Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep-00.jpg

Mặt hàng gỗ ván ép được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Indonesia, Malaysia,… Để làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép về thị trường Việt Nam, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ kiến thức và chấp hành đúng quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Finlogistics xin chia sẻ đến bạn đọc quy trình thủ tục và những điều cần nắm khi xử lý thông quan mặt hàng này!

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep


Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép, các doanh nghiệp có thể tiến hành như bình thường, mà không cần xin giấy phép và làm kiểm tra chất lượng hoặc kiểm dịch y tế. Quá trình nhập khẩu gỗ ván ép được quy định rõ ràng trong một số Văn bản pháp lý sau đây:

  • Thông báo số 5344/TB-TCHQ
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi & bổ sung cho Thông tư số 39/2018/TT-BT
  • Nghị định số 102/2020/NĐ-CP
  • Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT

Theo đó, mặt hàng gỗ ván ép không nằm trong Danh mục hàng bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn thông quan ván gỗ ép nhập khẩu cần phải lưu ý những điểm như sau:

  • Sản phẩm cũ, đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu về Việt Nam
  • Một số loại gỗ quý hiếm thuộc diện bị cấm nhập khẩu
  • Khi tiến hành nhập khẩu phải dán nhãn hàng hoá (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Chọn chính xác mã HS code để xác định đúng thuế phí và tránh bị Hải Quan phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Mã HS code ván MDF và thuế nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước nhập khẩu ván gỗ ép Plywood MDF, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và chọn lựa chính xác mã HS code cho sản phẩm của mình. Điều này giúp quá trình thông quan hàng hoá diễn ra thuận lợi, hạn chế việc áp sai mã HS, gây tổn thất chi phí và thời gian. Dưới đây là bảng mã HS code ván MDF

MÃ HS CODE

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

4411

Ván sợi bằng gỗ hoặc chất liệu có chất gỗ, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc chất kết dính hữu cơ khác

4411.1200

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày không quá 5 mm

4411.1300

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày trên 5 mm nhưng không quá 9 mm

4411.1400

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày trên 9 mm

4412

Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự

- Gỗ dán khác, chỉ bao gồm những lớp gỗ (trừ tre), mỗi lớp có chiều dày không quá 6 mm

4412.3100

Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ nhiệt đới

4412.3300

Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài bằng gỗ không thuộc loài cây lá kim

4412.3400

Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài từ gỗ không thuộc loài cây lá kim chưa được chi tiết tại phân nhóm 4412.33

4412.3900

Loại khác, với cả hai lớp mặt ngoài từ gỗ thuộc loài cây lá kim

- Gỗ Veneer nhiều lớp (LVL):

4412.41

−− Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ nhiệt đới

4412.4110

−−− Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ tếch

4412.4190

−−− Loại khác

4412.4200

−− Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài từ gỗ không thuộc loài cây lá kim

4412.4900

−− Loại khác, với cả hai lớp mặt ngoài từ gỗ thuộc loài cây lá kim

(*) Lưu ý:

  • Nhóm mã HS 4411 áp dụng đối với sản phẩm ván sợi từ gỗ hoặc chất liệu có chất gỗ.
  • Nhóm mã HS 4412 áp dụng đối với sản phẩm gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho ván gỗ ép là 8%, thuế GTGT (VAT) là 10%.

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo chi tiết nhất

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép các loại

Bộ hồ sơ nhập khẩu gỗ ván ép được quy định rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, có sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan mặt hàng gỗ ván ép
  • Hợp đồng ngoại thương; Hoá đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói; Vận đơn đường biển
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu
  • Catalog (nếu có) cùng một số chứng từ khác (khi Hải Quan yêu cầu)

Trong số những chứng từ ở trên, doanh nghiệp cần chú ý đặc biệt tới: tờ khai Hải Quan, vận đơn B/L, Invoice,… Đối với những loại chứng từ khác, doanh nghiệp sẽ cung cấp khi có yêu cầu từ phía Hải Quan.

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Hướng dẫn các bước thủ tục thông quan gỗ ván ép nhập khẩu

Quy trình nhập khẩu gỗ ván ép plywood MDF thông quan Hải Quan như sau:

  • Bước 1: Thông báo và theo dõi quy cách đóng gói hàng hoá từ bên bán hàng.
  • Bước 2: Kiểm kê lại bộ chứng từ nhập khẩu, bao gồm: Hợp đồng, Invoice, Packing List,…
  • Bước 3: Lấy thông tin booking chi tiết từ phía đại lý hãng tàu: địa điểm xuất phát, đích đến, tên hàng, khối lượng, trọng lượng,…
  • Bước 4: Nhận thông báo hàng tới và lấy Debit Note từ hãng tàu, sau đó tiến hành thanh toán để nhận Lệnh giao hàng D/O.
  • Bước 5: Thực hiện truyền tờ khai Hải Quan thông qua phần mềm ECUS.
  • Bước 6: Nộp lại hồ sơ khai báo cho Hải Quan xử lý theo quy trình. Nếu hàng bị luồng vàng, luồng đỏ, doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ và kiểm hoá thực tế hàng hoá cùng Hải Quan.
  • Bước 7: Sau khi thông quan hàng hoá, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục để lấy hàng về kho bảo quản.
  • Bước 8: Lưu giữ lại tất cả giấy tờ, chứng từ liên quan đến lô hàng, bao gồm cả báo cáo thuế và tiến hành kiểm tra sau thông quan (nếu cần).

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu ngói lợp mái bao gồm những bước nào?

Một số lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép

Dưới đây là những chia sẻ, lời khuyên làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép mà các doanh nghiệp cần chú ý:

  • Doanh nghiệp nhập khẩu cần đóng đầy đủ thuế phí
  • Gỗ ván ép khi nhập khẩu không cần tiến hành kiểm dịch
  • Việc dán nhãn hàng hoá là bắt buộc (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Cần xác định đúng mã HS code để nộp chính xác ố thuế và tránh bị phạt
  • Bởi vì thuế nhập khẩu khá cao, nên doanh nghiệp nên yêu cầu nhà sản xuất cung cấp C/O để được ưu đãi thuế
  • Giấy tờ, chứng từ gốc nên chuẩn bị từ trước, nhằm tránh tình trạng lưu kho bãi

Kết luận

Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn nếu các doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chứng từ và làm theo đúng thứ tự các bước quy định. Nếu bạn cần sự trợ giúp, hãy gọi ngay đến cho Finlogistics qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được tư vấn kỹ càng hơn. Đội ngũ của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, nhanh chóng và uy tín nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep


Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau-00.jpg

Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu là bước rất quan trọng nhằm bảo đảm hàng hoá đáp ứng tốt những tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nhập khẩu và tính an toàn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn chưa nắm rõ chi tiết các bước hoàn tất quy trình kiểm tra chất lượng này. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn với Finlogistics qua nội dung dưới đây nhé!

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau


Danh mục thép nhập khẩu cần phải kiểm tra chất lượng

Pháp luật Việt Nam quy định, các doanh nghiệp nhập khẩu thép bắt buộc phải làm kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng và những công trình sử dụng. Dưới đây là danh mục thép nhập khẩu phổ biến mà doanh nghiệp cần chú ý:

  • Thép xây dựng: bao gồm một số loại thép thanh, thép cuộn, thép cây,… thường được sử dụng trong việc xây dựng nhà cửa hoặc những công trình dân dụng, khu công nghiệp. Thép xây dựng cần phải đạt tiêu chuẩn cao về độ bền, độ dẻo và khả năng kháng lực tốt.
  • Thép ống và thép hộp: được sử dụng trong những công trình hạ tầng như: cấp thoát nước, dầu khí, nông nghiệp,…. Loại thép này cần phải được kiểm tra về độ dày, độ chịu áp lực và tính chống ăn mòn để bảo đảm bảo tuổi thọ và tính bền vững.
  • Thép tấm và thép lá: thường được sử dụng trong hoạt động công nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô và những công trình cần kết cấu thép. Loại thép này cần đạt những yêu cầu nghiêm ngặt về độ dẻo dai, độ cứng và khả năng chịu uốn.
  • Thép hợp kim và thép không gỉ: bao gồm một số loại thép chịu lực, chịu nhiệt và thép inox,… được sử dụng trong hoạt động công nghiệp nặng, sản xuất thiết bị chịu nhiệt và môi trường khắc nghiệt. Loại thép này cần phải đáp ứng theo những tiêu chuẩn về thành phần hoá học cũng như tính chống ăn mòn.

Nếu muốn tìm hiểu thêm các mã HS code thuộc Danh mục thép nhập khẩu cần phải kiểm tra chất lượng, bạn có thể tham khảo những quy định trong Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau

Một số tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

Quá trình thực hiện kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại Việt Nam dựa trên khá nhiều tiêu chuẩn khác nhau, cả quốc gia lẫn quốc tế. Những tiêu chuẩn này giúp đảm bảo sản phẩm thép nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và an toàn cao:

  • Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): TCVN 1651-1:2008 đối với thép xây dựng, TCVN 197:2002 đối với thép hợp kim,… Doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm rõ những tiêu chuẩn này để chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ cho quá trình kiểm tra hàng hoá.
  • Tiêu chuẩn quốc tế: Bao gồm một số tiêu chuẩn như: ISO (quốc tế), ASTM (Hoa Kỳ), EN (Châu Âu), JIS (Nhật Bản),… Đặc biệt, với các loại thép có ứng dụng đặc biệt, thì tiêu chuẩn quốc tế có vai trò then chốt nhằm mục đích bảo đảm tính đồng nhất và chất lượng của sản phẩm.
  • Yêu cầu về môi trường và an toàn: Nhiều loại thép nhập khẩu phải được bảo đảm về hàm lượng kim loại nặng và khả năng chống ăn mòn, nhất là những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với hóa chất hoặc môi trường khắc nghiệt.

>>> Xem thêm: Làm rõ quy trình thủ tục nhập khẩu thép các loại chi tiết nhất

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau

Hướng dẫn quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu chi tiết

Quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu mà các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện như sau:

#Bước 1: Tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng thép
Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng tại những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký kiểm tra sẽ được thực hiện trước khi mặt hàng cập bến (có giấy báo hàng đến từ phía hãng tàu) để hạn chế chậm trễ trong quá trình nhập khẩu.

#Bước 2: Chuẩn bị kỹ lượng bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng
Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu sẽ bao gồm một số tài liệu quan trọng sau đây:

  • Hợp đồng nhập khẩu mặt hàng thép các loại
  • Hoá đơn và bảng kê khai chi tiết lô hàng
  • Chứng từ vận chuyển (vận đơn B/L, phiếu đóng gói P/L,…)
  • Chứng nhận chất lượng từ bên sản xuất thép
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ phía quốc gia xuất khẩu

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau

#Bước 3: Nộp lại hồ sơ và hoàn tất bước kiểm tra mẫu test
Hồ sơ bản file mềm sẽ nộp qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cùng với tài khoản và chữ ký số của phía doanh nghiệp. Sau khi hồ sơ được phê duyệt, cơ quan kiểm định sẽ tiến hành lấy mẫu test để thử nghiệm. Quá trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu sẽ bao gồm việc kiểm tra thành phần hoá học, độ bền chắc, độ dẻo dai và độ cứng của sản phẩm.

#Bước 4: Nhận kết quả và xử lý những trường hợp không đạt yêu cầu
Nếu kết quả đạt yêu cầu, doanh nghiệp tiến hành nộp lại cho Hải Quan để tiếp tục thủ tục thông quan và phân phối sản phẩm. Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ phải có các cách khắc phục như: trả hàng hoặc xin miễn giảm yêu cầu kiểm tra với một số yếu tố không quan trọng,…

Tải mẫu đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu mới nhất

Tất cả các khách hàng quan tâm và muốn tải mẫu đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng thép nhập khẩu, có thể tham khảo ngay TẠI ĐÂY.

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển kết cấu thép và nhà thép tiền chế đi Bắc – Nam

Những lưu ý khi làm kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

1. Một vài loại thép có thể sẽ được miễn giảm kiểm tra, nếu doanh nghiệp nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ chứng minh chất lượng từ những nhà cung cấp uy tín hoặc đã từng nhập khẩu loại thép tương tự với phiếu kết quả đạt tiêu chuẩn chất lượng.

2. Nếu doanh nghiệp phát hiện sản phẩm thép không đạt tiêu chuẩn, thì nên phối hợp với các đơn vị kiểm định uy tín để tiến hành đánh giá lại và tìm phương án giải quyết, khắc phục.

3. Những cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại Việt Nam bao gồm:

  • Bộ Công Thương và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – đây là những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý, phê duyệt kết quả kiểm tra chất lượng hàng hoá.
  • Một số đơn vị kiểm định uy tín khác như Vinacontrol, Quatest hoặc các phòng thí nghiệm độc lập cung cấp dịch vụ kiểm định hàng hoá đạt tiêu chuẩn quốc tế.

4. Tổng chi phí tiến hành kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào phân loại, số lượng và phương pháp kiểm định sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp nên chuẩn bị chi phí dự trù và tính toán thời gian chờ nhận kết quả kiểm tra. Thông thường, tời gian kiểm tra chất lượng sẽ kéo từ 03 – 07 ngày làm việc, tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau

Tổng kết

Như vậy, Finlogistics đã làm rõ giúp bạn đọc tất tần tật quy trình các bước kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu, cũng như những điều cần lưu ý khi thực hiện. Nếu có câu hỏi nào liên quan hoặc muốn nhập khẩu thép các loại về thị trường nội địa, vận chuyển và xử lý giấy tờ,… bạn hãy gọi ngay cho số hotline của chúng tôi: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để đội ngũ chuyên viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau


Thu-tuc-nhap-khau-ton-cuon-can-nong-00.jpg

Tôn cuộn cán nóng là sản phẩm rất quen thuộc trong nhiều công trình xây dựng, được tạo ra từ quá trình cán nóng tôn ở nhiệt độ cao. Để hiểu rõ hơn về các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu tôn cuộn cán nóng, bạn đọc hãy cùng với Finlogistics khám phá chi tiết trong bài viết hữu ích dưới đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-ton-cuon-can-nong


Chính sách Nhà nước khi làm thủ tục nhập khẩu tôn cuộn cán nóng

Tất cả những chính sách liên quan đến thủ tục nhập khẩu tôn cuộn cán nóng đều được quy định rõ trong một số Văn bản Pháp luật như sau:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, quy định về thuế nhập khẩu và những chính sách liên quan đến mặt hàng tôn cuộn cán nóng.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, quy định về việc nhập khẩu và quản lý hàng hoá.
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP, quy định về việc nhập khẩu và quản lý mặt hàng tôn cuộn cán nóng.

Để cập nhật thêm những thông tin chi tiết, các cá nhân, doanh nghiệp nên tham khảo trực tiếp từ các nguồn thông tin chính thức của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải Quan hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước khác.

Thu-tuc-nhap-khau-ton-cuon-can-nong

Mã HS code và thuế suất đối với tôn cuộn cán nóng nhập khẩu

Trước khi tiến hành thông quan hàng hoá, các cá nhân, doanh nghiệp cần chọn lựa chính xác mã HS code đối với mặt hàng tôn cuộn cán nóng nhập khẩu. Theo đó, mã HS tham khảo của mặt hàng này thuộc Nhóm 7211.
MÃ HS CODE MÔ TẢ
7211.19 Những sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, chưa phủ, tráng hoặc mạ, dưới dạng cuộn để cán lại.

Thuế nhập khẩu đối với hàng tôn cuộn cán nóng sẽ tuỳ thuộc vào quy định và chính sách thuế phí của quốc gia nhập khẩu. Mức thuế có thể thay đổi phụ thuộc vào từng loại hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ và Hiệp định thương mại quốc tế. Để biết thêm về các loại thuế suất đối với mặt hàng này, bạn hãy liên hệ ngay với Finlogistics để được tư vấn kỹ hơn nhé.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi vận chuyển thép cuộn trên xe container?

Thu-tuc-nhap-khau-ton-cuon-can-nong

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu tôn cuộn cán nóng chi tiết

Tất tần tật các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu tôn cuộn cán nóng được tóm tắt như sau:

#Bước 1: Xác định sản phẩm tôn cuộn và chuẩn bị chứng từ

  • Xác định rõ mặt hàng tôn cuộn cán nóng cần nhập khẩu (thông số kỹ thuật, kích thước, chất lượng,…).
  • Chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu (Hợp đồng, Invoice, Packing List, B/L, C/O cùng một số tài liệu khác liên quan).

#Bước 2: Thực hiện khai báo tờ khai Hải Quan

  • Chọn lựa chính xác mã HS code cho mặt hàng tôn cuộn cán nóng.
  • Nhập các thông tin khai báo lên Hệ thống của Hải Quan thông qua phần mềm chuyên dụng (thông tin về số lượng, giá trị, xuất xứ,….).

#Bước 3: Tiến hành mở tờ khai Hải Quan

  • Hệ thống của Hải Quan sẽ trả lại kết quả phân luồng tờ khai tôn cuộn cán nóng nhập khẩu.
  • Sau đó, doanh nghiệp đi in tờ khai và đem kèm với bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai (tuỳ theo luồng màu xanh, vàng hoặc đỏ).

#Bước 4: Thông quan hàng hoá qua Hải Quan

  • Phía Hải Quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ và thực tế hàng hoá theo đúng theo thông tin đã khai báo.
  • Nếu không xảy ra vấn đề gì, cán bộ Hải Quan sẽ chấp thuận cho thông quan tờ khai.

#Bước 5: Vận chuyển hàng hoá về kho để sử dụng

  • Doanh nghiệp sử dụng tờ khai đã được chấp thuận để hoàn thiện bước thanh lý tờ khai và xử lý các thủ tục cần thiết để đưa hàng về kho bảo quản.
  • Quá trình này bao gồm cả việc chuẩn bị lệnh thả hàng, xác định phương tiện vận tải cũng như bảo đảm hàng hoá được chấp thuận đi qua khu vực giám sát.

Thu-tuc-nhap-khau-ton-cuon-can-nong

Kết luận

Trên đây là một số những điều quan trọng mà các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý khi tiến hành thủ tục nhập khẩu tôn cuộn cán nóng về thị trường nội địa. Nếu có nhu cầu xử lý giấy tờ, thông quan mặt hàng tôn thép các loại, bạn hãy nhanh chóng liên hệ cho Finlogistics qua số hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được các chuyên viên của chúng tôi tận tình chăm sóc nhé. 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-ton-cuon-can-nong


Nhap-khau-san-nang-chong-tinh-dien-00.jpg

Thị trường nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện hiện nay khá đa dạng, tùy theo mục đích sử dụng mà sản phẩm này có những lợi ích riêng biệt. Vậy quá trình nhập khẩu chi tiết mặt hàng này như thế nào? Doanh nghiệp có phải cần xin giấy phép nhập khẩu gì?… Hãy để Finlogistics giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc ở trên qua bài viết này nhé!

Nhap-khau-san-nang-chong-tinh-dien
Các bước nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện mới nhất


Tìm hiểu sàn nâng chống tĩnh điện là gì?

Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ sàn nâng chống tĩnh điện là gì? Sàn nâng chống tĩnh điện (sàn nâng kỹ thuật) là một loại sản phẩm có tính năng chống cháy, chống thấm nước và chống mài mòn. Loại sàn nâng này có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dùng.

Sàn nâng chống tĩnh điệm có kiểu thiết kế ưu việt, cùng những tính năng tuyệt vời trong việc chống tĩnh điện, độ bền cực kỳ cao và tính thẩm mỹ cao. Do đó, sản phẩm này được lựa chọn sử dụng phổ biến trong những công trình xây dựng như: phòng mạng, phòng máy tính, phòng Server, khối văn phòng làm việc của nhiều doanh nghiệp, phòng điều hành sản xuất, kho trung tâm dữ liệu,…

>>> Đọc thêm: Tham khảo quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu van công nghiệp

Nhap-khau-san-nang-chong-tinh-dien
Tìm hiểu khái niệm và chức năng của sàn nâng chống tĩnh điện

Quy trình nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện

Dưới đây là chi tiết quy trình nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện các loại mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang quan tâm và tìm hiểu:

Quy định pháp lý và chính sách nhập khẩu

Dựa theo chính sách Nhà nước, các loại sàn nâng chống tĩnh điện mới 100% không nằm trong diện bị cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sàn nâng kỹ thuật cũ đã qua sử dụng thì các cá nhân, doanh nghiệp nên tham khảo thêm Quyết định số 18/2019/QĐ–TTg. Mặt hàng cũ chỉ được phép nhập khẩu về để phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần phải lưu ý, sàn nâng chống tĩnh điện (sàn nâng kỹ thuật) trong bài viết này khác hoàn toàn so với sàn nâng, bàn nâng theo mã HS ở Chương 8425 (loại sàn nâng, bàn nâng này cần phải làm kiểm tra An toàn lao động theo Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH).

Nhap khau san nang chong tinh dien 04 Finlogistics https://www.finlogistics.vn
Một số quy định pháp lý đối với mặt hàng sàn nâng chống tĩnh điện

Mã HS code và thuế nhập khẩu sàn nâng

Việc chọn lựa chính xác mã HS code sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp xác định những chính sách liên quan và thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng đó.

Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, mã HS tham khảo của sàn nâng kỹ thuật các loại thuộc Chương 7308, 7610, 7619,… Tất cả những mặt hàng này đều có thuế suất nhập khẩu là 0% và thuế GTGT (VAT) là 10%.

Thủ tục thông quan hàng hoá Hải Quan

Bộ chứng từ thông quan Hải Quan thông thường sẽ bao gồm: Contract, Invoice, B/L, Packing List, C/O, Catalogs,… và kèm theo đơn đăng ký có dấu xác nhận của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Sau khi đã hoàn tất các bước thủ tục Hải Quan và nộp đủ thuế phí, các cá nhân, doanh nghiệp có thể vận chuyển lô hàng về kho bãi để bảo quản và sử dụng.

Nhap-khau-san-nang-chong-tinh-dien
Tất tần tật quy trình cụ thể nhập khẩu sàn nâng kỹ thuật

>>> Đọc thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi làm thủ tục nhập khẩu máy tiện?

Tạm kết

Như vậy, Finlogistics đã khái quát giúp bạn đọc quy trình nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện về Việt Nam. Mặt hàng này khi nhập khẩu doanh nghiệp có thể làm thủ tục khai báo như bình thường, không cần phải xin giấy phép từ các bộ, ban ngành. Nếu đang gặp khó khăn trong việc xử lý thủ tục, bạn đừng ngần ngại mà hãy trao đổi ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 0963.126.995 hoặc 0243.68.55555 để được hỗ trợ kịp thời nhé! 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-san-nang-chong-tinh-dien


Thu-tuc-nhap-khau-vat-lieu-xay-dung-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng sẽ phức tạp hơn so với những mặt hàng khác do tính đặc thù về nguồn gốc. Các doanh nghiệp cần phải chú ý kỹ đến một số Văn bản cụ thể, quy định về việc nhập khẩu VLXD vào thị trường Việt Nam. Để tìm hiểu chi tiết cơ sở pháp lý cũng như quy trình nhập khẩu mặt hàng VLXD hiện nay, bạn hãy cùng với Finlogistics đọc kỹ những nội dung trong bài viết hữu ích này nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-vat-lieu-xay-dung
Tìm hiểu các bước chi tiết làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng


Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Tuy thuộc nhóm ngành được phép nhập khẩu, nhưng trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng, doanh nghiệp cần chú ý đến một số Văn bản pháp luật quy định sau đây:

  • Thông tư số 10/2017/TT-BXD (thay thế bằng Thông tư số 19/2019/TT-BXD) ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng hóa VLXD.
  • Thông tư số 19/2019/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng hóa VLXD (mã số QCVN 16:2019/BXD)
  • Nghị định số 125/2017/NĐ-CP xác định hàng hoá VLXD thuộc vào 2 chương HS code.

Để bảo đảm quá trình làm thủ tục Hải Quan được thuận lợi theo đúng quy định pháp luật, doanh nghiệp có thể liên hệ đến những đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thu-tuc-nhap-khau-vat-lieu-xay-dung
Cơ sở pháp lý đối với mặt hàng VLXD nhập khẩu như thế nào?

>>> Xem thêm: Quy chuẩn kỹ thuật mới nhất đối với hàng vật liệu xây dựng

Mã HS code mặt hàng vật liệu xây dựng nhập khẩu

Mã HS code có liên quan trực tiếp tới việc kê khai hàng hóa, nộp thuế quan,… do đó trước khi thực hiện thủ tục Hải Quan, doanh nghiệp nhập khẩu cần lựa chọn chính xác mã HS code theo đúng quy định. Mã HS của vật liệu xây dựng nhập khẩu được ghi rõ như sau:

  • Chương 25: Muối; Lưu huỳnh; Đất đá; Thạch cao, vôi và xi măng
  • Chương 68: Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc những vật liệu tương tự
  • Chương 72: Sắt và thép

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng chi tiết

Đối với thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp sẽ thực hiện thứ tự theo quy trình bao gồm 5 bước cơ bản sau đây:

#Bước 1: Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu trong danh mục

Nếu lần đầu làm thủ tục nhập khẩu chính ngạch, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết Thông tư số 10/2017/TT-BXD (thay thế bằng Thông tư số 19/2019/TT-BXD). Những mặt hàng thuộc Danh mục điều chỉnh của Thông tư sẽ phải làm Công bố hợp quy, dựa theo QCVN 16:2017/BXD (thay thế cho QCVN 16:2014/BXD). Tùy theo từng nhóm hàng và mã HS, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố theo đúng quy định.

Thu-tuc-nhap-khau-vat-lieu-xay-dung
Quy trình nhập khẩu VLXD được tóm gọn trong 5 bước cơ bản

#Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ làm chứng nhận hợp quy

Đối với những nhóm hàng hoá phải đăng ký làm Công bố hợp quy, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như sau:

  • Mẫu đăng ký Chứng nhận hợp quy: 4 bản (có đóng dấu, ký tên)
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract): 1 bản sao y
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản sao y
  • Phiếu đóng gói (Packing List): 1 bản sao y
  • Giấy giới thiệu công ty: 1 bản gốc
  • Tờ khai Hải Quan bản IDA (nếu đã mở tờ khai trước khi đăng ký Chứng nhận hợp quy)
  • Một số chứng nhận quan trọng khác: C/O, ISO, Catalogue,…

#Bước 3: Mở tờ khai nhập khẩu vật liệu xây dựng

Sau khi hoàn thành Chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp bắt đầu mở tờ khai Hải Quan đối với lô hàng. Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Commercial Invoice, Packing List
  • Bill of Lading (B/L), Certificate of Origin (C/O)
  • Giấy đăng ký hợp quy (1 bản chính)
  • Những chứng từ khác (nếu có)

Sau khi nộp đầy đủ các loại chứng từ theo yêu cầu, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện theo chỉ dẫn của Hải Quan, tùy vào từng luồng xanh, vàng và đỏ.

#Bước 4: Đăng ký nhận mẫu Chứng nhận hợp quy

Hàng hóa được thông quan thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký để có thể lấy mẫu Chứng nhận hợp quy tại nơi nộp hồ sơ. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ cử cán bộ tới để lấy mẫu và tiến hành kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn quy định. Tùy theo từng loại VLXD nhập khẩu thì hàng hóa sẽ được hoàn tất kiểm tra mẫu chứng nhận hợp quy sau khoảng 2 – 7 ngày.

Còn đối với trường hợp không xin phép kéo hàng về kho, sau bước lấy mẫu kiểm tra, thì vật liệu xây dựng nhập khẩu có thể:

  • Tạm giải tỏa, kéo về kho bãi của doanh nghiệp và thực hiện bảo quản theo quy định.
  • Kéo về kho bãi của doanh nghiệp sau khi có kết quả chứng nhận đạt chuẩn.
Thu-tuc-nhap-khau-vat-lieu-xay-dung
Việc làm Chứng nhận hợp quy rất quan trọng khi nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng

>>> Xem thêm: Tìm hiểu quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép các loại

#Bước 5: Tiến hành thủ tục công bố hợp quy

Sau khi doanh nghiệp nhận được kết quả Chứng nhận hợp quy, phù hợp với tiêu chuẩn theo quy định thì sẽ được làm công bố hợp quy tại nơi làm thủ tục. Hồ sơ công bố hợp quy cho hàng nhập khẩu vật liệu xây dựng bao gồm:

  • Công bố hợp quy
  • Chứng nhận hợp quy
  • Giấy phép kinh doanh doanh nghiệp
  • Giấy giới thiệu doanh nghiệp

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích nhất về quy trình và những điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng mà bạn đang quan tâm tìm hiểu. Nếu doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn hay vấn đề nào thắc mắc trong quá trình xử lý thủ tục, hãy liên hệ ngay với Finlogistics. Những chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi, với chất lượng dịch vụ cao nhất. 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-vat-lieu-xay-dung


Quy-chuan-ky-thuat-moi-ve-hang-hoa-VLXD-00.jpg

Bắt đầu từ ngày 01/01/2024, Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD (QCVN 16:2023/BXD) từ Thông tư số 04/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành chính thức có hiệu lực. Theo đó, các mặt hàng vật liệu xây dựng sẽ có quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa và hướng dẫn đo lường chất lượng mới. Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết hơn về quy định này qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD
Tìm hiểu quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD


»»» Thông tư số 04/2023/TT-BXD, xem chi tiết TẠI ĐÂY

»»» Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD (QCVN 16:2023/BXD), xem chi tiết TẠI ĐÂY

Quy định chung về Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD

Trong Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD, thì quy định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu về quản lý các hàng hóa VLXD được nêu trong Bảng 1, Phần 2, thuộc nhóm 2. Tất cả dựa theo quy định ghi trong Luật Chất lượng hàng hóa được sản xuất trực tiếp trong nước, nhập khẩu nước ngoài, kinh doanh, đang lưu thông trên thị trường và sử dụng vào những công trình xây dựng ở trên lãnh thổ Việt Nam.

QCVN 16:2023/BXD sẽ không áp dụng cho những hàng hóa VLXD nhập khẩu dưới dạng mẫu hàng dùng để quảng cáo và không có giá trị để sử dụng hoặc hàng mẫu dùng để nghiên cứu; để thử nghiệm;… Đáng chú ý, Quy chuẩn này còn dành hẳn một chương để quy định những quy chuẩn đối với mặt hàng nội thất.

Việc ban hành các quy chuẩn mới đối với vật liệu nội thất và các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp sẽ giúp phân loại những loại vật liệu này an toàn và thân thiện hơn với người dùng.

Trước đó, Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD chỉ nhắc đến hai vật liệu liên quan đến nội thất đó là: tấm thạch cao và sơn tường dạng nhũ tương. Nhưng đến lần công bố mới nhất này, Quy chuẩn đã được bổ sung thêm hai loại vật liệu nội thất khác là giấy dán tường và những sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp.

Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật mới đối với những loại vật liệu nội thất, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD bắt buộc áp dụng đối với những mặt hàng vật liệu nội thất và đưa ra các ngưỡng an toàn mà những nhà sản xuất phải tuân thủ khi tiến hành sản xuất các sản phẩm bằng gỗ công nghiệp.

Bên cạnh đó, QCVN 16:2023/BXD còn đưa ra những tiêu chuẩn về việc phát thải kim loại nặng đối với mặt hàng giấy dán tường hoặc việc phát tán hàm lượng Formaldehyde đối với những loại ván gỗ công nghiệp (bao gồm: ván sợi, ván dăm và ván thanh). Tiếp đến là ngưỡng phát thải của các chất hữu cơ dễ bay hơi đối với sản phẩm sơn tường dạng nhũ tương.

Ngoài ra, còn một chỉ tiêu nữa ghi trong Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD, đó là hàm lượng SO2 dễ bay hơi đối với loại vật liệu thạch cao dùng trong xây dựng.

Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD
Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD

>>> Xem thêm: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo cần chú ý điều gì?

Tiếp đến, QCVN 16:2023/BXD cũng quy định về độ bền uốn, bền kéo và độ trương nở chiều dày khi ngâm nước của sản phẩm gỗ công nghiệp. Những chỉ tiêu này được ban hành đều hướng tới mục tiêu bảo vệ an toàn tối đa cho sức khỏe người tiêu dùng.

Những vật liệu nội thất thường được sử dụng bên trong nhà ở, trong không gian khá kín nên việc phát tán những chất độc hại sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD cũng đưa ra những ngưỡng tối thiểu về độ bền và độ uốn của vật liệu xây dựng, nhằm bảo vệ lợi ích của người mua và sử dụng, giúp họ được sử dụng những mặt hàng, sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Những sản phẩm vật liệu làm từ gỗ công nghiệp được sản xuất trong nước thì cũng phải tuân thủ theo QCVN 16:2023/BXD.

Trước khi Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD, thì trong hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam cũng đã có những yêu cầu kỹ thuật về mặt hàng làm từ gỗ công nghiệp với yêu cầu kỹ thuật về độ bền, mức phát thải Formaldehyde, nhưng lại không bắt buộc phải tuân thủ và áp dụng. Từ đó, Thông tư số 04/2023/TT-BXD đã nâng những yêu cầu kỹ thuật này lên thành các quy chuẩn bắt buộc phải tuân thủ.

Khi QCVN 16:2023/BXD đã có hiệu lực, ngoài việc những sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng sẽ an toàn hơn, thì các Cơ quan chức năng, Cơ quan quản lý của Nhà nước cũng sẽ có đầy đủ căn cứ để tiến hành thanh tra, kiểm tra, nếu như phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm minh.

Tạm kết

Follow Finlogistics để liên tục cập nhật những thông tin, kiến thức về tình hình Logistics trong và ngoài nước nhanh chóng và hữu ích nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy-chuan-ky-thuat-moi-ve-hang-hoa-vlxd


Thu-tuc-nhap-khau-bon-ve-sinh-be-xi-00.jpg

Việc nhập khẩu những mặt hàng thiết bị vệ sinh này từ nước ngoài, đặc biệt là bồn vệ sinh bệ xí ngày càng phát triển mạnh. Song, thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí phải được thực hiện theo đúng quy định Pháp luật, cũng như của Hải Quan, nhưng đối với các doanh nghiệp mới thì điều này khá khó khăn. Vậy chi tiết quy trình này như thế nào, hãy đi tìm câu trả lời với Finlogistics nhé!

Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí
Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí


Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí từ nước ngoài chi tiết và đầy đủ

Những công ty, doanh nghiệp đang mong muốn nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí về thị trường Việt Nam để tiến hành kinh doanh hoặc phục vụ cho những dự án, công trình, nhà ở xây dựng,… thì buộc phải nắm rõ thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí mới nhất như sau:

#Chính sách nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí

Từ ngày 01/01/2024, theo Thông tư số 04/2023/TT-BXD chính thức có hiệu lực và đi kèm với quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD đối với 10 nhóm vật liệu xây dựng, bao gồm: 

  • Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông
  • Cốt liệu xây dựng
  • Vật liệu ốp lát
  • Vật liệu xây
  • Vật liệu lợp
  • Thiết bị vệ sinh
  • Kính xây dựng
  • Vật liệu trang trí và hoàn thiện
  • Các sản phẩm ống cấp thoát nước
  • Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khác

Theo đó, mặt hàng bồn vệ sinh bệ xí nhập khẩu nằm trong số 10 nhóm vật liệu xây dựng được Pháp luật quy định. Khi làm thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí, các doanh nghiệp cần phải lưu ý những điểm quan trọng sau đây:

  • Hàng hóa bồn vệ sinh bệ xí đã qua sử dụng nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu
  • Khi tiến hành nhập khẩu thì buộc phải dán nhãn hàng hóa theo quy định ghi trong Thông tư số 43/2017/NĐ-CP
  • Xác định đúng mã HS Code, để nộp đúng thuế phí và tránh bị Cơ quan chức năng phạt.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu cáng y tế cần lưu ý những vấn đề gì?

#Dán nhãn hàng hóa

Việc dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định tuy không mới. nhưng từ sau khi Nghị định số 128/2020/NĐ-CP được ban hành, thì quy trình này đã được giám sát một cách chặt chẽ hơn.

Dán nhãn hàng hóa không chỉ giúp các cơ quan hành chính dễ dàng quản lý được hàng hóa, mà còn có thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ cũng như đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Do đó, việc dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu, khi làm thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí.

Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí
Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí

=> Nội dung nhãn mác

Khi tiến hành dán nhãn thì nội dung bên trong nhãn cũng rất quan trọng và đã được quy định rõ ràng bên trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng bồn vệ sinh bệ xí nhập khẩu thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ sẽ bao gồm:

  • Thông tin chi tiết của bên xuất khẩu (tên, địa chỉ công ty)
  • Thông tin chi tiết của bên nhập khẩu (tên, địa chỉ công ty)
  • Thông tin chi tiết về đặc điểm, tính chất của hàng hóa
  • Thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa

Đó là những nội dung cơ bản cần phải được dán lên trên lô hàng nhập khẩu. Các thông tin phải được thể hiện bằng tiếng anh hoặc những thứ tiếng khác thì cần phải có dịch thuật rõ ràng. Trong khi thực hiện thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí nếu như gặp phải luồng đỏ, thì Cơ quan Hải Quan sẽ kiểm hóa rất gắt gao đến những nội dung ở bên trên nhãn dán.

=> Vị trí dán nhãn

Việc dán nhãn lên hàng hóa đúng vị trí cũng là một điều khá quan trọng. Khi tiến hành nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần phải được dán lên trên những bề mặt của lô hàng như: thùng carton, kiện gỗ, bao bì sản phẩm,… hoặc bất kỳ chỗ nào khác, miễn có thể tiện kiểm tra và dễ dàng nhìn thấy. Thời gian kiểm hóa sẽ được rút ngắn nếu dán nhãn đúng vị trí khi làm thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí.

Còn đối với những hàng hóa, sản phẩm bán lẻ ở trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác, ví dụ như: tên nhà sản xuất, định lượng hàng hóa, ngày tháng sản xuất, thông số kỹ thuật, cảnh báo an toàn,…

=> Rủi ro khi không dán nhãn

Pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện dán nhãn lên hàng hóa. Nếu như trên bề mặt hàng hóa không được dán nhãn khi tiến hành nhập khẩu hoặc những nội dung trên nhãn hàng hóa bị sai, thì phía bên nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro xảy ra sau đây:

  • Bị phạt tiền dựa theo những quy định và mức phạt ghi tại Điều 22, Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Không được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, do chứng nhận xuất xứ của lô hàng sẽ bị bác bỏ
  • Hàng hóa dễ bị thất lạc hay hư hỏng do không có những nhãn cảnh báo cho việc xếp dỡ và vận chuyển

#Mã HS Code và thuế nhập khẩu

Đây là một trong những phần trọng tâm đáng chú ý nhất, bởi vì mặt hàng thiết bị vệ sinh, đặc biệt là bồn vệ sinh bệ xí nhập khẩu khi làm các thủ tục sẽ chịu mức thuế rất cao. Ngay cả khi có C/O thì thuế nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí cũng nằm ở mức cao. Vì lý do vậy, các doanh nghiệp cần xác định được chính xác mã HS code của từng loại sản phẩm thông qua bảng dưới đây:

MÔ TẢ MÃ HS CODE THUẾ NK ƯU ĐÃI
Bồn vệ sinh bằng nhựa 3922.1090 22%
Bệ xí bằng nhựa 3922.2000 22%
Bồn vệ sinh, bệ xí bằng sứ 6910.1000 35%
Bồn vệ sinh, bệ xí bằng gốm 6910.9000 35%
Bồn vệ sinh, bệ xí bằng sắt thép 7324.9099 20%

Dựa theo biểu thuế xuất nhập khẩu, thì mã HS code của mặt hàng bồn vệ sinh bệ xí sẽ được chia ra làm 03 loại theo chất liệu (sứ, gốm và sắt thép). Tuy đã nhận được nhiều ưu đãi, nhưng mặt hàng này vẫn phải chịu mức thuế cao.

#Các bước thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí chi tiết

Bộ hồ sơ nhập khẩu

Bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí nói riêng và những mặt hàng khác nói chung đã được quy định rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành vào ngày 25/3/2015 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018. Theo đó, những giấy tờ, chứng từ mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan bồn vệ sinh bệ xí
  • Hợp đồng ngoại thương (Sale Contracts)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Orignal)
  • Bộ Catalogs sản phẩm (nếu có)

Trong bộ hồ sơ nhập khẩu ở trên, thì những chứng từ quan trọng nhất đó là: tờ khai Hải Quan, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển. Còn đối với những chứng từ khác, doanh nghiệp sẽ phải cung cấp khi được phía Hải Quan yêu cầu nộp thêm.

Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí
Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí

Thời hạn giải quyết

Thời hạn để tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra bộ hồ sơ Hải Quan bắt đầu ngay sau khi người kê khai Hải Quan nộp và xuất trình hồ sơ Hải Quan đúng theo quy định của Pháp luật (Khoản 1, Điều 23 của Luật Hải Quan). Theo đó, thời hạn để hoàn thành thành quá trình kiểm tra hồ sơ và kiểm tra hàng hóa thực tế, phương tiện vận tải cho mặt hàng bồn vệ sinh bệ xí nhập khẩu gồm:

  • Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là khoảng 02 giờ làm việc, kể từ thời điểm Cơ quan Hải Quan tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ Hải Quan của người kê khai.
  • Hoàn thành việc kiểm tra hàng hóa thực tế chậm nhất là khoảng 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm người kê khai Hải Quan xuất trình đầy đủ lô hàng cho Cơ quan Hải Quan.

#Hướng dẫn quy trình nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí chi tiết

Để làm thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí, các doanh nghiệp cần chú ý những bước quan trọng sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng tại Sở Xây dựng (đăng ký trực tiếp trên giấy), bao gồm: đăng ký, hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, danh mục hàng hóa,…

  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thì sẽ nộp tại Bộ phận một cửa của Sở Xây dựng ở địa phương, nơi doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa.

  • Bước 3: Truyền tờ khai Hải Quan

Khi nhận được giấy đăng ký có xác nhận chữ ký và số của Sở Xây dựng thì nộp lại cho Hải Quan để tiến hành thông quan hàng hóa (tại đây doanh nghiệp có khoảng 15 ngày để trả lại kết quả cho Sở Xây dựng). Doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ nhập khẩu cần thiết như: Sales Contract, Invoice, Packing List, B/L, C/O, phiếu thông báo hàng đến,… và xác định được mã HS code của bồn vệ sinh bệ xí nhập khẩu.

Lúc này, doanh nghiệp có thể nhập các thông tin khai báo lên trên hệ thống của Hải Quan, thông qua phần mềm VNACCS/ VCIS. Sau khi đã kê khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống của Hải Quan sẽ trả về cho doanh nghiệp kết quả phân luồng tờ khai.

Khi đã có luồng tờ khai thì tiến hành in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống cho Chi cục Hải Quan để có thể mở tờ khai. Tùy theo phân loại luồng xanh, vàng hay đỏ mà doanh nghiệp thực hiện các bước mở tờ khai khác nhau.

Nếu phía Hải Quan kiểm tra xong bộ hồ sơ mà không có thắc mắc gì thêm thì sẽ chấp nhận cho thông quan tờ khai. Doanh nghiệp tiếp theo có thể đóng thuế phí bồn vệ sinh bệ xí nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan để tiến hành thông quan hàng hóa nhanh chóng.

  • Bước 4: Kéo hàng hóa về kho bảo quản

Tờ khai khi đã được thông quan thì lúc này, các doanh nghiệp sẽ hoàn thành bước thanh lý tờ khai, kéo hàng về kho chứa để bảo quản và làm một vài thủ tục cần thiết như: liên lạc các tổ chức giám định để làm chứng nhận hợp quy; cung cấp giấy chứng nhận hợp quy, hình ảnh sản phẩm và tờ khai thông quan cho Sở Xây dựng để hoàn thiện hồ sơ;…

Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí
Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm cần trải qua những bước nào?

#Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí

  • Thuế nhập khẩu dành cho thiết bị vệ sinh thường rất cao, nên doanh nghiệp phải yêu cầu bên bán cung cấp chứng nhận xuất xứ của hàng hóa để nhận được mức thuế ưu đãi đặc biệt.
  • Hàng hóa chỉ được phép thông quan Hải Quan và mang đi khi đã nộp đủ thuế nhập khẩu tùy theo mã HS của lô hàng.
  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị trước những chứng từ gốc để tránh tình trạng hàng bị lưu kho lưu bãi.
  • Khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa phải dán nhãn theo quy định Pháp luật.
  • Xác định đúng mã HS code để nộp đúng số thuế và tránh bị phạt không đáng có.

Kết luận

Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí từ nước ngoài về Việt Nam cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, đầy đủ và đúng quy trình. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc thông quan hàng thiết bị vệ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay xin báo giá về dịch vụ vận chuyển hay thủ tục thông quan Hải Quan hàng bồn vệ sinh bệ xí nhập khẩu, hãy kết nối với Finlogistics để được hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu chi phí nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-bon-ve-sinh-be-xi