Phi-afs-la-gi-00.jpg

Phí AFS là gì? Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với nhiều người trong ngành xuất nhập khẩu. Nếu công ty của bạn từng sử dụng dịch vụ Logistics hoặc vận chuyển quốc tế, thì có thể đã nghe qua cụm từ này. Vậy hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu rõ hơn về phí AFS qua bài viết này nhé!

Phi-afs-la-gi


Phí AFS là gì?

Phí AFS (Advance Filing Surcharge) là loại phụ phí bắt buộc đối với việc khai báo thông tin hàng hoá nhập khẩu vào cảng hoặc sân bay Trung Quốc, trước khi hàng được bốc xếp lên tàu vận tải.

Đối với các loại hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, Hải Quan phía Trung Quốc sẽ yêu cầu các hãng tàu phải khai báo thông tin trước (khai AFS) khi hàng được bốc xếp lên tàu. Khoản phụ phí này được thu nhằm thực hiện việc khai báo và cần phải hoàn thành trong vòng ít nhất 24 giờ, trước khi tàu khởi hành.

Việc thanh toán phí AFS là quy định bắt buộc của Hải Quan nước bạn đối với tất cả mặt hàng nhập khẩu. Một số thông tin cần khai báo bao gồm: thông tin về bên bán, bên mua, phân loại hàng hóa, khối lượng, trọng lượng và những chi tiết liên quan khác.

>>> Tìm hiểu thêm: Phí CIC là gì?

Phi-afs-la-gi

Đối tượng thu/ chịu phí AFS

Các hãng tàu cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá đến Trung Quốc sẽ là đối tượng thu phí AFS. Còn các công ty Forwarder hoặc chủ hàng sẽ là đối tượng phải trả loại phí này, tùy thuộc vào việc chủ hàng đặt chỗ tàu thông qua Forwarder hoặc trực tiếp với hãng tàu:

  • Công ty Forwarder: Nếu bạn book cước qua các Forwarder thì phí AFS sẽ do bên này thu (phí AFS địa phương). Các forwarder sau khi thu sẽ tiếp tục đóng lại phí này cho bên hãng tàu.
  • Hãng tàu vận chuyển: Đây sẽ là đơn vị cuối cùng tiếp nhận phí AFS. Nếu bạn đặt book cước thẳng trực tiếp với hãng tàu thì sẽ nộp phí AFS cho họ.

Phi-afs-la-gi

Mức phí AFS là bao nhiêu?

Mức phí AFS thường giao động trong khoảng từ 30 – 40$ cho mỗi lô hàng, tùy vào quy định của từng hãng tàu. Loại phụ phí này cũng áp dụng cho toàn bộ lô hàng và không phụ thuộc vào số lượng container vận chuyển.

Do tính chất tương tự của các loại phí như AMS, AFR và AFS,… các công ty Forwarder thường sẽ gộp chúng lại thành phí AMS trên bill để khách hàng có thể dễ hiểu và nắm rõ hơn. Khoản phí này cũng có thể được tính vào những phụ phí hoặc cước biển khác. Vì vậy, thông tin về phí AFS có thể sẽ không được thể hiện rõ ràng trên bill.

Phi-afs-la-gi

>>> Tìm hiểu thêm: Local Charge là gì?

Tạm kết

Trên đây là những thông tin đầy đủ và ngắn gọn nhất, trả lời cho thắc mắc phí AFS là gì của bạn. Nếu còn có thêm câu hỏi hoặc muốn xin tư vấn, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, bạn hãy gọi ngay đến cho Finlogistics qua hotline. Đội ngũ dày dặn chuyên môn và nhiệt tình của chúng tôi sẽ sớm trả lời và hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phi-afs-la-gi


Phi-handling-la-gi-00.jpg

Phí Handling là gì? Đây là một trong những thuật ngữ quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu, được áp dụng thường xuyên tại cảng biển và khu vực lưu trữ các loại hàng hoá. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang bị nhầm lẫn giữa phí Handling và phí THC. Bài viết này của Finlogistics sẽ giải đáp giúp bạn khái niệm, đặc điểm của phí Handling, cũng như sự khác nhau giữa hai loại phí nói trên.

Phi-handling-la-gi


Phí Handling là gì?

Phí Handling là gì? Đây được xem là một loại phụ phí xử lý hàng hoá (Handling Fee), do các hãng tàu hoặc đơn vị Forwarder quy định. Những hãng tàu hoặc đơn vị vận tải này sẽ tiến hành thu phí xử lý hàng hoá từ bên gửi hàng hoặc bên nhận hàng để bù đắp vào chi phí chăm sóc lô hàng.

Những khoản chi phí xử lý hàng hoá này cần thanh toán đầy đủ để duy trì mạng lưới đại lý cho những công ty vận tải trên khắp thế giới. Các công ty chuyển phát trong nước sẽ làm việc với những chi nhánh của họ tại các nước khác nhằm hoàn thành dịch vụ vận chuyển. Họ sẽ phải trả chi phí cho những chi nhánh này để thực hiện nhiệm vụ thay mặt cho mình.

Phi-handling-la-gi

Những đặc điểm của phí Handling là gì?

Vậy phí Handling có những đặc điểm nổi bật nào? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu nội dung chi tiết dưới đây:

  • Phí Handling chính là khoản phụ phí mà những chủ hàng hoặc công ty đảm nhận xuất khẩu hàng hoá cần phải thanh toán cho hãng tàu hoặc đơn vị Forwarder.
  • Phí Handling xuất hiện khi công ty Forwarder thực hiện các thủ tục và giao dịch với những chi nhánh của họ đặt tại nước ngoài. Những chi nhánh này sẽ đại diện công ty để thực hiện các bước thủ tục.
  • Tất tần tật quy trình và thủ tục mà những chi nhánh này thực hiện sẽ được tính vào Handling Fee, bao gồm: khai báo Hải Quan, đăng ký D/O, đăng ký B/L,… cùng một số bước thủ tục quan trọng khác.

Hãng tàu thực tế thường không thu trực tiếp phí Handling mà thay vào đó sẽ thu thông qua những đơn vị Forwarder. Vì vậy, Forwarder sẽ là đơn vị trực tiếp thu phí này từ phía chủ hàng và tính vào tổng chi phí vận tải. Bởi vì các Forwarder không nhận hoa hồng từ cước phí tàu, trong suốt quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá.

Phi-handling-la-gi

Hướng dẫn phân biệt giữa Handling Fee và THC

Sự khác nhau giữa phí THC và phí Handling là gì? Handling Charge được chia thành 02 loại chính: phí THC (Terminal Handling Charge) và Handling Fee. Bởi vì tên gọi khá tương đồng, nên 02 loại phí này thường bị nhiều người nhầm lẫn với nhau. Phí THC rất phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong khi đó phí Handling lại ít được đề cập hơn.

Phí THC được tính đối với công việc bốc xếp hàng hoá tại cảng (cảng nhập hàng và cảng xuất hàng). Phí này sẽ được tính trên số lượng container hàng hoá của đơn vị gửi hàng vận chuyển. Bên cảng sẽ thu phí này từ hãng tàu, sau đó hãng tàu lại chuyển giao phí này cho khách hàng. Trong đó, phí THC bao gồm: phí xếp dỡ container và phí vận chuyển container (từ cầu tàu vào bãi chứa container – CY).

Hãng tàu sẽ tiến hành thu phí THC của Consignee tại cảng xuất hàng (Port of Loading) theo một số điều kiện giao hàng (EXW, FCR và FAS) và thu phí của Shipper tại cảng nhập hàng (Port of Discharge) theo một số điều kiện giao hàng (DAT và DDP). Tóm lại, phí THC là khoản chi phí phát sinh trong quá trình làm việc tại cảng, còn Handling Fee sẽ do các công ty Forwarder thu để bù vào chi phí thủ tục và chuyển giao hàng hoá quốc tế.

Phi-handling-la-gi

>>> Tham khảo thêm: Phí CIC là gì? Hướng dẫn cách tính phí CIC mới nhất

Một số chi phí khác trong vận chuyển quốc tế

Ngoài Handling Fee và phí THC đề cập ở trên, còn có thêm một số khoản chi phí khác trong quá trình vận chuyển quốc tế, bao gồm:

  1. Phí D/O (Delivery Order): Đây là loại phí phát hành lệnh giao hàng, được Consignee thanh toán theo Incoterm để có được lệnh giao hàng hoặc khai báo Manifest.
  2. Phí CFS (Container Freight Station): Đây là loại phí khai thác hàng lẻ LCL, bao gồm việc bốc xếp hàng từ container ra kho (hoặc ngược lại) và chi phí quản lý kho bãi.
  3. Phí DEM/DET (Demurrage/Detention): Đây là loại phí lưu kho cho những container lưu trữ tại bãi quá thời hạn quy định miễn phí của hãng tàu.
  4. Phí B/L (Bill of Lading): Đây là loại phí cho việc cấp vận đơn B/L, bao gồm cả việc cấp B/L và thông báo cho bên đại lý đã nhập B/L để theo dõi và quản lý hàng hoá.

Phi-handling-la-gi

Tạm kết

Finlogistics tin rằng bài viết hữu ích này đã giúp bạn hiểu rõ hơn phí Handing là gì, cũng như phân biệt được với phí THC trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu có thêm thắc mắc nào hoặc muốn sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu của chúng tôi, hãy gọi ngay đến số liên hệ/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được hỗ trợ. 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phi-handling-la-gi


Phi-lss-la-gi-00.jpg

Phí LSS là gì? LSS là một trong những loại cước phí phổ biến trong ngành vận tải đường biển, được áp dụng đối với nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp của bạn đang thực hiện vận chuyển hàng hoá bằng đường biển thì nên đặc biệt lưu ý đến phụ phí này, cũng như làm rõ trong Hợp đồng thương mại. Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại phí LSS này qua bài viết dưới đây!

Phi-lss-la-gi


Tìm hiểu chi tiết phí LSS là gì?

Vậy cụ thể phí LSS là gì? LSS (Low Sulphur Surcharge) còn được gọi là phụ phí nhiên liệu, phụ phí giảm thải khí lưu huỳnh, được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực vận tải đường biển, đường hàng không đối với các loại hàng hoá xuất nhập khẩu.

Sự xuất hiện của phí LSS đến từ lượng nhiên liệu hầm được dùng nhiều trong các loại tàu thương mại hiện nay có chứa hàm lượng lưu huỳnh rất cao, ảnh hưởng xấu đến cho môi trường. Vì vậy, kể từ những năm 1960, IMO đưa ra một số biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu tác động có hại của hoạt động vận chuyển ra ngoài môi trường, trong đó có phụ phí LSS.

Phụ phí lưu huỳnh được xem là một phần của tiền cước, nếu ai trả cước thì sẽ phải luôn trả phụ phí này, bất kể cước trả trước hay trả sau. Loại phụ phí này cũng được các hãng tàu khác nhau sử dụng, với nhiều tên gọi như:

  • Phí lưu huỳnh thấp (LSS)
  • Phí nhiên liệu xanh (GFS)
  • Phí thông quan khu vực kiểm soát khí thải (ECA)
  • Phí nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp (LSF)

Phí LSS được áp dụng trên tất cả các tuyến vận chuyển thương mại (đặc biệt trong khu vực Kiểm soát Khí thải và Lưu huỳnh – ECA). Một vài quy định liên quan đến việc giảm thiểu khí lưu huỳnh bao gồm: 

  • Quy định về việc ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu thủy các loại (Phụ lục VI).
  • Quy định kiểm soát khí thải như: Oxit lưu huỳnh (SOx), Ozon (ODS), Oxit nitơ (NOx) hoặc những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và đốt cháy.

Phi-lss-la-gi

>>> Đọc thêm: Local Charge là gì? Hướng dẫn các cách tính Local Charge mới nhất

Đối tượng nào sẽ chịu phụ phí LSS?

Việc sử dụng các loại nhiên liệu sạch có tác động tích cực đến quá trình giảm bớt ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, điều này đó đòi hỏi một khoản chi phí khá đáng kể. Các hãng tàu bắt buộc phải đóng khoản phí giảm thải lưu huỳnh để bù đắp.

Thực tế, không có quy định rõ ràng ai sẽ chịu phí LSS, phụ thuộc chủ yếu vào thỏa thuận giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do vậy, khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa, hai bên nên quy định rõ phụ phí này sẽ do ai trả và thể hiện rõ trên vận đơn B/L, nhằm tạo cơ sở pháp lý.

Phi-lss-la-gi

Phụ phí LSS được tính đối với hàng xuất hay nhập?

Theo đó, mọi mặt hàng xuất nhập khẩu đều phải chịu phụ phí LSS do Nhà nước áp dụng Luật giảm lưu lượng lưu huỳnh. Phí này cũng được áp dụng cho tất cả các tuyến vận chuyển đường biển, không phân biệt ngắn hạn hoặc dài hạn. 

  • Đối với container 20 feet, phí LSS trung bình được áp dụng khoảng 40$
  • Đối với container 40 feet, phí LSS trung bình được áp dụng khoảng 80$

Phí LSS này thường sẽ được tính riêng, không bao gồm trong những khoản phí vận chuyển chính. Trong một vài trường hợp, nếu không có báo giá LSS riêng, nghĩa là phí này đã được tính vào cước tàu (Ocean Freight) hoặc BAF (phụ phí điều chỉnh giá thành nhiên liệu).

Phi-lss-la-gi

Những quy định về phí lưu huỳnh áp dụng tại Việt Nam

  • Tổng cục Hải Quan đã phát hành Công văn số 2008/TCHQ-TXNK nhằm giải đáp những vấn đề liên quan tới phụ phí giảm thải khí lưu huỳnh (LSS). Theo đó, nếu phụ phí lưu huỳnh chưa được tính trong giá thanh toán thực tế, thì sẽ được điều chỉnh và tính trong giá trị Hải Quan của lô hàng đó. 
  • Phí LSS đại diện cho các khoản chi phí phát sinh khi tàu biển vận chuyển đi qua khu vực được áp dụng biện pháp kiểm soát khí thải khi di chuyển đến quốc gia nhập khẩu. Do thuộc vào phạm vi những chi phí liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hoá đến cửa khẩu nhập đầu tiên, nên phí LSS có thể được điều chỉnh và cộng vào trị giá Hải Quan của lô hàng. 
  • Trong trường hợp, người khai báo Hải Quan phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) cho phí LSS, thì số tiền thuế VAT sẽ không được tính vào giá trị Hải Quan. 

Phi-lss-la-gi

Kết luận

Trên đây là những kiến thức hữu ích bạn cần biết mà Finlogistics đã tổng hợp khi tìm hiểu phí LSS là gì? Loại phí này được áp dụng phổ biến nhằm khuyến khích các hãng tàu dùng nhiên liệu sạch, giúp nâng cao trách nhiệm bảo vệ cho môi trường. Nếu bạn muốn biết thêm về khoản chi phí này hoặc cần giúp đỡ thực hiện và xử lý hàng hoá xuất nhập khẩu đa phương thức, hãy liên hệ nhanh cho đội ngũ của chúng tôi để được hỗ trợ tận tình nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phi-lss-la-gi


Ocean-freight-la-gi-00.jpg

Ocean Freight là gì? Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là phương thức phổ biến hàng đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế. Trong số đó, phụ phí Ocean Freight (O/F) là một trong những khái niệm quan trọng mà bạn cần nắm vững khi thực hiện vận tải đường biển. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về Ocean Freight, đừng vội bỏ qua nhé!

Ocean-freight-la-gi


Tìm hiểu Ocean Freight là gì?

Để hiểu rõ Ocean Freight là gì, chúng ta hãy làm rõ mối liên hệ giữa phụ phí O/F với một số yếu tố:

  • Đối với hoạt động vận tải đường biển: Ocean Freight là thuật ngữ chỉ phương thức vận tải hàng hoá đường biển, phù hợp với các mặt hàng có khối lượng lớn và chi phí thấp hơn so với vận tải đường hàng không. Vận tải đường biển chủ yếu dành cho các loại hàng hoá không cần vận chuyển gấp rút hoặc hàng nặng, cồng kềnh.
  • Đối với chi phí vận tải đường biển: Ocean Freight theo cách hiểu thông dụng tại Việt Nam là khoản chi phí mà khách hàng sẽ phải trả cho phía hãng tàu để có thể vận chuyển hàng hoá các loại bằng đường biển từ cảng đi tới cảng đích. O/F đóng một phần quan trọng trong tổng chi phí vận chuyển hàng hoá quốc tế xuất nhập khẩu.

Ocean-freight-la-gi

Đối tượng nào phải trả phí O/F?

Phí O/F sẽ do người mua hoặc người bán hàng trả, tùy thuộc vào điều kiện giao hàng (Incoterms) mà đôi bên đã thỏa thuận trong Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract). Sau đó, phía hãng tàu sẽ thu phí Ocean Freight của người gửi hàng (Shipper) hoặc người nhận hàng (Consignee). Nếu không có thoả thuận gì thêm, người trả phí Ocean Freight được quy định như sau:

  • Shipper trả cước: Nếu trong Hợp đồng ký kết với những điều kiện giao hàng loại C (CIP, CPT và CFR) và loại D (DDP, CIF, DAT và DDP).
  • Consignee trả cước: Nếu trong Hợp đồng ký kết với những điều kiện giao hàng loại E (EXW) và loại F (FCA, FAS và FOB).

Tuy nhiên, trên thực tế có thể sẽ ít nhiều sự thay đổi, tùy thuộc vào những thỏa thuận đi kèm khác nhau của các bên mua – bán hàng hoá.

Ocean-freight-la-gi

Các loại phụ phí vận tải đường biển O/F thường gặp

Ngoài cước phí chính và phí Ocean Freight, doanh nghiệp còn cần phải trả một số loại phụ phí vận tải đường biển khác.. Việc hiểu rõ các loại phí này sẽ giúp bạn có thể tính toán và quản lý ngân sách hiệu quả hơn trong quá trình xuất nhập khẩu. Một vài loại phí thường gặp bao gồm:

  • Phí THC – Terminal Handling Charge (phí xử lý container tại cảng): Bao gồm cả việc bốc dỡ hàng hoá từ tàu lên cảng và ngược lại, áp dụng cả ở cảng bốc (THC/L) lẫn cảng dỡ (THC/D). Phí THC thường được tính riêng với cước phí vận chuyển và được thu trên mỗi container, nhằm bù đắp cho việc tập kết và xếp dỡ container.
  • Phí BAF – Bunker Adjustment Factor (phí biến động giá nhiên liệu): Phí này được áp dụng nhằm bù đắp vào sự biến động về giá thành nhiên liệu mà phía hãng tàu phải chi trả. Phí này cũng có thể thay đổi dựa theo giá dầu trên thị trường và tại khu vực vận chuyển hàng hoá.
  • Phí D/O – Delivery Order (phí cấp lệnh giao hàng): Đây là loại phí mà hãng tàu hoặc đại lý vận chuyển cần thu để cấp lệnh giao hàng cho người nhận. Delivery Order cũng là chứng từ quan trọng giúp bên nhận có thể lấy hàng từ cảng đích.
  • Phí CCF – Container Cleaning Fee (phí vệ sinh container): Phụ phí vận tải đường biển này được áp dụng khi container cần được vệ sinh sau khi đã dỡ hàng xong xuôi.
  • Phí CIC – Container Imbalance Charge (phí mất cân đối vỏ container): phí CIC là phụ thu nhằm bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển container rỗng từ nơi dư thừa đến nơi bị thiếu container.
  • Phí PSS – Peak Season Surcharge (phí mùa cao điểm): Phí này được thu trong thời gian cao điểm của hoạt động vận chuyển hàng hoá đường biển.
  • Phí AMS – Advanced Manifest System Fee (phí khai báo Hải Quan): Đây là phí để khai báo thông tin hàng hoá với cơ quan Hải Quan dành cho những quốc gia yêu cầu (ví dụ: Hoa Kỳ, Canada,…).
  • Phí DDC – Destination Delivery Charge (phí giao hàng tại cảng đến): Phí này được thu nhằm bù đắp cho chi phí bốc dỡ hàng đi khỏi tàu, sắp xếp container vào trong cảng và phí ra vào cổng của cảng.
  • Phí PCS – Port Congestion Surcharge (phí tắc nghẽn cảng): Phí này được áp dụng khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn tại cảng biển.

Ocean-freight-la-gi

>>> Đọc thêm: Tổng hợp các loại phụ phí (Surcharge) trong hoạt động vận chuyển đường biển

Những yếu tố ảnh hưởng đến Ocean Freight là gì?

Phí O/F có thể thay đổi tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố như phân loại hàng hoá, kích thước của container, khoảng cách vận chuyển,… và một số dịch vụ bổ sung mà bên gửi hàng yêu cầu. Cụ thể như sau:

  • Phân loại container: Phí Ocean Freight thường sẽ tính dựa trên kích thước của container, phổ biến nhất vẫn là loại container 20 feet và 40 feet.
  • Khoảng cách: Cự ly giữa cảng bốc xếp hàng và cảng đích cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cước phí vận chuyển.
  • Phân loại hàng hoá: Phí Ocean Freight còn phụ thuộc nhiều vào khối lượng hàng hóa, phân loại hàng, ví dụ như hàng hoá nguy hiểm, hàng đông lạnh sẽ có mức phí cao hơn nhiều do cần cách xử lý và bảo quản đặc biệt.
  • Tình hình thị trường: Phí Ocean Freight có thể thay đổi, tùy thuộc vào nhu cầu vận chuyển trên thị trường hoặc những biến động về giá thành nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ,…

Ocean-freight-la-gi

Tạm kết

Việc hiểu rõ Ocean Freight là gì cũng như những chi phí liên quan, từ cước vận chuyển cho đến phụ phí THC, BAF hay CIC,… sẽ giúp các doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt ngân sách và tránh phát sinh những chi phí không mong muốn. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về phụ phí đường biển hoặc có nhu cầu vận chuyển hàng hoá đường biển quốc tế, hãy nhấc máy gọi ngay cho đội ngũ Finlogistics để được các tư vấn viên của chúng tôi hỗ trợ nhiệt tình 24/7, mọi lúc mọi nơi.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ocean-freight-la-gi


ltl-la-gi-00.jpg

LTL là gì? Đây là một trong các thuật ngữ phổ biến của ngành Logistics. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm vững khái niệm LTL, cũng như những ứng dụng thực tiễn của chúng. Bạn hãy tham khảo ngay bài viết này của Finlogistics để có thể nắm rõ ý nghĩa của LTL và ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này nhé!

ltl-la-gi
Tìm hiểu chi tiết về hình thức LTL


Tìm hiểu LTL là gì?

Để làm rõ LTL là gì, chúng ta hãy cùng lướt qua một chút về khái niệm và đặc điểm của hình thức vận chuyển hàng hóa này nhé.

Khái niệm

LTL (Less Than Truckload) có nghĩa là vận chuyển hàng lẻ chưa đầy xe hoặc ít hơn so với trọng lượng vận tải của xe. Ý nghĩa thực sự ở đây nhằm chỉ khối lượng hàng hóa vận chuyển ít hơn so với mức mà phương tiện chuyên chở thông thường. 

Việc vận chuyển hàng hóa LTL thường không thể lấp đầy thùng xe bởi số lượng, kích thước của hàng hóa chỉ chiếm một phần nhỏ trên xe. Trường hợp này xảy ra rất nhiều trên thực tế nên LTL được áp dụng khá phổ biến. 

Các chủ phương tiện hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển LTL thường sẽ phải ghép chung những lô hàng nhỏ của những chủ hàng khác nhau trên cùng một chuyến (gọi là ghép hàng hoặc hàng ghép).

ltl-la-gi
Hàng hóa LTL chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong thùng xe vận chuyển

Đặc điểm

Việc sử dụng hình thức vận chuyển LTL vào thực tế được áp dụng rộng rãi như:

#Ứng dụng thực tế

Hình thức LTL được sử dụng khi hàng hóa của bạn không có đủ số lượng, khối lượng ở trên một chuyến xe. Lúc này, hướng giải quyết hiệu quả nhất sẽ là ghép với hàng hóa của những đơn vị khác để đảm bảo đạt đủ lượng hàng hóa chuyên chở cần thiết.

Từ đó, phí thanh toán vận chuyển cũng sẽ được giảm bớt bởi bạn chỉ cần chi trả cho không gian hàng hóa của bạn ở trên xe hàng. Do vậy, phương pháp vận chuyển LTL sinh ra nhằm giải quyết tốt vấn đề chi phí và giảm lãng phí đối với các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hình thức này thường không phù hợp đối với những doanh nghiệp đang cần vận chuyển hàng hóa gấp hoặc trong thời gian ngắn. Bởi lẽ xe sẽ phải dừng lại tại một số địa điểm khác nhau để đón và bốc hàng của đơn vị khác. Hơn nữa, những sự cố như va chạm, xô xát trong quá trình bốc dỡ hàng lên xe cũng là điều mà nhiều khách hàng nên lưu ý.

#Đối tượng áp dụng

Nhiều đơn vị Logistics nhỏ lẻ thường áp dụng hình thức LTL bởi họ thường chỉ cần vận chuyển với khối lượng hàng hóa không nhiều. Tuy vậy, phương pháp này cũng có thể gây ra rủi ro như trên nên bạn cần phải lưu ý chọn lựa những đơn vị vận chuyển uy tín và chất lượng.

ltl-la-gi
Những công ty Logistics nhỏ lẻ thường là đối tượng chính sử dụng hình thức vận chuyển này

Những điểm mạnh và hạn chế khi vận chuyển LTL

Khi đã hiểu rõ khái niệm LTL là gì thì sau đây Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu thêm về những ưu nhược điểm của LTL để có thể lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp với hàng hóa, cụ thể:

Ưu điểm của vận chuyển LTL

Hình thức vận chuyển hàng bằng LTL có khá nhiều điểm mạnh, có lợi đối với các doanh nghiệp như:

  • Tiết kiệm chi phí hiệu quả: Bằng hình thức Less Than Truckload, bạn có thể ghép hàng với những chủ hàng khác nhau, thay vì phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển. Bạn không cần phải bỏ quá nhiều chi phí mà hàng hóa vẫn cập bến nhanh chóng và an toàn đến địa điểm mong muốn
  • Phù hợp với lô hàng nhỏ: Hình thức Less Than Truckload sẽ ghép những lô hàng nhỏ lẻ lại với nhau để xe đủ điều kiện vận chuyển. Dù cho lượng hàng hóa của bạn không đủ để lấp đầy một chiếc xe tải, nhưng vẫn có thể yên tâm khi vẫn được giao đến nơi nhanh chóng.
ltl-la-gi
LTL là hình thức vận chuyển có nhiều ưu điểm lớn, phù hợp với hàng lẻ

Hạn chế của LTL là gì?

Ngoài những điểm vượt trội, thì vận chuyển LTL vẫn còn một số những hạn chế mà bạn phải chú ý:

  • Khó đảm bảo hàng hóa an toàn: Việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống xe nhiều lần có nguy cơ va đập, trầy xướt cao, nên khi tới tay người nhận thì hàng hóa có thể không còn được nguyên vẹn.
  • Tốn khá nhiều thời gian vận chuyển: Do hàng hóa không đủ để lấp đầy thùng xe nên các chủ hàng sẽ tốn kha khá thời gian để tìm đủ khối lượng hàng ghép vào. Hơn nữa, quá trình vận chuyển còn phải trải nhiều khâu trung gian, hàng hóa cũng phải xếp dỡ nhiều lần. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn tới thời gian vận chuyển cũng như chất lượng hàng hóa.
ltl-la-gi
Bên cạnh những ưu điểm tích cực thì LTL cũng tồn tại khá nhiều mặt hạn chế

>>> Xem thêm: Hình thức vận chuyển hàng hóa LCL là gì?

Nên sử dụng vận chuyển LTL lúc nào?

Mặc dù vận chuyển LTL đã khá quen thuộc nhưng nhiều khách hàng vẫn băn khoăn không biết nên sử dụng hình thức này lúc nào. Trên thực tế, bạn có thể chọn vận chuyển hàng hóa bằng LTL trong những trường hợp dưới đây:

  • Cần tiết kiệm chi phí: Đối với những doanh nghiệp muốn tối ưu chi phí vận chuyển hàng thì LTL chính là một hình thức cực kỳ phù hợp.
  • Đơn hàng không cần gấp: Bởi vì phải tìm ghép thêm những đơn hàng lẻ khác nên thời gian vận chuyển có thể bị kéo dài hơi lâu, nhưng nếu hàng không gấp thì đây sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo.
  • Lượng hàng không lớn: LTL chính là hình thức phù hợp nhất trong trường hợp này bởi nó cho phép bạn vận chuyển hàng khối lượng nhỏ, nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện.

Lời kết

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn nắm vững khái niệm LTL là gì, cũng như những đặc điểm và ưu nhược điểm của loại hình vận chuyển này. Nếu có câu hỏi nào liên quan hoặc cần nhờ sự hỗ trợ vận chuyển theo hình thức LTL, bạn hãy liên hệ ngay cho Finlogistics qua hotline bên dưới để được chúng tôi giải đáp và xử lý một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ltl-la-gi


Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien-00.jpg

Vận chuyển đường biển phù hợp đối với rất nhiều loại hàng hóa khác nhau, đặc biệt là các mặt hàng quá khổ quá tải (OOG – Out of Gauge). Ngoài ra, các mặt hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển cũng cần chú ý một số điểm quan trọng. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này, cùng tìm hiểu nhé!

Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien
Tìm hiểu về hàng quá khổ quá tải nhập khẩu bằng đường biển chi tiết


Hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển như thế nào?

Khái niệm

Vận tải hàng hóa bằng đường biển đóng một vai trò trung tâm trong hệ thống Logistics – xuất nhập khẩu toàn cầu, cho phép các doanh nghiệp trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi cực lớn. Với khả năng vận tải lượng lớn hàng hóa cùng một lúc và chi phí thấp hơn so với những phương thức vận tải khác, thì hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bên. 

Các sản phẩm máy móc, thiết bị kích thước lớn dùng trong công nghiệp lớn như: cầu trục, rô-tô của tua-bin gió,… cần phải được vận chuyển bằng những phương tiện đặc biệt. Chúng có thiết kế bảo đảm chịu được trọng lượng và kích thước tổng thể của hàng OOG. Do đó, vận tải đường biển sẽ là giải pháp hữu ích và hiệu quả cho những hàng hóa quá khổ quá tải.

Ưu điểm nổi bật

Hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển ngày càng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhờ vào những lợi ích nổi trội sau đây:

  • Quy mô vận chuyển lớn: Tàu biển có thể chứa đến hàng trăm nghìn tấn hàng hóa, từ các loại thiết bị, máy móc dùng trong công nghiệp, ô tô, tua-bin,… cho đến những mặt hàng tiêu dùng (thực phẩm, quần áo,…).
  • Chi phí bỏ ra hợp lý: Mức phí vận chuyển đường biển doanh nghiệp cần bỏ ra thấp hơn khá nhiều so với những phương pháp khác. Điều này cực kỳ quan trọng đối với những bên muốn giảm thiểu chi phí Logistics.
  • Thân thiện với môi trường: Hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển cũng là một sự lựa chọn thân thiện đối với môi trường, bởi nó tạo ra lượng khí thải ít hơn so với hình thức vận tải đường hàng không, đường bộ,…
  • Mức độ an toàn cao: Những quy định và tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt trong vận tải đường biển sẽ giúp đảm bảo hàng OOG của doanh nghiệp một cách an toàn, từ điểm xuất phát cho đến điểm đích.
Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien
Khái niệm và lợi thế của hàng quá khổ quá tải nhập khẩu bằng đường biển

Kích thước cont Flat rack và cont Open top trong nhập khẩu hàng quá khổ quả tải đường biển

Các mặt hàng quá khổ quá tải thường sẽ sử dụng một số loại container chuyên dụng đặc biệt như: cont Open Top hoặc cont Flat Rack. Việc xác định chính xác thông tin khổ hàng vô cùng cần thiết để bạn có thể chọn loại cont phù hợp, vừa tối ưu chi phí lại vừa đóng hàng hiệu quả. Dưới đây là kích thước cont chi tiết cho từng loại, bạn có thể tham khảo:

Đối với cont Flat rack

Loại cont này được thiết kế mở hai bên thành và phía trên, đặc biệt là hai vách ở hai đầu có thể tháo ra (Flatform container) hoặc gập xuống tùy ý. Với kiểu thiết kế như vậy, các loại hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển đều có thể sử dụng loại cont Flat rack này.

Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien
Container Flat rack thường được sử dụng nhiều để vận chuyển hàng OOG

#Flat rack (FR) 20 feet:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 6.058 mét 2.438 mét 2.591 mét
Kích thước bên trong 5.553 mét 2.194 mét 2.213 mét
Chiều cao đế 0.378 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
2,800 kg 31,200 kg 34,000 kg

#Flat rack (FR) 40 feet:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 12.192 mét 2.438 mét 2.591 mét
Kích thước bên trong 11.686 mét 2.374 mét 1.955 mét
Chiều cao đế 0.636 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
4,900 kg 40,100 kg 45,000 kg

#Flat rack (FR) 40 feet HC:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 12.192 mét 2.438 mét 2.896 mét
Kích thước bên trong 11.686 mét 2.374 mét 2.264 mét
Chiều cao đế 0.632 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
5,000 kg 45,000 kg 50,000 kg

Đối với cont Open top

Đây là loại cont được thiết kế mở mái, nghĩa là khả năng đóng các loại hàng hóa quá khổ quá tải với chiều cao vượt mức cont bình thường. Ngoài ra, loại cont Open top này còn phù hợp khi đóng rút hàng từ trên cao xuống dưới bằng cần cẩu.

Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien
Container Open top được sử dụng cho các loại hàng OOG có chiều cao quá khổ

#Open top (OT) 20 feet:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 6.058 mét 2.438 mét 2.591 mét
Kích thước bên trong 5.898 mét 2.352 mét 2.348 mét
Chiều cao đế 0.2 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
2,410 kg 21,590 kg 24,000 kg

#Open top (OT) 40 feet:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 12.192 mét 2.438 mét 2.591 mét
Kích thước bên trong 12.032 mét 2.352 mét 2.348 mét
Chiều cao đế 0.2 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
4,300 kg 26,180 kg 30,480 kg

#Open top (OT) 40 feet HC:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 12.192 mét 2.438 mét 2.896 mét
Kích thước bên trong 12.032 mét 2.352 mét 2.653 mét
Chiều cao đế 0.2 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
4,260 kg 26,220 kg 30,480 kg
Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien
Hàng quá khổ quá tải nhập khẩu bằng đường biển cần chú ý lựa chọn container thích hợp

>>> Xem thêm: Hướng dẫn 10 bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển

Cần lưu ý gì đối với hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển?

Khi vận chuyển hàng hóa quá khổ quá tải bằng đường biển, có một vài điều quan trọng mà các doanh nghiệp và cá nhân cần nắm rõ và ghi nhớ, để bảo đảm quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ và an toàn.

1. Nắm rõ về loại hàng hóa cần vận chuyển: Mỗi loại hàng OOG đều sẽ có những yêu cầu vận chuyển, đóng gói, chằng buộc (Lashing) và bảo quản riêng. Đồng thời, bạn cũng cần thực hiện đúng quy định về việc vận chuyển hàng hóa của các Cơ quan quản lý chuyên ngành.

2. Hiểu chi tiết về thủ tục Hải Quan liên quan: Đây cũng là một phần việc khá quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển. Bạn cần thực hiện đúng và đầy đủ các bước thủ tục để tránh xảy ra bất kỳ sự cố nào khác.

3. Một số mặt hàng không thể vận chuyển đường biển: Mặc dù tàu biển có thể vận chuyển nhiều loại hàng hóa quá khổ quá tải, nhưng trừ một số loại như: nhà máy hoàn chỉnh, nhà ở di động, cầu trục cỡ lớn,…. Bạn có thể yêu cầu sử dụng những phương tiện vận chuyển khác (đường bộ hoặc đường sắt) để bảo đảm an toàn cho hàng hóa.

4. Lựa chọn đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín: Nếu cần sự hỗ trợ từ bên thứ ba, các doanh nghiệp nên chọn lựa các đơn vị Logistics có dịch vụ xử lý thông quan và vận tải bằng đường biển chất lượng.

Lời kết

Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, công ty Finlogistics mang đến cho các doanh nghiệp dịch vụ vận tải đường biển nội địa và đa quốc gia. Chúng tôi có thể đáp ứng tất tần tật các loại hàng hóa vận chuyển của khách hàng, kể cả những loại hàng OOG có kích thước và khối lượng lớn. Khách hàng sẽ được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ thực hiện thủ tục chứng từ và vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, chính xác và tối ưu chi phí.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien


DEM-la-gi-00.jpg

DEM là gì? DET là gì? Đây là hai câu hỏi khá phổ biến của nhiều người trong hoạt động vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, với những newbie mới thì việc phân biệt giữa DEM và DET sẽ gặp nhiều khó khăn. Bài viết này của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất, giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về những thuật ngữ này, cùng tìm hiểu nhé!

DEM-la-gi
Làm rõ khái niệm DEM – DET là gì?


DEM là gì?

DEM (Demurrage Charge) là chi phí lưu container tại bãi của cảng, do bên hãng tàu thu. Thực chất, DEM chỉ là việc cảng tiến hành thu phí của các hãng tàu. Sau đó, hãng tàu sẽ thu lại từ phía khách hàng và đóng ngược lại cho cảng theo thỏa thuận riêng.

Mỗi hãng tàu sẽ có các chính sách về thời gian miễn phí khi lưu cont tại bãi cho khách hàng của mình. Hãng tàu chỉ bắt đầu tính phí khi hết thời gian miễn phí này.

=> Đối với hàng nhập:

  • Thời hạn miễn phí DEM là khoảng 01 đến 07 ngày đối với cont khô và 01 đến 03 ngày đối với cont lạnh.
  • Phí DEM sẽ được tính kể từ ngày quá hạn miễn phí đến ngày lấy hàng.
  • Phí DEM được tính bằng đơn vị là tiền/ ngày/ cont (tùy vào chủng loại và kích thước của cont).

=> Đối với hàng xuất:

  • Thời hạn miễn phí DEM là khoảng 01 tới 07 ngày đối với cont khô và 01 tới 03 ngày đối với cont lạnh.
  • Hàng xuất thường rất ít khi phải đóng phí DEM, chỉ trừ trường hợp bạn bị rớt hàng do quá trình thanh lý Hải Quan muộn và phải đi chuyến sau (hoặc do một vài lý do khác).

DET là gì?

DET (Detention Charge) là phí lưu container tại kho và được đóng cho bên hãng tàu. Tương tự như DEM, phí DET cũng có các chính sách miễn phí lưu cont trong khoảng thời gian nhất định. Phí DET sẽ được tính theo ngày và tùy vào chủng loại, kích thước của cont.

  • Đối với hàng nhập: phí DET sẽ được tính kể từ ngày trả cont rỗng muộn so với thời hạn miễn phí.
  • Đối với hàng xuất: phí DET được tính từ ngày hãng tàu cho phép lấy cont so với ngày mà bạn lấy cont. Nếu lấy sớm hơn thì bạn sẽ phải trả phí DET, còn muộn hơn thì không cần.
DEM-la-gi
Định nghĩa DEM DET là gì?

Phí Storage là gì?

Phí Storage là gì? Đây được xem là loại phí lưu container tại cảng mà khách hàng sẽ đóng trực tiếp cho phía cảng (mà không cần thông qua hãng tàu). Đây cũng là loại phí được tách ra từ phí DEM, do đó thường dễ gây nhầm lẫn.

Hiểu đơn giản rằng, nếu cảng đang giữ hàng của bạn, thì thời gian miễn phí DEM đã kết thúc. Lúc này, bạn sẽ phải đóng phí lưu cont trực tiếp cho phía cảng, gọi là Storage Charge.

>>> Xem thêm: Một số loại phụ phí (Surcharge) trong vận chuyển đường biển

Lý do khiến Doanh nghiệp phải chịu phí DEM – DET và STORAGE

Những nguyên nhân khiến những doanh nghiệp phải chịu phí DEM/DET hay phí Storage là gì? Cùng tìm hiểu dưới đây:

#Khai báo thủ tục Hải Quan/ làm hàng chậm

Nhiều doanh nghiệp không nắm rõ những việc cần phải làm, dẫn đến việc chủ quan hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Điều này sẽ làm chậm thời gian cũng như phát sinh thêm nhiều khoản phí không cần thiết.

#Hoàn thành chứng từ muộn

Những chứng từ, giấy tờ rất cần thiết có cho quá trình thông quan nhưng doanh nghiệp lại kéo dài thời gian làm, khiến cho phát sinh những chi phí khác.

#Chứng từ bị lỗi

Nếu chứng từ nộp về cho Hải Quan bị sai sót hoặc thiếu các thông tin về: tàu bè, địa chỉ, hàng hóa,… thì sẽ bị phía Hải Quan yêu cầu sửa đổi. Điều này cũng làm mất rất nhiều thời gian và hàng hóa sẽ bị lưu kho tại bãi cho đến khi chỉnh sửa chính xác các thông tin.

#Chứng từ từ mất

Vấn đề này cũng thường xảy ra, có thể là trong lúc vận chuyển hoặc quản lý hồ sơ không chặt chẽ. Doanh nghiệp cần chú ý vì nếu mất chứng từ sẽ tốn rất nhiều thời gian để lấy lại.

DEM-la-gi
Những lý do khiến doanh nghiệp phải chịu phí Storage, DET và DEM là gì?

Những điểm cần lưu ý về DEM DET là gì?

Dưới đây là một vài điểm mà bạn nên lưu ý khi tìm hiểu DEM DET là gì, bao gồm:

  • Việc đóng hàng tại bãi sẽ không cần chịu phí DET.
  • Phí DEM, DET và Storage được tính dựa theo số ngày lưu kho bãi muộn, chủng loại và kích thước của cont. Do đó, mức phí cho các cont lạnh thường cao hơn rất nhiều so với những cont còn lại.
  • Thời hạn miễn phí DEM và DET sẽ được tính cho cả ngày cuối tuần và nghỉ lễ,chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mới có sự linh động, thay đổi.
  • Phí DEM và DET cũng khác nhau, phụ thuộc vào chính sách từng hãng tàu.
  • Bạn có thể xin thêm thời hạn miễn phí DEM và DET, nếu hãng tàu áp dụng chính sách miễn phí, số lượng volume hàng mỗi tháng, mối quan hệ với chủ tàu,…
  • Khi booking hàng, hãy chú ý cho dù bạn làm hợp đồng theo điều kiện nào trong Incoterm thì phải luôn làm rõ về thời hạn miễn phí DEM và DET tại cảng bốc dỡ.

Lời kết

Trên đây là những nội dung giải thích cho thắc mắc phí DEM là gì, phí DET là gì cũng như các lưu ý mà doanh nghiệp cần biết xung quanh việc lưu container tại kho bãi. Nếu bạn có nhu cầu thông quan hàng hóa hoặc vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội địa đi các tỉnh, hãy gọi ngay cho Finlogistics qua hotline bên dưới. Chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ khách hàng một cách tận tâm, nhiệt tình và tối ưu nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

DEM-la-gi


Local-Charge-la-gi-00.jpg

Trong vận chuyển quốc tế, ngoài cước phí đường biển, thì chủ hàng còn phải chịu thêm các khoản phí Local Charge. Vậy cụ thể Local Charge là gì? Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan cho bạn những nội dung chi tiết về Local Charge và những lưu ý cần thiết. Hãy cùng với Finlogistics theo dõi kỹ nội dung dưới đây nhé!

Local Charge là gì?
Local Charge là gì?


Định nghĩa Local Charge là gì?

Vậy Local Charge là gì? Local Charge (viết tắt là LCC) là những loại phí phát sinh tại cảng địa phương, dùng để trả cho việc bốc xếp hàng hóa lên trên tàu. Hoặc là những chi phí khác trong quá trình giao nhận hàng tại những bến bãi, cảng biển và nhà ga do các hãng tàu vận chuyển hoặc đơn vị Forwarder thu thêm bên ngoài.

Ý nghĩa của Local Charge

Sở dĩ cần thực hiện thu phí LCC, vì trong thị trường vận tải Logistics, những hạng mục chi phí đều được công khai. Do đó, những công ty vận tải cần phải tách biệt phí vận chuyển cùng với các chi phí khác. Từ đó, hãng tàu vận chuyển sẽ chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá cước, tùy theo thị trường trong khi vẫn không thay đổi phụ phí và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là hai loại chi phí là tương đối độc lập.

Vai trò của Local Charge

LCC đóng vai trò khá quan trọng trong ngành vận tải và Logistics, cụ thể như sau:

  • Là khoản phí thu lại để bù đắp vào những chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa tại cảng, bao gồm cả những hoạt động như: bốc dỡ, sắp xếp, tập kết và lưu trữ cont; khai báo với Hải Quan;…
  • Giúp điều tiết thị trường vận tải hàng hóa tốt hơn và khuyến khích những hãng tàu cạnh tranh về cước phí vận chuyển.
  • Là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá cước vận chuyển hàng hóa đi quốc tế. Vì vậy, bên gửi hàng cần phải hiểu rõ cách tính phí Local Charge để ước tính chính xác tổng chi phí của lô hàng.
Local Charge là gì?
Khái niệm về các loại phụ phí Local Charge

>>> Xem thêm: Có các loại phụ phí (Surcharge) nào trong vận chuyển đường biển?

Phân biệt những loại Local Charge thường gặp

Local Charge hàng nhập

1. CCF (Container Cleaning Fee)

Đây là mức phí vệ sinh thùng cont và sẽ khác nhau tùy theo mỗi loại cont. Đây cũng là khoản phí mà bên nhập khẩu phải thanh toán, ngay sau khi bên nhận hàng đã dỡ hàng hóa và trả lại cont về bãi, để hãng tàu dọn sạch thùng cont rỗng.

2. DEM/DET (Demurrage / Detention)

Khi bên mua hàng hoàn tất các thủ tục khai báo Hải Quan nhập khẩu và tiến hành mở lệnh kéo hàng từ cảng về đến kho của mình, thì hãng tàu thường cho phép bên mua 5 ngày DEM (lưu cont tại cảng) và 3 ngày DET (lưu cont tại kho).

3. CFS (Container Freight Station fee)

Khi bốc dỡ cont khỏi tàu, thì sẽ cần đưa cont về kho CFS trước khi mở ra để dỡ hàng lẻ. Vì vậy, CFS chính là chi phí bổ sung cho những lô hàng LCL.

Local Charge hàng xuất

4. THC (Terminal Handling Charge)

Phí THC trong Local Charge là gì? Đây là loại phí mà chủ hàng phải trả thêm cho việc bốc dỡ hàng của các hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu tại cảng đích khi vận chuyển hàng hóa.

5. Phí sửa vận đơn (B/L Fee)

Vận đơn sẽ do hãng tàu phát hành cho bên xuất khẩu. Cho nên nếu như vận đơn có sai sót thì phải sửa chữa ngay, nhưng bên xuất khẩu cũng sẽ phải thanh toán thêm cho hãng tàu một khoản tiền, đây gọi là phí chỉnh sửa vận đơn.

6. AMS (Advance Manifest System)

Đây là phụ phí khai báo Hải Quan trước khi lô hàng được sắp xếp lên trên tàu.

Những phụ phí khác

7. BAF (Bunker Adjustment Factor)

Giá thành nhiên liệu của những hãng tàu chủ yếu phụ thuộc vào biến động giá dầu của thế giới. Đó chính là lý do BAF sẽ giúp bù đắp vào chi phí khi giá dầu tăng lên quá cao.

8. PSS (Peak Season Surcharge)

Phí PSS trong Local Charge là gì? Đây chính là khoản phụ phí thường được thu hàng năm, bắt đầu từ tháng 8 cho đến tháng 10 khi thị trường Châu Âu và Châu Mỹ bước vào mùa cao điểm các dịp lễ lớn.

9. CAF (Currency Adjustment Factor)

Phụ phí biến động tỷ giá CAF là khoản phụ phí vận chuyển đường biển do những công ty vận chuyển tính thêm cho bên gửi hàng, nhằm mục đích bù đắp vào các chi phí phát sinh do biến động tỷ giá.

Local Charge là gì?
Có nhiều loại phụ phí khác mà doanh nghiệp cần quan tâm

>>> Xem thêm: Phí CIC là gì?

Hướng dẫn cách tính phí Local Charge chi tiết

Dưới đây là một vài cách tính phí Local Charge phổ biến:

  • THC = (Số cont x Đơn giá THC)
  • CFS = (Số cont x Đơn giá CFS)
  • AMS = (Số cont x Đơn giá AMS)

Cách tính phí Local Charge sẽ được tính phụ thuộc vào số lượng thùng cont và đơn giá cước. Mức cước phí này có thể thay đổi tùy theo tuyến đường, cảng biển và loại cont khác nhau.

Local Charge là gì?
Hướng dẫn cách tính toán phí Local Charge chi tiết

Kết luận

Bài viết hôm nay đã liệt kê và làm rõ cho bạn hiểu chi phí Local Charge là gì, cũng như cách tính toán và một số lưu ý đối với LCC. Nếu còn thắc mắc nào về phí Local Charge hoặc muốn tham khảo các dịch vụ vận chuyển, ủy thác xuất,… của Finlogistics, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline bên dưới. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu quá trình vận chuyển một cách hiệu quả!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Local-charge-la-gi


Quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-duong-bien-00-1.jpg

Hiện nay, Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều hình thức nhập khẩu hàng hóa khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là qua đường biển. Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển chi tiết sẽ phụ thuộc vào từng mặt hàng khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình tối thiểu sẽ bao gồm những bước quan trọng sau đây. Hãy cùng theo dõi với Finlogistics nhé!

Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển


Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển bao gồm 10 bước chi tiết

Đặt lịch, kiểm tra, xác nhận booking tàu

Sau khi ký kết Hợp đồng mua bán (Sales Contract), bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển cần thực hiện là đặt booking tàu. Thông thường, hãng tàu sẽ hết chỗ trước lịch chạy 01 tuần, đặc biệt là vào mùa cao điểm. Khi thực hiện booking tàu, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển:

  • Cảng đi (Port of Loading): Nơi hàng hóa được xếp lên tàu
  • Cảng chuyển tải: Có 2 hình thức bao gồm chuyển tải (transit) hoặc đi thẳng (direct) tùy theo lựa chọn ban đầu
  • Cảng đến (Port of Discharge): Nơi đáp hàng hóa
  • Tên hàng, trọng lượng: Theo thông tin trên bộ chứng từ
  • Số lượng (Volumn): Số lượng container 
  • Mã HS code
  • Ngày xuất hàng (ETD): Ngày tàu xuất phát theo dự kiến
  • Thời gian hàng xong (Cargo Ready Date): Theo thống nhất giữa đôi bên
  • Một số yêu cầu khác: Kích cỡ, loại container, nhiệt độ, độ thông gió…

Sau khi cung cấp thông tin, bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển là kiểm tra và xác nhận booking :

  • Tuyến (POL-POD) 
  • Giá cước 
  • ETD/ Line (Hãng tàu nào)
  • Khối lượng hàng, số lượng container,..
  • Local Charge 
  • Hình thức trả (Prepaid hay Collect) 
  • Cancel Fee, Deposit,… 
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển

Theo dõi đóng hàng và cập nhật thông tin từ bên xuất khẩu

Việc theo dõi, giám sát tiến trình đóng hàng sẽ do bên xuất khẩu, đại lý hoặc đối tác giao dịch FWD của bạn thực hiện. Những thông tin cần cập nhật khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển bao gồm:

  • Ảnh chụp container rỗng nhằm đảm bảo không xảy ra hư hại gì trước đó
  • Ảnh chụp bảng điều khiển nhiệt độ với hàng hóa đông lạnh

Kiểm tra chứng từ, hồ sơ lô hàng

Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển là yêu cầu đối tác chuẩn bị các chứng từ cần thiết để tiến hành nhập lô hàng.

Nhận thông báo khi hàng đến

Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice) trước khi tàu cập bến 01 ngày. Các thông tin Arrival Notice sẽ tương tự như hóa đơn mua hàng, bao gồm: tên nhà xuất khẩu/ nhập khẩu, tên tàu, số chuyến, số hiệu container, số Seal, mô tả hàng hóa,… Sau đó, chúng ta tiến hành thực hiện lệnh giao hàng D/O: Giấy giới thiệu, Hóa đơn gốc, Giấy ủy quyền (nếu có yêu cầu).

Đăng ký chứng từ để nhận lô hàng

Tùy theo yêu cầu của từng loại hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị mã HS code, chứng từ liên quan theo quy định để đăng ký thủ tục nhập hàng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển.

Khai báo Hải Quan

Đây là bước quan trọng và tương đối phức tạp trong quy trình nhập khẩu hàng hóa. Thủ tục này đòi hỏi đầy đủ các chứng từ: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép nhập khẩu,… Ngoài các chứng từ theo như liệt kê, doanh nghiệp cần lưu ý đến chữ ký số nếu thực hiện thủ tục khai báo Hải Quan online.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển

Mở và thông quan; thanh lý tờ khai

Để tiến hành mở tờ khai và thông quan trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy giới thiệu, tờ khai phân luồng Hải Quan, Invoice, phiếu đóng gói, vận đơn,… Sau đó hoàn thiện thủ tục nộp thuế, in mã vạch tại cảng và nộp ít nhất 02 bộ tờ khai đã thông quan cùng mã vạch cho bên giám sát Hải Quan. Họ sẽ đóng dấu lên mã vạch rồi giữ lại 01 bộ, bộ còn lại trả về cho doanh nghiệp.

Vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi thanh lý tờ khai, doanh nghiệp hãy mang theo D/O đến phòng thương vụ cảng để đóng phí. Tiếp theo giao chứng từ EIR, D/O cho tài xế để trình giám sát cổng, sau đó cho xe rời cảng về kho.

Rút hàng và trả container

Khi xe chở hàng đến kho, doanh nghiệp cần kiểm tra tình trạng container, Seal,… Sau khi rút hàng, tài xế sẽ mang trả container về cảng, kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển.

Lưu trữ chứng từ và hồ sơ

Khi quy trình nhập khẩu hàng hóa vào kho được hoàn tất, doanh nghiệp cần lưu trữ toàn bộ chứng từ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa để đối chiếu trong trường hợp khiếu nại phát sinh.

>>> Xem thêm: Các bước xuất nhập khẩu đối với những doanh nghiệp lần đầu thực hiện

Những điều cần lưu ý trong quy trình nhập khẩu hàng hóa

Khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Mỗi tờ khai có thể khai tối đa 50 loại hàng hóa. Nếu số lượng hàng hóa nhiều hơn, doanh nghiệp cần dùng nhiều tờ khai và liên kết bằng số nhánh.
  • Nếu doanh nghiệp thuộc diện không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ báo lỗi và từ chối cấp tờ khai (trừ các loại hàng hóa cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng).
  • Với cùng một mặt hàng nhưng lại có thời gian nộp thuế khác nhau, doanh nghiệp cần khai báo trên nhiều tờ khai khác nhau ứng với thời điểm nộp thuế.
  • Liệt kê các loại hàng hóa thuộc diện miễn giảm thuế/ hàng hóa chịu thuế VAT/ hàng hóa đặc biệt với thuế suất cao. Điều này nhằm đảm bảo lợi ích cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ doanh nghiệp.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Cần lưu ý gì khi nhập khẩu hàng hóa đường biển?

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp 10 bước chi tiết trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực. Hiện nay, công ty Finlogistics là đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa quốc tế, thủ tục thông quan Hải Quan,… tối ưu về chi phí lẫn thời gian. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng và doanh nghiệp!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-duong-bien


Nhung-loai-phu-phi-trong-van-chuyen-duong-bien-00.jpg

Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải lưu ý hàng đầu. Bởi vì, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa. Quá trình vận tải bằng đường biển thường sẽ phát sinh rất nhiều phụ phí khác nhau, do đó bạn có thể tham khảo chi tiết những loại phí đó trong bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!

Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển
Tổng hợp các loại phụ phí trong vận chuyển hàng hóa đường biển


Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển là gì?

Nhằm mục đích hiểu rõ về những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển một cách cụ thể, thì bạn cần phải biết phụ phí vận tải đường biển là gì?

Phụ phí vận tải đường biển (Ocean Freight Surcharges) là những khoản chi phí được tính thêm, cộng vào cước vận tải biển trong biểu giá của hãng tàu hoặc của công hội.

Mục đích của những khoản phụ phí này chính là nhằm để bù đắp thiệt hại cho hãng tàu, những chi phí phát sinh thêm trong quá trình vận chuyển hay doanh thu bị giảm đi do những nguyên nhân khách quan cụ thể nào đó (ví dụ như: giá thành nhiên liệu bị thay đổi, chiến tranh bùng nổ,…).

Khi tiến hành tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần phải lưu ý tránh bỏ sót những khoản phụ phí thêm vào, mà hãng tàu đang áp dụng ở trên tuyến vận tải mà lô hàng của mình sẽ đi qua.

Như vậy, có thể hiểu rằng phụ phí vận tải đường biển sẽ thường xuyên phát sinh trong khi vận chuyển hàng hóa, sản phẩm. Vậy cụ thể có những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển nào mà doanh nghiệp cần nắm rõ?

>>> Xem thêm: CIF là gì trong hoạt động vận tải hàng hóa?

Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển
Vận chuyển đường biển có khá nhiều loại phụ phí khác nhau

Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển mà bạn cần biết

Dưới đây là những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển thường gặp nhất, các doanh nghiệp hãy đọc kỹ để có thể dự trù được các khoản phí cần phải trả sau này:

  • Phí THC (Terminal Handling Charge): Đây là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển, trả cho việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng, cũng là khoản phí thu trên mỗi thùng hàng container để bù đắp vào chi phí cho những hoạt động làm hàng tại cảng, ví dụ như: xếp dỡ, tập kết container,…
  • Phí Handling (Handling Fee): Đây là loại phí do những công ty giao nhận hàng đặt ra nhằm để thu Shipper hay Consignee. Handling là quá trình mà một đơn vị Forwarder giao dịch với đại lý, công ty đối tác của họ ở nước ngoài, nhằm để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài đó tại thị trường Việt Nam.
  • Phí chứng từ (Documentation Fee): Đây là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển phổ biển nhất hiện nay. Đối với những lô hàng xuất khẩu thì những hãng tàu và đơn vị Forwarder phải phát hành Bill of Lading (vận đơn đường biển) hoặc Airway Bill (vận đơn đường hàng không).
  • Phí AMS (Automatic Manifest System): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan cho lô hàng đi các nước như: Mỹ, Canada,…
  • Phí AFR (Advance Filing Rules): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan cho lô hàng đi Nhật Bản.
  • Phí ENS (Entry Summary Declaration): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu Hải Quan cho lô hàng đi các nước châu Âu.
  • Phí CFS (Container Freight Station Fee): Đây chính là phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng biển.
  • Cleaning Fee: Đây cũng là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển, chi trả cho khoản vệ sinh thùng container.
  • Phí Bill (Bill of Lading): Đây là phí để làm Bill, giúp các hãng tàu làm vận đơn và những thủ tục cần thiết về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu của mình.
  • Phí D/O (Delivery Order): Danh sách những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển bao gồm cả lệnh giao hàng.
  • Phí Det (Detention): Phí lưu container tại kho riêng của khách hàng cũng là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển.
  • Phí Dem (Demurrage): Đây là phí để lưu trữ các thùng container tại kho bãi (cảng).
  • Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security): Phụ phí bảo đảm an ninh cùng nằm trong list những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển cần quan tâm.
  • Phí CIC (Container Imbalance Charge): Khoản phụ phí (ngoài cước biển) này giúp chủ hàng có thể để bù đắp các chi phí phát sinh từ việc vận chuyển (Re-Position) một lượng lớn vỏ container rỗng, từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển
Một số loại phụ phí vận chuyển hàng hóa đường biển phổ biển

>>> Xem thêm: FCL là gì trong hoạt động vận tải hàng hóa?

  • Phí Telex: Đây là loại phí điện giao hàng. Một hình thức giao hàng cho phía Consignee mà bên Shipper không cần phải gửi Bill gốc.
  • Phí ISF (Importer Security Filing): Một loại phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan đi sang Mỹ cho phía Consignee
  • Phí Lift On/Off: Đây là phí trả cho việc nâng/ hạ container
  • Phí Courier Fee: Phí chuyển phát nhanh này được thực hiện bởi các đơn vị vận chuyển có tiếng như DHL hay FedEx hay UPS.
  • Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí này thường được những hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm, bắt đầu từ tháng 8 cho đến tháng 10.
  • Phí PCS (Port Congestion Surcharge): Đây là loại phí tắc nghẽn cảng, áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra tình trạng bị ùn tắc.
  • Phí Seal: Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển không thể thiếu đó là phí niêm chì container
  • Phí chỉnh sửa B/L (Amendment Fee): Phí này được áp dụng khi doanh nghiệp cần chỉnh sửa Bill of Lading.
  • Phí LSS (Low Sulphur Surcharge): Đây là phụ phí giảm thải chất lưu huỳnh.
  • Phí CAF (Currency Adjustment Factor): Đây là phụ phí biến động của tỷ giá ngoại tệ, là khoản phụ phí (ngoài phí cước biển) mà hãng tàu thu từ phía chủ hàng.
  • Phí BAF/FAF (Bunker Adjustment Factor/Fuel Adjustment Factor): Đây là khoản phụ phí (ngoài phí cước biển) mà hãng tàu lấy từ phía chủ hàng để bù vào thiệt hại do biến động giá nhiên liệu.

Lời kết

Trên đây là những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển thông dụng nhất hiện nay mà các chủ hàng, doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện vận tải hàng hóa. Mong rằng bài viết này của Finlogistics sẽ giúp ích được bạn nếu  đang tìm hiểu về nghiệp vụ kho hàng hoặc gặp những vấn đề về xuất nhập khẩu. Hãy liên hệ cho công ty chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và tư vấn MIỄN PHÍ!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhung-loai-phu-phi-trong-van-chuyen-duong-bien