Xe lăn là phương tiện di chuyển có hai bánh lớn hai bên và hai bánh nhỏ phía trước, dành cho người bệnh, người già. Như những thiết bị y tế khác, xe lăn cũng được nhập khẩu từ nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu,… Từ đó, nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu xe lăn cũng trở nên tăng mạnh trong những năm gần đây.
Thế nhưng quy trình nhập hàng cũng như những quy định của Nhà nước đối với mặt hàng này cũng là một vấn đề không dễ, đặc biệt là đối với những tổ chức, doanh nghiệp lần đầu thực hiện. Tuy nhiên, những nội dung, thông tin dưới đây do Finlogistics tổng hợp sẽ giúp phía doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những bước mang hàng hóa xe lăn nhập khẩu về tới thị trường trong nước.
Thủ tục nhập khẩu xe lăn
(20/09/2023)
Nội dung chính
Chính sách của Nhà nước đối với hàng hóa xe lăn nhập khẩu
Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu xe lăn cần chú ý những Thông tư, Văn bản của Nhà nước đưa ra, bao gồm:
Văn bản 43/2021/TT-BTC ban hành ngày 11/06/2021, hướng dẫn thi hành thuế giá trị gia tăng
Từ những Chính sách trên của Nhà nước thì mặt hàng xe lăn nhập không thuộc Danh mục nhóm hàng hóa bị cấm xuất khẩu. Ngoài ra, còn có một vài lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng này:
Cần thực hiện phân loại thiết bị y tế và Công bố sản phẩm
Cần thực hiện dán nhãn hàng hóa (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
Cần xác định đúng mã HS code để tránh bị phạt
Hơn nữa, hàng hóa xe lăn nằm trong mục mặt hàng dành cho người khuyết tật, do đó được hưởng mức thuế VAT là 0%, thuế nhập khẩu tùy theo mã HS code.
Mã HS là những dãy số code được dùng cho toàn bộ hàng hóa trên thế giới. Sự khác nhau nằm ở phần đuôi dãy số, thể hiện mã vùng quốc gia. Do đó, 6 số đầu của mã HS của một loại hàng hóa là giống nhau. Hơn nữa, việc xác định đúng mã HS cũng rất quan trọng. Nếu làm sai, bên nhập khẩu sẽ bị chịu mức phạt ít nhất là 2.000.000 VNĐ (theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP).
Xe lăn có động cơ hoặc cơ cấu đẩy kiểu cơ khí: 8713 1000
Những loại xe lăn khác: 8713 9000
Thủ tục nhập khẩu xe lăn
Hồ sơ Hải Quan
Theo đó, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BTC đã đưa ra những quy định về Hồ sơ Hải Quan. Trong đó, bộ hồ sơ thông quan cho hàng hóa xe lăn nhập khẩu đầy đủ và chi tiết phải bao gồm những thành phần sau:
Những chứng từ khác sẽ được bên Hải Quan yêu cầu bổ sung khi cần thiết. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý hoàn thiện kịp thời bộ hồ sợ đúng hạn và chỉnh sửa, bổ sung như bên Hải Quan và Sở Y tế yêu cầu.
Với mặt hàng xe lăn nhập khẩu, các bước đăng ký phân loại và Công bố sản phẩm sẽ theo trình tự như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử
Trước khi đưa trang thiết bị y tế loại A (xe lăn) lưu thông bên ngoài thị trường, thì các tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng có trách nhiệm nộp đầy đủ bộ hồ sơ Công bố về Sở Y tế, nơi bên nhập khẩu đặt trụ sở kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận thông tin phản hồi và tiến hành bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ gửi về (bao gồm cả giấy từ xác nhận đã nộp phí), Sở Y tế sẽ đăng tải số Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A (xe lăn) công khai ở trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế và hồ sơ Công bố tiêu chuẩn của bên nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu xe lăn
Quy trình nhập khẩu xe lăn
Các bước làm thủ tục nhập khẩu xe lăn cũng không khác gì những mặt hàng khác và được quy định cụ thể tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung từ Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm:
Bước 1: Tiến hành thực hiện Công bố thiết bị y tế loại A
Bước 2: Kê khai Tờ khai Hải Quan
Sau khi đã có đầy đủ các chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu như: Commercial Invoice, Packing list, Vận đơn đường biển (B/L), Chứng nhận xuất xứ (C/O), Kết quả phân loại thiết bị y tế, Mã HS code và Thông báo hàng cập cảng,…thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể nhập nội dung, thông tin khai báo lên hệ thống phần mềm của Hải Quan.
Bước 3: Mở Tờ khai Hải Quan
Sau khi đã kê khai xong Tờ khai Hải Quan, hệ thống phần mềm của Hải Quan sẽ trả lại kết quả phân luồng của tờ khai. Bên nhập khẩu sẽ tùy theo phân luồng xanh, vàng và đỏ mà tiếp tục thực hiện những bước mở Tờ khai thích hợp.
Bước 4: Thông quan hàng hóa, sản phẩm
Sau khi đã tiến hành kiểm tra xong xuôi hồ sơ, nếu không có gì thắc mắc thêm thì các cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Lúc này, bên nhập khẩu có thể bắt đầu đóng thuế phí nhập khẩu để vận chuyển hàng hóa.
Có thể thấy rằng, tuy hàng hóa xe lăn nhập khẩu không nằm trong danh mục những sản phẩm bị cấm hay khó thông quan, nhưng những bước làm thủ tục nhập khẩu xe lăn cũng cần các tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu chú ý nhiều vấn đề. Để tránh xảy ra sai sót hoặc phải nộp phạt, quý khách hàng và doanh nghiệp hãy đọc kỹ bài viết này và thực hiện đúng theo quy trình. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay vấn đề nào liên quan, xin hãy liên hệ cho Finlogistics để được giải đáp và hỗ trợ sớm nhất!!!
Kể từ sau khi đại dịch Covid-19 qua đi, thì nhu cầu mua bán và sử dụng cáng y tế tăng đột biến, hỗ trợ rất lớn trong việc thuyên chuyển người bệnh. Mặt hàng cáng y tế ở Việt Nam đến từ khá nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Hoa kỳ, Nhật Bản,… Do đó, nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng muốn chen chân vào lĩnh vực này để tìm hiểu các thủ tục nhập khẩu cáng y tế, nhằm mục đích kinh doanh.
Những thông tin, nội dung trên các diễn đàn, mạng xã hội,… hiện nay về hàng hóa cáng y tế nhập khẩu vẫn còn khá ít và sơ sài, không đủ làm thỏa mãn nhu cầu của những nhà nhập khẩu. Nhận thấy điều đó, Finlogistics đã tổng hợp ngay cho bạn bài viết tổng quát và chi tiết nhất về vấn đề này dưới đây. Hãy đọc hết những nội dung hữu ích này nhé!!!
Thủ tục nhập khẩu cáng y tế
(20/09/2023)
Nội dung chính
Thủ tục nhập khẩu cáng y tế dựa vào cơ sở pháp lý nào?
Các tổ chức, doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu cáng y tế thì nên đọc kỹ những cơ sở pháp lý sau:
Theo đó, hàng hóa cáng y tế nhập khẩu được phân loại là trang thiết bị y tế loại A (mức độ rủi ro thấp) và không cần phải xin Giấy phép nhập khẩu. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần hoàn thành kịp thời Hồ sơ phân loại A và Công bố tiêu chuẩn đối với trang thiết bị y tế loại A, rồi nộp lên Sở Y tế xét duyệt. Dưới đây là danh mục những mặt hàng thiết bị y tế loại A phổ biến:
Kính chì, áo chì dùng trong phòng chụp X-quang
Xe lăn
Nẹp ngoài cố định, dùng trong điều trị chấn thương chỉnh hình
Băng y tế/ Gạc y tế/ Bông y tế
Bình hút dịch
Cọc truyền dịch
Phim X quang dùng trong y tế
Bộ dẫn thức ăn qua ống thông
Tròng kính thuốc
Ghế nha khoa (loại không đi kèm thiết bị)
Môi trường lấy mẫu bệnh phẩm và que lấy mẫu bệnh phẩm
Bộ dụng cụ phẫu thuật: Kìm, kẹp, kéo
Khuôn Plastic lấy dấu răng
Bàn mổ, hoạt động bằng điện
Bàn khám/ Khung tập đi
Găng tay
Bàn mổ, không hoạt động bằng điện
Bột bó/ Túi đựng nước tiểu
Tất, vớ dùng cho người giãn tĩnh mạch
Bồn rửa tay vô trùng
Gel siêu âm
Áo phẫu thuật
Cáng y tế
Máy ly tâm
Khẩu trang y tế
Giường bệnh/ Bàn ăn di động
Hàng may mặc từ bông, loại có tính đàn hồi bó chặt để điều trị mô vết sẹo và ghép da
Mỗi sản phẩm nhập khẩu đều phải được phân mã HS riêng, đóng vai trò quan trọng trong việc tính thuế suất và giá cả của hàng hóa đó. Theo đó, mã HS code của mặt hàng cáng y tế nhập khẩu là 8713 1000
Thủ tục nhập khẩu cáng y tế
Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu
Các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị và hoàn thiện bộ hồ sơ Hải quan để nhập khẩu cáng y tế, với những phần chính sau đây:
Phân loại trang thiết bị y tế loại A
Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A (chi tiết xem tại đây)
Ngoài ra, bên nhập khẩu có thể sẽ phải chuẩn bị thêm những giấy tờ, tùy theo bên Sở y tế yêu cầu như: Giấy chứng nhận đạt quản lý tiêu chuẩn chất lượng, Giấy ủy quyền sở hữu trang thiết bị, Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành, Giấy chứng chứng nhận hợp chuẩn theo quy định,….
Chú ý: Tem nhãn dán (Model, Manufacturer, Made in) phải đúng chuẩn 100% như trên Công bố tiêu chuẩn, Commercial Invoice và Tờ khai Hải Quan)
Thuế nhập khẩu mặt hàng cáng y tế
Trước khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu cáng y tế, thì hàng hóa phải là trang thiết bị y tế mới chuẩn 100%. Những thiết bị y tế đã qua sử dụng nằm trong Phụ lục I: “Danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu và nhập khẩu”, kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15/05/2018 của Chính phủ. Vì vậy, sản phẩm cáng y tế muốn nhập khẩu về thị trường Việt Nam trước hết phải là những thiết bị mới chưa qua sử dụng.
Khi nhập khẩu thiết bị y tế nói chung và cáng y tế nói riêng, bên nhập khẩu cần phải nộp thuế phí nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) cho Nhà nước. Theo đó:
Thuế nhập khẩu đối với cáng y tế là 0%
Thuế VAT đối với cáng y tế nhập khẩu là 5% (tùy theo mã HS code)
Thủ tục nhập khẩu cáng y tế
Hy vọng bài viết này đã đem đến cho quý khách hàng và doanh nghiệp những thông tin, nội dung quan trọng về các bước thủ tục nhập khẩu cáng y tế mới nhất. Nếu muốn thực hiện nhập khẩu hay thông quan hàng hóa thiết bị y tế, quý khách hàng và doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, với mức phí tối ưu nhất!!!
Nước mắm nước tương được xem là gia vị phổ biến, có mặt hàng ngày trên mâm cơm của hàng triệu gia đình Việt. Do đó, thị trường nhập khẩu mặt hàng này cũng sôi động không kém gì những hàng hóa thiết yếu khác. Việc tìm hiểu thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương hiện đang là mối quan tâm lớn đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Hãy cùng xem các bước thông quan chi tiết mặt hàng này cùng Finlogistics nhé!!!
Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
(19/09/2023)
Nội dung chính
Cơ sở pháp lý đối với hàng hóa nước mắm nước tương nhập khẩu
Quy định Nhà nước
Theo Nhà nước quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, hàng hóa sản phẩm nước mắm nước tương nhập khẩu thuộc nhóm ‘tự công bố”. Do đó, các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này vào thị trường Việt Nam cần hoàn tất các bước tự công bố sản phẩm và làm đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm. Về thủ tục tự công bố sản phẩm nước mắm nước tương, bên nhập khẩu có thể đọc thêm tại đây.
Mã HS code
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung, thì với bất cứ mặt hàng nào, điềuđầu tiên mà các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cần làm đó là phải xác định mã số HS của mặt hàng. Qua đó sẽ xác định đúng về những chính sách về thuế, các thủ tục nhập khẩu cần thiết,… Theo đó:
Việc xác định chi tiết mã HS code của một mặt hàng nào đó phải căn cứ vào đặc điểm tính chất, thành phần cấu tạo, nguồn gốc xuất xứ,… của hàng hóa nhập khẩu đó. Theo quy định Pháp luật hiện hành, bên nhập khẩu có thể căn cứ áp mã HS vào hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, dựa trên cơ sở tài liệu kỹ thuật (nếu có) và giám định tại Cục Kiểm định Hải Quan. Kết quả kiểm tra thực tế của Hải Quan và Cục Kiểm định Hải Quan chính là cơ sở pháp lý để áp mã HS đối với hàng hóa nước mắm nước tương nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Chuẩn bị thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Hồ sơ Hải Quan
Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu nước mắm nước tương hông thường bao gồm bản scan nộp online hoặc bản gốc với những giấy tờ như sau:
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Bản sao y (một số Cục sẽ yêu cầu nộp bản chính)
Bản Thỏa thuận Phát triển Mối quan hệ đối tác giữa Hải quan – Doanh nghiệp: Bản chính
Bản tự công bố hàng hóa
Kết quả thông qua kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
Quy định nhãn mác
Hàng hóa nước mắm nước tương khi thực hiện nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác, theo quy định Pháp luật hiện hành. Theo đó, nhãn dán hàng hóa bắt buộc phải thể hiện được những nội dung sau:
Tên của hàng hóa
Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hóa
Ngoài ra, khi nhập khẩu mặt hàng nước mắm nước tương, bên nhập khẩu cần bổ sung những nội dung sau trên nhãn mác:
Định lượng sản xuất
Ngày sản xuất + hạn sử dụng
Thành phần cấu tạo hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng + giá trị dinh dưỡng (nếu có). Cách ghi nội dung, thành phần dinh dưỡng, bảng giá trị dinh dưỡng được làm lộ trình thực hiện hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Những thông tin cảnh báo
Hướng dẫn sử dụng + hướng dẫn bảo quản
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý các bước nhập khẩu nước mắm nước tương như sau:
Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Bước 2: Làm tự công bố sản phẩm, trước khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam
Bước 3: Đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm khi hàng hóa đến cảng nhập
Tổng kết lại, trên đây là những thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương về tới thị trường Việt Nam cho các nhà nhập khẩu quan tâm. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, quý khách hàng, doanh nghiệp có thể qua thông tin liên hệ bên dưới của Finlogistics để trao đổi và được giải đáp. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cùng đội ngũ hỗ trợ lớn mạnh, sẽ giúp bạn vận chuyển hàng hóa, thông quan Hải quan, xin giấy tờ khó,… một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu nhất!!!
Bơm kim tiêm là một trong những trang thiết bị y tế rất quan trọng trong Y khoa, nhằm để lấy máu, truyền dịch,… Do đó, mặt hàng này thường được nhập khẩu từ nước ngoài, nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất. Nhận thấy được tiềm năng kinh doanh trong lĩnh vực này, nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cũng đang thăm dò và tìm hiểu các bước làm thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm vào thị trường Việt Nam.
Những có nhiều vấn đề khiến mọi người đều băn khoăn, thí dụ như: Thuế nhập khẩu bơm kim tiêm tại thời điểm này ra sao? Có ưu đãi gì về thuế nhập khẩu dành cho mặt hàng này không? Chính sách của Nhà nước với bơm kim tiêm nhập khẩu thế nào? Quy trình nhập hàng vào nội địa có khó không? Những thắc mắc này sẽ được Finlogistics giải đáp ngay trong bài viết này, nhớ đón xem nhé!!!
Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm
(19/09/2023)
Nội dung chính
Nhập khẩu bơm kim tiêm dựa vào văn bản pháp lý nào?
Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm căn cứ vào các chính sách, văn bản của Sở Y tế quy định về việc quản lý trang thiết bị y tế, bao gồm:
Trong đó, việc quản lý trang thiết bị y tế sẽ có những thay đổi quan trọng, cụ thể:
Thứ nhất, trang thiết bị y tế nhập khẩu đều phải được phân loại, nhằm để làm căn cứ cho việc làm Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc để Sở Y tế cấp số đăng ký lưu hành.
Thứ hai, việc quản lý trang thiết bị y tế sẽ dựa trên số lưu hành, mã HS code,…
Theo đó, mặt hàng bơm kim tiêm nhập khẩu được phân vào thiết bị y tế loại B. Ngoài ra, mã HS code của hàng hóa này là 9018.3200. Với mã HS trên, sản phẩm bơm kim tiêm sẽ thuộc danh mục quản lí của Sở Y Tế, khi tiến hành nhập khẩu phải thực hiện phân loại trang thiết bị y tế và cấp số lưu hành. Dưới đây là danh mục trang thiết bị y tế loại B phổ biến:
Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan đầy đủ và chi tiết, để nộp lên Bộ Y tế xét duyệt, trong đó các chứng từ cho mặt hàng bơm kim tiêm nhập khẩu cần có bao gồm:
Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): Bản sao y (một số chi cục sẽ yêu cầu nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng loại thuế ưu đãi đặc biệt với một số mẫu C/O (ví dụ: C/O form E, C/O form D,…)
Certificate of Origin (C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ): Bản gốc hoặc bản online trong trường hợp bên nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu
Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với thiết bị y tế loại B
Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm
Quy định nhãn mác
Hàng hóa bơm kim tiêm nhập khẩu cũng cần phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành của Pháp luật. Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện được những nội dung cụ thể sau:
Tên của hàng hóa
Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lô hàng hóa
Nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa
Những nội dung khác theo đặc điểm, tính chất của mỗi loại hàng hóa
*Lưu ý: Đối với trang thiết bị y tế thì trên nhãn dán hàng hóa cần thể hiện các thông tin như:
A. Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu của trang thiết bị y tế.
B. Số lô hàng hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế.
C. Ngày sản xuất và hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế được tiệt trùng, sử dụng một lần hoặc thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất,… thì phải ghi rõ hạn sử dụng. Những trường hợp khác cần ghi rõ ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng. Đối với trang thiết bị y tế là dạng máy móc, thiết bị,… thì ghi tháng – năm sản xuất.
D. Những thông tin cảnh báo, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, cơ sở bảo hành,.. có thể được thể hiện trực tiếp ngay trên nhãn dán trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ các hướng dẫn tra cứu thông tin này trên nhãn dán trang thiết bị y tế.
Sở Y tế có thẩm quyền cao nhất đối với việc đăng ký hàng hóa bơm kim tiêm nhập khẩu cho các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu. Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ cho Sở Y tế
Bước 2: Sau khi đã nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế sẽ cấp cho cơ sở đề nghị số lưu hành của Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành trang thiết bị y tế.
Bước 3: Nộp lệ phí cho Nhà nước: 3.000.000 VNĐ
A. Nếu trường hợp không có yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ đăng ký thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm, Sở Y tế sẽ có trách nhiệm:
Đối với trang thiết bị y tế vẫn chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì sẽ tổ chức thẩm định để cấp mới số lưu hành, trong thời hạn là 60 ngày hoặc gia hạn thêm số lưu hành trong thời hạn là 30 ngày, tính từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu không cấp mới, thì việc gia hạn số lưu hành phải có Văn bản trả lời và nêu rõ ràng lý do cho bên nhập khẩu.
Đối với trang thiết bị y tế đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì sẽ tổ chức thẩm định để cấp mới số lưu hành trong vòng 15 ngày hoặc gia hạn thêm số lưu hành trong thời gian là 10 ngày, tính từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu không cấp mới, thì việc gia hạn số lưu hành vẫn phải có Văn bản trả lời và nêu rõ ràng lý do cho bên nhập khẩu.
Cấp lại cho bên nhập khẩu số lưu hành sản phẩm bơm kim tiêm nhập khẩu trong thời hạn là 05 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu không cấp lại số lưu hành thì phải có Văn bản trả lời và nêu rõ ràng lý do.
Tổ chức buổi thẩm định để cấp mới lại số lưu hành trong vòng 30 ngày, bắt đầu từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, đối với những trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 25, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN/BYT/2020.
B. Nếu trường hợp hồ sơ thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm vẫn chưa hoàn chỉnh, thì Sở Y tế phải có Văn bản thông báo kịp thời cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp để đề nghị cấp mới cấp lại hoặc gia hạn số lưu hành. Mục đích nhằm bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đăng ký bơm kim tiêm nhập khẩu. Trong đó, Sở Y tế phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu, thông tin gì hay nội dung nào nên sửa đổi trong thời hạn từ:
15 ngày làm việc, tính từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, đối với hồ sơ đề nghị cấp mới hoặc gia hạn số lưu hành.
05 ngày làm việc, tính từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, đối với hồ sơ đề nghị cấp mới lại số lưu hành.
C. Sau khi nhận được Văn bản yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm, bên nhập khẩu phải bổ sung và sửa đổi theo đúng như những nội dung đã được ghi trong Văn bản thông báo và gửi lại về cho Sở Y tế. Nếu trường hợp đã bổ sung và sửa đổi hồ sơ, nhưng vẫn không đúng với yêu cầu thì Sở Y tế sẽ tiếp tục gửi thông báo cho phía nhập khẩu để hoàn thành hồ sơ, theo quy định Pháp luật.
Sau 90 ngày làm việc, tính từ ngày Sở Y tế gửi Văn bản yêu cầu mà bên nhập khẩu vẫn không bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc nếu sau 05 lần sửa đổi và bổ sung hồ sơ kể từ lần đầu, mà hồ sơ vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu thì các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện lại từ đầu các bước thủ tục đề nghị cấp số lưu hành cho hàng hóa bơm kim tiêm nhập khẩu.
Trong quá trình sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ, nếu những chứng từ, giấy tờ làm thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm được quy định tại Khoản 1, Điều 26 hết hiệu lực thì bên nhập khẩu phải tiến hành nộp bổ sung những chứng từ, giấy tờ thay thế vẫn còn hiệu lực và đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 28, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN/BYT/2020.
Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm
D. Trong trường hợp Hội đồng thẩm định yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm thì trong thời gian 10 ngày làm việc, tính từ ngày có biên bản họp của Hội đồng, thì Sở Y tế phải có Văn bản thông báo đến cho bên nhập khẩu để tiến hành bổ sung hồ sơ. Văn bản thông báo cũn phải nêu rõ ràng, cụ thể là bổ sung những tài liệu, thông tin gì, nội dung nào cần phải sửa đổi hoặc thay thế.
Sau khi đã nhận được Văn bản yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đăng ký thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm, bên nhập khẩu phải bổ sung và sửa đổi theo đúng như những nội dung đã được ghi trong Văn bản và gửi lại về cho Sở Y tế. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung hoặc sửa đổi cũng được ghi rõ trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Nếu phía nhập khẩu đã bổ sung và sửa đổi hồ sơ nhưng vẫn không đúng với yêu cầu thì Sở Y tế sẽ tiếp tục thông báo đề nghị cấp lại số lưu hành để tiếp tục hoàn thiện bộ chứng từ, hồ sơ theo quy định được ghi tại Khoản 4 và 5.
Bước 4: Trong thời gian 03 – 07 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày cấp số lưu hành, thì Sở Y tế có trách nhiệm công khai ở trên Cổng thông tin điện tử (https://dmec.moh.gov.vn/) những thông tin về thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm như sau:
Tên hàng hóa + phân loại + cơ sở sản xuất + quốc gia sản xuất lô hàng bơm kim tiêm
Số lưu hành của lô hàng bơm kim tiêm
Tên + địa chỉ của chủ sở hữu lô hàng bơm kim tiêm (bên nhập khẩu)
Tên + địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành
Tên + địa chỉ của cơ sở bảo hành bơm kim tiêm
Bộ hồ sơ đăng ký thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm, trừ các thông tin theo quy định tại Điểm H, Khoản 1, Điều 26 thuộc Nghị định này
Như vậy, trên đây là tất cả những thông tin cần thiết và quy trình từ tổng thể đến chi tiết cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp mong muốn biết thêm về thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm. Hãy đọc kỹ bài viết này để nắm vững những Chính sách, Văn bản mà Nhà nước, Sở Y tế yêu cầu đối với mặt hàng này, cũng như các bước làm thủ tục cho sản phẩm y tế bơm kim tiêm nhập khẩu.
Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, vướng mắc nào trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm hoặc những mặt hàng trang thiết bị y tế khác vào thị trường Việt Nam, có thể nhanh chóng gọi đến ngay cho chúng tôi – công ty Finlogistics.
Là đơn vị Forwarder với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và vận chuyển hàng hóa nội địa – quốc tế, làm giấy tờ – thủ tục kê khai, thông quan Hải Quan,…nói riêng, Finlogistics tự tin cam kết mang lại nhiều lợi ích và giá trị tuyệt vời cho khách hàng. Với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và uy tín, mọi vấn đề của quý khách hàng và doanh nghiệp sẽ được giải quyết nhanh chóng và tối ưu chi phí!!!
Là một trong những sản phẩm bán chạy hàng đầu, mặt hàng tã bỉm trẻ em tại thị trường Việt Nam hiện đang được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… Theo đó, nhiều doanh nghiệp mới cũng muốn nhảy vào lĩnh vực béo bở này để nhập khẩu và kinh doanh, nhưng lại chưa biết nên làm theo những bước nào.
Bài viết hướng dẫn thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em mới nhất dưới đây của nhà Finlogistics sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ những quy định, chính sách của Nhà nước và quy trình từ tổng quát đến chi tiết đối với loại hàng hóa tã bỉm trẻ em nhập khẩu. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích này nhé!!!
Thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em
(18/09/2023)
Nội dung chính
Chính sách của Nhà nước về mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu
Theo quy định, thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em được Nhà nước nêu rõ trong những chính sách, văn bản Pháp luật như sau:
Theo những Thông tư, Nghị định ở trên thì mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu không nằm trong danh mục các hàng hóa bị cấm nhập khẩu (trừ loại hàng hóa đã qua sử dụng). Ngoài ra, theo Thông tư số 37/2015/TT-BCT, thì khi tiến hành đưa tã bỉm trẻ em ra ngoài thị trường Việt Nam cần kiểm tra, giám định hàm lượng Formaldehyde và các amin thơm, chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo bên trong sản phẩm dệt may.
Trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mặt hàng này có chính sách và thủ tục nhập khẩu như thế nào. Vì vậy, điều đầu tiên là cần phải xác định rõ mã số HS của sản phẩm tã bỉm trẻ em.
Việc xác định mã HS code của hàng hóa sẽ giúp bên nhập hàng tính được biểu thuế và xem mặt hàng đó có hợp lệ trong quá trình tiến hành nhập khẩu đối với Nhà nước hay không. Tã bỉm trẻ em bao gồm các loại bỉm và miếng lót vệ sinh trẻ em, làm từ giấy, bột giấy, tấm xơ sợi xenlulô hoặc màng xơ sợi xenlulô,… có mã HS code là 96190013.
Thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em
Theo quy định Pháp luật hiện hành thì mặt hàng tã bỉm trẻ em không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp có nhu cầu có thể làm thủ tục nhập hàng tã bỉm trẻ em theo đúng quy định của Cục kiểm định Hải Quan. Mặt hàng này cũng không nằm trong diện kiểm tra chuyên ngành khi tiến hành nhập khẩu, vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm thủ tục thông quan như bình thường.
Theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi cho Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BT, trong bộ hồ sơ Hải Quan nhập khẩu về thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em sẽ cần yêu cầu phải có đầy đủ những giấy tờ bao gồm:
Sau khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ những loại chứng từ, giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em, thì sẽ tiếp tục tiến hành những bước sau:
Bước 2: Tiến hành nộp và xuất trình những chứng từ, hồ sơ kèm theo tờ khai Hải Quan vừa kê khai.
Bước 3: Thực hiện xuất trình hàng hóa tã bỉm trẻ em để cho Cơ quan Hải Quan tiến hành kiểm tra. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo các yêu cầu của Cơ quan chức năng trong việc kiểm soát mặt hàng nhập khẩu như: kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm dịch, giám định và phân tích hàng hóa,…
Bước 4: Sau khi đã được xác nhận mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu đảm bảo, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp thuế và lệ phí cùng những khoản thu phụ khác. Cuối cùng tiếp nhận hàng hóa sau khi đã thông quan thành công.
Thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em
Thuế nhập khẩu đối với tã bỉm trẻ em
Khi tiến hành nhập khẩu tã bỉm trẻ em về thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ cần phải nộp những khoản thuế bao gồm: thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Dựa vào đó, bên nhập khẩu sẽ biết được mã HS của tùy sản phẩm sẽ nhận được mức thuế nhập khẩu ưu đãi, khoảng từ 5 – 15% và mất thêm thuế VAT là 10%, trong quá trình nhập khẩu tã bỉm trẻ em. Ngoài ra:
Tã bỉm trẻ em nhập khẩu từ Nhật Bản với C/O form VJ sẽ có mức thuế nhập khẩu là 0%
Tã bỉm trẻ em nhập khẩu từ Hàn Quốc với C/O form AK, VK sẽ có mức thuế nhập khẩu là 0%
Chú ý: Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần xem những thương hiệu tã bỉm trẻ em đã có đăng ký sở hữu trí tuệ hay chưa, để tránh những rắc rối không đáng có.
Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu từ những nước đã có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, thì sẽ có thể được miễn giảm thuế nhập khẩu, cùng với các ưu đãi đặc biệt, rẻ hơn so với thông thường. Tùy vào từng tính chất riêng của hàng hóa mà doanh nghiệp có thể chọn hình thức vận chuyển theo nhiều phương diện khác nhau, ví dụ như: vận chuyển đường biển, đường bộ, đường hàng không,…
Hơn nữa, chi phí và thời gian vận chuyển sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì tính chất tã bỉm trẻ em khá nhẹ, nhưng lại cồng kềnh nên các doanh nghiệp sẽ phải thường nhập khẩu nguyên thùng container theo đường biển là chủ yếu. Thời gian vận chuyển sẽ dao động trong khoảng 4 – 7 ngày hoặc lâu hơn nếu chịu nhiều yếu tố tự nhiên tác động tới.
Tổng kết lại, trên đây là những quy định, chính sách mà Nhà nước đã và đang áp dụng đối với việc nhập khẩu mặt hàng tã bỉm trẻ em. Hy vọng bài viết hữu ích này đã mang tới cái nhìn rõ hơn về các bước để thực hiện thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em. Các doanh nghiệp mong muốn nhập khẩu mặt hàng này cần đọc kỹ những thông tin trên bài viết để quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi, hiệu quả và tối ưu.
Những thắc mắc, câu hỏi của quý doanh nghiệp về vấn đề nhập khẩu tã bỉm trẻ em hoặc bất kỳ mặt hàng nào liên quan, có thể gửi về trực tiếp cho công ty Finlogistics. Với gần chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và nội địa, làm thủ tục – xin giấy tờ Hải Quan,… đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi, một cách chuyên nghiệp, tận tình và nhanh chóng nhất!!!
Ngày nay, mặt hàng bột giặt nước giặt là những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống. Do đó, có khá nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt về Việt Nam để phân phối hoặc kinh doanh. Nhưng ít ai hiểu rõ những quy định về mặt hàng này cũng như các bước thủ tục nhập khẩu chi tiết.
Một số người còn cho rằng hàng hóa bột giặt nước giặt thuộc nhóm Mỹ phẩm, nên phải thực hiện khá nhiều thủ tục Công bố phức tạp khi tiến hành nhập khẩu. Vậy cụ thể vấn đề này ra sao? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về quy trình thông quan bột giặt nước giặt nhập khẩu nhé!!!
Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt
(18/09/2023)
Nội dung chính
Quy định thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn những mặt hàng ví dụ như: bột giặt nước giặt, nước rửa chén, nước rửa tay, nước hoa xịt trong phòng, nước thơm,…. là sản phẩm Mỹ phẩm. Finlogistics xin khẳng định giúp bạn rằng, những sản phẩm bột giặt nước giặt không phải là Mỹ phẩm.
Chúng đều là những sản phẩm Hóa phẩm. Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục công bố Mỹ phẩm khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng này. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa của Mỹ phẩm, bạn có thể đọc kỹ Thông tư số 06/2011/TT-BYT.
“Sản phẩm Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng với các bộ phận bên ngoài của cơ thể con người (như da, lông tóc, móng, môi và cơ quan sinh dục ngoài), răng hoặc niêm mạc miệng. Mục đích chính là nhằm làm sạch làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi của cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cho cơ thể trong điều kiện tốt”.
Về cơ bản, mặt hàng bột giặt nước giặt nhập khẩu không có quá nhiều quy định đặc biệt về thủ tục xuất nhập khẩu. Cụ thể, sản phẩm này không nằm trong danh mục bị cấm xuất khẩu hay nhập khẩu, nên các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu về thị trường trong nước.
Hàng hóa bột giặt nước giặt cũng không có yêu cầu gì đặc biệt về những chính sách nhập khẩu, nên các bước làm thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt vẫn được thực hiện như những hàng hóa bình thường, theo quy định của Pháp luật. Ngoài ra, mặt hàng này cũng không cần Giấy phép chuyên ngành để nhập khẩu.
Bột giặt nước giặt được xem là chế phẩm giặt rửa, do đó theo biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ có mã HS code là 340290.
Bất cứ loại hàng hóa nào khi tiến hành nhập khẩu về thị trường Việt Nam cũng đều cần xác định được mã HS. Bởi vì, mã HS chính là căn cứ để xác định loại thuế, mức thuế phải nộp và những quy định liên quan khác khi thực hiện nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt về Việt Nam, thì các cá nhân, doanh nghiệp cũng nên chú ý áp đúng mã HS cho loại mặt hàng này.
Bạn hãy dựa vào những đặc điểm như: tính chất, thành phần, thông tin tài liệu liên quan để xác định mã HS cho đúng. Với mặt hàng bột giặt nước giặt nhập khẩu, sản phẩm này có mã HS thuộc Chương 34 – Xà phòng. Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu chú ý phần kiểm tra sở hữu trí tuệ của sản phẩm.
Như chúng tôi đã nói ở trên, bột giặt nước giặt không thuộc nhóm hàng hóa Mỹ phẩm, nên khi tiến hành nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp không phải làm thủ tục Công bố Mỹ phẩm. Theo đó, thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt sẽ được thực hiện tương tự như những thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thông thường khác.
Cụ thể, ngoài việc xác định mã HS code cho sản phẩm, các cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập khẩu sẽ cần thực hiện một vài thủ tục cơ bản như: mở tờ khai Hải quan nhập khẩu, chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ Hải quan nhập khẩu, truyền tờ khai, nhận kết quả phân luồng hàng hóa và thực hiện những bước thông quan theo quy định.
Về bộ hồ sơ Hải Quan nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ, chi tiết những loại giấy tờ, chứng từ theo quy định được ghi tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi và bổ sung cho Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Căn cứ vào Thông tư trên, có thể liệt kê ra một số loại giấy tờ, chứng từ cần thiết như sau:
Sau khi đã mở tờ khai Hải Quan và điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ truyền tờ khai, đợi kết quả phân luồng để thực hiện nốt những bước thông quan cho lô hàng bột giặt nước giặt. Trường hợp nếu hàng hóa vẫn chưa được thông quan, thì bên nhập khẩu cần chú ý thực hiện đúng theo hướng dẫn để đảm bảo hàng hóa được thông quan thuận lợi.
Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt
chính sách thuế đối với việc nhập khẩu bột giặt nước giặt
Khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, chính sách về thuế luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Mỗi loại mặt hàng khi nhập khẩu lại có các quy định riêng về mức thuế quan. Vậy đối với mặt hàng bột giặt nước giặt nhập khẩu thì mức này ra sao?
Khi nhập khẩu hàng hóa về thị trường Việt Nam, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải nộp hai loại thuế chính là: thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế cụ thể giữa các mặt hàng cũng sẽ có sự khác biệt, do mã HS code được áp khác nhau. Theo đó, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với bột giặt nước giặt là 8% và thuế VAT là 10%.
Nếu các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm từ Thái Lan và hàng hóa có C/O form D thì sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi lên đến 0%. Còn nếu nhập khẩu mặt hàng từ Trung Quốc, có C/O form E thì cũng sẽ được hưởng 0% thuế nhập khẩu.
Như vậy, trên đây là những điều cần biết về thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt dành cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu. Quý khách hàng và doanh nghiệp cần đọc kỹ những thông tin, chính sách nhập khẩu và các bước quy trình làm thủ tục thông quan hàng hóa. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ cho công ty Finlogistics – đơn vị FWD với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi cam kết sẽ giải quyết mọi vấn đề của quý khách hàng, doanh nghiệp, từ cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế lẫn nội địa bằng nhiều hình thức, cho đến khai báo thủ tục Hải Quan, làm chứng từ, giấy tờ khó,… một cách nhanh chóng, hiệu quả, chất lượng và tối ưu chi phí!!!
Kinh tế thương mại và những hoạt động sản xuất tại Việt Nam ngày càng phát triển, thì càng nhiều doanh nghiệp trong nước mong muốn làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Mục đích nhằm để lắp ráp cho những thiết bị máy móc hoặc dùng làm kinh doanh. Thế nhưng, quy trình nhập khẩu những mặt hàng như động cơ điện là không phải dễ.
Do đó, có khá nhiều người vẫn chưa biết đầy thủ tục nhập khẩu động cơ điện này bao gồm những bước như thế nào? Có gặp khó khăn gì lớn hay không? Thuế xuất nhập khẩu cho sản phẩm động cơ điện là bao nhiêu? Và doanh nghiệp cần những hồ sơ giấy tờ gì để hợp pháp hóa? Hãy để Finlogistics giúp bạn hiểu thêm về những vấn đề nan giải thông qua bài viết này nhé!!!
Thủ tục nhập khẩu động cơ điện
(15/09/2023)
Nội dung chính
Định nghĩa về động cơ điện
Động cơ điện (còn được gọi là Motor), đây là loại thiết bị điện có chức năng biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Còn thiết bị có chức năng chuyển đổi ngược lại, từ năng lượng cơ sang điện thì được gọi là máy phát điện. Ngày nay, động cơ điện nhập khẩu và trong nước hiện hữu rất nhiều ở trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chúng ta. Từ những thiết bị điện được dùng trong gia đình, như: tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy bơm nước,… cho đến những máy móc dùng trong hoạt động sản xuất như: máy cưa, máy cắt cỏ,…. Chúng đều là những động cơ điện.
Hiện nay, những thương hiệu động cơ điện ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Với chính sách mở cửa, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cũng có khá nhiều thương hiệu động cơ điện nhập khẩu chất lượng đã có mặt tại Việt Nam. Hầu hết những thương hiệu này đến chủ yếu từ Nhật, Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, Trung Quốc,….Đây đều là các quốc gia sở hữu nền công nghiệp chế tạo máy móc phát triển. Do đó, nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện từ nước ngoài về để sử dụng hoặc kinh doanh ngày càng cao ở Việt Nam.
Chúng ta có nhiều cách khác nhau để phân chia các loại động cơ điện. Nếu chỉ dựa theo sơ đồ điện, thì sẽ có hai loại: động cơ điện một pha và ba pha. Nếu để phân chia Motor dựa vào tốc độ, sẽ có hai loại là: động cơ đồng bộ và không đồng bộ. Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại động cơ khác như: động cơ điện một chiều, động cơ rung, động cơ bước, động cơ giảm tốc, động cơ servo,….Còn trong thủ tục nhập khẩu động cơ điện, mặt hàng này sẽ được phân ra làm 3 loại như sau:
Hàng hóa động cơ điện có công suất dưới mức 0,75 kW
Hàng hóa động cơ điện có công suất từ mức 0,75 kW đến 150 kW
Hàng hóa động cơ điện có công suất trên mức 150 kW
Đối với loại động cơ điện công suất từ 0,75 kW đến 150 kW, khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng này về, doanh nghiệp cần phải làm thêm các thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Bao gồm việc đăng ký dán nhãn năng lượng theo TCVN 7540-1:2013, đối với các loại hàng động cơ điện xoay chiều và Test Hiệu suất năng lượng tối thiểu cho hàng hóa.
Thủ tục nhập khẩu động cơ điện
Căn cứ pháp lý và mã HS code
Căn cứ pháp lý
Để làm đúng theo thủ tục nhập khẩu động cơ điện, doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu cần nắm rõ những Căn cứ pháp lý và các Thông tư, Quyết định được ban hành dưới đây:
Nghị định số 187/2013/NĐ–CP, cấp ngày 20/11/2013 của Chính phủ, về việc quản lý những mặt hàng bị cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu.
Quyết định số 04/2017/QĐ–TTg đã phê duyệt những mặt hàng nhập khẩu cần phải đo hiệu suất năng lượng và sử dụng dán nhãn năng lượng.
Công văn số 1786/TCHQ–GSQL: Công văn của Tổng cục Hải quan đưa ra hướng dẫn quy trình kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng cho hàng hóa.
Thực hiện theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT–BTC vào ngày 20/04/2018, được sửa đổi bổ sung theo Điều 16.
Quyết định số 1182/QĐ-BCT năm 2021 ban hành Danh mục những mặt hàng nhập khẩu (có kèm theo mã HS code) phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành, thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Như vậy, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện thì cần phải chuẩn bị đầy đủ như sau:
Hồ sơ thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu của hàng hóa Motor
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng dành cho hàng hóa Motor.
Về mục Mã HS code của động cơ nhập khẩu thì các cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo ở nhóm 8412, 8407, 8408 hoặc 8501. Ngoài ra, để xác định chính xác mã HS code của động cơ điện motor thì còn phải cần căn cứ vào công suất, cũng như cách thức hoạt động.
Thủ tục nhập khẩu động cơ điện
Dán nhãn năng lượng và quy định về thuế nhập khẩu
Dãn nhãn năng lượng
Để thực hiện công bố sản phẩm, dán nhãn năng lượng khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện (motor) cần lưu ý những văn bản quy định sau:
Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế cho Quyết định 51/2011/TTg ngày 12/09/2011) phê duyệt Danh mục những mặt hàng cần phải kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo đúng quy trình.
Công văn số 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/03/2016 của Tổng cục Hải quan đưa ra hướng dẫn quy trình thực hiện việc dán nhãn năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu
Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương hướng dẫn thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với một số mặt hàng.
Về cơ bản, các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện thì cần nắm rõ các bước:
Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng tối thiểu cho sản phẩm.
Đăng ký dán nhãn cho năng lượng động cơ điện.
Quy định về thuế nhập khẩu
Để có thể xác định được chính xác mức thuế nhập khẩu dành cho loại hàng hóa động cơ điện nhập khẩu, cá nhân hoặc doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định rõ mã số HS của chủng loại motor cần nhập khẩu. Bạn có thể tiến hành tra cứu mã HS code dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020. Từ đó, bạn có thể sẽ biết được mặt hàng nhập khẩu đó có được hưởng thuế suất ưu đãi hay không. Theo quy định Pháp luật hiện hành, thuế giá trị gia tăng của loại hàng động cơ điện là 10%, còn thuế suất nhập khẩu ưu đãi thì tùy thuộc vào từng mã hàng hóa.
Trong trường hợp làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện ở những quốc gia có ký hết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, thì cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu còn có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Chẳng hạn, nếu nhập khẩu motor từ thị trường Nhật Bản, Trung Quốc,… thì thuế suất nhập khẩu là 0%. Tuy nhiên, nếu nhập hàng từ Cộng hòa Czech thì thuế nhập khẩu thông thường phải chịu là 5%.
Những loại động cơ điện có sự thay đổi về tốc độ quay, hoạt động không liên tục
Những loại động cơ điện đặc biệt, có những ký hiệu ở trên nhãn dán kỹ thuật như: S2…X%, S3….Y%,…
Những loại động cơ điện đặc biệt, bao gồm từ 8 cực trở lên cũng được miễn sử dụng dán nhãn năng lượng. Đó là những kiểu động cơ mà những thông số trên nhãn kỹ thuật được thể hiện lần lượt là 8P, 10P,… (P là chữ viết tắt của từ Pole, có nghĩa là số cực).
Những loại động cơ điện như servo motor, không thể tháo rời hộp số để tiến hành thử nghiệm, nên cũng sẽ không cần phải dùng dán nhãn năng lượng.
Những loại động cơ điện được chế tạo riêng biệt nhằm để có thể sử dụng với bộ biến đổi điện áp, theo tiêu chuẩn IEC 60034-25.
Những loại động cơ điện được tích hợp hoàn toàn bên tron một chiếc máy, (ví dụ như: máy bơm, quạt hay máy nén,…) nên không thể thử nghiệm riêng rẽ với từng loại máy móc.
Những loại động cơ điện được chế tạo riêng biệt để hoạt động trong môi trường có khí nổ, dựa theo tiêu chuẩn IEC 60079–0.
Động cơ điện được thiết kế dành riêng cho những yêu cầu đặc biệt của máy truyền động (thuộc chế độ khởi động nặng nề, với chu kì khởi động/dừng và quán tính của Rotor khá nhỏ).
Động cơ điện được thiết kế dành riêng cho những đặc tính khác biệt của nguồn lưới (ví dụ: dòng khởi động bị hạn chế, có dung sai lớn về khoảng điện áp hoặc tần số).
Động cơ điện có công suất đạt trên mức 150KW thì không phải làm dán nhãn năng lượng.
Động cơ điện có công suất ở dưới mức 0.75 KW (750W) cũng không cần phải dùng dán nhãn năng lượng.
Động cơ điện một chiều thì không phải tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng.
Những loại động cơ điện thuộc kiểu chuyên dụng (ví dụ: những loại động cơ điện có gắn với hộp số, loại động cơ được sử dụng chìm ở dưới nước,…)
Thủ tục nhập khẩu động cơ điện
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu động cơ điện qua Hải Quan
Quy trình thủ tục nhập khẩu động cơ điện gồm các bước nào đã được giải thích ở phần trên. Nhằm giúp quy trình này được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả thì các cá nhân, doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ những loại hồ sơ và giấy tờ được yêu cầu.
Hồ sơ để đăng ký đo lường hiệu suất năng lượng, bao gồm:
Đơn đăng ký đo lường hiệu suất năng lượng
Hồ sơ tiến hành nhập khẩu (hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa, nhãn mác, thông tin kỹ thuật,…)
Hồ sơ để đăng ký làm dán nhãn năng lượng, bao gồm:
Giấy đăng ký làm dán nhãn năng lượng
Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu cho loại hàng hóa nhập khẩu.
Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Những giấy tờ cần thiết khác như: hợp đồng mua bán, hóa đơn hàng hóa, giấy phép đăng ký kinh doanh, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa, chứng nhận xuất xứ của sản phẩm,…
Nơi đăng ký thủ tục nhập khẩu động cơ điện
Với loại hồ sơ đăng ký đo lường hiệu suất năng lượng: bạn sẽ nộp ngay tại những trung tâm được nhà nước cho phép, chẳng hạn như Vinacomin hoặc Quatest 1.
Với loại hồ sơ Hải Quan thì bạn sẽ nộp cho phía Chi cục hải quan.
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ
Khi đã làm đến bước thủ tục nhập khẩu động cơ điện này, thì bạn đã chuẩn bị hồ sơ Hải Quan khá đầy đủ. Đối với hồ sơ Hải Quan, bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:
Hóa đơn thương mại
Tờ khai hải quan
Vận đơn
Phiếu đóng gói hàng hóa
Hợp đồng thương mại
Đơn đăng ký đo lường hiệu suất năng lượng
Phiếu kết quả đo lường hiệu suất năng lượng
Đơn mang hàng về kho bảo quản
Như vậy, với những thông tin hữu ích về thủ tục nhập khẩu động cơ điện đã ghi ở trên, bạn có thể đã hiểu rõ quy trình và giấy tờ quan trọng để nhập mặt hàng này về thị trường Việt Nam. Nếu gặp khúc mắc ở bước nào, hãy liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt là lĩnh vực Forwarder – giao nhận hàng hóa, sẽ hỗ trợ nhiệt tình cho quý khách hàng cùng doanh nghiệp giải quyết những đơn hàng, giấy tờ khó (đặc biệt là động cơ điện nhập khẩu).
Có thể nói rằng dịch vụ Lashing từ lâu đã trở nên quá quen thuộc đối với những người làm trong ngành xuất nhập khẩu. Để thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, máy móc,… đến nơi an toàn bằng những phương tiện vận tải như: container, xe tải, tàu rời,… thì việc Lashing – “chằng buộc hàng hóa” là điều bắt buộc phải thực hiện.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn vị Lashing chuyên nghiệp và đã có kinh nghiệm lâu năm. Mục đích nhằm hạn chế được mức độ rủi ro cho hàng hóa thấp nhất, khi chèn buộc đóng vào phương tiện vận tải. Bài viết này của Finlogistics sẽ làm rõ hơn về Lashing là gì và những kiến thức tổng hợp xoay quanh dịch vụ chằng buộc hàng hóa.
Dịch vụ Lashing
(09/09/2023)
Nội dung chính
Định nghĩa Lashing là gì?
Dịch vụ Lashing (chằng buộc hàng hóa) là một thuật ngữ chuyên ngành, được sử dụng khá nhiều trong chuỗi vận chuyển hàng hóa quốc tế. Cụ thể, Lashing được dùng để chỉ những công việc sử dụng các dây buộc, ví dụ như: dây thừng, dây điện, dây vải,… Kết hợp với những thiết bị liên kết được sử dụng nhằm để cố định và buộc chặt hai hoặc nhiều mục với nhau. Dây buộc thường được áp dụng phổ biến nhất dành cho cọc gỗ và được kết hợp cùng với hàng hóa và đóng hàng container.
Đây là một công việc khá quan trọng đối với vận chuyển hàng hóa. Bởi vì nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như sự an toàn cho quá trình vận chuyển, bảo vệ lô hàng không bị xê dịch, đổ vỡ. Vì vậy, những đơn vị vận tải khi tiếp nhận vận chuyển và thực hiện dịch vụ Lashing hàng hóa thì phải cần trang bị những kiến thức và tiêu chuẩn đúng theo quy định mà Nhà nước ban hành. Việc hiểu rõ và thực hiện tốt những thao tác Lashing một cách tối ưu sẽ giúp đơn vị vận chuyển đạt nhiều lợi ích trong công việc chằng buộc hàng hóa.
Tuy nhiên, những quy tắc và quy định trong việc Lashing là gì không phải ai cũng biết và nắm rõ. Hiện tại, ở Việt Nam dịch vụ Lashing chủ yếu được thực hiện bởi những đội bốc xếp và đóng gói. Tất cả đều dựa theo kinh nghiệm và sao chép từ những người trước, truyền lại cho người sau.
Chằng buộc hàng hóa là công việc đòi hỏi nhiều kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như tay nghề cao, nhằm đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn của hàng hóa hoặc tính đặc chủng của từng loại hàng. Từ đó, người thực hiện Lashing mới đưa ra được những phương án tối ưu, với mức chi phí tốt nhất và tính an toàn ở trên mọi phương tiện vận tải.
Hiện tại có khá nhiều phương pháp Lashing khác nhau, mỗi loại đều có điểm mạnh cũng như hạn chế riêng. Mỗi phương pháp đều có một ứng dụng cụ thể, nhằm xây dựng dự án mạnh nhất. Hầu hết những dự án sẽ sử dụng chủ yếu những phương pháp này.
Lashing đã có từ rất lâu và được thực hiện nhiều ở mọi quốc gia trên thế giới, nên cũng có nhiều cách khác nhau để chằng buộc hàng hóa. Do đó, nên nhớ rằng KHÔNG có một cách nào là cách chằng buộc DUY NHẤT. Thay vì đánh giá kỹ thuật, thì hãy nghiên cứu làm sao để cách Lashing đó chắc chắn, an toàn hoặc nó trông gọn gàng như thế nào. Có thể tiếp tục thử những cách tiêu chuẩn khác nhau, cho đến khi tìm được phương pháp phù hợp nhất với lô hàng hóa.
Dịch vụ Lashing
Ứng dụng của dịch vụ Lashing
Một số khái niệm liên quan Lashing
Cargo Lashing: Đây là công việc chằng buộc hàng hóa trên những đơn vị vận chuyển chính như: container, tàu rời hay xe tải,… Công việc này thường do những doanh nghiệp chủ hàng hóa chịu trách nhiệm và bỏ chi phí thực hiện.
Container Lashing: Đây là công việc Lashing trên những container chứa hàng hóa ở trên tàu. Công việc này thường do các chủ tàu thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ.
Lashing Certificate: Đây là chứng thư Lashing cơ bản, do chính Cơ quan giám định độc lập cấp phép cho doanh nghiệp chủ hàng hoặc chủ tàu để xác nhận về mức độ an toàn của hệ thống Lashing hàng hóa.
Những thiết bị dùng để chằng buộc hàng hóa
Dây đai bằng vải Splash Loại dây chằng buộc hàng hóa này thường được làm bằng sợi Polyester, nên có độ bền và chắc chắn cực kỳ cao, chịu lực rất tốt trong số những loại dây đai. Đặc tính vật liệu cho phép dây đai bằng vải có mức độ giãn nở thấp, chống rách và hấp thụ khá ít độ ẩm cùng khả năng chống tác động bất lợi bên ngoài. Dây đai vải được dệt liền, không có vết nối và rất linh hoạt.
Do đó, nó được dân trong ngành vận chuyển sử dụng khá phổ biến. Dây Splash có khả năng chịu lực khá cao, chuyên chằng buộc các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Kích thước của dây khoảng từ 25 đến 50mm, với độ bền lên đến 1600 daN đến 10000 daN.
Dây đai Composite Super Strap Loại dây đai này được sản xuất từ sợi Polyester đơn song song, sợi Composite và được bao bởi Polypropylene. Vì vậy, SUPER STRAP có khả năng chống lại tác động của môi trường khắc nghiệt như axit hoặc dung môi hóa học. Dây còn có thể chống mòn cực cao, rất thích hợp để bảo vệ những sản phẩm gồ ghề và thô ráp. Kích thước của dây khá đa dạng như: 13, 16, 19, 25 đến 32 mm và chịu lực trong khoảng từ 500 đến 2400kg.
Túi khí chèn hàng Dunnage Air Bag Loại túi này thường được dùng để chèn vào những lỗ trống trên xe hoặc container, với mục đích để hàng hóa khi vận chuyển không bị dao động và đổ vỡ. Ngoài ra còn có rất nhiều các loại dụng cụ khác như: Cáp thép; Cảo xích; Bọ sắt để căng dây đai bằng vải; Cảo đai cáp vải; Dụng cụ siết những loại hàng hóa bằng nhựa, vải;…
Dịch vụ Lashing
Những loại hàng hóa chuyên thực hiện dịch vụ Lashing
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã ban hành một số quy định cụ thể, liên quan đến việc chằng buộc hàng hóa như sau: Theo thông tư số 35/2013/TT-BGTVT, Bộ GTVT đã quy định về việc xếp dỡ hàng hóa trên xe ô tô, khi tham gia giao thông trên đường bộ, với những loại hàng hóa được phép như sau:
Mọi loai máy móc: Máy ép, máy cơ khí, máy dập, máy in, máy CNC,….
Cấu kiện sắt thép: Nhà thép tiền chế, giàn sắt thép, sản phẩm cơ khí chế tạo,….
Sản phẩm cuộn: Tôn cuộn, sắt cuộn, cuộn inox,…
Các loại xe: Xe ô tô, xe máy xúc, máy đào, máy ủi, xe nâng, xe cẩu,….
Để thực hiện chằng buộc hàng hóa, doanh nghiệp và đơn vị vận chuyển đều phải thống nhất các bước quy trình phù hợp. Dưới đây là một số bước cần thiết khi làm dịch vụ Lashing cho hàng hóa:
Bước 1: Khi doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa và liên hệ cho bộ phận tiếp nhận của đơn vị vận tải thì sẽ được lấy thông tin cụ thể như: họ tên, địa chỉ, loại hàng hóa cần vận chuyển, số điện thoại, thời gian cần vận chuyển và địa điểm giao nhận hàng hóa,…
Bước 2: Khi đã có những thông tin đầy đủ của doanh nghiệp, đơn vị vận tải sẽ cử đội ngũ nhân viên xuống kiểm tra, khảo sát và đánh giá chung về loại hàng hóa cần vận chuyển. Các hạng mục bao gồm: số lượng, đặc tính, địa điểm giao-nhận, hình thức vận chuyển, kích thước và trọng lượng hàng hóa cần vận tải và những chi phí phát sinh khác,…
Bước 3: Sau khi đã khảo sát xong, đội ngũ nhân viên của đơn vị vận chuyển sẽ họp và đưa ra kế hoạch cho dịch vụ Lashing hàng hóa tốt nhất, nhằm tối ưu các khoản chi phí và nâng cao mức độ an toàn.
Bước 4: Đơn vị vận chuyển sẽ thông báo tới doanh nghiệp để nắm rõ về phương án mà phía đơn vị đưa ra. Khi phía doanh nghiệp đồng ý với các điều khoản thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 5: Sau khi hợp đồng đã ký kết thì phía đơn vị dịch vụ sẽ bắt đầu tiến hành quá trình Lashing cho hàng hóa cho bên doanh nghiệp.
Bước 6: Hoàn tất quá trình vận chuyển, đội ngũ nhân viên của đơn vị dịch vụ Lashing sẽ tiến hành bàn giao hàng hóa cho doanh nghiệp kiểm tra. Sau đó, hai bên tiến hành thanh toán hợp đồng, theo thỏa thuận đã đưa ra.
Những vấn đề lưu ý trong quá trình sử dụng dịch vụ Lashing
Việc chằng buộc hàng hóa trong khi vận chuyển là điều thực sự cần thiết và quan trọng. Vì vậy, đơn vị vận chuyển cần phải lưu ý, nhất là đối với những mặt hàng hóa siêu trường, siêu trọng hay quá khổ quá tải. Dưới đây là một số lưu ý đặc biệt khi sử dụng dịch vụ Lashing:
Lý do cần chèn buộc hàng hóa
Khi Việt Nam ngày càng hội nhập vào thị trường thế giới thì nhu cầu sử dụng và lưu thông hàng hóa, từ thị trường này đến thị trường khác, với những loại hình thức vận chuyển khác nhau cũng dần trở nên phổ biến. Để hàng hóa của doanh nghiệp được đảm bảo chất lượng và quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và ít gặp vấn đề thì các doanh nghiệp cần phải tiến hành dịch vụ Lashing cẩn thận và an toàn nhất để đảm bảo hàng hóa.
Dịch vụ Lashing
Nên chèn buộc hàng hóa như thế nào?
Thứ nhất, đơn vị vận tải phải nắm rõ những đặc điểm, tính chất của lô hàng hóa khi nhận vận chuyển, để lựa chọn những loại thiết bị và công cụ cho dịch vụ Lashing cần thiết. Từ đó, đơn vị mới đưa ra được những cách chèn buộc hàng hóa tốt nhất dành cho lô hàng cần vận chuyển.
Kích thước và trọng lượng về lô hàng vận chuyển
Sự ổn định, chắc chắn trong quá trình di chuyển lên những phương tiện để vận tải
Những tính chất về bao bì, nhãn mác của hàng hóa có dễ bị biến dạng, trầy xước khi vận chuyển hay không?
Thứ hai, đơn vị vận tải phải hiểu rõ và nhận định được phương thức dùng để vận chuyển cho từng loại hàng hóa. Hàng hóa của doanh nghiệp thuộc loại đơn hay đa phương thức. Có nghĩa là nên chằng buộc một lần hay phải thực hiện nhiều lần mới đảm bảo đủ độ an toàn.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Lashing có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên nghiệp của Finlogistics để được tư vấn và thực hiện vận chuyển một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Logistics, chúng tôi luôn cam kết đem lại dịch vụ chất lượng với mức chi phí tối ưu nhất dành cho Quý khách hàng.
Ngoài ra, Finlogistics còn cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa và vận chuyển quốc tế, làm thủ tục thông quan Hải quan và những giấy tờ liên quan khác. Chúng tôi luôn ý thức trách nhiệm cao nhất và trân trọng từng cơ hội được trao.
Với sự phát triển của nền kinh tế – thương mại và lĩnh vực y khoa, thì càng có nhiều tổ chức tại Việt Nam mong muốn nhập khẩu những trang thiết y tế từ nước ngoài về tới thị trường trong nước. Nhằm mục đích quản lý, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều quy định về việc cấp đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C dành cho những cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này.
Vậy các điều kiện, cơ sở cần thiết để tổ chức tiến hành nhập khẩu là gì? Những bước làm thủ tục, hồ sơ đăng ký trang thiết bị y tế loại C cụ thế như thế nào? Bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc cho bạn, cùng đón xem nhé!!!
Đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C
(16/09/2023)
Nội dung chính
Điều kiện cần thiết để đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C
Cơ sở pháp lý
Các cá nhân, doanh nghiệp muốn tiến hành đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C cần đọc kỹ cơ sơ pháp lý và những Nghị định được Pháp luật Việt Nam đưa ra như sau:
Phân loại và Danh mục hàng hóa phải xin Giấy phép nhập khẩu/ Giấy phép Lưu hành: Thông tư số 05/2022/TT-BYT
Phân loại
Danh mục phân loại thiết bị y tế loại C thông dụng (không nằm trong Thông tư 05 và không phải làm Đăng ký lưu hành đến hết năm 2024):
Bao cao su
Dây dẫn máu
Máy tiệt trùng dụng cụ y tế
Kim chạy thận
Máy đo SpO2
Máy chăm sóc da
Riêng đối với việc nhập khẩu trang thiết bị y tế loại C, thì các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý thật kỹ một vài điểm như sau:
Hàng y tế loại C không thuộc trong Danh mục Điều 06, Thông tư 05: bên nhập khẩu sẽ tiến hành tự phân loại, công khai phân loại và nhập hàng hóa về bình thường đến hết năm 2024 trong lúc chờ duyệt Đăng ký lưu hành. Ví dụ như: máy đo SPO2, máy tiệt trùng dụng cụ y tế, bao cao su,…
Hàng y tế loại C nếu nằm trong Danh mục Điều 06, Thông tư 05, đang có sẵn Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, được cấp từ giai đoạn 2018 – 2021 thì được tiếp tục dùng Giấy phép nhập khẩu để tiến hành nhập khẩu không hạn chế cho đến hết năm 2024.
Hàng y tế loại C thuộc Danh mục Điều 06 và vẫn chưa có Giấy phép nhập khẩu thì từ năm 2023, bên nhập khẩu phải xin được lưu hành ở Vụ Trang thiết bị, trước khi làm các bước nhập khẩu.
Quy trình cấp mới đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C
Bước 1: Các cá nhân, doanh nghiệp có thể đề nghị cấp số lưu hành khi nộp hồ sơ cho Bộ Y tế, thông qua Cổng Hệ thống thông tin giải quyết các thủ tục hành chính của Bộ Y tế tại đây hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ về quản lý trang thiết bị y tế tại đây.
Bước 2: Trong trường hợp nếu các cá nhân, doanh nghiệp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung Hồ sơ đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C, thì Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định để tiến hành cấp số lưu hành cho hàng hóa, trong thời gian 10 ngày làm việc.
Quy trình này bắt đầu kể từ ngày bên nhập khẩu nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ (bao gồm cả những giấy tờ xác nhận đã nộp phí thẩm định của Bộ Tài chính khi cấp giấy phép lưu hành). Trường hợp nếu không cấp số lưu hành thì bên Bộ Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ từng lý do.
Trong trường hợp, nếu hồ sơ đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C vẫn chưa hoàn chỉnh thì Bộ Y tế phải thông báo cho các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu, đề nghị cấp số lưu hành nhằm bổ sung và sửa đổi hồ sơ đăng ký lưu hành. Trong đó, Bộ sẽ nêu cụ thể phải bổ sung những tài liệu nào, những nội dung nào cần phải sửa đổi với thời gian là 12 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C
Bước 3: Khi phía cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu nhận được yêu cầu bổ sung và sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành của Bộ Y tế, thì phải tiến hành, thực hiện đúng theo đúng những nội dung đã được thông báo và gửi lại. Trường hợp nếu bên nhập khẩu đã bổ sung và sửa đổi hồ sơ nhưng vẫn không đúng với yêu cầu, thì Bộ Y tế sẽ tiếp tục thông báo để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Kể từ sau 90 ngày khi Bộ Y tế có thông báo yêu cầu mà phía cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu vẫn không bổ sung và sửa đổi hồ sơ hoặc sau 05 lần sửa đổi và bổ sung hồ sơ, kể từ ngày Bộ Y tế có yêu cầu chỉnh sửa lần đầu, mà hồ sơ vẫn không đáp ứng theo yêu cầu, thì bên nhập khẩu phải thực hiện lại từ đầu các thủ tục đề nghị cấp số lưu hành.
Bước 4: Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp số lưu hành cho bên nhập khẩu, Bộ Y tế có trách nhiệm công khai các thông tin trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế loại C, với những thông tin sau:
Tên, phân loại, cơ sở sản xuất, quốc gia sản xuất trang thiết bị y tế;
Số đăng ký lưu hành của trang thiết bị y tế;
Tên và địa chỉ của chủ sở hữu (cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu) trang thiết bị y tế;
Tên và địa chỉ của chủ sở hữu (cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu) số lưu hành;
Tên và địa chỉ của cơ sở bảo hành trang thiết bị y tế;
Những tài liệu trong bộ hồ sơ đăng ký lưu hành của thiết bị y tế loại C, trừ hồ sơ kỹ thuật chung về quản lý trang thiết bị y tế, theo quy định của khối ASEAN.
Yêu cầu đối với một số giấy tờ
Bộ hồ sơ làm thủ tục thông quan Hải Quan cho trang thiết bị y tế loại C bao gồm:
Các bước đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C chi tiết
Sau khi thực hiện xong việc phân loại trang thiết bị y tế, các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tiến hành chuẩn bị như sau để làm Đăng ký Lưu hành thiết bị y tế loại C:
Bước 1: Soạn thảo Giấy uỷ quyền và Giấy xác nhận đầy đủ điều kiện bảo hành theo mẫu của Thông tư số 10/TT-BYT và gửi cho chủ sở hữu trang thiết bị y tế để ký đóng dấu xác nhận.
Bước 2: Yêu cầu đối với chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoàn thành hợp thức hóa lãnh sự cho những hồ sơ sau:
Bước 3: Chuẩn hóa và soạn thảo đầy đủ bộ hồ sơ theo biểu mẫu dưới đây:
Tên văn bản
Chi tiết
Văn bản đề nghị cấp mới số lưu hành cho thiết bị y tế
Bên nhập khẩu sẽ đứng tên trên Giấy lưu hành ký tên đóng dấu
ISO 13485, bản scan của Nhà sản xuất
Bên nhập khẩu sẽ đứng tên trên Giấy lưu hành đóng dấu treo
Giấy ủy quyền
Hợp thức hóa lãnh sự
Giấy xác nhận đạt đủ điều kiện bảo hành
Hợp thức hóa lãnh sự
Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Hợp thức hóa lãnh sự
Giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc mẫu tiêu chuẩn mà chủ sở hữu của trang thiết bị y tế tiến hành công bố áp dụng
Bản scan
Mẫu mô tả thông tin kỹ thuật của hàng hóa bằng Tiếng Việt
Phụ lục VIII, Thông tư số 10/2023/TT-BYT
Bên nhập khẩu sẽ đứng tên trên Giấy lưu hành ký tên đóng dấu
Bộ tài liệu thông tin kỹ thuật do chủ sở hữu của trang thiết bị y tế ban hành
Bản scan
Hướng dẫn tiếng Việt sử dụng trang thiết bị y tế loại C
Bên nhập khẩu sẽ đứng tên trên Giấy lưu hành đóng dấu treo
Hướng dẫn sử dụng bản gốc, do chủ sở hữu của trang thiết bị y tế ban hành
Bản scan
Mẫu nhãn được sử dụng khi lưu hành hành hóa tại Việt Nam
Bên nhập khẩu sẽ đứng tên trên Giấy lưu hành đóng dấu treo
Bộ tài liệu về thông tin nguyên vật liệu; mức độ an toàn của sản phẩm; quy trình sản xuất; kiểm soát chất lượng; báo cáo lâm sàng – tiền lâm sàng và báo cáo độ ổn định
Chỉ áp dụng đối với các chất thử, chất hiệu chuẩn và vật liệu kiểm soát in vitro
Trên đây là tổng quan quy trình thực hiện đăng lý lưu hành thiết bị y tế loại C dành cho các cá nhân, doanh nghiệp mong muốn nhập khẩu mặt hàng này về thị trường Việt Nam.
Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề nào, xin vui lòng liên hệ với đơn vị Finlogistics để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tư vấn một cách đầy đủ và tối ưu thời gian, chi phí nhất!!!
Chuỗi cung ứng lạnh thường được gắn với nhóm những sản phẩm, hàng hóa đặc thù, cần bảo đảm nghiêm ngặt về những điều kiện như: nhiệt độ, độ ẩm,… trong suốt quá trình luân chuyển hàng hóa. Việc quản lý tốt chuỗi cung ứng hàng lạnh giúp cho các doanh nghiệp gia tăng hơn nữa thời gian phân phối, giảm thiểu các loại chi phí sản xuất – kinh doanh. Từ đó, lợi nhuận và doanh thu cho tổ chức sẽ được nâng cao và tối ưu.
Dưới đây là những kiến thức cơ bản về hoạt động kiểm soát nhiệt độ hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không. Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu chi tiết về chuỗi cung ứng lạnh nhé!!!
(09/05/2023)
Nội dung chính
Định nghĩa về Chuỗi cung ứng lạnh
Hiểu theo cách đơn giản thì chuỗi cung ứng lạnh (Cold chain) được định nghĩa là loại chuỗi cung ứng, có khả năng kiểm soát và duy trì các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm,… (điều kiện bảo quản) cho những loại hàng hóa đặc thù. Mục đích nhằm đảm bảo nhu cầu lưu trữ, cũng như kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, trước khi được phân phối ra ngoài thị trường.
Các loại hàng hóa có trong chuỗi cung ứng lạnh bao gồm: sản phẩm nông nghiệp, hàng thủy hải sản, hàng đông lạnh chế biến, hàng hoa quả tươi cắt cành, các sản phẩm dược (đặc biệt là vắc-xin). Ngoài ra, còn có một số sản phẩm, hàng hóa đặc biệt như: nội tạng người để phục vụ y khoa,…
(Lưu ý: Những chuỗi cung ứng mà các loại hàng hóa được luân chuyển mà không đòi hỏi yêu cầu gì về quy trình bảo quản, dải nhiệt độ hoặc độ ẩm nhất định, thì đó là chuỗi cung ứng thông thường)
Hai thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng lạnh đó là: Hệ thống mạng lưới nhà kho lạnh và Hệ thống phương tiện vận tải lạnh. Trong đó:
Mạng lưới nhà kho lạnh: Đảm nhận vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa tại những “điểm nút” Logistics nhất định. Những mặt hàng nhạy cảm và dễ hỏng hóc sẽ được kiểm soát tốt hơn về nhiệt độ bảo quản. Hàng hóa sẽ được lưu trữ tại đây, trước khi tiếp tục chuyển tới tay người tiêu dùng cuối cùng hay tại những điểm phân phối khác.
Phương tiện vận tải lạnh: Bao gồm những loại phương tiện vận chuyển chuyên dụng, ví dụ như: xe tải, xe container đông lạnh, những thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận chuyển,… Phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối, đảm bảo những điều kiện tối ưu về nhiệt độ, độ ẩm,… của hàng hóa, trong suốt quá trình giao – nhận.
Chuỗi cung ứng lạnh sẽ cung cấp các khoảng nhiệt độ thích hợp cho mỗi loại sản phẩm trong toàn bộ quá trình cung ứng. Tùy theo tính chất của từng loại hành hóa mà sẽ có các tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến:
Mức đông lạnh sâu – Deep Frozen (từ -28 đến -30 độ C): Đây là mức nhiệt độ lạnh nhất, chủ yếu dành cho việc vận chuyển thủy hải sản.
Mức đông lạnh – Frozen (từ -16 đến -20 độ C): Chủ yếu dành cho vận chuyển thịt.
Mức lạnh – Chiller (từ 2 đến 4 độ C): Đây là mức chuẩn nhiệt độ bên trong tủ lạnh, thường được sử dụng để vận chuyển mặt hàng trái cây và rau củ quả, nhằm giữ được thời hạn sử dụng tối ưu nhất.
Ngoài ra, mức nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C thích hợp để bảo quản mặt hàng dược phẩm thông thường. Khoảng nhiệt độ từ 12 đến 14 độ C lại thích hợp cho chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng chuối. Đây cũng là một trong những loại trái cây đang được sản xuất và vận chuyển nhiều nhất trên thế giới.
Xét theo phương thức tổ chức
Bên cạnh những thành phần vật lý kể ở trên, khi nhắc tới chuỗi cung ứng kho lạnh, thì doanh nghiệp cũng cần phải xem xét đến cả những thủ tục để quản lý quá trình vận hành, quy trình kiểm soát và sử dụng các trang thiết bị vật lý và vận tải tối ưu.
Chuỗi cung ứng lạnh
Vận chuyển hàng hóa được kiểm soát nhiệt độ
Trong chuỗi cung ứng lạnh, đôi khi các doanh nghiệp trong quá trình gửi hàng sẽ gặp một số rắc rối. Nhất là trong những trường hợp cần giao hàng nhanh chóng, gấp trong vòng một hay hai ngày, đối với loại hàng hóa cần phải kiểm soát nhiệt độ.
Trong trường hợp đặc biệt này, phương thức vận tải phù hợp nhất là vận chuyển đường hàng không. Một số mặt hàng khác, ví dụ như dược phẩm, nội tạng hoặc những sản phẩm khoa học đời sống khác, cũng yêu cầu phải kiểm soát cụ thể về tình trạng nhiệt độ trong quá trình vận chuyển.
Nhưng câu hỏi làm thể nào để bảo quản hàng hóa ở nhiệt độ thích hợp lại là thử thách không hề nhỏ. Bởi vì nhiệt độ của hàng hóa rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Từ thời điểm đóng gói hàng hóa tại kho, cho đến khi hàng hóa được xếp lên máy bay và giao hàng tại đích đến, thì nhiệt độ có thể thay đổi nhanh chóng, dễ dàng từ -18 độ C lên đến 40 độ C.
Bảo quản ở nhiệt độ mát
Trong vận tải hàng hóa nói chung, việc giữ nhiệt độ hàng hóa ổn định theo yêu cầu và thông thừng ở mức dưới nhiệt độ môi trường thông thường. Những mức nhiệt độ thông thường trong Chuỗi cung ứng lạnh được quan tâm đó là:
Từ -18 đến 0 độ C
Từ 2 đến 8 độ C
Trên 8 đến 15 độ C
Đối với loại hàng hóa cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh và mát, thì doanh nghiệp không cần phải quá lo lắng về những chặng vận chuyển hàng không. Với độ cao trung bình trên 1000m, nhiệt độ của khoang máy bay luôn được đảm bảo giữ ở nhiệt độ phù hợp. Hơn nữa, tại tất cả các sân bay đều được trang bị kho hàng lạnh, có đủ khả năng cấp và giữ lạnh tốt từ 2 đến 8 độ C.
Những đơn vị chuyên chở trong Chuỗi cung ứng lạnh cũng cần thực hiện thật nhanh tiến trình công việc trong thời gian chờ như: đóng gói hàng, vận chuyển hàng nội địa và thông quan hàng hóa. Việc mất quá nhiều thời gian trước khi đưa hàng vào kho lạnh có thể ảnh hưởng tới chất lượng của hàng hóa khi đưa ra thị trường.
Chuỗi cung ứng lạnh
Bảo quản ở nhiệt độ ẩm
Không giống với loại hàng hóa cần bảo quản ở nhiệt độ mát, thì hàng hóa cần bảo quản ở nhiệt độ ẩm sẽ phức tạp hơn một chút. Ở chặng bay trên không, nhiệt độ có thể đạt xuống âm độ khi máy bay lên độ cao trên 10000m. Nhưng quá trình bảo quản dưới mặt đắt, chỉ mỗi kho lạnh tại sân bay là không đủ điều kiện theo yêu cầu của bên phía gửi hàng.
Do đó, nhà chuyên chở cần chuẩn bị những thiết bị chuyên dụng khác nhau để bảo quản hàng hóa ở nhiệt độ ẩm. Dưới đây là một số thiết bị chuyên dụng phục vụ bảo quản trong Chuỗi cung ứng lạnh:
Envirotainer: Đây là loại container chở hàng không chuyên dụng, dành riêng cho vận tải hàng không (ULD). Loại container này được trang bị bộ motor, pin và đá khô, để có thể duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng 72 giờ. Giải pháp này thường được nhiều bên lựa chọn khi vận chuyển sản phẩm dược phẩm.
AcuTemps: Thiết bị này được trang bị máy nén chuyên dụng và pin duy trì nhiệt độ với dung lượng lên đến 100 giờ. Vì không sử dụng đá khô nên thiết bị này hoàn toàn có thể được sử dụng trên bất kỳ loại máy bay nào.
Đá khô: Chính là Carbon Dioxide (CO2) ở thể rắn. Loại “đá” này có kích thước và hình dạng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng. Trong quá trình sử dụng, đá khô sẽ bốc hơi và sẽ được coi là chất nguy hiểm. Do đó, chi phí vận chuyển có dùng đá khô có thể cao hơn bình thường và không phải loại máy bay nào cũng có thể nhận chở được (đá khô được xếp vào loại hàng nguy hiểm).
Túi Gel: Đây là những túi dạng kín, chứa chất làm mát dạng lỏng, có tác dụng hấp thụ nhiệt và duy trì nhiệt độ. Chúng thường không được xem là hàng nguy hiểm trong vận chuyển đường hàng không và chi phí mua túi Gel cũng thường rẻ hơn nhiều so với mua đá khô.
Vận chuyển hàng hóa hàng không cần kiểm soát nhiệt độ
Chuỗi cung ứng lạnh
Vận đơn hàng không – Airway Bill
Vận đơn hàng không (AWB) là loại chứng từ bắt buộc dành cho tất cả hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa dễ hư hỏng và cần được bảo quản nhiệt độ phù hợp trong Chuỗi cung ứng lạnh. Trên AWB, bắt buộc phải thể hiện đầy đủ những thông tin về tên hàng hóa, khung nhiệt độ yêu cầu, người gửi hàng, người nhận hàng và những tính chất đặc biệt khác của hàng hóa (nếu có).
Ngay từ khâu kiểm tra giá cả và lấy booking thì các hãng hàng không đã remark ở trên hệ thống của airlines về lô hàng cần được kiểm soát nhiệt độ. Đồng thời, thông tin về nhiệt độ yêu cầu bắt buộc cũng phải có trên Airway bill để nhân viên kho hàng ở cả 2 đầu xuất – nhập, làm đúng theo yêu cầu có trên Hướng dẫn gửi hàng (hay còn gọi là Phiếu cân – VGM).
Nhãn mác – Label
Tất cả các lô hàng hóa không cần kiểm soát nhiệt độ đều phải có dán nhãn mác, nhằm tuân thủ chặt chẽ theo quy định của IATA và từng hãng hàng không riêng về mặt hàng hóa dễ hư hỏng.
Đóng gói theo đúng tiêu chuẩn
Khi thực hiện đóng gói hàng hóa dễ hỏng để vận chuyển bằng đường hàng không, thì bao bì bọc sản phẩm phải được thiết kế dựa vào sự thay đổi độ cao, duy trì nhiệt độ bên trong và đồng thời điều chỉnh theo nhiệt độ ở bên ngoài. Chúng phải đủ chắc chắn để có thể xếp chồng lên nhau và chịu được sự khắc nghiệt khi vận chuyển và xếp dỡ khi đang ở trên mặt đất cũng như trên không.
Mỗi loại hàng hóa dễ hỏng cần có những cách thức đóng gói và bảo quản khác nhau. Nhiều mặt hàng vận chuyển cần đảm bảo phải có “vật liệu đóng gói” phù hợp, để tránh bất kỳ trường hợp xảy ra rò rỉ, rơi vãi hoặc nhiễm bẩn từ những mặt hàng để cùng chung khác.
Tùy theo đặc thù của hàng hóa, doanh nghiệp có thể sử dụng đa dạng những loại vật liệu trong Chuỗi cung ứng lạnh như: thùng xốp, hộp, sọt, thùng nhựa, túi nilon, thùng gỗ, tấm trải nilon, hộp carton phủ sáp,… Bên cạnh đó các vật liệu hút nước và làm lạnh kèm theo (nếu có) cũng được sử dụng như: đá khô, đá Gel, khí hóa lỏng làm lạnh,… trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Bất kể sử dụng loại bao bì nào để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng, thì mỗi bao bì đều phải được dán nhãn và đánh dấu phù hợp. Hơn nữa, nội dung trên dán nhãn phải rõ ràng và đầy đủ để có thể phục vụ việc kiểm kê chính xác nhất.
Chuỗi cung ứng lạnh
Quản lý tốt Chuỗi cung ứng lạnh đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Có thể nói rằng, Chuỗi cung ứng lạnh chính là nhân tố quan trọng để đảm bảo tính “toàn vẹn” cho sản phẩm/hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Việc quản lý tốt chuỗi cung ứng hàng lạnh sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những rủi ro không đáng có, giúp gia tăng hơn nữa chất lượng quy trình cũng như doanh thu. Ý nghĩa tổng quan của chuỗi cung ứng lạnh đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh bao gồm:
Kéo dài thời gian bảo quản, giảm tỷ lệ hư hỏng và giữ chất lượng sản phẩm ở trạng thái tốt nhất
Nhiều nghiên cứu cho thấy, với chuỗi cung ứng lạnh, thời gian sử dụng của hàng hóa sản phẩm có thể được kéo dài hơn gấp 2 đến 3 lần, so với thông thường. Tỷ lệ hao hụt hay hư hỏng cũng sẽ giảm đi khoảng 60 đến 70%. Việc này sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Những đơn vị sản xuất sẽ có thêm thời gian để phân phối và đưa những sản phẩm chất lượng nhất tới tay người tiêu dùng.
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo lòng trung thành với sản phẩm, thương hiệu
Người tiêu dùng có xu hướng cảm thấy hài lòng hơn với những sản phẩm được lưu trữ và bảo quản tốt hơn. Từ đó, việc gắn kết mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này tạo ra nguồn doanh thu đều đặn, ổn định và đảm bảo tính bền vững cho mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển nền kinh tế bền vững và mở ra những cơ hội hợp tác quốc tế
Chất lượng sản phẩm giữ được lâu hơn và được nâng cao sẽ thỏa mãn người tiêu dùng hoặc mức sống nói chung của xã hội cũng sẽ được cải thiện. Ngoài ra, quản lý chuỗi cung ứng lạnh tốt còn tạo điều kiện hấp dẫn, thúc đẩy các sản phẩm có đủ điều kiện để xuất khẩu, tới những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới. Từ đó, thị trường nội địa sẽ thu hút thêm nhiều dòng tiền, nâng cao doanh thu và phát triển các mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các quốc gia với nhau.
Chuỗi cung ứng lạnh đang dần dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới, cũng như ở những thị trường xuất khẩu hàng hóa đặc thù lớn, điển hình như tại Việt Nam. Đây là “chìa khóa” cơ hội cũng là những thách thức cho Logistics Việt Nam về khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp, trong việc quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm nhạy cảm và đặc thù như: dược phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm,…
Finlogistics tự hào là đơn vị cung cấp giá trị hàng đầu cho khách hàng, luôn cam kết vận chuyển hàng hóa an toàn, nhanh chóng và chi phí tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của Finlogistics để được giải đáp thắc mắc về Chuỗi cung ứng lạnh và thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa!!!