Chung-chi-CO-CQ-la-gi.jpg

Khái niệm CO CQ thường xuất hiện trong các hợp đồng mua bán tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu về 2 loại chứng nhận này. CO CQ là gì? Có chức năng như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin chia sẻ sau đây.

CO CQ là gì?

CO (Certificate of Origin) là chứng nhận xuất xứ. CQ (Certificate of Quality) là chứng nhận chất lượng. CO CQ là chứng chỉ rất cần thiết đối với thủ tục hải quan cho xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hai chứng chỉ này hoàn toàn khác nhau và có chức năng khác nhau. Chúng là tiêu chí quan trọng được đề cập tới trong bộ hồ sơ, chứng từ cho sản phẩm. Lô hàng có thể có 1 trong 2 loại giấy tờ này hoặc có cả 2.

CO CQ là gì
CO CQ là gì

Giấy chứng nhận xuất xứ

Nguồn gốc hay xuất xứ của hàng hóa là vấn đề mà khách hàng quan tâm. Đặc biệt trong xuất nhập khẩu, xác định nguồn gốc để xem hàng hóa có được hưởng ưu đãi hay không. Ví dụ nếu hàng có nguồn gốc từ các nước ASEAN thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt.

Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ

  • Xác định xuất xứ hàng hóa theo hợp đồng mua bán. Chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp. Trong xuất nhập khẩu, CO giúp chứng minh hàng hóa đang thực hiện xuất nhập khẩu từ các quốc gia phù hợp quy định của pháp luật từng bên.
  • Bên cạnh đó, xác định được xuất xứ giúp chống phá giá. Áp dụng thuế chống trợ giá cho sản phẩm.
  • Một số mặt hàng mà CO sẽ quyết định có đủ tiêu chuẩn để nhập vào Việt Nam hay không.

Thủ tục khi xin cấp CO

Để hoàn thành thủ tục xin cấp phép chứng nhận CO cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết. Như đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế. Kèm theo là bộ mẫu hồ sơ xin cấp phép chứng nhận CO bao gồm:

  • Đơn cấp CO điền đầy đủ thông tin, đóng dấu có thẩm quyền của doanh nghiệp.
  • Hóa đơn thương mại của doanh nghiệp, tờ khai hải quan các mặt hàng cần xuất nhập khẩu…
  • Các giấy phép liên quan: bản giải trình quy định sản xuất. Hợp đồng mua bán, chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất…
CO CQ là gì
CO CQ là gì

Giấy chứng nhận chất lượng

CQ là chứng nhận hàng hóa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế hay không. Giấy chứng nhận này thể hiện cam kết của người bán với người mua về chất lượng của sản phẩm. CQ không bắt buộc cần phải có trong hồ sơ hải quan. Tuy nhiên, có một số mặt hàng khi làm thủ tục kiếm tra chất lượng nhà nước thì phải nộp CQ trong hồ sơ đăng ký.

Trong mua bán và xuất nhập khẩu hàng hóa thì CO CQ là 2 loại giấy tờ cần có trong hợp đồng mua bán.

Vai trò của giấy chứng nhận chất lượng

  • Chứng minh hàng hóa phù hợp với tiêu chuản đã công bố.
  • Xác nhận chất lượng của hàng hóa đáp ứng thông số kỹ thuật như công bố.
  • Chứng nhận chất lượng CQ bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan ở một số mặt hàng quy định.

Yêu cầu chứng chỉ CO CQ cho sản phẩm giúp đảm bảo chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Hiểu rõ về CO CQ giúp người làm thủ tục hải quan dễ dàng hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu cho sản phẩm. Ngoài ra, có giấy chứng nhận CO CQ giúp các nhà nhập khẩu biết được hàng hóa có được hưởng ưu đãi chính sách đặc biệt về thuế hay không.

Fin Logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, khai báo thủ tục hải quan, nhập khẩu trung quốc chính ngạch… Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xin giấy phép, xin CO các loại, tư vấn quy trình xuất nhập khẩu cho khách hàng. Chúng tôi đem đến dịch vụ với chất lượng tốt nhất, chi phí ưu đãi nhất. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí.


co-form-e-la-gi-2-1200x686.jpg

CO form E là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hầu hết cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong ngành đều cần biết về CO form E. Vậy đây cụ thể là văn bản gì? Có những lưu ý ra sao khi thực hiện thủ tục này?

CO form E là gì

CO form E (C/O form E) là chứng nhận hàng hóa quan trọng của bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thường được dùng nhiều trong hoạt động thương mại giữa Trung và khối ASEAN. Thực tế, đây là loại chứng từ cần thiết khi thực hiện nhập khẩu Trung Quốc chính ngạch.

Mục đích của CO form E là tham gia xác nhận lô hàng có được hưởng mức ưu đãi thuế theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) hay không? Ngược lại, mẫu văn bản này cũng sẽ xác nhận hàng hóa nhập khẩu nguồn gốc từ Việt Nam hoặc các nước ASEAN, nhờ đó phía nhập khẩu Trung Quốc sẽ nhận ưu đãi thuế tương tự khi nhập hàng.

Nội dung và tiêu chí xuất xứ CO form E

CO form E là gì? Quy định và điều kiện cấp CO form E trong xuất nhập khẩu

Nội dung 

Nội chung chứng nhận xuất xứ – CO form sẽ bao gồm các chi tiết cơ bản như sau:

  • Thông tin bên xuất khẩu (Tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu…)
  • Thông tin bên nhận hàng/nhập khẩu (Tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu…)
  • Hình thức vận tải, số hiệu tàu/máy bay, tuyến đường sẽ đi qua và tên cảng dỡ hàng
  • Số lượng hàng hóa, chủng loại và mô tả cụ thể (Bao gồm số lượng hàng và mã HS code). Lưu ý: Mã HS code do nước nhập khẩu cung cấp. Nếu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam thì mã HS code sẽ ghi theo Việt Nam
  • Tiêu chí xuất xứ, tỷ lệ % của từng nguyên liệu. Tiêu chí này đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng nhất định đến tính hợp lý của CO form E
  • Trọng lượng toàn bộ lô hàng và giá trị FOB. Lưu ý: Nếu hóa đơn ghi theo giá trị khác (CIF, EXW..) thì phải điều chỉnh cộng trừ theo đúng giá trị FOB rồi mới điền vào ô.
  • Số ngày Invoice được lấy từ Invoice mua bán hàng
  • Tên nước xuất khẩu, nhập khẩu, địa điểm và thời gian xin CO form cùng với con dấu công ty xin CO
  • Chữ ký xác nhận của người được ủy quyền xin CO, con dấu của tổ chức cấp CO, chi tiết địa điểm và ngày cấp 
  • Xác nhận trường hợp hàng hóa:
    • Issued Retroactively: CO được cấp sau 3 ngày tính từ ngày tàu chạy
    • Exhibition: Hàng hóa tham gia triển lãm và được bán sau triển lãm
    • Movement Certificate: Hàng hóa được cấp CO giáp lưng
    • Third Party Invoicing: Hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba

Tiêu chí xuất xứ

Hiện có nhiều khái niệm tiêu chí xuất xứ trong CO form E, tuy nhiên, có một vài tiêu chí cơ bản mà các doanh nghiệp cần nắm rõ:

  • WO – Wholly Owned: Sản phẩm xuất khẩu nguồn gốc 100% của Trung Quốc, tức là nguyên vật liệu, quy trình sản xuất đều thuộc quốc gia này.
  • PE – Produced Entirely: Sản phẩm có thể được gia công ở các nước khác nhưng vẫn phải đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu xuất xứ từ Trung Quốc.
  • RVC – Regional Value Content – Hàm lượng giá trị khu vực FTA: Sản phẩm có giá trị nguyên liệu hơn 40% thuộc Trung Quốc.

Quy trình cấp CO form E

CO form E là gì? Quy định và điều kiện cấp CO form E trong xuất nhập khẩu
Quy trình cấp CO form E trong xuất nhập khẩu

Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại văn bản, chứng từ:

  • Tờ khai đề nghị cấp CO form hoàn chỉnh và hợp lệ
  • Bộ CO form hoàn chỉnh gồm 1 bản chính và 3 bản sao
  • Tờ khai hải quan đã hoàn thiện thủ tục
  • Hóa đơn thương mại và Vận đơn

Chi tiết các bước

Doanh nghiệp xin cấp CO form E có thể thực hiện thủ tục online hoặc đến trực tiếp sở công thương và thực hiện theo quy trình:

Bước 1: Đăng ký tài khoản cho Doanh nghiệp (Áp dụng với doanh nghiệp xin lần đầu)

Bước 2: Truy cập hệ thống ecosys.gov.vn và tiến hành khai báo hồ sơ online

Bước 3: Tải thông tin chứng từ bắt buộc, gồm tờ khai hải quan, bảng kê hàm lượng, vận đơn…

Bước 4: Sau khi hoàn tất khai thông tin, doanh nghiệp thực hiện thao tác ký điện tử và nộp hồ sơ online

Bước 5: Sau khi hồ sơ được xét duyệt, doanh nghiệp sẽ in đơn xin CO form được cấp số và nộp kèm theo hồ sơ

Bước 6: Cán bộ kiểm tra, duyệt hồ sơ giấy và cấp CO form E gốc (bản giấy) nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ.

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ THÔNG QUAN TỜ KHAI TẠI FIN LOGISTICS 2023

TỔNG HỢP 6 QUY TẮC ÁP MÃ HS CHÍNH XÁC VÀ DỄ HIỂU

Mong rằng những thông tin này đã giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và quy trình xin cấp CO form E trong hoạt động thương mại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bộ chứng từ xuất nhập khẩu, quy trình nhập khẩu Trung Quốc chính ngạch, hãy liên hệ ngay Fin Logistics để được tư vấn nhanh chóng.

  • Email: info@fingroup.vn
  • Hotline: +84389505083

quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-1200x686.jpg

Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng nhiều hình thức nhập khẩu hàng hóa khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đường biển. Vì thế nên việc nắm rõ quy định hàng hải sẽ giúp hoạt động mua bán của quý doanh nghiệp diễn ra thuận lợi. Cụ thể, quy trình nhập khẩu hàng hóa chi tiết sẽ phụ thuộc vào từng nhóm sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình tối thiểu sẽ bao gồm các bước sau đây.

Tóm tắt 10 bước cơ bản trong quy trình nhập khẩu hàng hóa ĐƯỜNG BIỂN

10 bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển chi tiết, dễ nhớ

Đặt lịch, kiểm tra, xác nhận booking tàu

Sau khi ký kết hợp đồng mua bán (sale contract), bước đầu tiên cần thực hiện là đặt booking tàu. Thông thường, hãng tàu sẽ hết chỗ trước lịch chạy 1 tuần, đặc biệt là vào mùa cao điểm. Khi thực hiện booking tàu, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau:

  • Cảng đi (port of loading): Nơi hàng hóa được xếp lên tàu
  • Cảng chuyển tải: Có 2 hình thức bao gồm chuyển tải (transit) hoặc đi thẳng (direct) tùy theo lựa chọn ban đầu
  • Cảng đến (port of discharge): Nơi đáp hàng hóa
  • Tên hàng, trọng lượng: Theo thông tin trên bộ chứng từ
  • Số lượng (Volumn): Số lượng container 
  • HS code
  • Ngày xuất hàng (ETD): Ngày tàu xuất phát theo dự kiến
  • Thời gian hàng xong (Cargo ready date): Theo thống nhất giữa đôi bên
  • Một số yêu cầu khác: Kích cỡ, loại container, nhiệt độ, độ thông gió…

Sau khi cung cấp thông tin, bước tiếp theo là kiểm tra và xác nhận booking:

  • Tuyến (POL-POD) 
  • Giá cước 
  • ETD, line (Hãng tàu nào)
  • Khối lượng hàng, số lượng cont 
  • Local charge 
  • Hình thức trả (Prepaid hay Collect) 
  • Cancel fee, deposit,… 

Theo dõi đóng hàng và cập nhật thông tin từ bên xuất khẩu

Việc theo dõi, giám sát tiến trình đóng hàng sẽ do bên xuất khẩu, đại lý hoặc đối tác giao dịch FDW của bạn thực hiện. Các thông tin cập nhật bao gồm:

+ Ảnh chụp container rỗng nhằm đảm bảo không xảy ra hư hại gì trước đó

+ Ảnh chụp bảng điều khiển nhiệt độ với hàng hóa đông lạnh.

Kiểm tra chứng từ, hồ sơ lô hàng

Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa là yêu cầu đối tác chuẩn bị các chứng từ cần thiết để tiến hành nhập lô hàng.

Nhận thông báo khi hàng đến

Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo hàng đến (arrival notice) trước khi tàu cập bến 1 ngày. Các thông tin arrival notice sẽ tương tự như hóa đơn mua hàng, bao gồm: Tên nhà xuất khẩu, nhập khẩu, tên tàu, số chuyến, số hiệu container, seal, mô tả hàng hóa. Sau đó, chúng ta tiến hành thực hiện lệnh giao hàng D/O: Giấy giới thiệu, Hóa đơn gốc, Giấy ủy quyền (nếu có yêu cầu).

Đăng ký chứng từ để nhận lô hàng

Tùy theo yêu cầu của từng loại hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị mã HS code, chứng từ liên quan theo quy định để đăng ký thủ tục nhập hàng.

Khai báo hải quan

Đây là bước quan trọng và tương đối phức tạp trong quy trình nhập khẩu hàng hóa. Thủ tục này đòi hỏi đầy đủ các chứng từ: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép nhập khẩu… Ngoài các chứng từ theo như liệt kê, doanh nghiệp cần lưu ý đến chữ ký số nếu thực hiện thủ tục khai báo hải quan online.

Mở và thông quan; thanh lý tờ khai

Để tiến hành mở tờ khai và thông quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy giới thiệu, tờ khai phân luồng, hóa đơn, phiếu đóng gói, vận đơn… Sau đó hoàn thiện thủ tục nộp thuế, in mã vạch tại cảng và nộp ít nhất 2 bộ tờ khai đã thông quan cùng mã vạch cho bên giám sát hải quan. Họ sẽ đóng dấu lên mã vạch rồi giữ lại 1 bộ, bộ còn lại trả về cho doanh nghiệp.

Vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi thanh lý tờ khai, doanh nghiệp hãy mang theo D/O đến phòng thương vụ cảng để đóng phí. Tiếp theo giao chứng từ EIR, D/O cho tài xế để trình giám sát cổng, sau đó cho xe rời cảng về kho.

Rút hàng và trả container

Khi xe chở hàng đến kho, doanh nghiệp cần kiểm tra tình trạng container, seal… Sau khi rút hàng, tài xế sẽ mang trả container về cảng.

Lưu trữ chứng từ và hồ sơ

Khi quá trình nhập hàng vào kho được hoàn tất, doanh nghiệp cần lưu trữ toàn bộ chứng từ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa để đối chiếu trong trường hợp khiếu nại phát sinh.

Những điều cần lưu ý trong quy trình nhập khẩu hàng hóa

10 bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển chi tiết, dễ nhớ

Khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Mỗi tờ khai có thể khai tối đa 50 loại hàng hóa. Nếu số lượng hàng hóa nhiều hơn, doanh nghiệp cần dùng nhiều tờ khai và liên kết bằng số nhánh.
  • Nếu doanh nghiệp thuộc diện không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ báo lỗi và từ chối cấp tờ khai (Trừ các loại hàng hóa cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng)
  • Với cùng một mặt hàng nhưng lại có thời gian nộp thuế khác nhau, doanh nghiệp cần khai báo trên nhiều tờ khai khác nhau ứng với thời điểm nộp thuế.
  • Liệt kê các loại hàng hóa thuộc diện miễn giảm thuế/Hàng hóa chịu thuế VAT/Hàng hóa đặc biệt với thuế suất cao. Nhằm đảm bảo lợi ích cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ doanh nghiệp.

Trên đây là tổng hợp 10 bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực. 

Hiện nay, Fin Logistics là đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa quốc tế tối ưu về chi phí lẫn thời gian. Liên hệ Fin Logistics ngay để được tư vấn quy trình xuất nhập khẩu quốc tế, quy trình nhập khẩu Trung Quốc chính ngạch, quy trình nhập khẩu quạt điện, thiết bị điện máy công nghệ, gia dụng, thời trang may mặc…

  • Email: info@fingroup.vn
  • Hotline: +84389505083

cach-tinh-thue-nhap-khau.jpg

Cách tính thuế nhập khẩu như thế nào? Đối tượng nào chịu thuế nhập khẩu? Nhập hàng Trung Quốc có phải chịu thuế nhập khẩu không? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi trên hãy đọc bài viết sau đây.

Thuế nhập khẩu và đối tượng chịu thuế

Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. Khi nhập hàng hóa tại các cửa khẩu, nhà nước sẽ dùng thuế nhập khẩu để đánh vào hàng hóa nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào hoạt động trong đổi hàng hóa giữa các quốc gia.

Đối tượng chịu thuế nhập khẩu bao gồm hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Và hàng hóa nhập khẩu tại chỗ, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Hàng hóa có hợp đồng mua bán, các chứng từ, hóa đơn kèm theo thì sẽ xác định giá tính thuế theo giá trị hợp đồng.

Cách tính thuế nhập khẩu
Cách tính thuế nhập khẩu

Các loại thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu được sử dụng thuế suất tỷ lệ %. Mỗi mặt hàng sẽ có thuế suất khác nhau phù thuộc vào loại mặt hàng, khu vực thị trường. Các loại thuế suất như:

Thuế suất ưu đãi

Áp dụng loại thuế suất ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Hiện nay có 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt

Những mặt hàng được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực tự do (FTA). Tức là những mặt hàng nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương. Ví dụ như ASEAN – TRUNG QUỐC, ASEAN – VIỆT NAM, VIỆT NAM – NHẬT BẢN, ASEAN – HÀN QUỐC…

Thuế suất thông thường

Thuế suất thông thường sẽ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Quy định thuế suất thông thường không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của mặt hàng tương ứng.

Thuế bổ sung

Một số mặt hàng sẽ phải chịu thuế bổ sung. Giá bán của hàng nhập vào Việt Nam quá thấp so với giá thông thường hoặc được nhận trợ cấp của nước xuất khẩu. Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ quốc gia có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam.

Nhập hàng Trung Quốc có phải chịu thuế không?

Có nhiều cách thức nhập hàng như mua trên trang thương mại điện tử Trung Quốc như Taobao, 1688…, dịch vụ mua hộ, mua qua trung gian… Tùy thuộc vào loại hình nhập hàng mà người mua có cần đóng thuế hay không.

Nhập hàng thông qua đơn vị trung gian: Bao gồm chi phí mua hộ + chi phí vận chuyển hàng về Việt Nam + phí vận chuyển hàng từ kho tới người nhận. Loại hình này người mua không chịu thuế nhập khẩu.

Nhập khẩu chính ngạch có hợp đồng: khi mua hàng có ký kết hợp đồng thì khi làm thủ tục hải quan sẽ phải đóng thuế. Khách hàng được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi nếu có CO từ nhà cung cấp.

Nhập khẩu tiểu ngạch: khi người mua tự liên hệ nhà cung cấp, sau đó tìm đơn vị vận chuyển hàng về việt Nam thì khi đó chi phí mua hàng và vận chuyển đã bao gồm thuế.

Cách tính thuế nhập khẩu
Cách tính thuế nhập khẩu

Cách tính thuế nhập khẩu theo giá CIF

Giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF. Sẽ được xác định bằng cách áp dụng theo 3 phương pháp:

  1. Tính theo giá trị giao dịch
  2. Tính theo giá trị giao dịch của loại hàng hóa giống hệt
  3. Theo giá trị giao dịch của loại hàng hóa tương tự.

Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển

Phí bảo hiểm được tính:

CIF = (C+F)/(1-R)

I=CIFxR

Trong đó:

I: phí bảo hiểm

C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB )

R: tỷ lệ phí bảo hiểm

F: giá cước vận chuyển

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào gói hàng, phương thức vận chuyển… Giá trị bảo hiểm đợc xác định bằng 110% giá CIF của hàng hóa.

Nếu bạn còn thắc mắc về cách tính thuế nhập khẩu hàng hóa, vận chuyển hàng từ Trung Quốc hãy liên hệ tới Fin logistics để được tư vấn chi tiết nhất.


nhap-khau-chinh-ngach-1-1200x686.jpg

Đối với những ai làm xuất nhập khẩu chắc có lẽ cũng đã từng nghe qua cụm từ “chính ngạch”. Vậy chính ngạch là gì? Nhập khẩu chính ngạch là gì? Nhập chính ngạch bao gồm những loại hàng hoá nào? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên ở bài viết dưới đây nhé!

Chính ngạch là gì?

Chính ngạch là cụm từ mô tả hình thức mua bán thương mại mang tính quốc tế cao. Bên mua và bên bán ở hai quốc gia khác nhau, không nhất thiết rằng bên mua và bên bán phải có cùng một đường biên giới. 

Đây là hình thức giao dịch không chỉ dành cho mỗi doanh nghiệp, công ty lớn mà dành cho tất cả mọi người, miễn là có nhu cầu và đầy đủ điều kiện pháp lý.

Tại Việt Nam, mua bán chính ngạch là hình thức mà các công ty, doanh nghiệp trong nước ký những hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài. Việc ký kết hợp đồng sẽ dựa vào các hiệp định cam kết giữa các quốc gia với nhau theo thông lệ quốc tế. 

Nhập khẩu chính ngạch là gì? 

Nhập khẩu chính ngạch là gì? Các loại hình nhập khẩu chính ngạch

Khái niệm

Nhập khẩu chính ngạch là hình thức giao thương, mua bán quốc tế bằng hợp đồng ngoại thương giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài. Việc giao dịch này tuân thủ theo Hiệp định thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia, hoặc giữa quốc gia với các khu vực, hiệp hội kinh tế theo thông lệ quốc tế.

Đối với nước ta, các nước có thể nhập chính ngạch hàng hóa vào Việt Nam là những nước có đường biên giới sát Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia .

Hàng hoá nhập chính ngạch

Những hàng hóa khi nhập chính ngạch về Việt Nam đều thuộc nhóm mặt hàng nhà nước cho phép. Đặc biệt những loại hàng hóa thuộc danh mục cấm thì tuyệt đối không. Hàng hoá nhập qua đường chính ngạch thường được kiểm tra kỹ càng theo quy định của các cơ quan chuyên ngành với các tiêu chí như: số lượng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép, chứng từ hàng hoá…

Hình thức này phù hợp với những công ty, doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng hoá với số lượng lớn. Tuy nhiên, hình thức này cũng mất nhiều thời gian và chi phí. 

Ưu điểm nhập chính ngạch

  • Hàng hoá được đảm bảo được tính pháp lý đầy đủ, minh bạch. Nhờ đó hạn chế rủi ro bị thu giữ bởi cơ quan chức năng.
  • Giá trị nhập khẩu lớn, không bị giới hạn. 
  • Toàn bộ quá trình nhập khẩu được ghi rõ trong hồ sơ nhập khẩu. Do đó sẽ tạo sự uy tín về hàng hoá đối với khách hàng sau này. 
  • Phù hợp với các mặt hàng có giá trị cao do tính vận chuyển quốc tế an toàn, đảm bảo.
  • Mức độ ổn định cao, đảm bảo quyền lợi giữa người mua và người bán bằng hợp đồng thương mại.

Nhược điểm nhập chính ngạch

  • Thủ tục khá phức tạp, tốn nhiều thời gian mới thông quan được hàng hoá. 
  • Chi phí cao do mức phí hải quan và các chi phí phát sinh khác. 
  • Hàng hoá bị kiểm soát chặt chẽ do đó sẽ ít linh hoạt các loại mặt hàng. 

>> Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ thông quan tờ khai 2023

Bảng giá nhập khẩu chính ngạch tại Fin Logistics

Các loại hình nhập khẩu chính ngạch

Nhập khẩu chính ngạch là gì? Các loại hình nhập khẩu chính ngạch

Nhập khẩu chính ngạch có 2 loại hình chính được sử dụng phổ biến hiện nay: trực tiếp và qua uỷ thác.

Nhập khẩu chính ngạch trực tiếp

Với hình thức này, công ty hoặc doanh nghiệp của bạn sẽ phải đứng tên trực tiếp trong tờ khai hải quan tại mục người nhập khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp của bạn cũng phải trực tiếp đàm phán và giao dịch với bên bán tại nước ngoài. 

Bạn sẽ phải chuẩn bị toàn bộ thủ tục nhập khẩu. Do đó nếu có bất kỳ rủi ro nào liên quan đến thông quan, thuế bạn sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ. 

Nhập khẩu chính ngạch qua uỷ thác

Bạn sẽ phải nhờ một đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics để giao dịch và nhập khẩu nếu sử dụng loại hình nhập khẩu chính ngạch qua uỷ thác. Đơn vị này sẽ thay bạn lo hết các thủ tục hải quan. Đồng thời tên ở tờ khai nhập khẩu chính ngạch cũng sẽ là của đơn vị đó. 

Bạn chỉ cần phối hợp với đơn vị trung gian này làm giấy chứng nhận uỷ thác cho họ. Sau đó họ sẽ làm các thủ tục thông quan. Cuối cùng bạn sẽ nhận được hoá đơn đỏ hợp pháp của lô hàng cùng với các chứng từ nhập khẩu liên quan. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian nếu như sử dụng hình thức này. 

Liên hệ ngay Fin Logistics nếu như bạn đang có nhu cầu nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam để được tư vấn và nhận báo giá ưu đãi.

Hotline: 0389 505 083

Email: info@fingroup.vn