Phí AFS là gì? Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với nhiều người trong ngành xuất nhập khẩu. Nếu công ty của bạn từng sử dụng dịch vụ Logistics hoặc vận chuyển quốc tế, thì có thể đã nghe qua cụm từ này. Vậy hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu rõ hơn về phí AFS qua bài viết này nhé!
Phí AFS là gì?
Phí AFS (Advance Filing Surcharge) là loại phụ phí bắt buộc đối với việc khai báo thông tin hàng hoá nhập khẩu vào cảng hoặc sân bay Trung Quốc, trước khi hàng được bốc xếp lên tàu vận tải.
Đối với các loại hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, Hải Quan phía Trung Quốc sẽ yêu cầu các hãng tàu phải khai báo thông tin trước (khai AFS) khi hàng được bốc xếp lên tàu. Khoản phụ phí này được thu nhằm thực hiện việc khai báo và cần phải hoàn thành trong vòng ít nhất 24 giờ, trước khi tàu khởi hành.
Việc thanh toán phí AFS là quy định bắt buộc của Hải Quan nước bạn đối với tất cả mặt hàng nhập khẩu. Một số thông tin cần khai báo bao gồm: thông tin về bên bán, bên mua, phân loại hàng hóa, khối lượng, trọng lượng và những chi tiết liên quan khác.
Các hãng tàu cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá đến Trung Quốc sẽ là đối tượng thu phí AFS. Còn các công ty Forwarder hoặc chủ hàng sẽ là đối tượng phải trả loại phí này, tùy thuộc vào việc chủ hàng đặt chỗ tàu thông qua Forwarder hoặc trực tiếp với hãng tàu:
Công ty Forwarder: Nếu bạn book cước qua các Forwarder thì phí AFS sẽ do bên này thu (phí AFS địa phương). Các forwarder sau khi thu sẽ tiếp tục đóng lại phí này cho bên hãng tàu.
Hãng tàu vận chuyển: Đây sẽ là đơn vị cuối cùng tiếp nhận phí AFS. Nếu bạn đặt book cước thẳng trực tiếp với hãng tàu thì sẽ nộp phí AFS cho họ.
Mức phí AFS là bao nhiêu?
Mức phí AFS thường giao động trong khoảng từ 30 – 40$ cho mỗi lô hàng, tùy vào quy định của từng hãng tàu. Loại phụ phí này cũng áp dụng cho toàn bộ lô hàng và không phụ thuộc vào số lượng container vận chuyển.
Do tính chất tương tự của các loại phí như AMS, AFR và AFS,… các công ty Forwarder thường sẽ gộp chúng lại thành phí AMS trên bill để khách hàng có thể dễ hiểu và nắm rõ hơn. Khoản phí này cũng có thể được tính vào những phụ phí hoặc cước biển khác. Vì vậy, thông tin về phí AFS có thể sẽ không được thể hiện rõ ràng trên bill.
Trên đây là những thông tin đầy đủ và ngắn gọn nhất, trả lời cho thắc mắc phí AFS là gì của bạn. Nếu còn có thêm câu hỏi hoặc muốn xin tư vấn, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, bạn hãy gọi ngay đến cho Finlogistics qua hotline. Đội ngũ dày dặn chuyên môn và nhiệt tình của chúng tôi sẽ sớm trả lời và hướng dẫn cụ thể cho bạn.
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, khiến cho nhiều doanh nghiệp phải lựa chọn phương án thuê nguyên tàu để vận chuyển hàng rời đi đường biển. Vậy hàng rời là gì? Tàu biển vận chuyển hàng rời có những loại nào? Dịch vụ vận chuyển hàng rời được quy định ra sao?… Những thắc mắc trên sẽ được Finlogistics giải đáp chi tiết ngay trong bài viết này!
Hàng rời là một trong những mặt hàng vận tải phổ biến hiện nay
Tìm hiểu hàng rời là gì?
Vậy hàng rời là gì? Hàng rời (còn gọi là Bulk Cargo) là các loại mặt hàng có kích thước quá lớn và không thể đóng vừa trong những container. Chúng bắt buộc phải đóng trong các Palllet hoặc kiện hàng chuyên biệt. Một vài loại hàng rời điển hình như: phương tiện giao thông cỡ lớn, trang thiết bị máy móc xây dựng, hệ thống động cơ cỡ lớn, cần cẩu các loại, hàng nông – lâm sản, khoáng sản, sắt thép, xi măng,…
Dựa theo tính chất vật lí, thì hàng rời sẽ được phân làm hai nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Hàng chất rắn, kết hợp từ phần tử, hạt nhỏ (hàng khô) và thường được chở với khối lượng, số lượng lớn như nông sản (ngũ cốc, lúa gạo, cà phê,…) và nguyên vật liệu (đá, cát, sỏi, xi măng, than, quặng,…).
Nhóm 2: Hàng chất lỏng (có thể nguy hiểm hoặc không) như: hóa chất, xăng dầu, dầu thô,… và được vận chuyển bằng các tanker để đảm bảo an toàn.
Hình thức vận chuyển chính của hàng rời là gì? Do có kích thước lớn hơn so với container nên hàng rời sẽ được vận tải bằng những tàu biển chuyên dụng. Vì vậy, điều này sẽ dẫn đến những khó khăn, bất cập trong việc di chuyển hàng hóa lên xuống tàu, gây tốn kém chi phí.
Vậy tàu rời là gì? Tàu rời (còn gọi là Bulk Carrier) là các loại tàu chở hàng rời và có công suất hoạt động cực lớn. Do được thiết kế đặc biệt, nên tàu rời có thể vận chuyển các mặt hàng không thể đóng gói như: ngũ cốc, lâm sản, khoáng sản, phân bón, phế liệu,… Chúng đều được chứa trực tiếp trong những khoang hàng chống thấm nước của tàu rời.
Tàu rời là loại tàu có cấu trúc rất vững chắc, có boong, két hông và két treo ở hai bên mạn, nhằm điều chỉnh trọng tâm của tàu khi cần thiết. Loại tàu này có miệng hầm mở rất rộng rãi và thuận lợi cho việc bốc xếp hàng hóa. Hầm hàng của tàu sẽ được gia cố cực kỳ chắc chắn, nhằm chịu được va đập của hàng hóa khi vận chuyển.
Đối với các loại hàng hóa có khối lượng lớn đến như vậy, thì phương thức vận chuyển hàng rời bằng tàu biển chuyên dụng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt các chi phí vận tải hơn, so với kiểu gửi hàng bằng container.
Tìm hiểu định nghĩa tàu rời là gì?
Phân loại
Hiện nay, tàu chở hàng rời sẽ được chia làm hai loại phổ biến sau đây:
– Tàu rời có cần trục: Loại tàu này có thể chứa gần 25000 DWT (Handysize), 75000 DWT, thậm chí lên đến 200000 DWT. Những thông số này cực kỳ hữu ích trong quy trình xếp dỡ hàng hóa cỡ lớn.
– Tàu rời không có hộp số: Kích thước và sức chứa của loại tàu rời này sẽ bao gồm:
Handysize: 20000 – 40000 DWT
Handymax: 40000 – 50000 DWT
Supramax: 50000 – 60000 DWT
Panamax: 60000 – 80000 DWT
Post- Panamax: < 125000 DWT
Capesize: 125000 – 200000 DWT
Phân biệt những loại hàng rời phổ biến
Lý do chọn vận chuyển hàng rời bằng tàu rời chuyên dụng
#Phù hợp đối với hàng hóa vận chuyển
Với các loại hàng hóa không thích hợp đóng container hoặc quá khổ quá sức chứa thì việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu rời chính là giải pháp tốt nhất, giúp giải quyết các loại hàng khó và đa dạng.
#Giải quyết khối lượng hàng lớn trong một lần
Một lượng hàng hóa quá lớn sẽ phải cần rất nhiều container, phương tiện vận tải và cả tài xế. Do đó, chi phí vận chuyển sẽ tăng mạnh và khó kiểm soát. Hơn nữa, trong mùa cao điểm thì việc thuê container rỗng thì lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, việc thuê tàu rời để vận chuyển hàng hóa sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Quy trình vận chuyển hàng rời bằng tàu tại cảng chi tiết
#Bước 1: Tiếp nhận các thông tin vận chuyển
Khách hàng cung cấp những thông tin cụ thể về tên hàng, số lượng và cách đóng gói
Trao đổi thông tin địa điểm lấy hàng và giao hàng cụ thể
Khai báo tổng lượng hàng cần vận chuyển để đơn vị vận tải sắp xếp tàu phù hợp với tải trọng
Trao đổi và lên thời gian dự kiến vận chuyển
#Bước 2: Khảo sát kho xưởng hàng hóa thực tế
Sau khi nhận thông tin xong, đơn vị vận tải sẽ đến kho xưởng để khảo sát thực tế về số lượng – khối lượng hàng hóa, kho bãi, đường xá và tốc độ bốc xếp hàng, để lên kế hoạch sắp xếp tàu rời chuẩn xác nhất. Đây là một khâu rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng tới quá trình tập kết hàng ở cảng, dẫn đến việc lưu ca xe hoặc lưu tàu chờ hàng tại cảng.
Các bước vận tải hàng rời bằng tàu biển
#Bước 3: Chốt tàu rời và tiến hành vận chuyển
Sau khi 2 bên đã thỏa thuận và ký xong hợp đồng về lượng hàng và chi phí vận chuyển, khách hàng được yêu cầu đặt cọc để đơn vị vận tải tiến hành cọc tàu rời.
Khi đã chốt xong tàu, đơn vị vận tải sẽ thông báo thời gian đến kho của khách để đưa hàng lên tàu (trừ khi khách hàng tự lo liệu khâu này).
Khi đã tập kết đủ hàng tại cảng để loading vào khoang tàu rời, nhân viên đơn vị vận tải sẽ túc trực tại cảng nhằm hướng dẫn, sắp xếp xe và hàng lên khoang tàu sao cho hợp lý và an toàn nhất.
#Bước 4: Hoàn tất giao hàng và thanh toán
Sau khi tàu rời khởi hành, đơn vị sẽ thông báo cho khách để chuẩn bị cho bước nhận hàng (thường sẽ thông báo trước 1 ngày khi hàng cập bến).
Cuối cùng, đơn vị vận tải sẽ gửi báo cáo chi phí để khách hàng thanh toán dịch vụ vận chuyển hàng rời.
Danh sách các cảng khai thác hàng tàu rời chi tiết
Dưới đây là bảng danh sách những cảng khai thác hàng tàu rời chi tiết tại Việt Nam hiện nay:
TỈNH THÀNH
TÊN CẢNG BIỂN
TP. HỒ CHÍ MINH
- Cảng Tân Cảng Cát Lái - Cảng Tân Thuận - Cảng Container Quốc tế Việt Nam (VICT) - Cảng Bến Nghé - Cảng Hoa Sen (Lotus) - Cảng Hiệp Phước - Cảng Container Trung tâm Sài Gòn (SPCT) - Cảng Container Quốc tế SP-ITC
HẢI PHÒNG
- Cảng Lạch Huyện - Cảng Nam Đình Vũ - Cảng Tân Vũ - Cảng Đình Vũ - Cảng VIP Green - Cảng Nam Hải - Cảng Đoạn Xá - Cảng Container Chùa Vẽ - Cảng 128 - Cảng Transvina
ĐÀ NẴNG
- Cảng Tiên Sa - Cảng Sông Hàn - Cảng Nại Hiên - Cảng Hải Sơn - Cảng Sơn Trà
ĐỒNG NAI
- Cảng Đồng Nai - Cảng Gò Dầu A - Cảng Gò Dầu B - Cảng Vedan Phước Thái - Cảng Chuyên dụng Long Thành - Cảng Gas PVC Phước Thái - Cảng Phú Đông - Cảng Xăng dầu Phước Khánh - Cảng Lafarge Xi măng - Cảng SCT GasJunior Author
QUẢNG NINH
- Cảng Mũi Chùa - Cảng Vạn Gia - Cảng Cẩm Phả - Cảng Cái Lân - Cảng Hạ Long - Cảng Xi Măng Thăng Long - Cảng Xăng dầu Cái Lân
THÁI BÌNH
- Cảng Diêm Điền - Cảng Xuất nhập xăng dầu Hải Hà - Cảng Tổng hợp Nghi Sơn - Cảng Nhiệt điện Nghi Sơn 1 - Cảng Tổng hợp quốc tế Nghi Sơn
QUY NHƠN
- Cảng Quy Nhơn - Cảng Thị Nại - Tân cảng Quy Nhơn - Cảng Quân sự Quy Nhơn
NGHỆ AN - HÀ TĨNH
- Cảng Cửa Lò - Cảng Bến Thuỷ - Cảng Xuân Hải - Cảng Xuân Phổ - Cảng Vũng Áng - Cảng Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 - Cảng Sơn Dương - Cảng Gianh - Cảng Hòn La - Cảng Thắng Lợi
VŨNG TÀU
- Cảng Nhà máy điện Phú Mỹ - Cảng Vietsovpetro - Cảng Thượng Lưu PTSC - Cảng Thép Phú Mỹ - Cảng Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (PVC-MS) - Cảng Container quốc tế Cái Mép - Cảng Posco SS-Vina - Cảng Container quốc tế cảng Sài Gòn – SSA (SSIT)
QUẢNG NGÃI
- Cảng Sa Kỳ - Cảng Doosan – Dung Quất - Cảng PTSC Quảng Ngãi - Cảng Germadept
NHA TRANG- KHÁNH HÒA
- Cảng Nhà máy tàu biển Hyundai – Vinashin - Cảng Nha Trang - Cảng Quốc tế Cam Ranh
ĐỒNG THÁP
- Cảng Đồng Tháp - Cảng Sa Đéc
CẦN THƠ - HẬU GIANG
- Cảng Hoàng Diệu - Cảng Vận tải thủy Cần Thơ - Cảng Cái Cui - Cảng Tân cảng Cái Cui - Cảng Tổng hợp Vinalines Hậu Giang
TRÀ VINH
- Cảng Trung tâm điện lực Duyên Hải
AN GIANG
- Cảng Mỹ Thới
VĨNH LONG
- Cảng Vĩnh Long
KIÊN GIANG
- Cảng Hòn Chông
- Cảng Bình Trị
- Cảng An Thới
- Cảng Bãi vòng
Tìm hiểu danh sách các cảng khai thác hàng tàu rời
Lý do nên chọn dịch vụ vận chuyển hàng rời tại Finlogistics
Finlogistics tự hào là đơn vị Logistics mang tới cho khách hàng những giải pháp dịch vụ vận chuyển hàng rời tối ưu nhất. Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được cách đóng gói, tháo dỡ cũng như lắp ráp hàng hóa để vận chuyển đến địa điểm một cách an toàn và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, khi chọn lựa dịch vụ vận chuyển của chúng tôi, khách hàng còn nhận được nhiều lợi ích khác như:
Quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng và phục vụ khách hàng tận tình 24/7.
Đội ngũ chuyên viên giàu chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm và nhiệt tình hỗ trợ, giải quyết vấn đề cho khách hàng.
Cam kết đảm bảo an toàn cho hàng hóa và bồi thường thiệt hại nếu xảy ra hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển.
Đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết nhằm giúp quy trình bốc xếp hàng hóa và vận chuyển diễn ra hiệu quả.