Phi-afs-la-gi-00.jpg

Phí AFS là gì? Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với nhiều người trong ngành xuất nhập khẩu. Nếu công ty của bạn từng sử dụng dịch vụ Logistics hoặc vận chuyển quốc tế, thì có thể đã nghe qua cụm từ này. Vậy hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu rõ hơn về phí AFS qua bài viết này nhé!

Phi-afs-la-gi


Phí AFS là gì?

Phí AFS (Advance Filing Surcharge) là loại phụ phí bắt buộc đối với việc khai báo thông tin hàng hoá nhập khẩu vào cảng hoặc sân bay Trung Quốc, trước khi hàng được bốc xếp lên tàu vận tải.

Đối với các loại hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, Hải Quan phía Trung Quốc sẽ yêu cầu các hãng tàu phải khai báo thông tin trước (khai AFS) khi hàng được bốc xếp lên tàu. Khoản phụ phí này được thu nhằm thực hiện việc khai báo và cần phải hoàn thành trong vòng ít nhất 24 giờ, trước khi tàu khởi hành.

Việc thanh toán phí AFS là quy định bắt buộc của Hải Quan nước bạn đối với tất cả mặt hàng nhập khẩu. Một số thông tin cần khai báo bao gồm: thông tin về bên bán, bên mua, phân loại hàng hóa, khối lượng, trọng lượng và những chi tiết liên quan khác.

>>> Tìm hiểu thêm: Phí CIC là gì?

Phi-afs-la-gi

Đối tượng thu/ chịu phí AFS

Các hãng tàu cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá đến Trung Quốc sẽ là đối tượng thu phí AFS. Còn các công ty Forwarder hoặc chủ hàng sẽ là đối tượng phải trả loại phí này, tùy thuộc vào việc chủ hàng đặt chỗ tàu thông qua Forwarder hoặc trực tiếp với hãng tàu:

  • Công ty Forwarder: Nếu bạn book cước qua các Forwarder thì phí AFS sẽ do bên này thu (phí AFS địa phương). Các forwarder sau khi thu sẽ tiếp tục đóng lại phí này cho bên hãng tàu.
  • Hãng tàu vận chuyển: Đây sẽ là đơn vị cuối cùng tiếp nhận phí AFS. Nếu bạn đặt book cước thẳng trực tiếp với hãng tàu thì sẽ nộp phí AFS cho họ.

Phi-afs-la-gi

Mức phí AFS là bao nhiêu?

Mức phí AFS thường giao động trong khoảng từ 30 – 40$ cho mỗi lô hàng, tùy vào quy định của từng hãng tàu. Loại phụ phí này cũng áp dụng cho toàn bộ lô hàng và không phụ thuộc vào số lượng container vận chuyển.

Do tính chất tương tự của các loại phí như AMS, AFR và AFS,… các công ty Forwarder thường sẽ gộp chúng lại thành phí AMS trên bill để khách hàng có thể dễ hiểu và nắm rõ hơn. Khoản phí này cũng có thể được tính vào những phụ phí hoặc cước biển khác. Vì vậy, thông tin về phí AFS có thể sẽ không được thể hiện rõ ràng trên bill.

Phi-afs-la-gi

>>> Tìm hiểu thêm: Local Charge là gì?

Tạm kết

Trên đây là những thông tin đầy đủ và ngắn gọn nhất, trả lời cho thắc mắc phí AFS là gì của bạn. Nếu còn có thêm câu hỏi hoặc muốn xin tư vấn, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, bạn hãy gọi ngay đến cho Finlogistics qua hotline. Đội ngũ dày dặn chuyên môn và nhiệt tình của chúng tôi sẽ sớm trả lời và hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phi-afs-la-gi


To-khai-chuyen-tiep-hang-duong-bo-00.jpg

Tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ là một trong những thuật ngữ gây khó hiểu cho nhiều người làm trong ngành xuất nhập khẩu. Loại tờ khai này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Vậy cần lưu ý những vấn đề gì khi làm tờ khai Hải Quan chuyển tiếp hàng hóa đường bộ? Hãy cùng Finlogistics phân tích kỹ hơn qua bài viết này nhé!

o-khai-chuyen-tiep-hang-duong-bo


Tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ là gì?

Khái niệm

Tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ được xem là một loại giấy tờ, chứng từ Hải Quan, dùng để khai báo tất tần tật các thông tin về hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ trong quá trình nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Loại giấy tờ này sẽ giúp Cơ quan Hải Quan có thể theo dõi và quản lý hàng hóa khi vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất hoặc từ khu vực này sang khu vực khác, mà vẫn chưa hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại quốc gia ấy.

Mục đích sử dụng

Vậy mục đích sử dụng của tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ bao gồm những gì?

  • Theo dõi hành trình hàng hóa: Giúp cơ quan Hải Quan theo dõi và quản lý hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, nhằm đảm bảo hàng hóa không bị mất mát, thất lạc hoặc chuyển hướng trái phép.
  • Cung cấp thông tin cho Hải Quan: Cung cấp đầy đủ những thông tin về hàng hóa như: tên, số lượng, khối lượng, trị giá, quốc gia xuất xứ, điểm đến, phương tiện vận tải,… để phía Hải Quan tiến hành kiểm tra và làm các bước thủ tục.
  • Làm cơ sở để tính thuế phí: Dựa theo những thông tin trên tờ khai, phía Hải Quan sẽ tính toán và tiến hành thu các loại thuế phí theo quy định.

o-khai-chuyen-tiep-hang-duong-bo

Hàng hóa áp dụng

Có những loại hàng hóa nào được áp dụng tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ?

  • Hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ: Áp dụng đối với các loại hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện vận tải đường bộ như: xe tải, xe container,… từ một địa điểm này tới địa điểm khác, trong cùng một quốc gia hoặc giữa các nước với nhau.
  • Hàng hóa quá cảnh: Áp dụng đối với các loại hàng hóa chỉ quá cảnh qua lãnh thổ của một quốc gia mà không bị giữ lại để tiêu thụ.

Thông tin thường có

Đây là những thông tin thường xuất hiện trên tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ:

  • Thông tin về người khai báo: Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế,…. 
  • Thông tin về phương tiện vận tải: Biển số, phân loại, tên chủ xe,…
  • Thông tin về hàng hóa: Tên, số lượng, khối lượng, giá trị, mã HS code, quốc gia xuất xứ, điểm đi, điểm đến,….
  • Thông tin về giấy tờ liên quan: Hóa đơn thương mại (Invoice), vận đơn (B/L), giấy chứng nhận chất lượng (C/Q),…

Quy trình làm tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ

Vậy quy trình làm tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ được cụ thể như sau:

  1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ: Người khai báo chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của Hải Quan.
  2. Khai báo điện tử: Người khai báo thực hiện khai báo điện tử thông tin về hàng hóa trên Hệ thống thông quan quốc gia của Hải Quan.
  3. Kiểm tra và đối chiếu: Cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra và đối chiếu những thông tin có trên tờ khai với hàng hóa thực tế và những giấy tờ đi kèm.
  4. Cấp giấy phép chuyển tiếp: Nếu thông tin chính xác và hợp lệ, cán bộ Hải Quan sẽ cấp giấy phép chuyển tiếp cho phương tiện vận tải hàng hóa.
  5. Vận chuyển hàng hóa: Phương tiện vận tải được phép vận chuyển hàng hóa đến điểm đến như đã khai báo.
  6. Làm thủ tục tại điểm đến: Khi hàng hóa cập bến tại điểm đến, người nhận hàng sẽ làm các bước thủ tục Hải Quan theo quy định pháp luật.

o-khai-chuyen-tiep-hang-duong-bo

>>> Xem thêm: Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ cần lưu ý những vấn đề gì?

Một số lưu ý nhỏ đối với tờ khai chuyển tiếp

Dưới đây là một vài điều mà bạn cần chú ý khi làm tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ:

  • Quy định cụ thể: Quy trình và mẫu tờ khai chuyển tiếp có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia và từng thời điểm. Do vậy, người khai báo cần tham khảo thông tin chi tiết từ cơ quan Hải Quan.
  • Hỗ trợ của các đơn vị Logistics: Nhằm đảm bảo thủ tục diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác, người khai báo có thể nhờ đến sự hỗ trợ của những đơn vị Logistics có chuyên môn và kinh nghiệm, ví dụ như Finlogistics. Liên hệ ngay với chung tôi qua hotline để nhận được dịch vụ uy tín và báo giá hấp dẫn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

To-khai-chuyen-tiep-hang-duong-bo


To-khai-nhanh-la-gi-00.jpg

Tờ khai nhánh là gì? Trước khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa, thì doanh nghiệp hoặc đơn vị Logistics phải tiến hành lập tờ khai Hải Quan và nộp lại cho Chi cục Hải Quan để hoàn tất thủ tục thông quan. Tuy nhiên, có nhiều lúc bạn sẽ cần phải sử dụng đến tờ khai nhánh. Vậy khi nào thì bạn được phép mở tờ khai nhánh?… Hãy cùng tìm hiểu thêm qua nội dung bài viết hữu ích dưới đây với Finlogistics nhé!

To-khai-nhanh-la-gi
Làm rõ khái niệm tờ khai nhánh khi thực hiện khai báo Hải Quan


Tìm hiểu tờ khai nhánh là gì?

Trước khi đi tìm hiểu tờ khai nhánh là gì, thì bạn nên biết rằng đây là một phần khá quan trọng của tờ khai Hải Quan điện tử (E-Customs). Tờ khai nhánh do chính Hệ thống phần mềm khai báo của Hải Quan tự động tách ra và chia nhỏ những dữ liệu hàng hóa thành các phần nhỏ.

Việc sử dụng tờ khai nhánh nhằm mục đích dễ dàng hơn trong quá trình quản lý, khai báo chính xác và thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát của phía Cơ quan Hải Quan.

To-khai-nhanh-la-gi
Giải đáp những thắc mắc về việc sử dụng tờ khai nhánh

Khi nào cần mở tờ khai nhánh?

Thông thường, có 03 lý do chính khiến chủ hàng phải mở tờ khai nhánh, bao gồm:

Tờ khai Hải Quan vượt quá 50 dòng

Mỗi tờ khai Hải Quan chỉ có thể được phép ghi tối đa 50 dòng. Sau khi nhập liệu đầy đủ những thông tin tờ khai xong, Hệ thống phần mềm của Hải Quan sẽ tiến hành rà soát và đánh giá. Nếu như vượt quá số lượng dòng ở trên, thì tờ khai sẽ tự động phân tách ra thành nhiều tờ khai nhánh khác nhau.

Do đó, người khai tờ khai sẽ phải ghi lần lượt, bắt đầu từ tờ số 1 đầu tiên. Những tờ khai nhánh này đều có những thông tin đồng bộ với tờ khai đầu tiên, ví dụ như: mã vận đơn, số hóa đơn,… Điều này sẽ giúp cho người khai báo và Cơ quan Hải Quan nắm chắc được đây là tờ khai của cùng một lô hàng.

Tuy nhiên, trên mỗi tờ khai nhánh sẽ có thêm những thông tin khác như: luồng tờ khai hay mức thuế phí,… Trên bản in của tờ khai này cũng sẽ thể hiện tờ khai đầu tiên, tờ khai nhánh thứ và tổng số phân nhánh. Khi tiến hành in, thì người khai báo sẽ phải in đầy đủ và đóng dấu giáp lai tất cả những tờ khai nhánh này.

To-khai-nhanh-la-gi
Khi vượt quá 50 dòng thì Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động phân tách thành các tờ khai nhánh

Mức thuế phí vượt quá số ký tự của mục tiền thuế

Khi mặt hàng nào đó có mức thuế phí vượt quá số ký tự của mục ghi tiền thuế ở trên tờ khai Hải Quan, thì sẽ có 02 trường hợp sau xảy ra:

  • Trường hợp 1: Nếu thông tin có thể tách dòng, thì người khai báo có thể phân tách ra thành nhiều mẫu tờ khai nhánh khác nhau.
  • Trường hợp 2: Nếu thông tin không thể tách dòng, thì người khai báo nên thực hiện ở trên tờ khai Hải Quan bản giấy.

Tổng mức thuế phí vượt số ký tự của mục tổng số tiền thuế

Nếu tổng số tiền thuế phí của lô hàng vượt quá số ký tự của mục tổng số tiền thuế phí có trên tờ khai thì người khai báo được phép tách và mở tờ khai nhánh.

Nếu như tờ khai có chung vận tải đơn, hóa đơn và khai ở trên nhiều tờ khai nhánh tại Chi cục Hải Quan thì người khai chỉ cần nộp lại một bộ hồ sơ Hải Quan (trong trường hợp nộp hồ sơ giấy). Những tờ khai phía sau sẽ ghi rõ “chung chứng từ cùng với tờ khai số… ngày… vào mục “Phần ghi chú”.

To-khai-nhanh-la-gi
Khi tổng mức thuế phí vượt số ô điền thuế phí thì người khai báo cần làm tờ khai nhánh

Lệ phí khi mở tờ khai nhánh

Trước đây, nếu như phân tờ khai nhánh và tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ được miễn thu lệ phí. Còn hiện nay, theo Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 274/2016/TT-BTC quy định rõ:

  • Cục Hải Quan tại các tỉnh, thành phố phải thực hiện thu phí Hải Quan, lệ phí hàng hóa và phương tiện quá cảnh đối với tờ khai nhánh và tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ là: 20.000 VNĐ/một tờ khai.
  • Bãi bỏ các Khoản 1, 2, 3, 4, 7 và 8, Điều 45 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC về quy định không nộp lệ phí khi tiến hành mở tờ khai nhánh.

Lời kết

Trên đây là các nội dung giải đáp cho bạn biết tờ khai nhánh là gì, hy vọng sẽ có ích cho bạn trong quá trình khai tờ khai Hải Quan. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần hỗ trợ khai báo và xử lý tờ khai, hãy liên hệ nhanh ngay cho Finlogistics. Chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết thông quan tờ khai cho khách hàng, từ dễ đến khó, với tiêu chí nhanh chóng – an toàn – tối ưu nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

To-khai-nhanh-la-gi