Phi-afs-la-gi-00.jpg

Phí AFS là gì? Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với nhiều người trong ngành xuất nhập khẩu. Nếu công ty của bạn từng sử dụng dịch vụ Logistics hoặc vận chuyển quốc tế, thì có thể đã nghe qua cụm từ này. Vậy hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu rõ hơn về phí AFS qua bài viết này nhé!

Phi-afs-la-gi


Phí AFS là gì?

Phí AFS (Advance Filing Surcharge) là loại phụ phí bắt buộc đối với việc khai báo thông tin hàng hoá nhập khẩu vào cảng hoặc sân bay Trung Quốc, trước khi hàng được bốc xếp lên tàu vận tải.

Đối với các loại hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, Hải Quan phía Trung Quốc sẽ yêu cầu các hãng tàu phải khai báo thông tin trước (khai AFS) khi hàng được bốc xếp lên tàu. Khoản phụ phí này được thu nhằm thực hiện việc khai báo và cần phải hoàn thành trong vòng ít nhất 24 giờ, trước khi tàu khởi hành.

Việc thanh toán phí AFS là quy định bắt buộc của Hải Quan nước bạn đối với tất cả mặt hàng nhập khẩu. Một số thông tin cần khai báo bao gồm: thông tin về bên bán, bên mua, phân loại hàng hóa, khối lượng, trọng lượng và những chi tiết liên quan khác.

>>> Tìm hiểu thêm: Phí CIC là gì?

Phi-afs-la-gi

Đối tượng thu/ chịu phí AFS

Các hãng tàu cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá đến Trung Quốc sẽ là đối tượng thu phí AFS. Còn các công ty Forwarder hoặc chủ hàng sẽ là đối tượng phải trả loại phí này, tùy thuộc vào việc chủ hàng đặt chỗ tàu thông qua Forwarder hoặc trực tiếp với hãng tàu:

  • Công ty Forwarder: Nếu bạn book cước qua các Forwarder thì phí AFS sẽ do bên này thu (phí AFS địa phương). Các forwarder sau khi thu sẽ tiếp tục đóng lại phí này cho bên hãng tàu.
  • Hãng tàu vận chuyển: Đây sẽ là đơn vị cuối cùng tiếp nhận phí AFS. Nếu bạn đặt book cước thẳng trực tiếp với hãng tàu thì sẽ nộp phí AFS cho họ.

Phi-afs-la-gi

Mức phí AFS là bao nhiêu?

Mức phí AFS thường giao động trong khoảng từ 30 – 40$ cho mỗi lô hàng, tùy vào quy định của từng hãng tàu. Loại phụ phí này cũng áp dụng cho toàn bộ lô hàng và không phụ thuộc vào số lượng container vận chuyển.

Do tính chất tương tự của các loại phí như AMS, AFR và AFS,… các công ty Forwarder thường sẽ gộp chúng lại thành phí AMS trên bill để khách hàng có thể dễ hiểu và nắm rõ hơn. Khoản phí này cũng có thể được tính vào những phụ phí hoặc cước biển khác. Vì vậy, thông tin về phí AFS có thể sẽ không được thể hiện rõ ràng trên bill.

Phi-afs-la-gi

>>> Tìm hiểu thêm: Local Charge là gì?

Tạm kết

Trên đây là những thông tin đầy đủ và ngắn gọn nhất, trả lời cho thắc mắc phí AFS là gì của bạn. Nếu còn có thêm câu hỏi hoặc muốn xin tư vấn, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, bạn hãy gọi ngay đến cho Finlogistics qua hotline. Đội ngũ dày dặn chuyên môn và nhiệt tình của chúng tôi sẽ sớm trả lời và hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phi-afs-la-gi


Phi-handling-la-gi-00.jpg

Phí Handling là gì? Đây là một trong những thuật ngữ quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu, được áp dụng thường xuyên tại cảng biển và khu vực lưu trữ các loại hàng hoá. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang bị nhầm lẫn giữa phí Handling và phí THC. Bài viết này của Finlogistics sẽ giải đáp giúp bạn khái niệm, đặc điểm của phí Handling, cũng như sự khác nhau giữa hai loại phí nói trên.

Phi-handling-la-gi


Phí Handling là gì?

Phí Handling là gì? Đây được xem là một loại phụ phí xử lý hàng hoá (Handling Fee), do các hãng tàu hoặc đơn vị Forwarder quy định. Những hãng tàu hoặc đơn vị vận tải này sẽ tiến hành thu phí xử lý hàng hoá từ bên gửi hàng hoặc bên nhận hàng để bù đắp vào chi phí chăm sóc lô hàng.

Những khoản chi phí xử lý hàng hoá này cần thanh toán đầy đủ để duy trì mạng lưới đại lý cho những công ty vận tải trên khắp thế giới. Các công ty chuyển phát trong nước sẽ làm việc với những chi nhánh của họ tại các nước khác nhằm hoàn thành dịch vụ vận chuyển. Họ sẽ phải trả chi phí cho những chi nhánh này để thực hiện nhiệm vụ thay mặt cho mình.

Phi-handling-la-gi

Những đặc điểm của phí Handling là gì?

Vậy phí Handling có những đặc điểm nổi bật nào? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu nội dung chi tiết dưới đây:

  • Phí Handling chính là khoản phụ phí mà những chủ hàng hoặc công ty đảm nhận xuất khẩu hàng hoá cần phải thanh toán cho hãng tàu hoặc đơn vị Forwarder.
  • Phí Handling xuất hiện khi công ty Forwarder thực hiện các thủ tục và giao dịch với những chi nhánh của họ đặt tại nước ngoài. Những chi nhánh này sẽ đại diện công ty để thực hiện các bước thủ tục.
  • Tất tần tật quy trình và thủ tục mà những chi nhánh này thực hiện sẽ được tính vào Handling Fee, bao gồm: khai báo Hải Quan, đăng ký D/O, đăng ký B/L,… cùng một số bước thủ tục quan trọng khác.

Hãng tàu thực tế thường không thu trực tiếp phí Handling mà thay vào đó sẽ thu thông qua những đơn vị Forwarder. Vì vậy, Forwarder sẽ là đơn vị trực tiếp thu phí này từ phía chủ hàng và tính vào tổng chi phí vận tải. Bởi vì các Forwarder không nhận hoa hồng từ cước phí tàu, trong suốt quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá.

Phi-handling-la-gi

Hướng dẫn phân biệt giữa Handling Fee và THC

Sự khác nhau giữa phí THC và phí Handling là gì? Handling Charge được chia thành 02 loại chính: phí THC (Terminal Handling Charge) và Handling Fee. Bởi vì tên gọi khá tương đồng, nên 02 loại phí này thường bị nhiều người nhầm lẫn với nhau. Phí THC rất phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong khi đó phí Handling lại ít được đề cập hơn.

Phí THC được tính đối với công việc bốc xếp hàng hoá tại cảng (cảng nhập hàng và cảng xuất hàng). Phí này sẽ được tính trên số lượng container hàng hoá của đơn vị gửi hàng vận chuyển. Bên cảng sẽ thu phí này từ hãng tàu, sau đó hãng tàu lại chuyển giao phí này cho khách hàng. Trong đó, phí THC bao gồm: phí xếp dỡ container và phí vận chuyển container (từ cầu tàu vào bãi chứa container – CY).

Hãng tàu sẽ tiến hành thu phí THC của Consignee tại cảng xuất hàng (Port of Loading) theo một số điều kiện giao hàng (EXW, FCR và FAS) và thu phí của Shipper tại cảng nhập hàng (Port of Discharge) theo một số điều kiện giao hàng (DAT và DDP). Tóm lại, phí THC là khoản chi phí phát sinh trong quá trình làm việc tại cảng, còn Handling Fee sẽ do các công ty Forwarder thu để bù vào chi phí thủ tục và chuyển giao hàng hoá quốc tế.

Phi-handling-la-gi

>>> Tham khảo thêm: Phí CIC là gì? Hướng dẫn cách tính phí CIC mới nhất

Một số chi phí khác trong vận chuyển quốc tế

Ngoài Handling Fee và phí THC đề cập ở trên, còn có thêm một số khoản chi phí khác trong quá trình vận chuyển quốc tế, bao gồm:

  1. Phí D/O (Delivery Order): Đây là loại phí phát hành lệnh giao hàng, được Consignee thanh toán theo Incoterm để có được lệnh giao hàng hoặc khai báo Manifest.
  2. Phí CFS (Container Freight Station): Đây là loại phí khai thác hàng lẻ LCL, bao gồm việc bốc xếp hàng từ container ra kho (hoặc ngược lại) và chi phí quản lý kho bãi.
  3. Phí DEM/DET (Demurrage/Detention): Đây là loại phí lưu kho cho những container lưu trữ tại bãi quá thời hạn quy định miễn phí của hãng tàu.
  4. Phí B/L (Bill of Lading): Đây là loại phí cho việc cấp vận đơn B/L, bao gồm cả việc cấp B/L và thông báo cho bên đại lý đã nhập B/L để theo dõi và quản lý hàng hoá.

Phi-handling-la-gi

Tạm kết

Finlogistics tin rằng bài viết hữu ích này đã giúp bạn hiểu rõ hơn phí Handing là gì, cũng như phân biệt được với phí THC trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu có thêm thắc mắc nào hoặc muốn sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu của chúng tôi, hãy gọi ngay đến số liên hệ/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được hỗ trợ. 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phi-handling-la-gi


Phi-lss-la-gi-00.jpg

Phí LSS là gì? LSS là một trong những loại cước phí phổ biến trong ngành vận tải đường biển, được áp dụng đối với nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp của bạn đang thực hiện vận chuyển hàng hoá bằng đường biển thì nên đặc biệt lưu ý đến phụ phí này, cũng như làm rõ trong Hợp đồng thương mại. Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại phí LSS này qua bài viết dưới đây!

Phi-lss-la-gi


Tìm hiểu chi tiết phí LSS là gì?

Vậy cụ thể phí LSS là gì? LSS (Low Sulphur Surcharge) còn được gọi là phụ phí nhiên liệu, phụ phí giảm thải khí lưu huỳnh, được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực vận tải đường biển, đường hàng không đối với các loại hàng hoá xuất nhập khẩu.

Sự xuất hiện của phí LSS đến từ lượng nhiên liệu hầm được dùng nhiều trong các loại tàu thương mại hiện nay có chứa hàm lượng lưu huỳnh rất cao, ảnh hưởng xấu đến cho môi trường. Vì vậy, kể từ những năm 1960, IMO đưa ra một số biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu tác động có hại của hoạt động vận chuyển ra ngoài môi trường, trong đó có phụ phí LSS.

Phụ phí lưu huỳnh được xem là một phần của tiền cước, nếu ai trả cước thì sẽ phải luôn trả phụ phí này, bất kể cước trả trước hay trả sau. Loại phụ phí này cũng được các hãng tàu khác nhau sử dụng, với nhiều tên gọi như:

  • Phí lưu huỳnh thấp (LSS)
  • Phí nhiên liệu xanh (GFS)
  • Phí thông quan khu vực kiểm soát khí thải (ECA)
  • Phí nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp (LSF)

Phí LSS được áp dụng trên tất cả các tuyến vận chuyển thương mại (đặc biệt trong khu vực Kiểm soát Khí thải và Lưu huỳnh – ECA). Một vài quy định liên quan đến việc giảm thiểu khí lưu huỳnh bao gồm: 

  • Quy định về việc ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu thủy các loại (Phụ lục VI).
  • Quy định kiểm soát khí thải như: Oxit lưu huỳnh (SOx), Ozon (ODS), Oxit nitơ (NOx) hoặc những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và đốt cháy.

Phi-lss-la-gi

>>> Đọc thêm: Local Charge là gì? Hướng dẫn các cách tính Local Charge mới nhất

Đối tượng nào sẽ chịu phụ phí LSS?

Việc sử dụng các loại nhiên liệu sạch có tác động tích cực đến quá trình giảm bớt ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, điều này đó đòi hỏi một khoản chi phí khá đáng kể. Các hãng tàu bắt buộc phải đóng khoản phí giảm thải lưu huỳnh để bù đắp.

Thực tế, không có quy định rõ ràng ai sẽ chịu phí LSS, phụ thuộc chủ yếu vào thỏa thuận giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do vậy, khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa, hai bên nên quy định rõ phụ phí này sẽ do ai trả và thể hiện rõ trên vận đơn B/L, nhằm tạo cơ sở pháp lý.

Phi-lss-la-gi

Phụ phí LSS được tính đối với hàng xuất hay nhập?

Theo đó, mọi mặt hàng xuất nhập khẩu đều phải chịu phụ phí LSS do Nhà nước áp dụng Luật giảm lưu lượng lưu huỳnh. Phí này cũng được áp dụng cho tất cả các tuyến vận chuyển đường biển, không phân biệt ngắn hạn hoặc dài hạn. 

  • Đối với container 20 feet, phí LSS trung bình được áp dụng khoảng 40$
  • Đối với container 40 feet, phí LSS trung bình được áp dụng khoảng 80$

Phí LSS này thường sẽ được tính riêng, không bao gồm trong những khoản phí vận chuyển chính. Trong một vài trường hợp, nếu không có báo giá LSS riêng, nghĩa là phí này đã được tính vào cước tàu (Ocean Freight) hoặc BAF (phụ phí điều chỉnh giá thành nhiên liệu).

Phi-lss-la-gi

Những quy định về phí lưu huỳnh áp dụng tại Việt Nam

  • Tổng cục Hải Quan đã phát hành Công văn số 2008/TCHQ-TXNK nhằm giải đáp những vấn đề liên quan tới phụ phí giảm thải khí lưu huỳnh (LSS). Theo đó, nếu phụ phí lưu huỳnh chưa được tính trong giá thanh toán thực tế, thì sẽ được điều chỉnh và tính trong giá trị Hải Quan của lô hàng đó. 
  • Phí LSS đại diện cho các khoản chi phí phát sinh khi tàu biển vận chuyển đi qua khu vực được áp dụng biện pháp kiểm soát khí thải khi di chuyển đến quốc gia nhập khẩu. Do thuộc vào phạm vi những chi phí liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hoá đến cửa khẩu nhập đầu tiên, nên phí LSS có thể được điều chỉnh và cộng vào trị giá Hải Quan của lô hàng. 
  • Trong trường hợp, người khai báo Hải Quan phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) cho phí LSS, thì số tiền thuế VAT sẽ không được tính vào giá trị Hải Quan. 

Phi-lss-la-gi

Kết luận

Trên đây là những kiến thức hữu ích bạn cần biết mà Finlogistics đã tổng hợp khi tìm hiểu phí LSS là gì? Loại phí này được áp dụng phổ biến nhằm khuyến khích các hãng tàu dùng nhiên liệu sạch, giúp nâng cao trách nhiệm bảo vệ cho môi trường. Nếu bạn muốn biết thêm về khoản chi phí này hoặc cần giúp đỡ thực hiện và xử lý hàng hoá xuất nhập khẩu đa phương thức, hãy liên hệ nhanh cho đội ngũ của chúng tôi để được hỗ trợ tận tình nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phi-lss-la-gi