Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau-00.jpg

Dầu gội đầu được xem như một phần thiết yếu trong quy trình chăm sóc cá nhân và làm đẹp. Nhu cầu đối với những sản phẩm chất lượng cao, nhất là các thương hiệu quốc tế, khiến thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu về thị trường Việt được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhằm giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này, Finlogistics đã tổng hợp giúp bạn đọc những nội dung, thông tin hữu ích nhất trong bài viết dưới đây, cùng đón xem nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau


Thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu dựa trên những quy định pháp lý nào?

Các cá nhân, doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu cần tham khảo và tuân thủ theo quy định được ghi rõ trong một số Văn bản Nhà nước sau đây:

  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 32/2019/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Nghị định số 98/2021/NĐ-CP
Có thể thấy rõ, mặt hàng dầu gội nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng bị cấm, nhưng khi tiến hành nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo những quy định về Công bố mỹ phẩm. Cụ thể:
  • Những sản phẩm dầu gội đã có thương hiệu cần phải có giấy phép ủy quyền từ bên sản xuất mới có thể tiến hành nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp phải đăng ký làm Công bố mỹ phẩm, theo quy định của Bộ Y tế trước khi bày bán sản phẩm ra thị trường.
  • Doanh nghiệp cần phải bảo đảm tuân thủ theo những quy định dán nhãn hàng hoá (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Việc xác định đúng mã HS code của sản phẩm dầu gội đầu trước nhập khẩu rất quan trọng.

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

Mã HS code và thuế suất đối với dầu gội nhập khẩu

Các cá nhân, doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS dầu gội để áp thuế nhập khẩu thuận lợi. Theo Biểu thuế XNK 2025, sản phẩm dầu gội đầu thuộc Phần VI, Chương 33. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất các loại chi tiết mà bạn đọc nên tham khảo:

HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ VAT

3305

Những chế phẩm sử dụng cho tóc

 
 
 

3305.10

– Dầu gội đầu

 
 
 

3305.1010

– – Có khả năng chống nấm

22.5%

15%

10%

3305.1090

– – Loại khác

22.5%

15%

10%

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

Công bố mỹ phẩm đối với mặt hàng dầu gội đầu nhập khẩu

Theo quy định Nhà nước, sản phẩm dầu gội đầu nhập khẩu cần phải đăng ký thực hiện Công bố mỹ phẩm, trước khi được lưu hành ra bên ngoài thị trường.

Hồ sơ Công bố mỹ phẩm

Bộ hồ sơ đăng ký Công bố mỹ phẩm đối với mặt hàng dầu gội gồm những chứng từ cần thiết sau đây:

  • Phiếu đăng ký công bố mỹ phẩm (mẫu sẵn)
  • Nội dung công bố bao gồm: thành phần, tỷ lệ phần trăm và công dụng sản phẩm (bản mềm và bản cứng)
  • Giấy chứng nhận hàng hoá lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale)
  • Giấy phép ủy quyền của bên sản xuất dành cho cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu
  • Giấy đăng ký kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu dầu gội

Quy trình Công bố mỹ phẩm

Bạn có thể thực hiện công bố sản phẩm dầu gội đầu qua hai cách, đó là: nộp trực tiếp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia. Dưới đây là quy trình nộp hồ sơ online:
  • Bước 1: Sau khi đã chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ Công bố mỹ phẩm, bạn tạo lập tài khoản trên Hệ thống một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/).
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn cơ quan quản lý và nhập liệu đầy đủ thông tin theo yêu cầu, đồng thời đính kèm hồ sơ công bố lên Cổng thông tin. Lệ phí công bố sẽ được thông báo ngay khi nộp xong hồ sơ.
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn nhận lại kết quả công bố từ Cổng thông tin một cửa.

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu chi tiết

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Để có thể thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và chi tiết theo quy định Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai Hải Quan dầu gội đầu
  • Phiếu Công bố mỹ phẩm có dấu xác nhận của cơ quan chức năng
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading); Hợp đồng thương mại (Sales Sontract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu sản phẩm
  • Catalogs chi tiết về sản phẩm (nếu có)

Sau khi thu thập đầy đủ các chứng từ cần thiết và xác định chính mã HS, doanh nghiệp tiến hành nhập liệu thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan bằng phần mềm khai báo điện tử.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi khai báo hoàn tất, Hệ thống sẽ phản hồi lại kết quả phân luồng tờ khai (xanh, vàng hoặc đỏ). Lúc này, doanh nghiệp cần đi in tờ khai và đưa hồ sơ nhập khẩu xuống đến Chi cục Hải Quan để mở tờ khai. Quá trình này sẽ thực hiện tuỳ theo từng phân luồng cụ thể.

#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan

Nếu hồ sơ dầu gội nhập khẩu kiểm tra không có vấn đề gì, phía Hải Quan sẽ cho phép tờ khai được thông quan. Doanh nghiệp lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để hoàn thành thông quan lô hàng.

#Bước 4: Đưa hàng về kho bảo quản/sử dụng

Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thanh lý tờ khai và hoàn tất nốt các bước cần thiết để có thể vận chuyển hàng về kho. Để sản phẩm dầu gội được phép lưu thông trên thị trường, các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện việc tự công bố sản phẩm theo những quy định về An toàn thực phẩm.

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước thủ tục nhập khẩu serum mới nhất

Vài điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu

Vậy khi làm thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu, các cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề nào?

  • Lô hàng dầu gội chỉ được phép thông quan khi doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ thuế phí.
  • Mặt hàng dầu gội phải được đăng ký làm Công bố mỹ phẩm trước khi nhập khẩu, nhằm tránh phát sinh chi phí lưu kho bãi.
  • Việc dán nhãn sản phẩm là bắt buộc, nhằm bảo đảm đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật.
  • Việc chọn lựa chính xác HS code cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp áp đúng thuế suất và tránh bị Hải Quan bắt phạt.
  • Một số chứng từ như CFS, giấy ủy quyền,… phải được cơ quan lãnh sứ quán hợp pháp hóa đóng dấu xác nhận.
  • Các doanh nghiệp nên yêu cầu nhà sản xuất cung cấp C/O, nếu muốn được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu (nếu có).

Lời kết

Thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu yêu cầu các doanh nghiệp cần phải tuân thủ đầy đủ những quy định pháp lý, đặc biệt liên quan đến việc làm Công bố mỹ phẩm và An toàn thực phẩm. Nếu như doanh nghiệp của bạn mới lần đầu thực hiện hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình nhập khẩu, hãy lưu lại số hotline/Zalo của đội ngũ Finlogistics: 0963 126 995 (Mrs.Loan). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi doanh nghiệp xử lý, thông quan và vận chuyển các loại hàng hoá một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau


Nhap-khau-my-pham-00.jpg

Việc nhập khẩu mỹ phẩm vào thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nhập khẩu này, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Mục tiêu chính của những Hiệp định này là giảm bớt thuế nhập khẩu hàng mỹ phẩm xuống mức 0 – 5%. Nếu chưa kịp nắm bắt cơ hội đầy hứa hẹn này, thì bây giờ là thời điểm tốt nhất để bạn tìm hiểu kĩ hơn về quy trình làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này!

Nhap-khau-my-pham


Hướng dẫn thủ tục công bố nhập khẩu mỹ phẩm

Mỹ phẩm là những chất hoặc chế phẩm được sử dụng trên các bộ phận bên ngoài của cơ thể con người (như da, tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh sản bên ngoài), răng và niêm mạc miệng. Chúng có chức năng làm sạch, mang lại hương thơm, thay đổi những đặc điểm hoặc hình thức bên ngoài, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ hoặc duy trì sức khỏe, vẻ đẹp của cơ thể.

Việc đăng ký và công bố mỹ phẩm nhập khẩu tại Việt Nam được thực hiện bởi Cục Quản lý Dược, trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam. Đây là đơn vị Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và đưa ra những quy định an toàn đối với mỹ phẩm. Tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu mỹ phẩm đều bắt buộc phải làm Công bố sản phẩm, trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động xuất nhập khẩu nào. Bộ hồ sơ Công bố mỹ phẩm sẽ bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh hàng hoá của doanh nghiệp
  • Phiếu công bố lưu hành hàng hoá, sản phẩm mỹ phẩm
  • Giấy chứng nhận cho phép hàng hoá lưu hành tự do (CFS)
  • Giấy ủy quyền của chủ sở hữu sản phẩm đối với doanh nghiệp nhập khẩu
  • Bản thành phần phần trăm của lô hàng mỹ phẩm
  • Bảng nội dung, thông tin chi tiết liên quan tới sản phẩm mỹ phẩm

Thành phần của sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc nhập khẩu thay đổi theo từng tháng, từng năm. Vì vậy, trước mỗi lần nhập một lô hàng mới, các doanh nghiệp cần kiểm tra lại chi tiết thành phần của sản phẩm. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều cần phải làm lại Công bố mỹ phẩm mới cho lô hàng. Điều này tránh trường hợp, khi hàng hoá cập cảng, Hải Quan đề xuất mở container để kiểm hoá thực tế và bị phạt.

Nhap-khau-my-pham

>>> Đọc thêm: Quá trình nhập khẩu serum cần trải qua các bước thủ tục nào?

Mã HS và thuế suất đối với mỹ phẩm nhập khẩu

Việc chọn lựa chính xác mã HS code trước khi nhập khẩu mỹ phẩm không chỉ giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình thông quan, xử lý giấy tờ mà còn giảm bớt thời gian, chi phí không đáng khi áp sai mã HS.

Mã HS code

Mã HS là loại mã phân loại của hàng hoá theo quy chuẩn quốc tế, được sử dụng để xác định mức thuế suất khi xuất nhập khẩu hàng hoá. Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ cấu tạo, thành phần thực tế và kết quả giám định tại Cục kiểm định của Hải Quan để có thể chọn lựa được đúng mã HS của lô hàng mỹ phẩm.

Hầu hết những mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu về thị trường Việt Nam đều có mã HS thuộc Tiểu mục 3304: “Mỹ phẩm hoặc những chế phẩm dùng để trang điểm và những chế phẩm dưỡng da (ngoại trừ dược phẩm), bao gồm cả những chế phẩm dùng để chống nắng hoặc bắt nắng; những chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân” và Tiểu mục 3401: “Những sản phẩm làm sạch”. Bảng mã HS code chi tiết của một số loại mỹ phẩm nhập khẩu thông dụng như sau: 

MÃ HS CODE

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

SẢN PHẨM

THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI

3304

Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.

3304.1000

– Chế phẩm trang điểm môi

Son môi, son dưỡng,…

20%

3304.2000

– Chế phẩm trang điểm mắt

Bột nhũ mặt, phấn trăng điểm mắt, phấn kẻ mắt….

22%

3304.3000

– Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân

Nước sơn móng tay, tinh dầu dưỡng móng, dung dịch tẩy móng tay,…

22%

– Loại khác:

3304.9100

– – Phấn, đã hoặc chưa nén

Phấn phủ trang điểm, phấn trang điểm, phấn thơm, phấn lót trang điểm, phấn má,…

22%

3304.99

– – Loại khác:

3304.9920

– – – Kem ngăn ngừa mụn trứng cá

Gel trị mụn, kem chống mụn, kem dành cho da mụn, kem dưỡng da trị mụn trứng cá, kem trị mụn, kem trị mụn trứng cá,...

10%

3304.9930

 – – Kem và dung dịch (Lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác

Kem dưỡng da ban đêm, kem dưỡng da ban ngày, kem dưỡng da chân, kem dưỡng da chống nắng, kem dưỡng da làm săn chắc cơ thể, kem dưỡng da tay, nước hoa hồng,...

20%

3304.9990

– – – Loại khác

Bộ sản phẩm dưỡng da, nhũ tương, mặt nạ, serum,...

20%

3401.3000

– Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng

Sữa rửa mặt, gel rửa mặt…

27%

Nhap-khau-my-pham

Thuế nhập khẩu mỹ phẩm

Mặt hàng mỹ phẩm cũng áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% cùng một số loại thuế suất khác nhau, tùy thuộc vào từng quốc gia xuất khẩu. Mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi khi nhập khẩu mỹ phẩm hiện hành dao động trong khoảng từ 10 – 27%.

Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hoá x Thuế suất nhập khẩu

Ngoài ra, để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp cần xin C/O form E, C/O form VK hoặc C/O form AK, tuỳ vào từng quốc gia sản xuất ra sản phẩm mỹ phẩm. Dưới đây là bảng thuế suất chi tiết của một số mã HS:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK ƯU ĐÃI THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI TỪ HÀN QUỐC

THUẾ NK ƯU ĐÃI TỪ CÁC NƯỚC ASEAN

THUẾ NK ƯU ĐÃ TỪ TRUNG QUỐC

THUẾ GTGT (VAT)

3401.3000

Sữa tắm

27%

20% 

(C/O form  AK hoặc VK)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3305.1090

Dầu gội đầu

15%

0% 

(C/O form  AK hoặc VK)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9930

Sữa rửa mặt

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9930

Sữa dưỡng thể

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9930

Kem dưỡng da

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.1000

Son, son môi

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9990

Mặt nạ dưỡng da

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3305.9000

Thuốc nhuộm tóc

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

Nhap-khau-my-pham

Chi tiết thủ tục thông quan Hải Quan hàng mỹ phẩm nhập khẩu

Sau khi hoàn tất Công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu, các doanh nghiệp bắt đầu vận chuyển hàng về cảng, khai báo và làm các bước thủ tục thông quan Hải Quan. Đặc biệt, hàng mỹ phẩm thường hay bị Hải Quan kiểm hoá thực tế để đối chiếu xem có khớp với Công bố mỹ phẩm hay không.

Bộ chứng từ Hải Quan nhập khẩu

  • Tờ khai hàng hoá mỹ phẩm nhập khẩu
  • Hợp đồng ngoại thương, Invoice
  • Packing List, Vận tải đơn B/L
  • Phiếu Công bố sản phẩm (được Cục quản lý Dược cấp số tiếp nhận và còn liệu lực)
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 01 bản chính hoặc C/O điện tử nếu muốn được hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt

Đây đều là những giấy tờ quan trọng nhất để làm thủ tục thông quan hàng hoá qua Hải Quan. Sau khi xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ, phía Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra và thông quan tờ khai ngay tại thời điểm làm thủ tục.

Nhãn dán sản phẩm mỹ phẩm

Sau khi đã thông quan hàng hoá, các doanh nghiệp cần bổ sung thêm nhãn phụ để đảm bảo những nội dung có trên nhãn đầy đủ hơn so với quy định, trước khi tung hàng hoá ra ngoài thị trường. Thông tin đầy đủ trên nhãn phụ cần có bao gồm:

  • Tên và chức năng chính của mỹ phẩm
  • Công thức thành phần hoá học hoàn chỉnh
  • Catalogs hướng dẫn sử dụng sản phẩm
  • Thông tin quốc gia sản xuất (nơi sản xuất)
  • Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm bày bán sản phẩm (bằng tiếng Việt)
  • Khối lượng hoặc trọng lượng tịnh của hàng hoá
  • Thời gian sản xuất hoặc hạn sử dụng (hạn sử dụng tốt nhất đến ngày…)
  • Cảnh báo an toàn khi sử dụng
  • Số lô sản xuất hàng hoá

Nhap-khau-my-pham

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền và phấn nước

Chi phí và cách thức vận chuyển mỹ phẩm nhập khẩu

Ngoài bước làm Công bố và thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm ra, thì chi phí và cách thức vận chuyển hàng hoá cũng quan trọng không kém. Những yếu tố này đóng vai trò lớn trong toàn bộ quá trình nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp.

Cách thức vận chuyển

  • Đường bộ: Từ một số cửa khẩu chính như: Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tân Thanh (Lạng Sơn), Hà Khẩu (Lào Cai), Móng Cái (Quảng Ninh) đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Thời gian vận chuyển từ 03 – 07 ngày, không giới hạn về số lượng, khối lượng.
  • Đường biển: Từ một số cảng biển chính như: cảng Hải Phòng (miền Bắc) hoặc cảng Cát Lái (miền Nam). Thời gian vận chuyển khoảng 05 – 10 ngày (các nước thuộc ASEAN) và 20 – 40 ngày (các nước thuộc khối EU).
  • Đường hàng không: Từ một số sân bay chính như: Nội Bài (Hà Nội) hoặc Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh). Thời gian bay khoảng 01 – 03 ngày, áp dụng cho hàng hoá nhẹ, cần vận chuyển nhanh chóng.

Chi phí vận chuyển

Dựa theo đặc điểm, tính chất của lô hàng và cách thức vận chuyển lô hàng mỹ phẩm, Finlogistics sẽ tư vấn cho khách hàng chi phí vận chuyển hợp lý nhất.

Nhap-khau-my-pham

Tổng kết

Tóm lại, quá trình nhập khẩu mỹ phẩm vào thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh hơn bao giờ hết. Để có thể nhập khẩu thuận lợi và nhanh chóng, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, chứng từ, nắm vững và làm theo đúng quy định pháp luật. Hy vọng bài viết này của Finlogistics đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nhập khẩu mặt hàng này, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-my-pham


Thu-tuc-nhap-khau-mascara-00.jpg

Mascara giúp tạo điểm nhấn cho đôi mắt và là sản phẩm trang điểm không thể thiếu của chị em phụ nữ. Việc thực hiện thủ tục nhập khẩu mascara tại Việt Nam hiện nay cũng đang khá sôi động, với nhiều thương hiệu trong nước và quốc tế cùng tham gia. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn kinh doanh mặt hàng này, thì việc nắm rõ về quy trình và các bước nhập khẩu là điều rất quan trọng, Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-mascara


Chính sách thực hiện thủ tục nhập khẩu mascara như thế nào?

Để làm thủ tục nhập khẩu mascara thành công, thì việc nắm rõ những quy định, chính sách của Nhà nước là điều rất quan trọng. Dưới đây là một số Văn bản pháp luật quy định việc nhập khẩu mặt hàng này:

  • Thông tư số 06/2011/TT-BYT
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC có sửa đổi và bổ sung trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 32/2019/TT-BYT
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Dựa theo những Văn kiện ở trên, mặt hàng mascara nhập khẩu sẽ không thuộc Danh mục hàng hoá bị cấm nhập về Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện các bước nhập khẩu mascara, bạn cần chú ý một vài điểm sau đây:

  • Phải tuân thủ theo quy định dán nhãn hàng hoá (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP).
  • Bắt buộc thực hiện đăng ký làm công bố mỹ phẩm trước khi nhập khẩu mascara.
  • Chọn lựa chính xác mã HS code để xác định thuế phí phù hợp và tránh bị vi phạm.

Hơn nữa, đối với những loại sản phẩm có in hình hoặc logo của các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bản quyền từ trước, thì doanh nghiệp nhập khẩu phải có giấy ủy quyền hoặc Văn bản chấp thuận từ phía nhãn hiệu thì mới được phép nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-mascara

Xác định mã HS và thuế suất đối với mascara nhập khẩu

Việc xác định chính xác mã HS code là bước quan trọng nhất trước khi nhập khẩu hàng hoá. Bạn cần hiểu rõ về những yếu tố của sản phẩm như: chất liệu, thành phần, đặc tính cụ thể,… Dưới đây là thông tin về mã HS và thuế suất áp dụng cho mascara nhập khẩu:

  • Mã HS code sản phẩm mascara các loại: 3304.2000
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi: 22%
  • Thuế GTGT (VAT) đối với mặt hàng mascara: 10%

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên xin chứng nhận xuất xứ C/O của quốc gia xuất khẩu từ nhà sản xuất sản phẩm để nhận được những ưu đãi đặc biệt về thuế suất hàng hoá.

>>> Đọc thêm: Cần chú ý những gì khi thực hiện thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm?

Thu-tuc-nhap-khau-mascara

Hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu mascara

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mascara đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp phải chấp hành theo những quy định của Hải Quan, cũng như về việc giữ an toàn và chất lượng mỹ phẩm. Bạn cần lên các bước kế hoạch chi tiết và cụ thể như sau:

#Bước 1: Xác định chính xác mã HS code

Như đã nói ở trên, để xác định mã HS code, bạn cần chọn lựa chính xác Danh mục sản phẩm và bảng thành phần có trong lô hàng mascara đó. Mỗi sản phẩm đều được phân loại dựa theo thành phần chính, loại hình cũng như mục đích sử dụng. Để chắc chắn hơn, bạn nên tìm kiếm mã HS tại cơ quan Hải Quan hoặc trong cơ sở dữ liệu mã HS quốc gia.

#Bước 2: Chọn lựa bên cung cấp sản phẩm uy tín

Để có thể lựa chọn được nhà cung cấp mascara nhập khẩu chất lượng và uy tín, bạn cần xem xét một số yếu tố quan trọng như sau:

  • Đảm bảo nhà sản xuất có độ uy tín cao và sản phẩm mascara đạt tiêu chuẩn chất lượng và phù hợp với thị trường mục tiêu.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc và thành phần của sản phẩm mascara nhằm bảo đảm an toàn và tuân thủ theo các quy định đối với mỹ phẩm.
  • Đảm bảo nhà sản xuất có khả năng cung ứng đáng tin cậy và đáp ứng tốt nhu cầu hàng hoá của bạn.
  • Xem xét mặt bằng giá thành mascara nhập khẩu cũng như điều kiện thanh toán để bảo đảm cân nhắc giữa chất lượng và chi phí.
  • Nhà sản xuất có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xử lý những vấn đề về Logistic và vận chuyển sản phẩm.

Thu-tuc-nhap-khau-mascara

#Bước 3: Đăng ký làm công bố mỹ phẩm cho hàng hoá

Để tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm, bạn cần thực hiện một số bước cơ bản sau đây:

  • Đầu tiên, bạn phải xác định được cơ quan quản lý mỹ phẩm và tìm hiểu rõ về những quy định, biểu mẫu và yêu cầu cụ thể mà cơ quan này đề xuất cho doanh nghiệp.
  • Thu thập đầy đủ thông tin và chuẩn bị bộ tài liệu dựa theo yêu cầu của cơ quan quản lý, bao gồm: thông tin sản phẩm, quy trình sản xuất, bảng thành phần, quy cách bảo quản và sử dụng,…
  • Bạn cần tiến hành đăng ký sản phẩm mỹ phẩm theo quy định và cung cấp những thông tin cụ thể về: thành phần, đặc tính, công dụng, hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản,…
  • Cơ quan quản lý có thể tiến hành kiểm tra và đánh giá sản phẩm mascara nhập khẩu của bạn nhằm đảm bảo hàng hoá thực tế tuân thủ theo các quy chuẩn an toàn và chất lượng.
  • Sau khi hoàn tất các bước thủ tục, sản phẩm mascara sẽ được công bố và được phép lưu hành rộng rãi trên thị trường.

#Bước 4: Tiến hành lập hợp đồng mua bán hàng hoá

Để có thể lập được bản hợp đồng mua bán mascara nhập khẩu nhập khẩu, bạn cần tổng hợp đầy đủ những thông tin quan trọng sau:

  • Tên, địa chỉ cụ thể, thông tin liên hệ và mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp nhập khẩu và nhà sản xuất, giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm của đôi bên.
  • Xác định rõ ràng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể được áp dụng trong hợp đồng (nếu có những chỉ tiêu về kỹ thuật, số lượng, chất lượng,… nên ghi rõ).
  • Những điều khoản về giá cả và hình thức thanh toán (bao gồm giá trị hợp đồng, cách thức tính giá, thời gian và phương thức thanh toán,…).
  • Những điều khoản vận chuyển và giao nhận (bao gồm quy trình vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá, trách nhiệm khi xảy ra mất mát, hỏng hóc phát sinh,…).
  • Những điều khoản về quy cách bảo hành và đổi trả mascara nhập khẩu (bao gồm điều kiện và thời hạn bảo hành, quy định về việc đổi trả hàng,…).
  • Những điều khoản khi xảy ra tranh chấp (bao gồm cách giải quyết tranh chấp, cách bồi thường thiệt hại,…).

Thu-tuc-nhap-khau-mascara

>>> Đọc thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu son môi các loại về Việt Nam

#Bước 5: Xử lý thủ tục thông quan hàng hoá qua Hải Quan

Cuối cùng, các cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý xử lý các bước thủ tục nhập khẩu mascara để có thể thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng và thuận lợi:

  • Bạn cần phân loại lô hàng dựa theo hệ thống mã HS code của Hải Quan để quyết định mức độ kiểm tra và mức thuế nhập khẩu cần nộp.
  • Bạn cần chuẩn bị trước bộ chứng từ liên quan như: Sales Contract, Bill of Lading, Packing List, Invoice, C/O,… cùng một số giấy tờ quan trọng khác.
  • Thông qua hệ thống của Hải Quan, bạn tiến hành khai báo hàng hoá chính xác và đầy đủ dựa theo quy định và bộ chứng từ đã chuẩn bị.
  • Sau khi, lô hàng mascara nhập khẩu được kiểm tra và xác nhận thông quan, bạn hoàn thành bước thanh toán các khoản thuế phí theo quy định Nhà nước.
  • Hải Quan vẫn có thể tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi cho phép thông quan nếu có vấn đề phát sinh, do đó bạn cần thực hiện đúng theo các bước quy định xử lý.

Thu-tuc-nhap-khau-mascara

Lời kết

Trên đây là tổng hợp tất tần tật những thông tin và vấn đề mà các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu mascara các loại về Việt Nam. Nếu có câu hỏi hoặc cần xử lý thông quan, vận chuyển hàng hoá, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ nhanh đến cho đội ngũ Finlogistics qua hotline: 0963.126.995  0243.68.55555 để được chúng tôi hỗ trợ kịp thời!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-mascara