Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep-00.jpg

Mặt hàng gỗ ván ép được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Indonesia, Malaysia,… Để làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép về thị trường Việt Nam, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ kiến thức và chấp hành đúng quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Finlogistics xin chia sẻ đến bạn đọc quy trình thủ tục và những điều cần nắm khi xử lý thông quan mặt hàng này!

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep


Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép, các doanh nghiệp có thể tiến hành như bình thường, mà không cần xin giấy phép và làm kiểm tra chất lượng hoặc kiểm dịch y tế. Quá trình nhập khẩu gỗ ván ép được quy định rõ ràng trong một số Văn bản pháp lý sau đây:

  • Thông báo số 5344/TB-TCHQ
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi & bổ sung cho Thông tư số 39/2018/TT-BT
  • Nghị định số 102/2020/NĐ-CP
  • Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT

Theo đó, mặt hàng gỗ ván ép không nằm trong Danh mục hàng bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn thông quan ván gỗ ép nhập khẩu cần phải lưu ý những điểm như sau:

  • Sản phẩm cũ, đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu về Việt Nam
  • Một số loại gỗ quý hiếm thuộc diện bị cấm nhập khẩu
  • Khi tiến hành nhập khẩu phải dán nhãn hàng hoá (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Chọn chính xác mã HS code để xác định đúng thuế phí và tránh bị Hải Quan phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Mã HS code ván MDF và thuế nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước nhập khẩu ván gỗ ép Plywood MDF, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và chọn lựa chính xác mã HS code cho sản phẩm của mình. Điều này giúp quá trình thông quan hàng hoá diễn ra thuận lợi, hạn chế việc áp sai mã HS, gây tổn thất chi phí và thời gian. Dưới đây là bảng mã HS code ván MDF

MÃ HS CODE

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

4411

Ván sợi bằng gỗ hoặc chất liệu có chất gỗ, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc chất kết dính hữu cơ khác

4411.1200

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày không quá 5 mm

4411.1300

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày trên 5 mm nhưng không quá 9 mm

4411.1400

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày trên 9 mm

4412

Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự

- Gỗ dán khác, chỉ bao gồm những lớp gỗ (trừ tre), mỗi lớp có chiều dày không quá 6 mm

4412.3100

Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ nhiệt đới

4412.3300

Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài bằng gỗ không thuộc loài cây lá kim

4412.3400

Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài từ gỗ không thuộc loài cây lá kim chưa được chi tiết tại phân nhóm 4412.33

4412.3900

Loại khác, với cả hai lớp mặt ngoài từ gỗ thuộc loài cây lá kim

- Gỗ Veneer nhiều lớp (LVL):

4412.41

−− Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ nhiệt đới

4412.4110

−−− Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ tếch

4412.4190

−−− Loại khác

4412.4200

−− Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài từ gỗ không thuộc loài cây lá kim

4412.4900

−− Loại khác, với cả hai lớp mặt ngoài từ gỗ thuộc loài cây lá kim

(*) Lưu ý:

  • Nhóm mã HS 4411 áp dụng đối với sản phẩm ván sợi từ gỗ hoặc chất liệu có chất gỗ.
  • Nhóm mã HS 4412 áp dụng đối với sản phẩm gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho ván gỗ ép là 8%, thuế GTGT (VAT) là 10%.

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo chi tiết nhất

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép các loại

Bộ hồ sơ nhập khẩu gỗ ván ép được quy định rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, có sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan mặt hàng gỗ ván ép
  • Hợp đồng ngoại thương; Hoá đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói; Vận đơn đường biển
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu
  • Catalog (nếu có) cùng một số chứng từ khác (khi Hải Quan yêu cầu)

Trong số những chứng từ ở trên, doanh nghiệp cần chú ý đặc biệt tới: tờ khai Hải Quan, vận đơn B/L, Invoice,… Đối với những loại chứng từ khác, doanh nghiệp sẽ cung cấp khi có yêu cầu từ phía Hải Quan.

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Hướng dẫn các bước thủ tục thông quan gỗ ván ép nhập khẩu

Quy trình nhập khẩu gỗ ván ép plywood MDF thông quan Hải Quan như sau:

  • Bước 1: Thông báo và theo dõi quy cách đóng gói hàng hoá từ bên bán hàng.
  • Bước 2: Kiểm kê lại bộ chứng từ nhập khẩu, bao gồm: Hợp đồng, Invoice, Packing List,…
  • Bước 3: Lấy thông tin booking chi tiết từ phía đại lý hãng tàu: địa điểm xuất phát, đích đến, tên hàng, khối lượng, trọng lượng,…
  • Bước 4: Nhận thông báo hàng tới và lấy Debit Note từ hãng tàu, sau đó tiến hành thanh toán để nhận Lệnh giao hàng D/O.
  • Bước 5: Thực hiện truyền tờ khai Hải Quan thông qua phần mềm ECUS.
  • Bước 6: Nộp lại hồ sơ khai báo cho Hải Quan xử lý theo quy trình. Nếu hàng bị luồng vàng, luồng đỏ, doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ và kiểm hoá thực tế hàng hoá cùng Hải Quan.
  • Bước 7: Sau khi thông quan hàng hoá, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục để lấy hàng về kho bảo quản.
  • Bước 8: Lưu giữ lại tất cả giấy tờ, chứng từ liên quan đến lô hàng, bao gồm cả báo cáo thuế và tiến hành kiểm tra sau thông quan (nếu cần).

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu ngói lợp mái bao gồm những bước nào?

Một số lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép

Dưới đây là những chia sẻ, lời khuyên làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép mà các doanh nghiệp cần chú ý:

  • Doanh nghiệp nhập khẩu cần đóng đầy đủ thuế phí
  • Gỗ ván ép khi nhập khẩu không cần tiến hành kiểm dịch
  • Việc dán nhãn hàng hoá là bắt buộc (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Cần xác định đúng mã HS code để nộp chính xác ố thuế và tránh bị phạt
  • Bởi vì thuế nhập khẩu khá cao, nên doanh nghiệp nên yêu cầu nhà sản xuất cung cấp C/O để được ưu đãi thuế
  • Giấy tờ, chứng từ gốc nên chuẩn bị từ trước, nhằm tránh tình trạng lưu kho bãi

Kết luận

Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn nếu các doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chứng từ và làm theo đúng thứ tự các bước quy định. Nếu bạn cần sự trợ giúp, hãy gọi ngay đến cho Finlogistics qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được tư vấn kỹ càng hơn. Đội ngũ của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, nhanh chóng và uy tín nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep


Thu-tuc-nhap-khau-ong-nhua-PVC-00.jpg

Doanh nghiệp của bạn đang muốn tiến hành thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC để kinh doanh tại thị trường Việt Nam? Việc tìm hiểu về thuế phí nhập khẩu gặp nhiều khó khăn? Bạn vẫn chưa nắm được các bước thủ tục nhập khẩu và bộ chứng từ như thế nào?… Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ trả lời cho bạn tất cả những câu hỏi trên, hãy cùng theo dõi chi tiết nhé!

Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC
Tìm hiểu các bước làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng ống nhựa PVC


Chính sách làm thủ tục nhập khẩu Ống nhựa PVC

Hiện nay, mặt hàng ống nhựa PVC không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này cũng có nghĩa rằng các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC, giống như bất kỳ loại hàng hóa thông thường khác.

Tuy nhiên, khi tiến hành mang ống nhựa PVC nhập khẩu về Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải lưu ý phải thực hiện Công bố hợp quy theo quy định (dựa theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD), do mặt hàng ống nhựa PVC thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Xây dựng.

Hơn nữa, các doanh nghiệp còn phải tuân theo Thông tư số 04/2023/TT-BXD, có hiệu lực từ 01/01/2024, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa và vật liệu xây dựng (QCVN 16:2023/BXD).

Mã HS và thuế đối với Ống nhựa PVC nhập khẩu

Mã HS code

Trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, bất kỳ mặt hàng nào muốn xác định đúng chính sách, thuế phí và thủ tục nhập khẩu, thì việc đầu tiên là cần phải xác định mã HS code của mặt hàng đó. Ống nhựa PVC nhập khẩu cũng không ngoại lệ.

Mã HS này là một hệ thống mã số quốc tế được dùng nhằm mục đích phân loại hàng hóa. Việc xác định mã HS chính xác cho hàng hóa là rất quan trọng, vì điều này ảnh hưởng đến quy định về thuế phí và thủ tục Hải Quan.

Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC
Doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code mặt hàng trước khi tiến hành nhập khẩu

Theo đó, mặt hàng ống nhựa PVC có mã HS thuộc vào Chương 39: Plastic và những sản phẩm làm bằng Plastic

Mã HS Mô tả Thuế VAT Thuế nhập khẩu ưu đãi
3917 Những loại ống, ống dẫn, ống vòi và phụ kiện dùng để ghép nối chúng (ví dụ: các đoạn nối, khuỷu, vành đệm,..) làm bằng Plastic.
3917.2300  Ống nhựa làm bằng chất liệu Polyme từ Vinyl Clorua. 10 % 17 %

Thuế phí nhập khẩu

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC vào thị trường Việt Nam, bên nhập khẩu cần phải nộp đầy đủ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định. Theo đó, mức thuế phải trả cụ thể sẽ phụ thuộc vào mã HS và số liệu hàng hóa mà doanh nghiệp cần nhập khẩu

Ví dụ:

  • Thuế VAT dành cho mặt hàng ống nhựa PVC là 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hiện tại là 7% dành cho mặt hàng ống nhựa PVC

Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ các nước có ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Việt Nam, thì còn có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Nhưng doanh nghiệp cần phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hợp lệ.

Nhãn mác nhập khẩu

Hàng hóa khi nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định Pháp luật hiện hành. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện những nội dung, thông tin như sau:

  • Tên của hàng hóa
  • Tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm
  • Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC
Nhãn mác rất quan trọng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu Ống nhựa PVC chi tiết

Quá trình nhập khẩu mặt hàng ống nhựa PVC có những bước gần tương tự như khi nhập khẩu hàng hóa thông thường, trừ việc phải tiến hành làm kiểm định. Dưới đây là tóm tắt quy trình thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC:

#Bước 1: Thực hiện đăng ký kiểm tra hợp quy

Các doanh nghiệp khi nhập khẩu ống nhựa PVC cần phải đăng ký kiểm tra hợp quy tại một trong những Trung tâm Kiểm định được cấp phép đạt chuẩn.

#Bước 2: Làm tờ khai/ chuẩn bị hồ sơ Hải Quan

Sau khi đã xác định được Trung tâm Kiểm định, thì bên nhập khẩu cần làm tờ khai Hải Quan và chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan đầy đủ, bao gồm:

  • Giấy giới thiệu: Bản gốc của doanh nghiệp
  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại): Bản sao y của doanh nghiệp (đối với một số chi cục Hải Quan thì cần nộp bản gốc khi lô hàng ống nhựa PVC nhập khẩu áp dụng loại thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (ví dụ như form E)
  • Bill of Lading (vận đơn hàng hải): Bản sao y của doanh nghiệp
  • Certificate of Original (Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O): Bản gốc hoặc bản online, nếu như bên nhập khẩu muốn được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
  • Trong một số trường hợp sẽ yêu cầu thêm Packing List (phiếu đóng gói hàng hóa): Bản sao y của doanh nghiệp
  • Đối với một số chi cục Hải Quan sẽ yêu cầu thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải Quan – Doanh nghiệp: Bản gốc của doanh nghiệp

#Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi đã hoàn thành xong bộ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho Trung tâm Kiểm định, kèm theo đó là một bản đăng ký Chứng nhận hợp quy và phụ lục. Tiếp đến, Trung tâm Kiểm định sẽ kiểm tra và đóng dấu xác nhận ở trên bản đăng ký kiểm định và trả lại cho doanh nghiệp 2 bản. Một bản sẽ có dấu kèm vào trong hồ sơ Hải Quan và một bản sẽ do doanh nghiệp lưu giữ.

#Bước 4: Làm thủ tục Hải Quan

Sau khi hoàn tất các bước hồ sơ Hải Quan, thì doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ Hải Quan cho Cơ quan Hải Quan để thông quan. Phía Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và quyết định xem lô hàng ống nhựa PVC nhập khẩu có đạt đủ điều kiện để thông quan hay không.

Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC
Quy trình chi tiết làm thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC

#Bước 5: Đưa hàng về kho/ lấy mẫu kiểm nghiệm

Cuối cùng, khi tờ khai đã được thông quan hoặc lô hàng được giải tỏa để di chuyển về kho, thì doanh nghiệp cần đưa hàng hóa về và thông báo cho bên Trung tâm Kiểm định để tới tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm. Nếu như khoảng cách xa thì doanh nghiệp chịu chi phí di chuyển cho cán bộ Trung tâm Kiểm định.

#Bước 6: Công bố hợp quy đối với hàng hóa

Sau khi mẫu kiểm nghiệm được lấy và hoàn thiện, thì sau thời hạn quy định, Trung tâm Kiểm định sẽ cung cấp kết quả cuối cùng về lô hàng ống nhựa PVC nhập khẩu của doanh nghiệp. Nếu như sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu, thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng thư hợp quy. Sau đó, doanh nghiệp cần sẽ thực hiện công bố hợp quy với Sở Xây dựng.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những điểm cần lưu ý và quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC đầy đủ nhất mà các doanh nghiệp quan tâm. Tuy không nằm trong Danh mục mặt hàng bị cấm, nhưng các bên nhập khẩu cần chú ý, đặc biệt là mã HS và làm kiểm định sản phẩm để tránh bị phạt. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một đơn vị Forwarder uy tín, hỗ trợ thực hiện làm thủ tục và vận chuyển hàng hóa thì Finlogistics là một trong những cái tên hàng đầu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-ong-nhua-pvc