Kiem-tra-chuyen-nganh-la-gi-00.jpg

Kiểm tra chuyên ngành là gì? Đây là một khâu cực kỳ quan trọng, giúp bảo đảm hàng hóa tuân thủ đúng theo những quy định pháp lý và tiêu chuẩn chất lượng, trước khi tiến hành thông quan. Bài viết của Finlogistics dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết khái niệm, quy trình và một số lưu ý cần nhớ khi cần thực hiện kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa của mình.

Kiem-tra-chuyen-nganh-la-gi
Kiểm tra chuyên ngành có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu


Kiểm tra chuyên ngành là gì?

Khái niệm kiểm tra chuyên ngành là gì được ghi rõ trong Khoản 10, Điều 3, Nghị định số 85/2019/NĐ-CP như sau:

Kiểm tra chuyên ngành là việc các cơ quan kiểm tra chuyên ngành có thẩm quyền, căn cứ theo những quy định pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để tiến hành xem xét, đánh giá, xác định xem hàng hóa có đạt yêu cầu xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh hay không.

Việc kiểm tra hàng hóa chuyên ngành cần phải được thực hiện trước khi tiến hành thông quan xuất nhập khẩu. Mục tiêu của quá trình này là nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng cho lô hàng, bảo vệ môi trường xung quanh và sức khỏe con người, cũng như an toàn an ninh quốc gia.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn các bước kiểm tra sau thông quan trong xuất nhập khẩu

Kiem-tra-chuyen-nganh-la-gi
Tìm hiểu khái niệm kiểm tra chuyên ngành là gì?

Danh mục hàng phải kiểm tra chuyên ngành là gì?

Danh mục hàng hóa cần phải quản lý và kiểm tra chuyên ngành được quy định rõ ràng thông qua những Văn bản pháp luật (tùy vào mỗi thời điểm có thể điều chỉnh và sửa đổi phù hợp). Một vài thủ tục kiểm tra chuyên ngành phổ biến như: công bố hợp quy, khai báo hóa chất, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật,…

Dưới đây là một số Văn bản quy định về các loại hàng hóa cần có quản lý chuyên ngành (cập nhật tới tháng 02/2025):

Hạng mục kiểm tra chuyên ngành

Văn bản quy định

Nội dung văn bản

Hàng hóa phải kiểm dịch

Nghị định số 89/2018/NĐ-CP

Hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới

Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm

Thông tư số 28/2021/TT-BYT

Danh mục thực phẩm, phụ gia, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng phải kiểm tra khi nhập khẩu

Quyết định số 1182/QĐ-BCT 2021

Danh mục mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành

Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng

Thông tư số 12/2022/TT-BGTVT

Quy định Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ GTVT

Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH

Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Quyết định số 1182/QĐ-BCT 2021

Danh mục mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành

Quyết định số 3115/QĐ-BKHCN 2020

Sửa đổi Quyết định 3810/QĐ-BKHCN về Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của Bộ KHCN

Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN 2019

Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN

Quyết định số 9981/QĐ-BCA 2019

Công bố mã số HS Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ Công an

Thông tư số 08/2019/TT-BCA

Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn của Bộ Công an

Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH

Danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ LĐTBXH

Hàng hóa phải kiểm tra đo lường

Quyết định số 2284/QĐ-BKHCN 2018

Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu khi nhập khẩu

Danh mục hàng hóa phải kiểm tra quy chuẩn, tiêu chuẩn

Thông tư số 01/2021/TT-BTTTT

Sửa đổi Thông tư 11/2020/TT-BTTTT Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của Bộ TT&TT

Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT

Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ TT&TT

Thông tư số 19/2019/TT-BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Quyết định số 765/QĐ-BCT 2019

Công bố danh mục mặt hàng (kèm theo mã HS) đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành

Văn bản số 17/VBHN-BCT 2017

Hợp nhất Thông tư liên tịch về quản lý chất lượng thép trong nước và nhập khẩu

Thông tư số 21/2017/TT-BCT

Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may (trước khi lưu thông)

Thông tư số 37/2013/TT-BCT

Quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Hàng hóa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng

Quyết định số 1182/QĐ-BCT 2021

Danh mục mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành

Công văn số 1316/BCT-TKNL 2018

Về kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu sau khi thông quan

Hàng hóa phải kiểm tra văn hóa phẩm

Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL

Danh mục hàng hóa XK, NK thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa

Hàng hóa phải kiểm tra an toàn bức xạ

Thông tư số 112/2015/TTLT-BTC-BKHCN

Hướng dẫn phối hợp kiểm tra, phát hiện, xử lý chất phóng xạ tại cửa khẩu

Vai trò của việc quản lý chuyên ngành hàng hóa

Việc kiểm tra và quản lý chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu và Logistics, bảo đảm hàng hóa tuân thủ theo những quy định pháp luật cũng như tiêu chuẩn quốc gia:

  • Bảo vệ người tiêu dùng, ngăn chặn hàng hóa không đạt chất lượng tiêu chuẩn, gây nguy hại đến sức khỏe và an toàn.
  • Đảm bảo chất lượng và an toàn kỹ thuật, giúp duy trì tiêu chuẩn hàng hóa và giảm bớt rủi ro liên quan tới sản phẩm.
  • Bảo vệ môi trường, ngăn ngừa nguy cơ gây ô nhiễm và các tác hại xấu đến hệ sinh thái.
  • Tăng cường an ninh quốc gia, kiểm tra chặt chẽ những hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, hóa chất độc hại,…
  • Hỗ trợ phát triển kinh tế bằng việc tuân thủ theo những quy định và tiêu chuẩn quốc tế, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.
  • Tuân thủ các thoả thuận, quy định quốc tế để tạo nên sự tín nhiệm và hợp tác với những đối tác nước ngoài.
Kiem-tra-chuyen-nganh-la-gi
Công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa có những vai trò gì đặc biệt?

Một số quy định đối với việc kiểm tra chuyên ngành

Đối với hàng xuất khẩu

Việc khai báo kiểm tra chuyên ngành sẽ phụ thuộc vào từng loại hàng hóa. Việc lấy mẫu test để kiểm tra sẽ do cơ quan quản lý kiểm tra chuyên ngành thực hiện. Có ba trường hợp phổ biến sau đây:

  • Đem mẫu test lên cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra
  • Kiểm tra ngay tại nhà máy
  • Kiểm tra trực tiếp tại cảng

Đối với hàng nhập khẩu

Trường hợp cơ quan phụ trách quản lý chuyên ngành lấy mẫu test tại nhà máy thì cần làm bước thủ tục đưa hàng về để tiến hành bảo quản (hàng hóa lúc này sẽ không được phép đưa vào sản xuất hoặc lưu thông). Tờ khai chỉ được phép thông quan sau khi các doanh nghiệp đã nộp giấy xác nhận lô hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện kiểm tra chuyên ngành.

Kiem-tra-chuyen-nganh-la-gi
Những quy định đối với danh mục hàng phải kiểm tra chuyên ngành

Những trường hợp không cần phải kiểm tra chuyên ngành

Những trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra chuyên ngành là gì? Theo Khoản 1, Điều 22, Nghị định số 85/2019/NĐ-CP, việc miễn kiểm tra Nhà nước còn được áp dụng đối với một số loại hàng hóa sau đây:

  • Hàng nhập khẩu được gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh hoặc bưu chính, có trị giá Hải Quan đã được miễn thuế theo quy định pháp luật.
  • Hàng nhập khẩu trong Danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định pháp luật, phục vụ cho sinh hoạt và công tác của tổ chức nước ngoài (hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao).
  • Hành lý, tư trang của những người nhập cảnh trong định mức miễn thuế.
  • Hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu tại chỗ.

>>> Đọc thêm: Quy trình kiểm tra CO của một số nước trên trang điện tử mới nhất

Kết luận

Như vậy, sau bài viết này, mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ kiểm tra chuyên ngành là gì, cũng như vai trò và những quy định đối với công tác này khi thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn khi xử lý giấy tờ, kiểm tra chuyên ngành hoặc thông quan Hải Quan,… hãy liên hệ đến cho Finlogistics để được hỗ trợ giải quyết một cách nhanh chóng và tối ưu chi phí nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kiem-tra-chuyen-nganh-la-gi


Giay-kiem-dich-thuc-vat-la-gi-00.jpg

Giấy kiểm dịch thực vật là gì? Đây là một trong những loại chứng từ xuất nhập khẩu, giúp ngăn chặn và giảm bớt tình trạng lây lan dịch bệnh giữa các vùng và các quốc gia. Vậy giấy kiểm dịch này gồm những nội dung nào? Quy trình xin cấp giấy kiểm dịch bao gồm mấy bước?… Tất cả sẽ được Finlogistics giải đáp cụ thể qua bài viết ngắn dưới đây.

Giay-kiem-dich-thuc-vat-la-gi
Giấy kiểm dịch thực vật có vai trò rất lớn trong xuất nhập khẩu hàng hoá


Giấy kiểm dịch thực vật là gì?

Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate), hay còn gọi là chứng thư kiểm dịch thực vật (viết tắt là P/C), là một loại giấy tờ do Cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc động vật có thẩm quyền cấp phép. Mục đích của giấy chứng nhận này là nhằm xác nhận lô hàng nông sản hoặc thực vật đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn và điều kiện cần thiết về kiểm dịch, trước khi tiến hành nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Hơn nữa, loại giấy chứng này còn giúp ngăn chặn sự lây lan khó kiểm soát của các loài sâu bệnh, cỏ dại nguy hiểm, giữa các khu vực trong nước hoặc giữa những quốc gia trên thế giới. Một số Văn bản quy định về loại chứng thư kiểm dịch này như:

Hiện tại, mặt hàng nông sản hoặc thực vật tại Việt Nam có 02 quy trình kiểm dịch thực vật như sau:

  • KDTV đối với hàng xuất khẩu và tái xuất
  • KDTV đối với hàng nhập khẩu và quá cảnh
Giay-kiem-dich-thuc-vat-la-gi
Khái niệm và mục đích sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

>>> Xem thêm: Quy trình thực hiện kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu mới nhất

Những nội dung trong Phytosanitary Certificate

Giay-kiem-dich-thuc-vat-la-gi
Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch (mẫu 1)

Những nội dung chính trong giấy kiểm dịch thực vật là gì? Dưới đây là một số thông tin quan trọng, bao gồm:

  • Tiêu đề chứng nhận kiểm dịch thực vật
  • Thông tin tên, địa chỉ,… của bên xuất khẩu
  • Thông tin tên, địa chỉ,… của bên nhập khẩu
  • Số lượng và loại bao bì sản phẩm
  • Ký hiệu, mã hiệu,… của sản phẩm
  • Nơi sản xuất sản phẩm
  • Phương tiện vận chuyển (đường biển, đường bộ hoặc đường hàng không,…)
  • Cửa khẩu nhập khẩu hàng hoá
  • Thông tin tên, khối lượng,… của sản phẩm
  • Tên khoa học của mặt hàng thực vật
  • Kết quả kiểm tra kiểm dịch hàng hoá
  • Dấu mộc và chữ ký của cơ quan có thẩm quyền
  • Ngày cấp giấy chứng nhận
  • Mã số giấy chứng nhận (số hiệu duy nhất dùng để theo dõi)
Giay-kiem-dich-thuc-vat-la-gi
Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch (mẫu 2)

Các loại hàng hoá cần làm giấy kiểm dịch thực vật là gì?

Các loại hàng hoá cần phải thực hiện kiểm dịch Phytosanitary Certificate thường là những lô hàng có nguồn gốc từ thực vật có nguy cơ lây lan sâu hại hoặc dịch bệnh.

1. Sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật (nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi, cây giống, cây trồng, cây non,…)

2. Sản phẩm khô chế biến từ thực vật:

  • Họ nhà hạt (lạc, hạt điều, hạt hướng dương,…)
  • Thảo mộc sấy khô (cây thuốc, lá trà,…)
  • Hoa sấy khô hoặc những sản phẩm chế biến từ thực vật.

3. Mặt hàng thực phẩm chế biến, nguyên liệu thành phẩm,…

Giay-kiem-dich-thuc-vat-la-gi
Những loại hàng hoá cần làm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Hướng dẫn quy trình xin cấp chứng thư kiểm dịch thực vật

#Đối với hàng xuất khẩu và tái xuất

  • Bước 1: Bạn tạo lập tài khoản khai báo trên Phần mềm khai báo kiểm dịch thực vật (PQS – Plant Quarantine Services).
  • Bước 2: Sau đó, bạn tiến hành kê khai và đăng ký kiểm dịch thực vật hàng xuất ở trên PQS.
  • Bước 3: Tiếp theo, bạn in đơn đăng ký, mang kèm cùng với bộ chứng từ Hải Quan và mẫu test lên phòng hàng xuất thuộc Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng. Chi cục sẽ trả lại phiếu tiếp nhận đối với mẫu hàng hóa, tuỳ vào từng loại hàng hoá. Sau đó, bên Chi cục sẽ quyết định việc tiếp nhận mẫu test tuỳ theo các hình thức phù hợp.
  • Bước 4: Bạn sẽ soạn thảo chứng thư hàng xuất trên trên PQS sau khi nộp chứng từ lên Chi cục và có bill tàu.
  • Bước 5: Bạn nộp lại cho Chi cục bản thảo chứng thư và vận đơn B/L.
  • Bước 6: Chi cục sẽ cấp giấy chứng thư kiểm dịch thực vật chính thức trong ngày.
Giay-kiem-dich-thuc-vat-la-gi
Quy trình xin cấp giấy kiểm dịch dành cho hàng xuất khẩu và tái xuất

#Đối với hàng nhập khẩu và quá cảnh

  • Bước 1: Bạn tiến hành tạo lập khoản khai báo PQS tại Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng.
  • Bước 2: Sau đó, bạn tiếp tục bước khai báo trên PQS và Hệ thống 1 cửa quốc gia.
  • Bước 3: Trong tờ khai hàng nhập khẩu, bạn hãy nhớ điền mã hồ sơ.
  • Bước 4: Bạn đi in đơn đăng ký và đem kèm bộ chứng từ bao gồm Phytosanitary Certificate gốc, vận đơn B/L, giấy phép nhập khẩu hàng hoá (nếu có),… và mẫu test đến Chi cục Kiểm dịch. Bên Chi cục sẽ trả lại phiếu tiếp nhận cho bạn.
  • Bước 5: Sau khi kiểm tra thành công, Chi cục sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho bạn.
Giay-kiem-dich-thuc-vat-la-gi
Quy trình xin cấp giấy kiểm dịch dành cho hàng nhập khẩu và quá cảnh

>>> Xem thêm: Tìm hiểu công tác xử lý và thực hiện kiểm dịch y tế tại cửa khẩu Hữu Nghị

Kết luận

Trên đây là những nội dung hữu ích nhất, giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi giấy kiểm dịch thực vật là gì, cũng như quy trình xin phép loại chứng thư này. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu thông quan, vận chuyển hàng nông sản, sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật,… bạn hãy gọi ngay đến cho Tổng đài của Finlogistics để được đội ngũ chuyên môn của chúng tôi hỗ trợ nhiệt tình.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Giay-kiem-dich-thuc-vat-la-gi


Nhung-loi-sai-khi-kiem-tra-sau-thong-quan-00.jpg

Có nhiều doanh nghiệp chủ quan trong quá trình khai báo và làm thủ tục, từ đó mắc phải những lỗi sai khi kiểm tra sau thông quan. Kể cả những lô hàng đã hoàn tất thông quan, xuất hàng thành công hoặc đưa về kho bãi để bảo quản và sử dụng, nhưng đều có thể bị Phòng sau thông quan của Hải Quan lật lại hồ sơ và xử phạt nếu có sai sót. Do đó, hãy cùng Finogistics vượt qua vấn đề này bằng cách tham khảo nội dung phía dưới nhé!

Nhung-loi-sai-khi-kiem-tra-sau-thong-quan
Những lỗi sai khi kiểm tra sau thông quan


Kiểm tra sau thông quan là gì?

Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ kiểm tra sau thông quan là gì? Đây chính là quá trình Hải Quan kiểm tra lại toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp, diễn ra trong vòng 05 năm trở lại.

Việc kiểm tra sau khi thông quan này thường sẽ diễn ra trong thời gian 2 – 3 năm mà doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. Khi tiến hành kiểm tra sau thông quan, cán bộ Hải Quan sẽ đòi hỏi phía doanh nghiệp cung cấp các loại chứng từ và thông tin dữ liệu như sau để kiểm tra:

1. Đối với mặt hàng kinh doanh thông thường:

  • Tất cả các loại chứng từ có liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, ví dụ: Commerical Invoice, Packing List, Sales Contract, C/O,…
  • Các loại chứng từ dùng để thanh toán và nhận tiền từ phía ngân hàng tùy thuộc vào việc doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá.
  • Các loại hóa đơn đầu ra đối với hàng hoá (nếu là hàng nhập khẩu), các loại hóa đơn đầu vào đối với hàng hoá (nếu là hàng xuất khẩu).
  • Các loại phiếu nhập – xuất kho bãi (nếu có).
  • Một số chứng từ khác liên quan, tùy theo loại hàng hoá và hình thức hoạt động của doanh nghiêp.

2. Đối với mặt hàng sản xuất xuất khẩu, hàng gia công:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư (nếu có)
  • Báo cáo quyết toán Hải Quan; Báo cáo tài chính
  • Báo cáo nguyên vật liệu, thành phẩm và sổ kho thành phẩm
  • Định mức sản phẩm xuất khẩu
  • Thông tin, dữ liệu xuất nhập khẩu hàng hoá
  • Danh sách tờ khai Hải Quan (hủy và sửa)
  • Hợp đồng kinh doanh nguyên vật liệu, thành phẩm
  • Bảng kê hoá đơn mua tại Việt Nam
  • Quy trình sản xuất hàng hoá, sản phẩm chi tiết
Nhung-loi-sai-khi-kiem-tra-sau-thong-quan
Những lỗi sai khi kiểm tra sau thông quan

Thông thường có 02 trường hợp sẽ xảy ra khi kiểm tra sau thông quan:

  • Kiểm tra sau thông quan tại cục Hải Quan: Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị và nộp lại đầy đủ bộ hồ sơ nêu trên (phía Hải Quan sẽ yêu cầu nộp tại nơi kiểm tra sau thông quan và đợi liên hệ đến để làm việc)
  • Kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp (đối với hàng sản xuất xuất khẩu hoặc gia công): Cơ quan kiểm tra sau thông quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp gửi lại toàn bộ những hồ sơ liên quan đến quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu. Sau đó, họ sẽ kiểm tra, đánh giá cơ sở dữ liệu và trực tiếp xuống tận cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để xác minh hồ sơ và quy trình sản xuất có đúng với thực tế không.

>>> Xem thêm: Quy trình các bước kiểm tra sau thông quan diễn ra như thế nào?

Những lỗi sai khi kiểm tra sau thông quan mà doanh nghiệp hay mắc phải

Dưới đây là tổng hợp những lỗi sai khi kiểm tra sau thông quan mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải:

Đối với ngành hàng kinh doanh

1. Khai sai mã HS code của lô hàng:

  • Do doanh nghiệp áp sai mã HS: Cách duy nhất chỉ có thể là sửa lại HS code và hy vọng không bị lệch tiền thuế, lúc này doanh nghiệp chỉ bị phạt hành chính. Còn nếu phát sinh thêm lệch thuế thì lỗi này sẽ nghiêm trọng và xử phạt nặng hơn.
  • Do bên khai báo mô tả hàng hoá sai khiến Hải Quan áp sai mã HS code: Doanh nghiệp cần giải trình và đưa ra những căn cứ về sản phẩm để có thể giữ lại HS code và điều chỉnh lại tên gọi của lô hàng.

2. Khai sai trị giá tính thuế khiến Hải Quan áp lại trị giá tính thuế và yêu cầu phía doanh nghiệp nộp bổ sung thuế:

  • Hồ sơ thanh toán ngân hàng bị sai thông tin so với tờ khai Hải Quan và Invoice, dẫn tới việc áp giá thành hàng hóa yêu cầu đóng thuế: Doanh nghiệp cần giải trình, dựa vào những chứng từ đính kèm và lý do tại lại có những số liệu chênh lệch đó.
  • Hồ sơ thanh toán và những chứng từ khác tuy đều hợp lệ nhưng phía Hải Quan vẫn áp giá yêu cầu doanh nghiệp phải nộp thuế dựa theo SUY LUẬN (nếu bạn đang mắc phải trường hợp này thì hãy liên hệ trực tiếp với Finlogistics để được chúng tôi tư vấn kỹ hơn).
Nhung-loi-sai-khi-kiem-tra-sau-thong-quan
Những lỗi sai khi kiểm tra sau thông quan

Đối với ngành hàng sản xuất xuất khẩu hoặc gia công

  • Thiếu những điều khoản trong hợp đồng gia công theo quy định: Gần như 90% các doanh nghiệp gia công đang bị mắc lỗi này (doanh nghiệp chỉ cần bổ sung đầy đủ điều khoản).
  • Thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu cũng như thành phẩm trong quá trình sản xuất hàng hoá (lỗi này sẽ tùy vào hồ sơ của doanh nghiệp).

Lưu ý: Gần như những vấn đề cần phải xem xét đều ảnh hưởng đến mức thuế suất, doanh nghiệp cần phải giải trình cũng như xử lý bộ hồ sơ sao cho đúng quy định.

Lời kết

Như vậy, bài viết này của Finlogistics đã làm rõ cho bạn hiểu những lỗi sai khi kiểm tra sau thông quan mà các doanh nghiệp có thể mắc phải. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn khi bị phía Hải Quan kiểm tra. Nếu bạn vẫn chưa hiểu ở bước nào hoặc đang gặp vấn đề trong quá trình kiểm tra sau thông quan, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhung-loi-sai-khi-kiem-tra-sau-thong-quan


Kiem-dich-y-te-tai-cua-khau-huu-nghi-00.webp

Là cửa ngõ giao thương sầm uất, nhộn nhịp giữa Việt Nam và Trung Quốc, cửa khẩu Hữu Nghị đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế – xã hội của hai nước. Tuy vậy, đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, nên công tác kiểm dịch y tế tại cửa khẩu Hữu Nghị luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện công tác kiểm dịch trước khi hàng hoá thông quan nhé!

Kiem-dich-y-te-tai-cua-khau-huu-nghi
Tìm hiểu quy trình thực hiện kiểm dịch y tế tại cửa khẩu Hữu Nghị


Tổng quan tình hình kiểm dịch y tế tại cửa khẩu Hữu Nghị

Trước khi đến với công tác kiểm dịch y tế tại cửa khẩu Hữu Nghị, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về cửa ngõ giao thương lớn bậc nhất cả nước này nhé. Cửa khẩu Hữu Nghị nằm tại huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, với diện tích khoảng 125 ha, tiếp giáp với cửa khẩu Hữu Nghị Quan của Trung Quốc. Cửa khẩu bao gồm: hệ thống kho bãi xếp dỡ hàng hóa, toà nhà công vụ; trụ sở lực lượng chức năng, cửa hàng miễn thuế, hệ thống giao thông,…

Lưu lượng phương tiện chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi ngày rất lớn, trung bình từ 500 – 600 xe/ngày, cao điểm có thể lên đến hơn 1000 xe. Với số lượng người, phương tiện và hàng hóa lưu thông lớn đến vậy, việc Hải Quan thắt chặt việc kiểm dịch tại Hữu Nghị là vô cùng cần thiết, góp phần bảo về an ninh y tế quốc gia và toàn cầu.

Đội ngũ kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu luôn túc trực và bảo đảm nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó kịp thời các loại bệnh truyền nhiễm và triển khai những sự kiện y tế công cộng khác nhằm ngăn cản sự xâm nhập và lan truyền qua cửa khẩu Việt Nam. Một số hoạt động chính của kiểm dịch viên có thể kể đến như:

  • Tổ chức và thực hiện quy trình kiểm dịch y tế, giám sát các bệnh truyền nhiễm thường xuyên
  • Kiểm tra và xử lý y tế đối với người, hàng hóa và phương tiện lưu thông qua cửa khẩu
  • Thực hiện những biện pháp phòng chống vật chủ hoặc trung gian gây truyền bệnh và những yếu tố nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng tại cửa khẩu
  • Thực hiện nghiên cứu khoa học, báo cáo lại theo quy định và một số việc khác…

>>> Xem thêm: Một số điều bạn chưa biết về cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Kiem-dich-y-te-tai-cua-khau-huu-nghi
Cửa khẩu Hữu Nghị với lưu lượng vận chuyển lớn rất cần đến các bước kiểm dịch y tế

Công tác kiểm dịch y tế hàng hoá, con người và phương tiện vận chuyển

Tất cả những người thực hiện xuất nhập cảnh thông qua cửa khẩu đều phải thực hiện khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt và lấy mẫu xét nghiệm. Quy trình tiến hành xử lý, kiểm dịch y tế hàng hoá và phương tiện có nguy cơ mang theo bệnh truyền nhiễm như sau:

  • Tất cả những phương tiện vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu đều phải trải qua các bước kiểm tra và giám sát một cách chặt chẽ.
  • Đối với hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, hàng tiêu dùng, hàng máy móc thiết bị và hàng tạp hóa khác,… cần được thực hiện kiểm định chặt chẽ. Chỉ những lô hàng đã đạt tiêu chuẩn cho phép mới được thông quan.

Ngoài ra, các loại phương tiện trước khi xuất nhập cảnh qua biên giới cũng được phun khử trùng đầy đủ. Hệ thống phun khử khuẩn tự động được lắp đặt nhằm đảm bảo công tác kiểm dịch tại Hữu Nghị. Đây được xem là biện pháp quan trọng, giúp giảm thiểu và ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ nước ngoài lây lan vào lãnh thổ Việt Nam.

Kiem-dich-y-te-tai-cua-khau-huu-nghi
Người, hàng hoá và phương tiện lưu thông qua Hữu Nghị đều cần phải khai báo và kiểm tra y tế đầy đủ

Công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm cần kiểm dịch tại Hữu Nghị

Việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm và vật chủ trung gian truyền bệnh trong công tác kiểm dịch y tế tại cửa khẩu Hữu Nghị luôn được cơ quan Hải Quan chú trọng qua một số hoạt động thiết thực như:

  • Xét nghiệm và phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu
  • Xét nghiệm và phát hiện sớm những ca bệnh và tiến hành điều trị kịp thời
  • Thực hiện điều trị dự phòng đối với những người đã tiếp xúc và có nguy cơ cao lây bệnh
  • Diệt chuột và diệt bọ chét, nhằm phát hiện sớm yếu tố nguy cơ xảy ra dịch hạch

Hơn nữa, tổ kiểm dịch y tế được lập ra sẽ thường xuyên hợp tác, phối hợp với đội kiểm dịch y tế của Trung Quốc trong việc thực hiện những hoạt động kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh và nâng cao năng lực chuyên môn.

>>> Xem thêm: Quy trình thực hiện kiểm dịch động vật trên cạn mới nhất

Kiem-dich-y-te-tai-cua-khau-huu-nghi
Việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu Hữu Nghị luôn được ưu tiên hàng đầu

Tạm kết

Có thể thấy, công tác kiểm dịch y tế tại cửa khẩu Hữu Nghị đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm. Sự nỗ lực của cơ quan kiểm dịch cùng Hải Quan sẽ góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đồng thời đẩy nhanh quá trình xuất nhập khẩu, nhằm phát triển thương mại du lịch và kinh tế xã hội. Nếu bạn đang cần xử lý giấy tờ và vận chuyển hàng hoá tại Hữu Nghị, hãy liên hệ ngay với Finlogistics để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kiem-dich-y-te-tai-cua-khau-huu-nghi


To-khai-nhanh-la-gi-00.jpg

Tờ khai nhánh là gì? Trước khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa, thì doanh nghiệp hoặc đơn vị Logistics phải tiến hành lập tờ khai Hải Quan và nộp lại cho Chi cục Hải Quan để hoàn tất thủ tục thông quan. Tuy nhiên, có nhiều lúc bạn sẽ cần phải sử dụng đến tờ khai nhánh. Vậy khi nào thì bạn được phép mở tờ khai nhánh?… Hãy cùng tìm hiểu thêm qua nội dung bài viết hữu ích dưới đây với Finlogistics nhé!

To-khai-nhanh-la-gi
Làm rõ khái niệm tờ khai nhánh khi thực hiện khai báo Hải Quan


Tìm hiểu tờ khai nhánh là gì?

Trước khi đi tìm hiểu tờ khai nhánh là gì, thì bạn nên biết rằng đây là một phần khá quan trọng của tờ khai Hải Quan điện tử (E-Customs). Tờ khai nhánh do chính Hệ thống phần mềm khai báo của Hải Quan tự động tách ra và chia nhỏ những dữ liệu hàng hóa thành các phần nhỏ.

Việc sử dụng tờ khai nhánh nhằm mục đích dễ dàng hơn trong quá trình quản lý, khai báo chính xác và thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát của phía Cơ quan Hải Quan.

To-khai-nhanh-la-gi
Giải đáp những thắc mắc về việc sử dụng tờ khai nhánh

Khi nào cần mở tờ khai nhánh?

Thông thường, có 03 lý do chính khiến chủ hàng phải mở tờ khai nhánh, bao gồm:

Tờ khai Hải Quan vượt quá 50 dòng

Mỗi tờ khai Hải Quan chỉ có thể được phép ghi tối đa 50 dòng. Sau khi nhập liệu đầy đủ những thông tin tờ khai xong, Hệ thống phần mềm của Hải Quan sẽ tiến hành rà soát và đánh giá. Nếu như vượt quá số lượng dòng ở trên, thì tờ khai sẽ tự động phân tách ra thành nhiều tờ khai nhánh khác nhau.

Do đó, người khai tờ khai sẽ phải ghi lần lượt, bắt đầu từ tờ số 1 đầu tiên. Những tờ khai nhánh này đều có những thông tin đồng bộ với tờ khai đầu tiên, ví dụ như: mã vận đơn, số hóa đơn,… Điều này sẽ giúp cho người khai báo và Cơ quan Hải Quan nắm chắc được đây là tờ khai của cùng một lô hàng.

Tuy nhiên, trên mỗi tờ khai nhánh sẽ có thêm những thông tin khác như: luồng tờ khai hay mức thuế phí,… Trên bản in của tờ khai này cũng sẽ thể hiện tờ khai đầu tiên, tờ khai nhánh thứ và tổng số phân nhánh. Khi tiến hành in, thì người khai báo sẽ phải in đầy đủ và đóng dấu giáp lai tất cả những tờ khai nhánh này.

To-khai-nhanh-la-gi
Khi vượt quá 50 dòng thì Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động phân tách thành các tờ khai nhánh

Mức thuế phí vượt quá số ký tự của mục tiền thuế

Khi mặt hàng nào đó có mức thuế phí vượt quá số ký tự của mục ghi tiền thuế ở trên tờ khai Hải Quan, thì sẽ có 02 trường hợp sau xảy ra:

  • Trường hợp 1: Nếu thông tin có thể tách dòng, thì người khai báo có thể phân tách ra thành nhiều mẫu tờ khai nhánh khác nhau.
  • Trường hợp 2: Nếu thông tin không thể tách dòng, thì người khai báo nên thực hiện ở trên tờ khai Hải Quan bản giấy.

Tổng mức thuế phí vượt số ký tự của mục tổng số tiền thuế

Nếu tổng số tiền thuế phí của lô hàng vượt quá số ký tự của mục tổng số tiền thuế phí có trên tờ khai thì người khai báo được phép tách và mở tờ khai nhánh.

Nếu như tờ khai có chung vận tải đơn, hóa đơn và khai ở trên nhiều tờ khai nhánh tại Chi cục Hải Quan thì người khai chỉ cần nộp lại một bộ hồ sơ Hải Quan (trong trường hợp nộp hồ sơ giấy). Những tờ khai phía sau sẽ ghi rõ “chung chứng từ cùng với tờ khai số… ngày… vào mục “Phần ghi chú”.

To-khai-nhanh-la-gi
Khi tổng mức thuế phí vượt số ô điền thuế phí thì người khai báo cần làm tờ khai nhánh

Lệ phí khi mở tờ khai nhánh

Trước đây, nếu như phân tờ khai nhánh và tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ được miễn thu lệ phí. Còn hiện nay, theo Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 274/2016/TT-BTC quy định rõ:

  • Cục Hải Quan tại các tỉnh, thành phố phải thực hiện thu phí Hải Quan, lệ phí hàng hóa và phương tiện quá cảnh đối với tờ khai nhánh và tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ là: 20.000 VNĐ/một tờ khai.
  • Bãi bỏ các Khoản 1, 2, 3, 4, 7 và 8, Điều 45 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC về quy định không nộp lệ phí khi tiến hành mở tờ khai nhánh.

Lời kết

Trên đây là các nội dung giải đáp cho bạn biết tờ khai nhánh là gì, hy vọng sẽ có ích cho bạn trong quá trình khai tờ khai Hải Quan. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần hỗ trợ khai báo và xử lý tờ khai, hãy liên hệ nhanh ngay cho Finlogistics. Chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết thông quan tờ khai cho khách hàng, từ dễ đến khó, với tiêu chí nhanh chóng – an toàn – tối ưu nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

To-khai-nhanh-la-gi


Thong-quan-hang-hoa-tai-cua-khau-Huu-Nghi-00.jpg

Doanh nghiệp của bạn thường xuyên thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị sang Trung Quốc và nhập khẩu ngược lại về thị trường Việt Nam? Bạn đang gặp các vấn đề về thủ tục Hải Quan, kê khai Hải Quan tại cửa khẩu hay sự cố hàng bị giữ lại,…? Bạn muốn nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị Logistics chuyên nghiệp, thực hiện các công việc thông quan từ A – Z với chi phí tốt nhất? Hãy đọc bài viết hữu ích này để tham khảo dịch vụ của Finlogistics nhé!

Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị
Chi tiết các bước thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị


Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị như thế nào?

Vài nét về cửa khẩu Hữu Nghị

Cửa khẩu Hữu Nghị, thuộc tỉnh Lạng Sơn là cửa khẩu đường bộ, với đối tác xuất nhập khẩu duy nhất là đất nước Trung Quốc. Ngoài ra, trên địa bàn Lạng Sơn còn có những cửa khẩu khác như là cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam hay cửa khẩu Chi Ma,…

Trung Quốc là quốc gia sở hữu kim ngạch xuất nhập khẩu thuộc hàng lớn nhất của Việt Nam, do đó khối lượng thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị và những cửa khẩu khác là rất lớn.

Tương tự như những cảng cửa khẩu khác, đều phải tuân thủ theo những quy định, chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước, cách thức khai báo Hải Quan hay những quy định về hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hữu Nghị không có gì khác.

Nhưng đặc thù của mỗi cửa khẩu mỗi khác, cách hiểu của mỗi cán bộ Hải Quan cũng vậy,  tạo điều kiện cho các đơn vị, công ty Logistics phát triển. Tuy vậy, phải nói rằng, thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị là dịch vụ hỗ trợ được nhiều khách hàng quan tâm nhất khi thực hiện xuất nhập khẩu tại đây.

Đối tượng thực hiện thông quan

  • Những công ty, doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thông qua các sân bay, cảng biển của Việt Nam và quốc tế
  • Những công ty, doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu vào/ra những khu công nghiệp hoặc khu phi thuế quan
  • Những khách hàng có mong muốn, nhu cầu sử dụng dịch vụ thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị trọn gói.

Những mặt hàng thông quan Hữu Nghị chủ yếu

  • Nhóm hàng hóa thực phẩm thông thường, thực phẩm nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe
  • Nhóm mặt hàng thực phẩm bao gồm: thịt trâu, thịt bò, thịt xông khói, rau củ quả các loại, hải sản tươi sống (cá, tôm, cua, mực, ốc,…)
  • Nhóm hàng hóa phân bón hữu cơ/ vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật,…
  • Nhóm hàng hóa thiết bị chuyên dụng như: thiết bị y tế; thiết bị dùng trong công nghiệp, thiết bị dành cho ngành hàng không và quốc phòng, thiết bị cho máy in màu, ngành in ấn,…
  • Hàng hóa thủ công mỹ nghệ như: mây tre đan, nội thất,…
  • Hàng hóa đồ chơi dành cho trẻ em, thiết bị điện tử gia dụng,…
  • Hàng hóa mỹ phẩm (lưu ý: hàng thương mại, không phải là hàng xách tay)
  • Hàng hóa linh kiện điện tử và phụ tùng máy móc phục vụ trong công nghiệp,…
Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị
Những mặt hàng nào được phép thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị?

Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị cần làm thủ tục Hải Quan ra sao?

Chuẩn bị hồ sơ Hải Quan

Việc nộp đầy đủ bộ hồ sơ Hải Quan sẽ giúp quá trình làm thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị được diễn ra nhanh hơn, bớt được nhiều thời gian và chi phí: 

  • Tờ khai Hải Quan 
  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Bảng kê khai chi tiết hàng hóa với nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất (01 bản chụp)
  • Phiếu vận đơn hoặc những giấy tờ khác có giá trị tương đương
  • Giấy tờ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa

Một vài lưu ý khi thực hiện thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị

Các doanh nghiệp lưu tâm những vấn đề sau khi thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị:

  • Đối với loại hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp nộp tờ khai sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm mà người kê khai Hải Quan thông báo. Chậm nhất là khoảng 04 giờ, trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh, còn đối với hàng hóa chuyển phát nhanh thì chậm nhất là khoảng 02 giờ. 
  • Đối với loại hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp nộp tờ khai trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu Hữu Nghị hoặc trong vòng 30 ngày, tính từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị
Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị cần lưu ý một số điều quan trọng

Hướng dẫn các bước kê khai Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị

Quy trình làm thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị sẽ được tiến hành qua các bước tổng quát sau:

Xác định rõ loại hàng nhập khẩu

Doanh nghiệp cần phải xác định loại hàng hóa xuất nhập khẩu là gì, ví dụ như hàng hóa đặc biệt, hàng hóa bị hạn chế nhập khẩu hay bị cấm nhập khẩu,…. Cụ thể như sau:

  • Hàng hóa thương mại thông thường: đây là những lô hàng đạt đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu.
  • Hàng hóa cần công bố hợp chuẩn, hợp quy: doanh nghiệp cần phải làm thủ tục công bố hợp quy, trước khi lô hàng được đưa về cửa khẩu.
  • Hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu: doanh nghiệp cần phải hoàn tất các thủ tục, trước khi đưa lô hàng về cửa khẩu (nếu không thì sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí không đáng có).
  • Hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: công tác kiểm tra chuyên ngành của Hải Quan sẽ được thực hiện sau khi đưa lô hàng qua cửa khẩu. Theo đó, Cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi đặt hàng hóa để lấy mẫu kiểm tra. Sau khi có kết quả, thì doanh nghiệp sẽ tiến hành những công đoạn làm thủ tục còn lại tiếp theo.
  • Hàng hóa bị cấm nhập khẩu: bắt buộc phải dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng này, do các vấn đề về pháp lý.

Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa

Theo đó, bộ chứng từ, giấy tờ cơ bản khi thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị bao gồm:

  • Hợp đồng thương mại – Sale Contract
  • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
  • Vận đơn của lô hàng – Bill of Lading
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng – C/O
  • Hoặc các giấy tờ, chứng từ có liên quan khác

Việc khai/truyền tờ khai Hải Quan

Sau khi bên thực hiện vận chuyển gửi giấy báo lô hàng đã đến, doanh nghiệp cần tiến hành các bước lên tờ khai Hải Quan và điền đầy đủ những thông tin vào tờ khai ở trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải Quan Việt Nam. Khi tờ khai đã được hoàn tất và được truyền đi, thì hệ thống sẽ tự động cấp số, nếu như những thông tin đã điền chính xác và đầy đủ.

Lấy lệnh giao hàng

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ và mang đến cho bên vận chuyển để lấy lệnh giao hàng trong quy trình thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị, bao gồm:

  • Căn cước công dân (bản sao y)
  • Vận đơn (bản sao y)
  • Vận đơn đã được ban lãnh đạo của công ty đóng dấu (bản gốc)
Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị
Quy trình cụ thể khi thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị

Chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan

Sau khi tờ khai Hải Quan đã được truyền đi, thì hệ thống trên sẽ tiến hành phân luồng hàng hóa thành luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ để phân biệt.

  • Đối với luồng xanh: doanh nghiệp được phép in tờ khai, đóng thuế và lấy hàng
  • Đối với luồng vàng: phía Hải quan sẽ chỉ kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng chứ không kiểm hàng thực tế
  • Đối với luồng đỏ: lô hàng sẽ bị phía Hải Quan kiểm hóa nghiêm ngặt

Nộp thuế phí và hoàn tất bước thủ tục Hải Quan

Sau khi tờ khai Hải Quan đã được truyền và thông qua, để hoàn tất thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị thì doanh nghiệp sẽ cần tiến hành nộp 02 loại thuế phí chính, đó là:

Tùy theo một số loại hàng hóa mà các doanh nghiệp có thể sẽ phải nộp thêm các loại thuế phí môi trường hay thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng về kho

Sau khi đã hoàn thành các bước thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước 02 vấn đề quan trọng như sau:

  • Thuê các phương tiện vận tải chuyên chở đến để tiến hành lấy hàng về
  • Thuê nhà kho hoặc bến bãi nhằm để bảo quản, cất giữ lô hàng

Dịch vụ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị tại Finlogistics

Loại hình khai báo Hải Quan

Đến với Finlogistics, khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ khai báo Hải Quan, thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị với đa dạng loại hình:

  • Loại hình hàng hóa quá cảnh
  • Loại hình hàng hóa gia công nhập khẩu
  • Loại hình hàng hóa nhập khẩu quà biếu tặng, hàng phi mậu dịch
  • Loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
  • Loại hình hàng hóa xuất khẩu kinh doanh
  • Loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu sản xuất xuất khẩu
  • Loại hình hàng hóa tạm xuất tái nhập
  • Loại hình hàng hóa tạm nhập tái xuất
  • Loại hình hàng hóa xuất khẩu đầu tư có hoặc miễn thuế phí
Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị
Tại sao nên sử dụng dịch vụ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị của Finlogistics?

Đội ngũ tư vấn có năng lực

  • Không chỉ sở hữu năng lực và kinh nghiệm về thông quan hàng hóa, cước phí vận chuyển quốc tế, đơn vị của chúng tôi còn có thế mạnh đặc biệt về quy trình làm thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị. Finlogistics có thể thay mặt các khách hàng xử lý mọi thủ tục, giúp quá trình thông quan lô hàng qua cửa khẩu diễn ra nhanh chóng và hợp pháp.
  • Đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics đều có kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẵn sàng giải đáp cũng như tư vấn mọi thắc mắc của các khách hàng và doanh nghiệp.
  • Chúng tôi còn có thêm sự đồng hành, giúp sức của những chuyên gia trong lĩnh vực Hải Quan.

Cam kết dịch vụ chất lượng

  • Công ty Finlogistics luôn mong muốn duy trì tốt nhất đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực, lòng tận tâm với tinh thần phục vụ chuyên nghiệp, uy tín và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
  • Công ty chúng tôi cam kết sẽ song hành bền chặt cùng với khách hàng, đối với những dịch vụ Logistics mà chúng tôi cung cấp. Việc thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị của bạn sẽ được Finlogistics – đơn vị Forwarder chuyên nghiệp giải quyết một cách tối ưu nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thong-quan-hang-hoa-tai-cua-khau-huu-nghi


Bao-cao-quyet-toan-Hai-Quan-00.jpg

Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất hàng hóa hiện nay đều cần phải thực hiện Báo cáo quyết toán Hải Quan. Vậy hình thức báo cáo quyết toán như thế nào? Thời hạn cần nộp báo cáo này hàng năm là khi nào? Cách thức lập báo cáo quyết toán như nào là đúng?… Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giải đáp hết những thắc mắc này của các doanh nghiệp, để hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Báo cáo quyết toán Hải Quan
Tìm hiểu định nghĩa về báo cáo quyết toán cho cơ quan Hải Quan


Tổng quan về báo cáo quyết toán Hải Quan

#Định nghĩa

Báo cáo quyết toán Hải Quan là bảng ghi chép chi tiết về tình hình sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu do chính Hải Quan quản lý. Đây là báo cáo bắt buộc đối với những doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu, gia công cũng như chế xuất hàng hóa.

Báo cáo quyết toán thường được sử dụng nhiều thuật ngữ tiếng Anh như: Customs Yearly Report (gọi tắt là Customs Report, Declaration Customs Report hoặc Settlement Customs Report).

#Đối tượng cần làm báo cáo quyết toán Hải Quan

Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất được miễn thuế khi thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cần phải đối chiếu lượng nguyên liệu nhập khẩu với những thành phẩm xuất khẩu và dựa trên định mức tiêu hao của chính loại nguyên vật liệu đó. Các đối tượng cụ thể:

  • Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu nhằm để sản xuất hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài
  • Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công hàng hóa với các doanh nghiệp nước ngoài
  • Các doanh nghiệp chế xuất

Do đó, báo cáo quyết toán Hải Quan được xem là mẫu báo cáo quan trọng mà những doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất bắt buộc phải thực hiện đầy đủ và trình lên cho Cơ quan Hải Quan kiểm kê.

Báo cáo quyết toán Hải Quan
Những đối tượng nào cần phải làm báo cáo quyết toán?

>>> Xem thêm: Chi tiết thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho quan ngoại vào nội địa

Báo cáo quyết toán Hải Quan mới nhất có những quy định nào?

Những vấn đề về báo cáo quyết toán Hải Quan đã được quy định rõ ràng, cụ thể tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC:

#Thời hạn nộp báo cáo

Căn cứ theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định như sau:

“Các cá nhân, tổ chức cần nộp đầy đủ báo cáo quyết toán Hải Quan muộn nhất là sau 90 ngày, tính từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi bắt đầu thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể và chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu cho bên Chi cục Hải Quan”.

#Sửa đổi và bổ sung báo cáo

Căn cứ dựa theo Điểm B, Mục 2, Khoản 39, Điều 1 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định:

“Trong thời hạn là 60 ngày, tính từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nhưng phải trước thời điểm khi Hải Quan ban hành Quyết định tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán hoặc kiểm tra sau thông quan, nếu thanh tra, tổ chức và cá nhân phát hiện ra sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được quyền sửa đổi và bổ sung báo cáo và tiếp tục nộp lại cho Hải Quan.

Hết thời hạn 60 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi Hải Quan quyết định tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán và kiểm tra sau thông quan, nếu thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện ra sai sót trong việc lập báo cáo thì vẫn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo với Hải Quan. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định Pháp luật về thuế phí và vi phạm hành chính”.

#Địa điểm nộp báo cáo

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 39, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất sẽ tiến hành nộp báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải Quan – nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu hoặc Chi cục Hải Quan quản lý các doanh nghiệp chế xuất.

#Mức xử phạt nộp chậm

Trong trường hợp doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán Hải Quan chậm so với quy định đưa ra thì sẽ bị phạt hành chính, từ 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ. Nếu bên nộp báo cáo là cá nhân thì mức phạt sẽ giảm bằng ½ so với mức phạt tiền đối với tổ chức, doanh nghiệp. Căn cứ theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ cho đến 5.000.000 VNĐ, đối với hành vi không nộp báo cáo quyết toán hoặc báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa, sản phẩm miễn thuế đúng với thời hạn quy định Pháp luật”
  • Mức phạt tiền quy định được ghi tại Chương II là mức phạt tiền đối với các tổ chức. Đối với các cá nhân thì bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp được quy định tại điểm B và điểm C tại Khoản này”

Biểu mẫu chung cho báo cáo quyết toán Hải Quan

Các cá nhân và doanh nghiêoj nên sử dụng biểu mẫu báo cáo quyết toán Hải Quan số 15/BCQT-NVL/GSQL để kê khai thông tin, bạn có thể tải biểu mẫu tại đây. Dưới đây là một ví dụ:

Báo cáo quyết toán Hải Quan
Biểu mẫu báo cáo quyết toán phổ biến thường dùng cho các doanh nghiệp

Hướng dẫn cách làm và kiểm tra báo cáo quyết toán

#Hướng dẫn thực hiện

Các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay thường xuyên sử dụng phần mềm ECUS5 VNACCS. Đây là một trong những phần mềm kê khai báo cáo quyết toán Hải Quan hiệu quả, có thể xử lý số liệu và truyền thông tin lên cho Hải Quan nhanh chóng và chính xác. Hướng dẫn cách làm báo cáo quyết toán Hải Quan như sau:

  • Bước 1: Tổng hợp những thông tin, số liệu từ các bộ phận của doanh nghiệp: kho bãi, kế toán cho đến phòng ban xuất nhập khẩu,…
  • Bước 2: Tổng hợp các số liệu từ bước 1, tiến hành lập bảng thống kê về nguyên vật liệu, thành phẩm,… qua đó xác định số liệu tồn ở đầu kỳ, nhập và xuất trong kỳ, cuối tùng là tồn cuối kỳ, sau đó lập bảng báo cáo quyết toán chi tiết
  • Bước 3: Chuẩn bị bộ hồ sơ để lập báo cáo quyết toán Hải Quan nộp cho Cơ quan Hải Quan

Trong đó, hồ sơ đầy đủ để lập báo cáo quyết toán Hải Quan sẽ bao gồm những thành phần sau:

  • Bộ chứng từ về nguyên vật liệu nhập khẩu như: Hợp đồng mua bán, Packing List, Commercial Invoice,…
  • Định mức và những điều chỉnh
  • Tờ khai Hải Quan xuất khẩu (nhập khẩu)
  • Phiếu nhập – xuất kho của nguyên vật liệu, sản phẩm
  • Những chứng từ về phế liệu và phế thải
  • Bảng báo cáo tài chính, đi kèm những khoản hạch toán kế toán liên quan khác 
  • Những chứng từ chứng minh đã xử lý tốt nguyên vật liệu dư thừa, sau khi kết thúc năm tài chính

#Hướng dẫn kiểm tra

Thông thường, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tiến hành các bước kiểm tra nội dung báo cáo quyết toán như sau:

+ Kiểm tra tổng quát về định mức hàng hóa

+ Kiểm tra về tình hình hàng tồn kho, bao gồm: nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu tại doanh nghiệp. Từ đó, sẽ xuất hiện các trường hợp dưới đây:

  • Không có chênh lệch gì so với số liệu kê khai cho Hải Quan
  • Chênh lệch thừa và thiếu về số lượng tồn kho giữa thực tế doanh nghiệp với những số liệu đã kê khai cho Hải Quan
Báo cáo quyết toán Hải Quan
Hướng dẫn cách kiểm tra báo cáo quyết toán chi tiết

Dịch vụ làm báo cáo quyết toán Hải Quan, nên hay không?

Các doanh nghiệp nếu có đủ khả năng nên tự làm báo cáo quyết toán Hải Quan riêng, thay vì thuê dịch vụ ngoài. Điều này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản kha khá chi phí phát sinh. Nếu doanh nghiệp muốn tự làm báo cáo quyết toán, thì nên cho nhân viên đi học nâng cao thêm khóa làm báo cáo Hải Quan chuyên nghiệp, mà không cần phải thuê tới dịch vụ ngoài.

Việc thuê dịch vụ làm báo cáo quyết toán bên ngoài sẽ khiến cho doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào đơn vị cung cấp dịch vụ. Thậm chí điều này còn sẽ bất tiện khi muốn hỏi thêm thông tin hay nhờ sự hỗ trợ khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu tổ chức, doanh nghiệp không có nhân viên chuyên làm về mảng báo cáo quyết toán này thì nên thuê dịch vụ. Bởi vì, việc thuê dịch vụ sẽ chuyên môn hóa, được hỗ trợ trọn gói và xử lý những nghiệp vụ liên quan khác.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới trọn gói

Tổng kết

Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu thực hiện báo cáo quyết toán Hải Quan hoặc bất kỳ chứng từ, giấy tờ liên quan nào, hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ của chúng tôi – công ty FWD hàng đầu Finlogistics. Với sự chuyên nghiệp thể hiện trong quy trình làm việc với khách hàng, chúng tôi tự tin cam kết đem lại dịch vụ xuất nhập khẩu đa dạng, uy tín và chất lượng nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Bao-cao-quyet-toan-hai-quan