Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh từ nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức,… đang nhận được sự quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Là loại thiết bị hiện đại được tích hợp công nghệ tiên tiến, khóa cửa thông minh cho phép người sử dụng có thể mở khóa bằng nhiều phương thức khác nhau như: vân tay, mật mã, thẻ từ hoặc thậm chí là điện thoại.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu mặt hàng này không hề đơn giản, yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ theo từng bước và quy định pháp lý của Nhà nước. Nhằm đảm bảo hàng hóa cập bến một cách nhanh chóng và thuận lợi, bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quá trình xử lý và thông quan mặt hàng khóa cửa thông minh.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh


Thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Việc thực hiện thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh tại thị trường Việt Nam bị ràng buộc bởi nhiều chính sách, quy định pháp lý của Nhà nước, bao gồm:

  • Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
  • Thông tư số 39/2018/TT- BTC
  • Thông tư số 05/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Văn bản số 43/2021/TT-BTC

Theo đó, mặt hàng khóa cửa thông minh không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu về nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng khóa cửa thông minh nhập khẩu là sản phẩm mới 100%, chưa qua sử dụng. Ngoài ra, khi tiến hành làm thủ tục, bạn còn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Doanh nghiệp buộc phải dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, bao gồm các thông tin đầy đủ về: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, thông tin chi tiết của sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa,…
  • Doanh nghiệp cần chọn lựa chính xác mã HS code xác định đúng mức thuế suất cần nộp và tránh nguy cơ bị cơ quan chức năng phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu đèn LED bao gồm những bước làm nào?

Mã HS code khóa cửa thông minh và thuế suất nhập khẩu

HS code khóa cửa thông minh nhập khẩu giúp xác định được tên gọi, mô tả cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, quy cách đóng gói và những thuộc tính khác nhau của sản phẩm. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất chi tiết đối với khóa cửa thông minh mà bạn nên tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ GTGT

8301.4020

Khóa cửa

37,5%

25%

10%

8301.4090

Loại khác

37,5%

25%

10%

(*) Lưu ý: Theo Biểu thuế XNK 2025, khóa cửa thông thường và khóa cửa thông minh nhập khẩu được xếp cùng một mã HS code (8301.4020), với mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 25%, còn thuế VAT là 10%.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh được quy định rõ trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan khóa cửa thông minh
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract); Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Danh sách đóng gói (Packing List); Vận đơn hàng hải (Bill of Lading – B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ của khóa cửa thông minh (C/O – Certificate of Origin) (nếu có)
  • Catalogs (nếu có) và những chứng từ khác nếu phía Hải Quan có yêu cầu

Trong số các loại chứng từ này, tờ khai Hải Quan, Invoice và B/L là những tài liệu quan trọng nhất mà các doanh nghiệo cần chú ý. Những tài liệu khác sẽ cần bổ sung sau khi Hải Quan yêu cầu.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Quy trình các bước chi tiết làm thủ tục nhập khóa cửa thông minh

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh nói riêng và những hàng hóa khác nói chung được quy định cụ thể trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Dưới đây là một số bước cơ bản mà các doanh nghiệp cần nắm:

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ cần thiết, xác định mã HS và có thông báo hàng đến, thì có thể tiến hành nhập thông tin trên Hệ thống của Hải Quan (ECUS5/VNACCS). Người nhập khẩu cần phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm để nhập thông tin lên phần mềm. Nếu không, bạn có thể sẽ gặp phải những rủi ro không thể sửa chữa, gây tốn kém thời gian và chi phí để khắc phục.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động trả lại kết quả phân luồng tờ khai (màu xanh, vàng và đỏ) sau khi bạn hoàn thành khai báo. Bạn tiếp tục in tờ khai và nộp kèm với bộ hồ sơ thông quan tại Chi cục Hải Quan để có thể mở tờ khai. Thời gian mở tờ khai chậm nhất phải trong vòng 15 ngày, nếu không tờ khai của doanh nghiệp sẽ bị huỷ và bị phạt.

#Bước 3: Thông quan lô hàng khóa cửa thông minh

Cơ quan Hải Quan sẽ chấp thuận thông quan tờ khai khóa cửa thông minh nhập khẩu, nếu như kiểm tra thấy ko có vấn đề gì. Sau đó, bạn có thể tiến hành nộp thuế nhập khẩu, thanh lý tờ khai,… để hoàn tất bước thông quan lô hàng khóa cửa thông minh.

#Bước 4: Vận chuyển về kho để bảo quản & sử dụng

Sau khi tờ khai đã được phép thông quan, doanh nghiệp có thể hoàn tất các bước thủ tục cần thiết cuối cùng để thực hiện vận chuyển lô hàng về kho bãi để sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Một vài lưu ý với mặt hàng khóa cửa thông minh nhập khẩu

Finlogistics đã tổng hợp lại những điều quan trọng mà bạn nên lưu ý trong quá trình thông quan mặt hàng khóa cửa thông minh nhập khẩu:

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ về thuế phí, theo quy định Nhà nước.
  • Việc tuân thủ đầy đủ quy định về việc dán nhãn hàng hóa là cực kỳ cần thiết.
  • Mặt hàng khóa cửa thông minh hiện nay đang chịu mức thuế VAT ở mức 10%.
  • Mã HS cần chọn lựa chính xác để tính đúng số thuế và tránh bị Hải Quan phạt tiền.
  • Doanh nghiệp nên đăng ký làm công bố phân loại thiết bị y tế, trước khi tiến hành nhập khẩu

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh mà Finlogistics muốn mang đến cho bạn đọc tìm hiểu và tham khảo. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong quá trình xử lý hàng hóa hoặc thông quan Hải Quan mặt hàng khóa cửa hoặc bất kỳ hàng hóa nào khác, hãy liên hệ nhanh chóng với chúng tôi qua hotline/Zalo để được tư vấn MIỄN PHÍ và sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh


Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu-00.jpg

Cân điện tử với mức độ đo lường chính xác rất cao, thường xuyên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất, y tế, thí nghiệm,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm được các bước thủ tục nhập khẩu cân điện tử như thế nào. Do đó, Finlogistics gửi tới bạn đọc hướng dẫn chi tiết tất tần tật về những quy định, quy trình xử lý thủ tục mặt hàng này qua bài viết hữu ích dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu


Một số quy định đối với thủ tục nhập khẩu cân điện tử

Các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử cần nắm được những quy định pháp lý liên quan để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây là những Chính sách nhập khẩu mặt hàng cân điện tử mà bạn nên tham khảo:

Ngoài ra, khi nhập khẩu mặt hàng cân điện tử, bạn cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

  • Cân điện tử không thuộc Danh mục hàng bị cấm nhập khẩu về Việt Nam
  • Cân điện tử nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đo lường Chất lượng
  • Cân điện tử cũ đã qua sử dụng (thời gian dùng dưới 10 năm) được phép nhập khẩu
  • Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá kiểm tra chất lượng cân điện tửtrước khi nhập khẩu
  • Bất kỳ hàng hoá nào, kể cả cân điện tử khi nhập khẩu đều phải dán nhãn
  • Doanh nghiệp cần xác định đúng mã HS cân điện tử để áp thuế chính xác

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED

Mã HS code và thuế suất đối với cân điện tử nhập khẩu

Mã HS code là một quy chuẩn dùng để phân các loại hàng hoá trên thế giới. Do đó, việc chọn lựa đúng mã HS của cân điện tử nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng mức thuế chính xác, tránh gặp rắc rối trong quá trình xử lý thủ tục.

#Mã HS code

Dưới đây là bảng tổng hợp mã HS của các loại sản phẩm cân điện tử hiện hành:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK ƯU ĐÃI

8423.1010

Cân điện tử được sử dụng để cân người hoặc trong gia đình

20%

8423.2010

Cân điện tử băng tải

0%

8423.3010

Cân điện tử dùng để cân trọng lượng cố định khi đóng gói vật liệu với trọng lượng xác định trước khi cho vào bao túi hoặc đồ chứa

0%

8423.8110

Cân điện tử dùng cho mục đích khác có trọng lượng cân tối đa không quá 30kgs

20%

8423.8231

Cân điện tử có thể dùng để cân hàng hóa từ 30kgs đến 1000kgs và sử dụng để cân xe có động cơ

7%

8423.8232

Cân điện tử có thể cân hàng hóa từ 30kg đến 1000kg cho các loại khác

7%

8423.8241

Cân điện tử có thể cân trên 1000kg đến 5000kg, dùng loại cân xe có động cơ

3%

8423.8242

Cân điện tử có thể cân trên 1000kg đến 5000kg, dùng được cho loại khác

3%

8423.8910

Cân điện tử khác

3%

#Thuế nhập khẩu

Các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử chắc chắn phải chịu 02 loại thuế cơ bản, đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT):

  • Thuế GTGT (VAT) cho sản phẩm cân điện tử: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi cho sản phẩm cân điện tử là: từ 0 – 20%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, có C/O form D (từ các quốc gia khối ASEAN): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, có C/O form E (từ Trung Quốc): 0%

Nếu bạn muốn được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì nên yêu cầu bên bán hàng cung cấp đầy đủ Chứng nhận xuất xứ (C/O).

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

Dán nhãn hàng hoá khi làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử

Việc dán nhãn hàng hoá khi tiến hành thủ tục nhập khẩu cân điện tử là quy định bắt buộc của Nhà nước. Điều này không chỉ giúp giảm bớt rủi ro trong quá trình nhập hàng, mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Dưới đây là những thông tin chi tiết khi dán nhãn hàng hoá nhập khẩu:

#Những nội dung và vị trí cần dán

Những nội dung cơ bản cần có trên dán nhãn bao gồm:

  • Thông tin chi tiết của bên sản xuất sản phẩm
  • Thông tin chi tiết của đơn vị nhập khẩu sản phẩm
  • Thông tin chi tiết của sản phẩm cân điện tử: thông số, công năng,…
  • Nguồn gốc xuất xứ (C/O) của sản phẩm cân điện tử

Vị trí gắn nhãn dán nên để tại những vị trí dễ nhìn thấy, tạo sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian kiểm tra của bên Hải Quan. Việc này cũng sẽ giúp lô hàng của bạn được thông quan nhanh hơn.

#Rủi ro khi không dán nhãn sản phẩm

Nếu như lô hàng cân điện tử nhập khẩu của bạn không dán nhãn, rất có thể sẽ phải đối mặt với một số rủi ro như sau:

  • Điều 22, Nghị định số 128/2020/NĐ–CP quy định về việc không dán nhãn hàng hoá khi tiến hành nhập khẩu có thể bị phạt hành chính. Mức phạt tùy thuộc vào từng đơn vị chịu trách nhiệm là cá nhân hay doanh nghiệp, có thể lên tới 60 triệu VNĐ.
  • Để được hưởng mức ưu đãi về thuế suất thì bạn cần phải có C/O. Tuy nhiên, nếu không có nhãn dán hàng hoá, thì chứng nhận của bạn sẽ bị bác bỏ.
  • Lô hàng của bạn rất dễ bị mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng trong quá trình bốc xếp và vận chuyển.

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

Hướng dẫn chi tiết các bước xử lý thủ tục nhập khẩu cân điện tử

#Bước 1: Khai báo tờ khai cân điện tử

Sau khi đã xác định rõ mã HS code và chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ cần thiết thì bạn bắt đầu khai báo tờ khai trên hệ thống VNACCS/VCIS. Dưới đây là những giấy tờ quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử:

  • Tờ khai Hải Quan cân điện tử
  • Hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng cân điện tử
  • Hợp đồng thương mại; Hoá đơn thương mại (Invoice)
  • Danh sách đóng gói hàng (Packing List); Vận đơn (B/L)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ bên sản xuất sản phẩm
  • Catalogs chi tiết về sản phẩm cân điện tử (nếu có)

#Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm

Quy trình thực hiện đăng ký kiểm tra cân điện tử nhập khẩu, bạn có thể tham khảo dưới đây:

B1: Đăng ký kiểm tra hàng hoá

Sản phẩm cân điện tử thuộc Danh mục quản lý của Tổng cục Đo lường Chất lượng nên đây sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng của bạn. Bạn có thể chọn lựa đăng ký trực tiếp hoặc thông qua hệ thống của Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra cần có như sau:

  • Tờ khai Hải Quan cân điện tử
  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng cân điện tử (theo mẫu)
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Hợp đồng mua bán (Contract)
  • Quy cách đóng gói; Vận tải đơn (B/L)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Ngoài ra, Tổng cục Đo lường sẽ không trực tiếp lấy mẫu test và kiểm định, do đó bạn sẽ cần đăng ký với một đơn vị khác được cấp phép để thực hiện kiểm định. Bạn cũng có thể tiến hành đăng ký kiểm tra song song cùng với việc khai báo tờ khai Hải Quan, nhằm bảo đảm tiến độ thông quan.

B2: Lấy mẫu test và tiến hành kiểm tra 

Tổng cục Đo lường sẽ xét duyệt hồ sơ của bạn sau 01 ngày làm việc. Sau đó, bạn mang bộ hồ sơ đăng ký có dấu xác nhận đến Chi cục Hải Quan để tiến hành các bước thông quan tiếp theo. 

Nếu hàng hoá của bạn đã được thông quan thì có thể liên hệ để đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đến lấy mẫu test. Bạn sẽ nhận được kết quả kiểm định sản phẩm cân điện tử nhập khẩu sau khoảng 4-5 ngày làm việc.

B3: Nhận kết quả 

Bạn nộp lại kết quả kiểm định lên hệ thống để bên Tổng cục Đo lường Chất lượng đánh giá. Nếu đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn, bên Tổng cục sẽ cấp cho bạn chứng nhận hợp chuẩn hợp quy. Lúc này, bạn chỉ cần đưa chứng nhận này cho bên Hải Quan để họ đóng vào cùng bộ hồ sơ cân điện tử nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

#Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan

Khi khai báo tờ khai thành công, hệ thống của Hải Quan sẽ tự trả về cho bạn kết quả phân luồng tờ khai (màu đỏ, màu vàng và màu xanh). Tùy vào từng kết quả phân luồng mà bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo cho phù hợp. Sau đó, bạn in tờ khai và mang kèm bộ hồ sơ đến Chi cục Hải Quan đề tiến hành thông quan lô hàng.

#Bước 4: Thông quan lô hàng cân điện tử

Cán bộ Hải Quan sẽ kiểm tra kỹ hồ sơ cân điện tử nhập khẩu, nếu giấy tờ lô hàng không có vấn đề gì thì bạn chỉ cần hoàn tất việc đóng thuế và đưa hàng về kho bảo quản. Nếu chưa hoàn tất việc kiểm tra chất lượng thì bạn liên hệ với đơn vị chịu trách nhiệm để họ xuống lấy mẫu test.

#Bước 5: Thanh lý tờ khai và chuyển hàng về kho

Khi đã hoàn thành được các bước như ở trên, bạn chỉ cần nộp đầy đủ thuế phí và thanh lý tờ khai là lô hàng đã được thông quan thành công.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh mới nhất gồm những bước nào?

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

Kết luận

Việc xử lý thủ tục nhập khẩu cân điện tử khá phức tạp đối với những doanh nghiệp mới và chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Do đó, giải pháp tối ưu cho vấn đề này chính là dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của Finlogistics. Chúng tôi tự tin là một trong những đơn vị Logistics hàng đầu trong khu vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ gói dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, với mức giá cạnh tranh nhất. Liên hệ ngay đến Tổng đài: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được hỗ trợ.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu


Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh-00.jpg

Tủ lạnh được sử dụng phổ biến dùng để bảo quản và dự trữ đồ ăn luôn được tươi ngon. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tủ lạnh tân tiến, đặc biệt là các loại tủ lạnh nhập ngoại. Nhiều doanh nghiệp cũng cân nhắc tìm hiểu thủ tục nhập khẩu tủ lạnh các loại. Vậy các bước nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Doanh nghiệp cần xin những loại giấy phép nhập khẩu nào?… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Finlogistics, cùng theo dõi nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh


Quy định pháp luật đối với thủ tục nhập khẩu tủ lạnh như thế nào?

Theo quy định, mặt hàng tủ lạnh không thuộc Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu. Nhưng chính sách này chỉ được áp dụng đối với hàng mới 100%, còn tủ lạnh cũ đã qua sử dụng sẽ không được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh được ghi rõ trong những Văn bản pháp lý sau: 

  • Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN: Công bố hàng hóa nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
  • Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN: Tương thích điện từ đối với thiết bị sử dụng điện.
  • Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN: Yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối với việc giới hạn phát xạ nhiễu điện từ thiết bị sử dụng điện.
  • Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
  • Công văn số 2421/TĐC-HCHQ: Hướng dẫn các bước thực hiện Thông tư số 07/2017/BKHCN.
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg: Danh mục dán nhãn năng lượng và quy trình thực hiện.

Tủ lạnh gia đình, tủ đông hoặc tủ giữ lạnh thương mại thuộc Danh mục hàng hoá phải tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm (theo QCVN 9:2012/BKHCN) và dán nhãn năng lượng theo quy định Nhà nước.

Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh

Mã HS code và thuế suất áp dụng đối với tủ lạnh nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước nhập khẩu, doanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn chính xác mã HS code. Điều này nhằm đảm bảo quá trình xử lý thông quan Hải Quan diễn ra thành công, nộp đúng thuế phí và không bị cơ quan chức năng bắt phạt. Đối với mặt hàng tủ lạnh nhập khẩu, bạn có thể tham khảo Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và trang thiết bị cơ khí và những bộ phận của chúng.

#Đối với tủ lạnh dùng trong gia đình: 

  • Mã HS code: 8418.21
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 25%
  • Nhập từ Trung Quốc có C/O form E: thuế nhập khẩu: 15%
  • Nhập từ Thái Lan, Malaysia có C/O form D: thuế nhập khẩu 0%
  • Thuế GTGT (VAT): 10%

#Đối với tủ lạnh dùng để bảo quản và trưng bày (có gắn thiết bị làm lạnh):

  • Mã HS code: 8418.5099
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%
  • Nhập hàng từ Trung Quốc có C/O form E: thuế nhập khẩu 15%
  • Nhập hàng từ Thái Lan, Malaysia có C/O form D: thuế nhập khẩu 0%
  • Thuế GTGT (VAT): 10%

Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh

Bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh gồm những gì?

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ bộ chứng từ để hoàn tất thủ tục nhập khẩu tủ lạnh và gửi cho phía Hải Quan. Những giấy tờ quan trọng mà bạn cần lưu ý như sau:

Hợp đồng mua bán (Sales Contact)

Vận tải đơn (Bill of Lading)

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List), Catalog hàng hóa (nếu có)

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Hồ sơ dán nhãn năng lượng

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình làm thủ tục nhập khẩu tủ rượu chi tiết

Tổng quan các bước trong quy trình thủ tục nhập khẩu tủ lạnh chi tiết

Để có thể tiến hành thông quan và hoàn thành quy trình thủ tục nhập khẩu tủ lạnh, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ 8 bước cơ bản như sau: 
  • Bước 1: Tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá trên Hệ thống một cửa quốc gia (hoặc đăng ký giấy).
  • Bước 2: Tiến hành đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng sản phẩm. 
  • Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan và làm thủ tục đưa hàng hoá về kho để bảo quản.
  • Bước 4: Mang mẫu sản phẩm đến trung tâm thử nghiệm để kiểm định và làm Chứng nhận hợp quy.
  • Bước 5: Mang mẫu đi kiểm nghiệm Hiệu suất năng lượng sản phẩm.
  • Bước 6: Nộp bộ hồ sơ có dấu xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để thông quan hàng hoá. 
  • Bước 7: Lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng do Bộ Công thương cấp.
  • Bước 8: Dán nhãn năng lượng, tem hợp quy (CR) và các loại tem phụ trước khi lưu thông hàng ra thị trường.

Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh

Tạm kết

Trên đây là tất tần tật các bước làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh mà Finlogistics muốn chia sẻ rộng rãi đến các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhập khẩu mặt hàng tủ lạnh các loại về Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu bạn gặp phải bất kỳ vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình xử lý giấy tờ, thủ tục,… hãy lựa chọn chúng tôi làm đối tác đồng hành đáng tin cậy. Liên hệ ngay để nhận được dịch vụ chất lượng cao với chi phí cạnh tranh nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh