôn được các bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu đặc biệt quan tâm
Thanh toán LC là gì?

Thanh toán LC là gì? Thanh toán LC đóng vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu? Đây là câu hỏi luôn được các bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu đặc biệt quan tâm. Thanh toán LC là hình thức thanh toán phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là hình thức mà ngân hàng sẽ thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian quy định. Người xuất khẩu sau khi xuất trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C sẽ được thanh toán tiền.

Đây là phương thức thanh toán an toàn cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu. Người xuất khẩu sẽ không lo bị bùng tiền hay thanh toán thiếu. Nhưng đổi lại phương thức thanh toán L/C sẽ phải tốn chi phí hơn nhiều so với các hình thức thanh toán khác. Thời gian thực hiện thanh toán chậm. Nên kông phù hợp với công ty nhỏ và có ít kinh nghiệm. 

Các bên tham gia hình thức thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C)

Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hoá. 

Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hoá.

Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho bên nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho bên nhập khẩu.

Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): Là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.

Ngoài ra còn có thể có ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank). Tuỳ thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự uỷ nhiệm của ngân hàng mở L/C.

Quy trình thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C)

Thanh toán LC là gì? Thanh toán LC đóng vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu? đây là câu hỏi luôn được các bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu đặc biệt quan tâm
Quy trình thanh toán LC

Sau khi hiểu rõ Thanh toán LC là gì? hãy cùng tìm hiểu quy trình thanh toán LC như thế nào. Quy trình thanh toán thư tín dụng chứng từ gồm 9 bước như sau:

Bên bán và bên mua ký kết hợp đồng ngoại thương. Trong hợp đồng ngoại thương bên bán và bên mua phải chấp nhận phương thức thanh toán L/C. 

  1. Bên mua dựa vào hợp ký kết với bên bán. Làm hồ sơ xin mở tín dụng chứng từ gửi đến ngân hàng phát hành (Issuing Bank). 
  2. Ngân hàng phát hành (Issuing bank) sẽ xem xét. Nếu chấp thuận sẽ gửi thư tín dụng chứng từ cho ngân hàng thông báo (Advising bank) để gửi cho người bán (người xuất khẩu). Ngân hàng thông báo phải có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành. Như vậy ngân hàng thông báo mới có khả năng kiểm tra tính chân thực của thư tín dụng chứng từ. 
  3. Ngân hàng thông báo sẽ đánh giá thư tín dụng chứng từ (L/C) và chuyển thư tín dụng chứng từ (L/C) bản gốc đến bên bán. Bên bán kiểm tra khả năng đáp ứng thư tín dụng chứng từ (L/C). Đồng thời có thể đề nghị chỉnh sửa (nếu cần).
  4. Người bán (người xuất khẩu) tiến hành kiểm tra thư tín dụng chứng từ (L/C). Nếu mọi thứ đã đúng thì sẽ giao hàng cho người nhập khẩu.
  5. Sau khi giao hàng, người bán (người xuất khẩu) sẽ chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ để chuyển cho Ngân hàng thông báo (Advising Bank) và kèm theo chứng từ là thông báo đòi tiền. 
  6. Sau khi nhận bộ chứng từ, Ngân hàng thông báo có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ. 
  7. Sau khi nhận được bộ chứng từ, Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra bộ chứng từ. Sau khi kiểm tra Ngân hàng phát hành sẽ gửi kết quả kiểm tra đến Ngân hàng thông báo.
  8. Sau quá trình này, Ngân hàng phát hành đã có bộ chứng từ trong tay. Nếu bộ chứng từ sai thì Ngân hàng thông báo có trách nhiệm yêu cầu tu chỉnh. Nếu hợp lệ thì Ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo cho người bán (người xuất khẩu) và thanh toán.
  9. Khi Ngân hàng thông báo đã thanh toán cho bên bán (người xuất khẩu). Ngân hàng phát hành sẽ phát hành thanh toán đến người mua (người nhập khẩu).

>> Có thể bạn quan tâm

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THÔNG QUAN TỜ KHAI TẠI FIN LOGISTICS 2023

FCL LÀ GÌ – QUY TRÌNH NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN HÀNG FCL

Hi vọng với bài viết trên bạn đã có đáp án cho câu trả lời Thanh toán LC là gì? Qua đó hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán quốc tế này. Nếu còn những thắc mắc về câu hỏi Thanh toán LC là gì? Hãy để lại bình luận để cùng trao đổi bạn nhé. 

Hoặc liên hệ:

Hotline: 0389 505 083

Email: info@fingroup.vn


nhap-khau-chinh-ngach-1-1200x686.jpg

Đối với những ai làm xuất nhập khẩu chắc có lẽ cũng đã từng nghe qua cụm từ “chính ngạch”. Vậy chính ngạch là gì? Nhập khẩu chính ngạch là gì? Nhập chính ngạch bao gồm những loại hàng hoá nào? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên ở bài viết dưới đây nhé!

Chính ngạch là gì?

Chính ngạch là cụm từ mô tả hình thức mua bán thương mại mang tính quốc tế cao. Bên mua và bên bán ở hai quốc gia khác nhau, không nhất thiết rằng bên mua và bên bán phải có cùng một đường biên giới. 

Đây là hình thức giao dịch không chỉ dành cho mỗi doanh nghiệp, công ty lớn mà dành cho tất cả mọi người, miễn là có nhu cầu và đầy đủ điều kiện pháp lý.

Tại Việt Nam, mua bán chính ngạch là hình thức mà các công ty, doanh nghiệp trong nước ký những hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài. Việc ký kết hợp đồng sẽ dựa vào các hiệp định cam kết giữa các quốc gia với nhau theo thông lệ quốc tế. 

Nhập khẩu chính ngạch là gì? 

Nhập khẩu chính ngạch là gì? Các loại hình nhập khẩu chính ngạch

Khái niệm

Nhập khẩu chính ngạch là hình thức giao thương, mua bán quốc tế bằng hợp đồng ngoại thương giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài. Việc giao dịch này tuân thủ theo Hiệp định thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia, hoặc giữa quốc gia với các khu vực, hiệp hội kinh tế theo thông lệ quốc tế.

Đối với nước ta, các nước có thể nhập chính ngạch hàng hóa vào Việt Nam là những nước có đường biên giới sát Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia .

Hàng hoá nhập chính ngạch

Những hàng hóa khi nhập chính ngạch về Việt Nam đều thuộc nhóm mặt hàng nhà nước cho phép. Đặc biệt những loại hàng hóa thuộc danh mục cấm thì tuyệt đối không. Hàng hoá nhập qua đường chính ngạch thường được kiểm tra kỹ càng theo quy định của các cơ quan chuyên ngành với các tiêu chí như: số lượng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép, chứng từ hàng hoá…

Hình thức này phù hợp với những công ty, doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng hoá với số lượng lớn. Tuy nhiên, hình thức này cũng mất nhiều thời gian và chi phí. 

Ưu điểm nhập chính ngạch

  • Hàng hoá được đảm bảo được tính pháp lý đầy đủ, minh bạch. Nhờ đó hạn chế rủi ro bị thu giữ bởi cơ quan chức năng.
  • Giá trị nhập khẩu lớn, không bị giới hạn. 
  • Toàn bộ quá trình nhập khẩu được ghi rõ trong hồ sơ nhập khẩu. Do đó sẽ tạo sự uy tín về hàng hoá đối với khách hàng sau này. 
  • Phù hợp với các mặt hàng có giá trị cao do tính vận chuyển quốc tế an toàn, đảm bảo.
  • Mức độ ổn định cao, đảm bảo quyền lợi giữa người mua và người bán bằng hợp đồng thương mại.

Nhược điểm nhập chính ngạch

  • Thủ tục khá phức tạp, tốn nhiều thời gian mới thông quan được hàng hoá. 
  • Chi phí cao do mức phí hải quan và các chi phí phát sinh khác. 
  • Hàng hoá bị kiểm soát chặt chẽ do đó sẽ ít linh hoạt các loại mặt hàng. 

>> Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ thông quan tờ khai 2023

Bảng giá nhập khẩu chính ngạch tại Fin Logistics

Các loại hình nhập khẩu chính ngạch

Nhập khẩu chính ngạch là gì? Các loại hình nhập khẩu chính ngạch

Nhập khẩu chính ngạch có 2 loại hình chính được sử dụng phổ biến hiện nay: trực tiếp và qua uỷ thác.

Nhập khẩu chính ngạch trực tiếp

Với hình thức này, công ty hoặc doanh nghiệp của bạn sẽ phải đứng tên trực tiếp trong tờ khai hải quan tại mục người nhập khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp của bạn cũng phải trực tiếp đàm phán và giao dịch với bên bán tại nước ngoài. 

Bạn sẽ phải chuẩn bị toàn bộ thủ tục nhập khẩu. Do đó nếu có bất kỳ rủi ro nào liên quan đến thông quan, thuế bạn sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ. 

Nhập khẩu chính ngạch qua uỷ thác

Bạn sẽ phải nhờ một đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics để giao dịch và nhập khẩu nếu sử dụng loại hình nhập khẩu chính ngạch qua uỷ thác. Đơn vị này sẽ thay bạn lo hết các thủ tục hải quan. Đồng thời tên ở tờ khai nhập khẩu chính ngạch cũng sẽ là của đơn vị đó. 

Bạn chỉ cần phối hợp với đơn vị trung gian này làm giấy chứng nhận uỷ thác cho họ. Sau đó họ sẽ làm các thủ tục thông quan. Cuối cùng bạn sẽ nhận được hoá đơn đỏ hợp pháp của lô hàng cùng với các chứng từ nhập khẩu liên quan. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian nếu như sử dụng hình thức này. 

Liên hệ ngay Fin Logistics nếu như bạn đang có nhu cầu nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam để được tư vấn và nhận báo giá ưu đãi.

Hotline: 0389 505 083

Email: info@fingroup.vn