Nhap-khau-phoi-thep-00.jpg

Nhập khẩu phôi thép đã trở thành một lĩnh vực cực kỳ quan trọng, bởi nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sắt thép các loại ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, trước khi quyết định nhập khẩu mặt hàng này, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ một số thông tin cần thiết, bao gồm những thủ tục và chính sách Nhà nước liên quan. Để có cái nhìn chi tiết hơn, hãy theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây cùng Finlogistics nhé!

Nhap-khau-phoi-thep


Chính sách thủ tục nhập khẩu phôi thép các loại như thế nào?

Trước khi làm rõ quy trình và chính sách nhập khẩu phôi thép, chúng ta hãy tìm hiểu sản phẩm này là gì? Phôi thép là một loại kim loại trung gian trong quá trình sản xuất sắt thép, thường ở dạng đúc hoặc cán nóng, có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Phôi thép sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đa dạng những sản phẩm thép khác nhau, như thép thanh, thép dây hoặc thép ống liền mạch.

Dựa theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, phôi thép là mặt hàng không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất khẩu. Do vậy, các cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập khẩu sản phẩm này tương tự như hàng hoá khác, tuy nhiên cần cung cấp những giấy tờ pháp lý trước khi đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, phôi thép nhập khẩu còn thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ. Dưới đây là một số Văn bản của các cơ quan có thẩm quyền quy định đến việc nhập khẩu sản phẩm phôi thép mà các cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN và Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN: quy định về các bước thủ tục kiểm tra Nhà nước, nhằm bảo đảm chất lượng của các loại thép nhập khẩu.
  • Thông tư số 14/2017/TT-BCT (thay thế cho Thông tư 12/2015/TT-BCT): quy định về việc thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng thép tại Việt Nam.
  • Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN (Thông tư số 58) do Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Nhap-khau-phoi-thep

>>> Xem thêm: Làm rõ chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu thép các loại

Mã HS code và thuế suất đối với phôi thép nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước thủ tục nhập khẩu phôi thép các loại, bạn cần chọn lựa chính xác mã HS code sản phẩm của mình để xác định rõ các loại thuế suất cần nộp cho Nhà nước.

Mã HS code

Mỗi loại phôi thép nhập khẩu sẽ có mã HS khác nhau. Đây sẽ là căn cứ quan trọng giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình kê khai giấy tờ pháp lý, trước khi đưa vào sử dụng thực tiễn. Dưới đây bảng mã HS phôi thép tham khảo:

STT

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHÂM

1

7201

Gang thỏi; gang kính dạng thỏi, khối hoặc dạng thô khác

2

7202

Hợp kim fero

3

7203

Các sản phẩm chứa sắt được sản xuất trực tiếp từ quặng, sản phẩm sắt xốp, dạng tảng, cục hoặc hình thù tương tự; sắt có độ tinh khiết từ 99.94% dạng tảng, cục và dạng tương tự

4

7204

Phế liệu và mảnh vụn; thỏi đúc phế liệu được nấu lại từ sắt hoặc hợp kim thép của sắt

5

7205

Hạt và bột của gang thỏi, gang kính, thép và sắt 

6

7206

Sắt và thép không hợp kim dạng thỏi đúc và các dạng thô khác (trừ sắt thuộc nhóm 72.03)

7

7207

Sắt, thép không hợp kim dạng bán thành phẩm

8

7208

Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng 600mm trở lên, cán nóng, chưa phủ, tráng hoặc mạ

9

7209

Sắt thép không hợp kim, cán phẳng, chiều rộng từ 600mm trở lên, ép nguội, chưa phủ, tráng hoặc mạ

10

7210

Sắt thép không hợp kim, cán phẳng, chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, tráng, mạ

11

7211

Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm, chưa phủ, mạ, tráng

12

7212

Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ, tráng

13

7213

Sắt, thép không hợp kim, dạng que, thanh, cuộn cuốn không đều, cán nóng

14

7214

Sắt thép không hợp kim, dạng thanh, que, chưa gia công quá mức rèn, kéo nóng, cán nóng, ép đùn nóng, xoắn sau khi cán

15

7215

Sắt, thép không hợp kim, hình thù ở dạng thanh, que 

16

7216

Sắt, thép không hợp kim, hình thù dạng góc, khuôn, hình

17

7217

Dây sắt, thép không hợp kim

18

7218

Thép không gỉ dạng thỏi đúc hoặc dạng thô; bán thành phẩm 

19

7219

Thép không gỉ cán phẳng, chiều rộng sản phẩm từ 600mm trở lên

20

7220

Thép không gỉ cán phẳng,  chiều rộng dưới 600 mm

21

7221

Thép không gỉ cán phẳng, chiều rộng dưới 600 mm

22

7222

Thép không gỉ dạng thanh, que, góc, khuôn và hình khác

23

7223

Dây thép không gỉ

24

7224

Thép hợp kim khác dạng thỏi đúc, dạng thô và các bán thành phẩm 

25

7225

Thép hợp kim cán phẳng, chiều rộng sản phẩm từ 600mm trở lên

26

7226

Thép hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm

27

7227

Thép hợp kim dạng thanh, que, cán nóng, dạng cuộn không đều

28

7228

Thép hợp kim dạng thanh, que, góc, khuôn, hình; thép hợp kim hoặc không hợp kim dạng thanh và que rỗng 

29

7229

Dây thép hợp kim khác

Hơn nữa, trong mỗi mã HS phôi thép nhập khẩu sẽ bao gồm các mã nhỏ hơn, được chia ra thành nhiều loại dựa trên đặc điểm, tính chất, kích thước, hình dáng, thành phần,… của sản phẩm.

Thuế nhập khẩu

Bên cạnh các loại thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) cần nộp theo quy định Nhà nước, mặt hàng phôi thép còn áp dụng thêm những loại thuế suất sau đây:

  • Thuế tự vệ (theo quy định tại Công văn số 10704/BCT-QLCT và Công văn số 1099/BCT-QLCT, Quyết định số 2968/QĐ-BCT đối với các loại thép dài và phôi thép nhập khẩu).
  • Thuế chống bán phá giá phôi thép do Bộ Công thương quy định và công bố.
  • Thuế suất áp dụng đối với loại thép không gỉ cán nguội dạng cuốn hoặc dạng thấm được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia,… (được quy định tại Quyết định số 1656/QĐ-BCT)
  • Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu (được quy định tại Quyết định số 1105/QĐ-BCT).
  • Thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép hình chữ H từ Trung Quốc (được quy định tại Quyết định số 957/QĐ-BCT).

Nhap-khau-phoi-thep

Hướng dẫn chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu phôi thép

Các bước xử lý thủ tục nhập khẩu phôi thép khá phức tạp, tùy thuộc từng quốc gia và những quy định cụ thể. Finlogistics sẽ trình bày một số bước cơ bản thường được nhiều doanh nghiệp vận dụng:

#Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Nếu bạn muốn biết loại phôi thép của mình có cần tiến hành kiểm tra chất lượng hay không thì có thể tra cứu phụ lục I, phụ lục II và phụ lục III của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Cụ thể:

  • Phụ lục I: những sản phẩm thép không thuộc phạm vi điều chỉnh.
  • Phụ lục II: những sản phẩm thép cần phải được kiểm tra về chất lượng, dựa trên một số tiêu chuẩn khác nhau như: Tiêu chuẩn cơ sở, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn khu vực cũng như quốc tế,….
  • Phụ lục III: những sản phẩm cần phải được kiểm tra dựa trên Tiêu chuẩn Việt Nam, cũng như tiêu chuẩn của quốc gia xuất khẩu.

Các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng nhập khẩu phôi thép tại Cơ quan Nhà nước làm thủ tục Hải Quan. Theo đó, bộ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các loại chứng từ sau:

  • Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng đối với mặt hàng phôi thép (Phụ lục V, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN).
  • Giấy chứng nhận về sự phù hợp tiêu chuẩn hoặc Chứng thư giám định phù hợp với tiêu chuẩn (bản sao y có đóng dấu)
  • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hoặc Chứng thư giám định đạt tiêu chuẩn (bản sao y có đóng dấu)
  • Hợp đồng nhập khẩu, danh mục hàng hoá P/L, hóa đơn Invoice, vận đơn B/L, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O,… (bản sao y có đóng dấu)
  • Đối với các loại mã HS phôi thép nhập khẩu nằm tại phần mục 2 của phụ lục III cần bổ sung thêm bản kê khai thép nhập khẩu. (do Bộ Công thương xác nhận, tương tự giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu do Sở Công thương chấp thuận).

Nhap-khau-phoi-thep

#Bước 2: Xử lý thủ tục Hải Quan nhập khẩu

Bộ chứng từ thông quan nhập khẩu phôi thép hoàn chỉnh cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, để nộp về cho cơ quan Hải Quan, bao gồm những loại giấy tờ quan trọng như sau:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu, do Chi cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất Lượng xác nhận (bản gốc)
  • Phiếu Công bố hợp chuẩn hợp quy sản phẩm phôi thép được nhập khẩu (bản sao y)
  • Một số loại giấy tờ có liên quan khác, ví dụ như: Tờ khai Hải Quan nhập khẩu, Hợp đồng, hoá đơn sắt thép thương mại, danh sách hàng hoá, vận đơn B/L, Chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ C/O,…

#Bước 3: Thông quan lô hàng qua Hải Quan

Sau khi đã hoàn thành xong bước kiểm tra chất lượng phôi thép nhập khẩu và chuẩn bị giấy tờ, các cá nhân, doanh nghiệp tiến hành khai quan Hải Quan bằng phần mềm Hải Quan điện tử ECUS5/VNACCS. Sau khi cung cấp đầy đủ nội dung, thông tin trên phần mềm kê khai, bạn đi in tờ khai cùng với bộ chứng từ và đến nộp cho Chi cục Hải Quan để đăng ký tờ khai.

Tùy thuộc vào kết quả phân luồng (luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ), các cá nhân, doanh nghiệp sẽ tiến hành những công việc phù hợp tiếp theo.

#Bước 4: Đưa mẫu test đi thử nghiệm về mức độ hợp quy

Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu phôi thép cần đưa mẫu test sản phẩm đi thử nghiệm hợp chuẩn hợp quy tại một trong số những cơ quan Nhà nước dưới đây:

  • Cục Viễn thông, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Những Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận, trực thuộc các Cơ quan có thẩm quyền của Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Bộ hồ sơ chứng nhận hợp chuẩn hợp quy phôi thép bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp đúng theo quy định pháp luật (bản sao y)
  • Bản công bố hợp chuẩn hợp quy đã được thiết kế theo mẫu quy định
  • Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy phôi thép do tổ chức chứng nhận ban hành (bản sao y)
  • Bản mô tả một số đặc điểm, tính chất nổi bật của sản phẩm phôi thép

#Bước 5: Nộp lại kết quả hợp quy cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Sau khi đã hoàn tất bộ hồ sơ hợp chuẩn hợp quy nhập khẩu phôi thép hoàn chỉnh, bạn nộp lại cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Nhap-khau-phoi-thep

>>> Xem thêm: Thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu cập nhật mới nhất năm 2025 

Kết luận

Tổng kết lại, hy vọng những nội dung trong bài viết trên của Finlogistics đã mang đến cho bạn những thông tin, chia sẻ hữu ích về quá trình nhập khẩu phôi thép các loại. Nếu tham khảo và thực hiện theo đúng quy định pháp luật, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xử lý thủ tục và hạn chế những sai sót không đáng có. Nếu cần hỗ trợ khi xuất nhập khẩu mặt hàng thép, bạn hãy gọi ngay đến cho chúng tôi qua số hotline/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-phoi-thep


Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau-00.jpg

Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu là bước rất quan trọng nhằm bảo đảm hàng hoá đáp ứng tốt những tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nhập khẩu và tính an toàn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn chưa nắm rõ chi tiết các bước hoàn tất quy trình kiểm tra chất lượng này. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn với Finlogistics qua nội dung dưới đây nhé!

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau


Danh mục thép nhập khẩu cần phải kiểm tra chất lượng

Pháp luật Việt Nam quy định, các doanh nghiệp nhập khẩu thép bắt buộc phải làm kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng và những công trình sử dụng. Dưới đây là danh mục thép nhập khẩu phổ biến mà doanh nghiệp cần chú ý:

  • Thép xây dựng: bao gồm một số loại thép thanh, thép cuộn, thép cây,… thường được sử dụng trong việc xây dựng nhà cửa hoặc những công trình dân dụng, khu công nghiệp. Thép xây dựng cần phải đạt tiêu chuẩn cao về độ bền, độ dẻo và khả năng kháng lực tốt.
  • Thép ống và thép hộp: được sử dụng trong những công trình hạ tầng như: cấp thoát nước, dầu khí, nông nghiệp,…. Loại thép này cần phải được kiểm tra về độ dày, độ chịu áp lực và tính chống ăn mòn để bảo đảm bảo tuổi thọ và tính bền vững.
  • Thép tấm và thép lá: thường được sử dụng trong hoạt động công nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô và những công trình cần kết cấu thép. Loại thép này cần đạt những yêu cầu nghiêm ngặt về độ dẻo dai, độ cứng và khả năng chịu uốn.
  • Thép hợp kim và thép không gỉ: bao gồm một số loại thép chịu lực, chịu nhiệt và thép inox,… được sử dụng trong hoạt động công nghiệp nặng, sản xuất thiết bị chịu nhiệt và môi trường khắc nghiệt. Loại thép này cần phải đáp ứng theo những tiêu chuẩn về thành phần hoá học cũng như tính chống ăn mòn.

Nếu muốn tìm hiểu thêm các mã HS code thuộc Danh mục thép nhập khẩu cần phải kiểm tra chất lượng, bạn có thể tham khảo những quy định trong Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau

Một số tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

Quá trình thực hiện kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại Việt Nam dựa trên khá nhiều tiêu chuẩn khác nhau, cả quốc gia lẫn quốc tế. Những tiêu chuẩn này giúp đảm bảo sản phẩm thép nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và an toàn cao:

  • Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): TCVN 1651-1:2008 đối với thép xây dựng, TCVN 197:2002 đối với thép hợp kim,… Doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm rõ những tiêu chuẩn này để chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ cho quá trình kiểm tra hàng hoá.
  • Tiêu chuẩn quốc tế: Bao gồm một số tiêu chuẩn như: ISO (quốc tế), ASTM (Hoa Kỳ), EN (Châu Âu), JIS (Nhật Bản),… Đặc biệt, với các loại thép có ứng dụng đặc biệt, thì tiêu chuẩn quốc tế có vai trò then chốt nhằm mục đích bảo đảm tính đồng nhất và chất lượng của sản phẩm.
  • Yêu cầu về môi trường và an toàn: Nhiều loại thép nhập khẩu phải được bảo đảm về hàm lượng kim loại nặng và khả năng chống ăn mòn, nhất là những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với hóa chất hoặc môi trường khắc nghiệt.

>>> Xem thêm: Làm rõ quy trình thủ tục nhập khẩu thép các loại chi tiết nhất

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau

Hướng dẫn quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu chi tiết

Quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu mà các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện như sau:

#Bước 1: Tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng thép
Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng tại những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký kiểm tra sẽ được thực hiện trước khi mặt hàng cập bến (có giấy báo hàng đến từ phía hãng tàu) để hạn chế chậm trễ trong quá trình nhập khẩu.

#Bước 2: Chuẩn bị kỹ lượng bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng
Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu sẽ bao gồm một số tài liệu quan trọng sau đây:

  • Hợp đồng nhập khẩu mặt hàng thép các loại
  • Hoá đơn và bảng kê khai chi tiết lô hàng
  • Chứng từ vận chuyển (vận đơn B/L, phiếu đóng gói P/L,…)
  • Chứng nhận chất lượng từ bên sản xuất thép
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ phía quốc gia xuất khẩu

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau

#Bước 3: Nộp lại hồ sơ và hoàn tất bước kiểm tra mẫu test
Hồ sơ bản file mềm sẽ nộp qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cùng với tài khoản và chữ ký số của phía doanh nghiệp. Sau khi hồ sơ được phê duyệt, cơ quan kiểm định sẽ tiến hành lấy mẫu test để thử nghiệm. Quá trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu sẽ bao gồm việc kiểm tra thành phần hoá học, độ bền chắc, độ dẻo dai và độ cứng của sản phẩm.

#Bước 4: Nhận kết quả và xử lý những trường hợp không đạt yêu cầu
Nếu kết quả đạt yêu cầu, doanh nghiệp tiến hành nộp lại cho Hải Quan để tiếp tục thủ tục thông quan và phân phối sản phẩm. Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ phải có các cách khắc phục như: trả hàng hoặc xin miễn giảm yêu cầu kiểm tra với một số yếu tố không quan trọng,…

Tải mẫu đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu mới nhất

Tất cả các khách hàng quan tâm và muốn tải mẫu đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng thép nhập khẩu, có thể tham khảo ngay TẠI ĐÂY.

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển kết cấu thép và nhà thép tiền chế đi Bắc – Nam

Những lưu ý khi làm kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

1. Một vài loại thép có thể sẽ được miễn giảm kiểm tra, nếu doanh nghiệp nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ chứng minh chất lượng từ những nhà cung cấp uy tín hoặc đã từng nhập khẩu loại thép tương tự với phiếu kết quả đạt tiêu chuẩn chất lượng.

2. Nếu doanh nghiệp phát hiện sản phẩm thép không đạt tiêu chuẩn, thì nên phối hợp với các đơn vị kiểm định uy tín để tiến hành đánh giá lại và tìm phương án giải quyết, khắc phục.

3. Những cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại Việt Nam bao gồm:

  • Bộ Công Thương và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – đây là những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý, phê duyệt kết quả kiểm tra chất lượng hàng hoá.
  • Một số đơn vị kiểm định uy tín khác như Vinacontrol, Quatest hoặc các phòng thí nghiệm độc lập cung cấp dịch vụ kiểm định hàng hoá đạt tiêu chuẩn quốc tế.

4. Tổng chi phí tiến hành kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào phân loại, số lượng và phương pháp kiểm định sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp nên chuẩn bị chi phí dự trù và tính toán thời gian chờ nhận kết quả kiểm tra. Thông thường, tời gian kiểm tra chất lượng sẽ kéo từ 03 – 07 ngày làm việc, tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau

Tổng kết

Như vậy, Finlogistics đã làm rõ giúp bạn đọc tất tần tật quy trình các bước kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu, cũng như những điều cần lưu ý khi thực hiện. Nếu có câu hỏi nào liên quan hoặc muốn nhập khẩu thép các loại về thị trường nội địa, vận chuyển và xử lý giấy tờ,… bạn hãy gọi ngay cho số hotline của chúng tôi: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để đội ngũ chuyên viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kiem-tra-chat-luong-thep-nhap-khau


Thue-chong-ban-pha-gia-thep-00.jpg

Bạn đang quan tâm đến vấn đề thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu các loại? Lô hàng nhập khẩu của bạn đang chịu sắc thuế này? Những băn khoăn lo lắng này hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ nhiều nhóm sắt thép phải chịu mức thuế chống bán phá giá khá cao. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về loại thuế này, cũng như những quy định pháp lý liên quan, cùng theo dõi nhé!

Thue-chong-ban-pha-gia-thep


Tổng quan về thuế chống bán phá giá thép đối với doanh nghiệp nhập khẩu

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu khái niệm thuế chống bán phá giá là gì? Điều 4, Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 2016 nêu rõ: “Thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung, được áp dụng khi hàng hoá bán phá giá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam gây ra hoặc đe dọa, gây ra thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành, phát triển của ngành sản xuất trong nước“.

Tại Việt Nam, thuế chống bán phá giá thép đóng vai trò then chốt trong chính sách bảo vệ ngành sản xuất thép nội địa. Thông qua việc áp thuế, các nhà sản xuất thép trong nước có thể duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Loại thuế này được áp dụng đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ những quốc gia có hành vi bán phá giá, giúp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp trong nước.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cụ thể các bước thủ tục nhập khẩu thép ống mới nhất

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

Cơ sở pháp lý và quy trình áp dụng thuế chống bán phá giá thép

Theo Luật Quản lý Ngoại thương và những quy định của WTO, Bộ Công Thương có thẩm quyền điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu vào Việt Nam. Quá trình này bao gồm nhiều bước, từ việc tiếp nhận yêu cầu điều tra từ các nhà sản xuất trong nước, tiến hành điều tra để xác định có hay không hành vi bán phá giá, cho đến khi đưa ra quyết định áp thuế phí.

Quy trình điều tra chống bán phá giá thường sẽ bao gồm hai giai đoạn chính: điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Nếu có đầy đủ bằng chứng cho thấy sản phẩm thép nhập khẩu của doanh nghiệp bán phá giá gây thiệt hại cho ngành thép trong nước, Bộ Công Thương sẽ đưa ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá cho lô hàng.

Ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá thép tới doanh nghiệp nhập khầu

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá thép không chỉ làm tăng chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp, mà còn gây nên nhiều khó khăn khác như:

  • Chi phí nhập khẩu tăng cao: Thuế chống bán phá giá khiến giá bán thép nhập khẩu trở nên đắt hơn, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sử dụng thép làm nguyên liệu.
  • Giảm sức cạnh tranh của thép nhập khẩu: So với sản phẩm thép sản xuất trong nước, thép nhập khẩu bị áp thuế sẽ kém cạnh tranh về giá bán. Điều này làm thay đổi cơ cấu của thị trường, gây khó khăn cho những doanh nghiệp nhập khẩu.
  • Phát sinh rủi ro trong quản lý thuế: Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể đối mặt với nguy cơ bị truy thu tiền thuế hoặc phải làm thủ tục bổ sung, nhất là khi chính sách thuế chống bán phá giá thép sẽ được rà soát và thay đổi định kỳ.

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

Những Quyết định hiện hành đối với thuế chống bán phá giá thép

Bộ Công Thương hiện nay đã ban hành và áp nhiều loại thuế chống bán phá giá thép các loại, nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau. Dưới đây là một số quyết định có liên quan và còn hiệu lực bạn có thể tham khảo:

  • Quyết định số 3390/QĐ-BCT áp dụng mức thuế từ 4,43 – 25,22% đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Quyết định số 1640/QĐ-BCT áp dụng mức thuế từ 22,09 – 33,51% đối với sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Quyết định số 3198/QĐ-BCT áp dụng mức thuế từ 2,53 – 34,27% cho các sản phẩm thép phủ màu (tôn màu) nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Bổ sung thêm bằng Quyết định số 2822/QĐ-BCT, gia hạn thêm 05 năm (từ ngày 24/10/2024 đến 23/10/2O29) về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
  • Quyết định số 3162/QĐ-BCT, áp thuế từ 3,07 – 37,29% đối với sản phẩm thép hợp kim và thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.
  • Quyết định số 3023/QĐ-BCT, rà soát và áp thuế từ 4,02 – 19,25% đối với sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Quyết định số 1535/QĐ-BCT, khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với các loại thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Quyết định số 1985/QĐ-BCT, khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với các loại thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Tất cả những quyết định đối với thuế chống bán phá giá thép này là một phần trong chiến lược bảo vệ ngành sản xuất thép tại Việt Nam, nhằm hạn chế số lượng thép nhập khẩu giá rẻ, có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho những nhà sản xuất trong nước.

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

>>> Đọc thêm: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ gồm những bước nào?

Một số biện pháp ứng phó đối với thuế chống bán phá giá thép

Trước những thách thức của việc áp thuế chống bán phá giá thép nói chung, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng và linh hoạt để bảo vệ, duy trì hoạt động kinh doanh của mình:

  1. Theo dõi những chính sách, quy định mới: Việc cập nhật chính sách và quy định của Bộ Công Thương thường xuyên rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những thông tin và điều chỉnh chiến lược nhập khẩu hợp lý.
  2. Chọn lựa nhà cung cấp uy tín, minh bạch: Doanh nghiệp nên hợp tác với những nhà cung cấp uy tín, có hồ sơ minh bạch, không bán phá giá và sở hữu quy trình xuất khẩu phù hợp, giúp giảm thiểu nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá.
  3. Tìm nguồn cung từ quốc gia không bị áp thuế: Việc đa dạng hóa nguồn cung từ những quốc gia không thuộc Danh mục bị áp thuế chống bán phá giá sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định giá bán và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.
  4. Chuẩn bị kỹ hồ sơ chứng minh không bán phá giá: Khi được yêu cầu, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng các loại giấy tờ, chứng từ nhằm chứng minh mặt hàng thép nhập khẩu không bán phá giá hoặc yêu cầu rà soát lại mức thuế nếu không phù hợp.
  5. Xem xét lại những yêu cầu rà soát định kỳ: Thuế chống bán phá giá thép thường được điều chỉnh sau một thời gian dài áp dụng. Do đó, doanh nghiệp nhập khẩu có quyền yêu cầu Bộ Công Thương rà soát và điều chỉnh lại mức thuế hợp lý nếu có bằng chứng cho thấy mặt hàng không còn bị bán phá giá.

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

Tổng kết

Thuế chống bán phá giá thép chính là biện pháp tối ưu nhằm bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước trước áp lực từ nguồn cung thép nhập khẩu giá thấp từ nước ngoài. Với những mức thuế áp dụng đối với mặt hàng thép các loại từ nhiều quốc gia, thuế chống bán phá giá ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Liên hệ ngay với đội ngũ Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ các bước thủ tục nhập khẩu sắt thép các loại.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thue-chong-ban-pha-gia-thep


Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi-00.jpg

Thép không gỉ (Inox) là loại hợp kim có khả năng chống ăn mòn, chống oxi hóa rất tốt. Nhờ vào đặc tính quan trọng này, thủ tục nhập khẩu thép không gỉ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Vậy quy trình nhập khẩu mặt hàng này liệu có đơn giản? Các doanh nghiệp cần xin giấy phép nhập khẩu gì hay không?… Finlogistics sẽ phân tích giúp bạn chi tiết ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi


Quy định pháp luật liên quan thủ tục nhập khẩu thép không gỉ

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 14/2017/TT-BCT vào ngày 28/08/2017 về việc bãi bỏ Thông tư số 12/2015/TT- BCT. Theo đó, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ sẽ không cần phải xin giấy phép tự động từ Bộ Công Thương.

Theo Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN, thép không gỉ phải làm kiểm tra chất lượng sau khi thông quan, dựa trên kết quả Chứng nhận giám định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cần chú ý về thuế chống bán phá giá theo Quyết định số 1656/QĐ-BCT. Thép không gỉ không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu, do đó bạn có thể làm thủ tục nhập khẩu như bình thường.

>>> Xem thêm: Thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu áp dụng như thế nào?

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Mã HS code và thuế suất đối với thép không gỉ nhập khẩu

Trước khi tiến hành khai báo tờ khai và thông quan Hải Quan, các doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code của mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu để nộp đúng và đầy đủ thuế phí cho Nhà nước.

Mã HS code

Với sự đa dạng về chủng loại, kiểu dáng và kích thước nên mặt hàng thép có rất nhiều mã HS khác nhau. Mã HS của thép và thép không gỉ được phân tại Chương 72 trong Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025. Còn những sản phẩm làm từ thép sẽ thuộc Chương 73. Dưới đây là bảng mã HS thép nói chung và thép không gỉ nói riêng cho bạn đọc tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHÂM

Phụ lục II

7206

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc Nhóm 7203).

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm.

7208

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

7209

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7212

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng

7213

Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.

7214

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.

7215

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.

7216

Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.

7217

Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.

7219

Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7220

Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7225

Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7226

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7227

Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.

7228

Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim.

7229

Dây thép hợp kim khác.

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép.

Phụ lục III

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm.

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7225

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ: nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự).

Thuế suất nhập khẩu

Khi tiến hành nhập khẩu thép không gỉ có mã HS là 7222.3010 về thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cần hoàn thành đủ một số loại thuế phí như sau:

  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu thép thông thường: 15%
  • Thuế nhập khẩu thép ưu đãi: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (tùy theo từng quốc gia xuất khẩu)

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với thép không gỉ nhập khẩu

Để làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ và các loại sản phẩm thép khác, doanh nghiệp cần phải đăng ký làm Công bố tiêu chuẩn, áp dụng phương pháp thử nghiệm không phá hủy (Thông tư số 58/2015/TTL-BCT-BKHCN).

Tiêu chuẩn này sẽ do các doanh nghiệp tự công bố, sau đó tiến hành Công bố hợp quy, đánh giá hàng hoá nhập khẩu có phù hợp so với quy chuẩn chất lượng Quốc gia và Tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm tra chất lượng hay không. Trình tự làm công bố tiêu chuẩn áp dụng được quy định rõ tại Thông tư số 21/2017/TT-BKHCN gồm các bước cơ bản như sau:

  • Thành lập kế hoạch xây dựng TCCS
  • Biên soạn kế hoạch dự thảo TCCS
  • Lấy ý kiến chung cho dự thảo TCCS
  • Tổ chức hội nghị về dự thảo TCCS
  • Xử lý các ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo
  • Lập bộ hồ sơ dự thảo
  • Thẩm tra kỹ bộ hồ sơ dự thảo
  • Thực hiện Công bố và in TCCS

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Thủ tục Công bố hợp quy cho mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu

Các bước hoàn thiện thủ tục Công bố hợp quy cho hàng thép không gỉ nhập khẩu được ghi rõ dưới đây:

Bộ hồ sơ Công bố hợp quy hàng hoá

  • Bản công bố hợp quy (mẫu sẵn)
  • Báo cáo tự đánh giá (tên cá nhân/doanh nghiệp, SĐT liên hệ, thông tin về lô hàng, số hiệu kỹ thuật,…)
  • Bên nhập khẩu phải cam kết về chất lượng của sản phẩm thép phù hợp với các quy chuẩn về kỹ thuật đã được Công bố và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Cơ quan Pháp luật về chất lượng sản phẩm, đảm bảo kết quả tự đánh giá.
  • Báo cáo tự đánh giá có hiệu lực phải dựa trên việc nghiên cứu tại những phòng thí nghiệm đã được đăng ký hoặc dựa trên kết quả của những tổ chức uy tín.

Các bước kiểm tra chất lượng hàng hoá

Quá trình kiểm tra chất lượng thép không gỉ nhập khẩu dựa theo Thông tư số 58/2015/TTL-BCT-BKHCN, bao gồm 02 bước như sau:

#Bước 1: Đánh giá về mức độ phù hợp của lô hàng thép nhập khẩu từ Cơ quan chức năng có thẩm quyền.

#Bước 2: Kiểm tra Nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm thép nhập khẩu. Bộ chứng từ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng như sau:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (4 bản theo mẫu sẵn)
  • Công bố hợp quy cho mặt hàng thép nhập khẩu
  • Hợp đồng cùng Danh mục hàng hoá (bản sao y)
  • Vận đơn B/L, hóa đơn và giấy chứng nhận xuất xứ C/O (bản sao y)
  • Tờ khai nhập khẩu hàng hoá
  • Ảnh mẫu của lô hàng hoặc bản mô tả sản phẩm
  • Mẫu nhãn hàng hoá nhập khẩu (có dấu hợp quy cùng nhãn phụ)
  • Chứng nhận lưu hành sản phẩm

>>> Xem thêm: Tham khảo dịch vụ vận chuyển sắt thép & kết cấu nhà thép tiền chế

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ gồm những gì?

Các doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ những giấy tờ, chứng từ quan trọng sau đây::

  • Tờ khai Hải Quan hàng thép không gỉ
  • Chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu
  • Phiếu đóng gói hàng (Packing List); Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hoá từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Catalog (nếu có) cùng một vài chứng từ khác (nếu Hải Quan yêu cầu)

Kết luận

Trên đây là tất tần tật hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thép không gỉ mà Finlogistics muốn gửi đến cho bạn đọc quan tâm. Đây là mặt hàng cần làm Công bố sản phẩm và Kiểm tra chất lượng Nhà nước, do đó các doanh nghiệp cần chú ý để tối ưu hoá quy trình cũng như thời gian nhập khẩu. Nếu có vấn đề gì trong quá trình nhập hàng, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua thông tin hotline bên dưới để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi


Van-chuyen-ket-cau-thep-00.jpg

Song hành với sự bùng nổ của ngành xây dựng, nhu cầu vận chuyển kết cấu thép và các loại máy móc, thiết bị công trình đi Bắc – Nam ngày càng gia tăng. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường vận tải, với rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng quá khổ quá tải. Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các doanh nghiệp, nhà xưởng và công trình xây dựng trên toàn quốc, bạn đọc có thể tham khảo ngay dịch vụ của Finlogistics qua bài viết dưới đây!

Van-chuyen-ket-cau-thep


Vận chuyển kết cấu thép bao gồm những loại hàng hoá nào?

Hoạt động vận chuyển kết cấu thép, thép tiền chế phù hợp đối với một số loại hàng hoá đặc biệt sau đây:

  • Vận chuyển hàng quá khổ quá tải phục vụ các công trình xây dựng
  • Vận chuyển hàng kết cấu thiết bị quá khổ (vượt quá phạm vi kích thước được cho phép)
  • Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng trong dự án công trình thủy điện, nhiệt điện,…
  • Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng trong dây truyền sản xuất công nghiệp
  • Vận chuyển hàng vượt quá chiều rộng, chiều dài, chiều cao và trọng tải lớn
  • Vận chuyển máy khoan cọc nhồi, cần cẩu bánh xích,…
  • Vận chuyển cấu kiện thép, thép tấm, thép cuộn, dầm thép hoặc các sản phẩm đúc kim loại có khối lượng lớn
  • Vận chuyển máy móc xây dựng, công trình các loại: máy đào, máy xúc, máy ủi, máy san gạt, xe lu,…
  • Phối hợp tháo lắp và di dời nhà máy, kho xưởng công nghiệp

>>> Xem thêm: Tất tần tật các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thép các loại

Van-chuyen-ket-cau-thep

Một số phương tiện vận chuyển cấu kiện thép thường gặp

Vận chuyển kết cấu thép là một trong những bước quan trọng trong quá trình xây dựng các công trình hạ tầng. Những loại phương tiện chuyên chở khác nhau được sử dụng như:

  • Xe container: Các doanh nghiệp thường sử dụng container để vận chuyển thép các loại đi quốc tế, nội địa hoặc khi trao đổi hàng tại cảng biển. Bởi vì container có thể chứa được các đoạn thép dài và di chuyển đến bất kỳ địa chỉ nào.
  • Xe tải: Đây là phương tiện chuyên chở hàng hoá phổ biến hiện nay và thường được doanh nghiệp sử dụng để vận chuyển kết cấu thép.
  • Xe đầu kéo rơ-moóc: Phương tiện này được sử dụng nhằm vận chuyển những đoạn thép có kích thước lớn hoặc vật liệu xây dựng kích thước cồng kềnh. Bởi vì xe đầu kéo rơ-moóc có thể được lắp ráp và tháo rời dễ dàng ngay tại công trình xây dựng.
  • Xe ben: Phương tiện này cũng thường được sử dụng để vận chuyển các đoạn thép dài và khối lượng lớn. Ngoài ra, xe ben còn có thể dùng để vận chuyển các loại vật liệu xây dựng khác.

Van-chuyen-ket-cau-thep

Quy trình 6 bước thực hiện vận chuyển kết cấu thép chi tiết

Dưới đây là 06 bước cơ bản trong quy trình vận chuyển kết cấu thép tại Finlogistics mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Trước khi tiến hành đóng gói, kết cấu thép phải được kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo không có lỗi hay thiếu sót nào.
  • Bước 2: Lô hàng sau khi được kiểm tra chất lượng cần đóng gói bằng vật liệu bảo vệ như: giấy kraft, bọt biển, hoặc túi nhựa. Quá trình đóng gói, sắp xếp cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo hàng không bị va đập, trầy xước hay hư hỏng trong quá trình di chuyển.
  • Bước 3: Mỗi sản phẩm cần phải được gán nhãn dán, với đầy đủ thông tin cụ thể về kích thước, số lượng, trọng lượng, thời gian sản xuất, công ty sản xuất,…
  • Bước 4: Kết cấu thép sau khi được đóng gói và dán nhãn thì cần được bốc xếp cẩn thận và an toàn trên phương tiện vận chuyển.
  • Bước 5: Đây là lúc tiến hành vận chuyển kết cấu thép. Sản phẩm cần được giám sát và bảo vệ trong suốt quá trình vận chuyển để đảm bảo không bị mất mát hay hư hỏng.
  • Bước 6: Khi lô hàng được vận chuyển tới điểm đến thì cần được kiểm tra lại để bảo đảm không có hư hại hay thiếu sót nào.

Van-chuyen-ket-cau-thep

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển sắt thép – cấu kiện nhà thép tiền chế mới nhất

Lý do nên chọn dịch vụ vận chuyển kết cấu thép của Finlogistics?

Đâu là những lý do mà khách hàng nên chọn lựa dịch vụ vận chuyển kết cấu thép tại Finlogistics:

  • Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vận tải, chúng tôi cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng sắt thép, thép cuộn, thép tấm, hàng công trình,… uy tín hàng đầu.
  • Giá cả đảm bảo ổn định và cạnh tranh, ít khi bị ảnh hưởng từ biến động giá xăng dầu. Ngoài ra, với những đơn hàng lớn hoặc đối tác làm ăn lâu dài, chúng tôi còn thường có nhiều ưu đãi hấp dẫn về giá cước vận chuyển hàng hoá trọn gói.
  • Quá trình vận chuyển cấu kiện thép sẽ luôn được take care liên tục, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển lẫn giao nhận.
  • Mọi thủ tục, hợp đồng vận chuyển hoặc biên nhận, hóa đơn VAT,… đều được soạn thảo đầy đủ để khách hàng tiện đối chứng mỗi khi cần.
  • Nếu để xảy ra tình trạng mất mát hay hư hỏng hàng hóa không mong muốn, Finlogistics sẽ chịu trách nhiệm bồi thường 100% tất cả thiệt hại.

Van-chuyen-ket-cau-thep

Kết luận

Việc tìm kiếm và chọn lựa một đơn vị Logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển kết cấu thép uy tín, chuyên nghiệp là điều rất quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Hiểu rõ điều đó, đội ngũ của Finlogistics sẽ giúp bạn tối ưu thời gian, chi phí và đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm. Hãy để chúng tôi cùng đồng hành với bạn trên mọi công trình, dự án. Liên hệ đến ngay hotline hoặc Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan) để biết thêm thông tin chi tiết.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Van-chuyen-ket-cau-thep


Thu-tuc-nhap-khau-thep-ong-00.jpg

Thép ống thuộc vào nhóm những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất trong số các sản phẩm làm từ thép. Loại vật liệu này đòi hỏi doanh nghiệp nhập khẩu phải có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về ngoại thương và quy định của Hải Quan. Vậy quá trình làm thủ tục nhập khẩu thép ống như thế nào? Thuế nhập nhập áp dụng đối với mặt hàng này ra sao?… Nếu bạn vẫn chưa nắm được thì đừng bỏ qua bài viết này của Finlogistics nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thep-ong
Tìm hiểu chi tiết quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thép ống tại Việt Nam


Thủ tục nhập khẩu thép ống được quy định như thế nào?

Các doanh nghiệp cần nắm được những quy định Nhà nước đặt ra khi làm các bước thủ tục nhập khẩu thép ống. Dưới đây là một số cơ sở pháp lý mà chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn tham khảo:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC)
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ
  • Quyết định số 3390/QĐ-BCT
  • Quyết định số 920/QĐ-BCT
  • Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Công văn số 638/TCHQ-TXNK

Theo đó, dựa trên những kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu ống thép, có một vài điều mà bạn cần nhớ sau đây:

  • Thép ống không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam
  • Thép ống cũ đã qua sử dụng là loại hàng phế phẩm nên phải tiến hành xin giấy phép trước khi nhập khẩu
  • Các loại thép ống dùng để dẫn dầu, khí sẽ cần phải đánh giá kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu
  • Thép ống không gỉ phải được dán nhãn hàng hóa trước khi nhập khẩu
  • Mã HS code cần xác định chính xác để tính đúng biểu thuế nhập khẩu
Thu-tuc-nhap-khau-thep-ong
Việc nhập khẩu mặt hàng ống thép dựa vào những cơ sơ pháp lý nào? 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thép các loại

Mã HS và thuế phí đối với ống thép nhập khẩu

Xác định đúng mã HS cho ống thép nhập khẩu là công việc quan trọng nhất của doanh nghiệp trước khi tiến hành các bước thủ tục. Điều này giúp doanh nghiệp nộp đúng số thuế nhập khẩu và tránh bị cơ quan chức năng bắt phạt.

Xác định mã HS code

Mã HS code là một dãy số quy chuẩn chung, nhằm phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên khắp thế giới. Dưới đây là bảng mô tả HS code của các loại thép ống mà bạn có thể tham khảo:

MÃ HS CODE MÔ TẢ SẢN PHẨM
Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng, không nối, làm bằng thép không gỉ
7304.1100 Ống dùng cho đường ống dẫn dầu hoặc khí
Ống chống và ống khoan, dùng cho khoan dầu hoặc khí
7304.2210 Ống khoan có giới hạn độ chảy dưới 80.000 PSI và không có ren ở đầu
7304.2290 Ống khoan loại khác
7304.2410 Ống chống và ống có giới hạn độ chảy dưới 80.000 psi và không có ren ở đầu
7304.2420 Ống chống và ống có giới hạn độ chảy dưới 80.000 psi và có ren ở đầu
7304.2430 Ống chống và ống có giới hạn độ chảy từ 80.000 psi trở lên, có hoặc không có ren ở đầu
Ống loại khác, có mặt cắt ngang hình tròn, làm bằng thép không gỉ
7304.4100 Ống được cán nguội hoặc kéo nguội
7304.4900 Loại khác
7305.3110 Các loại ống và ống dẫn khác làm bằng sắt hoặc thép, có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính ngoài trên 406,4 mm, ống và ống dẫn làm bằng thép không gỉ
Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng khác, làm bằng sắt hoặc thép
Ống dẫn dùng cho đường ống dẫn dầu hoặc khí
7306.1110 Hàn điện trở với chiều dọc (ERW)
7306.1190 Loại khác
Ống chống và ống dùng cho khoan dầu hoặc khí
7306.2100 Hàn và làm bằng thép không gỉ
7306.2900 Loại khác
Loại khác, được hàn, có mặt cắt ngang hình tròn, bằng thép không gỉ
7306.4011 Ống dùng cho nồi hơi với đường kính ngoài không quá 12,5 mm
7306.4019 Ống dùng cho nồi hơi loại khác
7306.4020 Ống và ống dẫn bằng thép không gỉ, có đường kính ngoài lớn hơn 105 mm
7306.4030 Ống và ống dẫn có chứa hàm lượng niken ít nhất là 30%, tính theo khối lượng, đường kính ngoài không quá 10 mm
7306.4090 Loại khác
Thu-tuc-nhap-khau-thep-ong
Bạn cần lựa chọn chính xác mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị phạt

Muốn chọn chính xác mã HS thì bạn cần biết được thông số kỹ thuật của ống thép nhập khẩu hoặc dựa theo mã HS mà phía người bán cung cấp. Một số rủi ro nếu bạn xác định sai mã HS ống thép như sau:

  • Bạn có thể bị cơ quan chức năng bắt phạt (dựa theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP)
  • Nếu tính sai biểu thuế thì bạn sẽ phải chịu phạt ít nhất 2 triệu VNĐ, thậm chí lên đến gấp 3 lần tổng số thuế nhập khẩu ban đầu.
  • Nếu trì hoãn trong việc làm thủ tục nhập khẩu, phía Hải Quan sẽ thu giữ hàng của bạn để kiểm tra, gây mất thời gian và chi phí.

Thuế nhập khẩu

Bất kỳ mặt hàng nào nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đều phải chịu mức thuế nhập khẩu và khi làm thủ tục nhập khẩu thép ống cũng không ngoại lệ. Bạn sẽ phải trả hai loại thuế cơ bản như sau: Thuế suất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Dưới đây là biểu thuế mặt hàng ống thép tuỳ theo mã HS mà bạn có thể tham khảo:

MÃ HS CODE Thuế NK thông thường Thuế NK ưu đãi  Thuế GTGT (VAT)
7304.1100 5% 0% 10%
7304.2210 5% 0% 10%
7304.2290 5% 0% 10%
7304.2410 7.5% 5% 10%
7304.2420 5% 0% 10%
7304.2430 5% 0% 10%
7304.4100 5% 0% 10%
7304.4900 5% 0% 10%
7305.3110 7.5% 5% 10%
7306.1110 7.5% 5% 10%
7306.1190 7.5% 5% 10%
7306.2100 7.5% 5% 10%
7306.2900 7.5% 5% 10%
7306.4011  10.5% 7% 10%
7306.4019  10.5% 7% 10%
7306.4020  10.5% 7% 10%
7306.4030  10.5% 7% 10%
7306.4090  5% 0% 10%

Ngoài ra, nếu bạn lấy được chứng nhận xuất xứ C/O từ bên bán hàng thì sẽ nhận được mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Tùy vào nguồn gốc của từng mặt hàng ống thép mà mức thuế nhập khẩu ưu đãi có thể lên đến 0%. Do đó, khi nhập khẩu hàng hoá, bạn nên yêu cầu người bán cung cấp C/O để được hưởng thuế phí ưu đãi.

Thu-tuc-nhap-khau-thep-ong
Doanh nghiệp cần theo dõi kỹ biểu thuế nhập khẩu hàng hóa

Dán nhãn hàng hóa

Việc dán nhãn lên hàng hóa là một phần công việc rất quan trọng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu ống thép từ những quốc gia khác nhau. Nội dung nhãn hàng hóa được quy định rõ trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, bao gồm các thông tin như sau:

  • Các thông tin của nhà xuất khẩu (tên công ty, địa chỉ,…)
  • Các thông tin của nhà nhập khẩu (tên công ty, địa chỉ,…)
  • Tên hàng hóa và đặc điểm, tính chất
  • Nguồn gốc của hàng hóa.

Hơn nữa, nhãn hàng hóa cần được dán lên những bề mặt dễ thấy và kiểm tra của kiện hàng (ví dụ: thùng carton, kiện gỗ, bao bì sản phẩm,…), nhằm tiết kiệm thời gian kiểm tra Hải Quan. Nếu hàng ống thép nhập khẩu của bạn không được thực hiện dán nhãn theo quy định hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai thì sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau:

  • Bị phạt tiền theo quy định ghi tại Điều 22, Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (do C/O bị từ chối)
  • Hàng hóa dễ bị hư hỏng hoặc mất mát do thiếu nhãn dán

Thủ tục nhập khẩu ống thép cần chuẩn bị những chứng từ nào?

Trước khi tiến hành quy trình thủ tục nhập khẩu ống thép, thì doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ Hải Quan. Việc này nhằm rút gọn thời gian khi xử lý thông quan hàng hóa. Vậy bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ quan trọng nào?

  • Tờ khai Hải Quan mặt hàng thép ống
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading); Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract); Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng; Chứng nhận xuất xứ (C/O) hàng hoá
  • Catalogs, những giấy tờ khác liên quan

Để có thể thông quan hàng ống thép nhập khẩu thành công thì bạn cần đến những chứng từ như: Tờ khai Hải Quan, hợp đồng thương mại, B/L, Invoice, P/L, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng,… Những chứng từ còn lại sẽ được bổ sung thêm nếu phía Hải Quan yêu cầu.

Thu-tuc-nhap-khau-thep-ong
Bộ chức từ nhập khẩu thép ống gồm những giấy tờ quan trọng nào?

Hướng dẫn cụ thể các bước làm thủ tục nhập khẩu thép ống

Các bước chi tiết để làm thủ tục nhập khẩu thép ống sẽ được Finlogistics giải đáp giúp bạn qua những nội dung bên dưới, hãy cùng theo dõi kỹ nhé:

#Bước 1: Đăng ký kiểm định chất lượng

Quá trình đăng ký kiểm tra chất lượng sẽ cần tiến hành đối với một số mặt hàng nhất định, ví dụ như ống thép làm từ thép không gỉ, ống thép hợp kim,….

  • Đầu tiên, bạn chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng (bao gồm: giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, bản sao hợp đồng thương mại, tờ khai hải quan, Packing List, mẫu nhãn nhập khẩu, bản sao B/L,….). Sau đó, bạn có thể tiến hành đăng ký kiểm tra ở trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Khi đăng ký thành công, bạn chờ để cán bộ Chi cục tiêu chuẩn đo lường xét duyệt bộ hồ sơ của bạn. Khi đã có xác nhận thì bạn xuống đến Chi cục Hải Quan để thông quan hàng hóa. Lúc này, bạn có thể lấy mẫu sản phẩm hoặc nhờ đơn vị kiểm tra xuống lấy mẫu trực tiếp.
  • Sau khi nhận được kết quả kiểm tra chất lượng, bạn nộp lại kết quả cho bên Chi cục để đánh giá xem có đạt chuẩn không. Nếu kết quả được thông qua thì bạn sẽ nhận được một chứng thư rồi nộp lại cho bên Hải Quan để họ đóng bộ hồ sơ ống thép nhập khẩu.

Lưu ý: Việc tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng ống thép nhập khẩu cần thực hiện song song cùng với các bước làm thủ tục nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-thep-ong
Quy trình nhập khẩu thép ống cụ thể mà doanh nghiệp cần nắm vững

#Bước 2: Khai tờ khai Hải Quan 

Tiếp theo, bạn chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ cần thiết rồi tiến hành mở tờ khai Hải quan ở trên Hệ thống Hải Quan VNACCS/VCIS. Thời gian khai tờ khai diễn ra trong vòng 30 ngày, tính từ khi hàng hóa cập cảng, nếu quá hạn thì bạn sẽ bị Hải Quan phạt phí lưu kho.

#Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan

Khi đã đăng ký thành công trên Hệ thống Hải Quan, bạn sẽ nhận được kết quả phần luồng sau khoảng 01 ngày (màu xanh – vàng – đỏ). Tùy từng kết quả phân luồng mà bạn sẽ tiến hành các bước thủ tục nhập khẩu thép ống tiếp theo cho phù hợp. Sau đó, bạn đi in kết quả phân luồng và mang đến Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai.

#Bước 4: Thông quan hàng hóa

Nếu không xảy ra vấn đề gì thì hàng hóa của bạn sẽ được phía Hải Quan cho phép giải phóng để mang đi kiểm tra chất lượng. Bạn có thể mang lô hàng về kho để lấy mẫu hoặc liên hệ với đơn vị kiểm tra đến để lấy mẫu trực tiếp. Hãy nhớ thống nhất mặt thời gian và địa điểm để tránh mất thời gian và công sức.

#Bước 5: Thanh lý tờ khai

Cuối cùng, bạn cần phải thanh lý tờ khai theo những hướng dẫn của phía Hải Quan. Khi nhận được chứng nhận hợp quy, bạn cần hoàn thiện để phía Hải Quan đóng hồ sơ nhập khẩu. Lúc này, hàng hóa của bạn chính thức được thông quan, có thể đem về kho để sử dụng hoặc kinh doanh.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết các bước thực hiện vận chuyển mặt hàng thép tấm

Một số lưu ý cần nắm khi làm thủ tục nhập khẩu ống thép

Trong thời gian thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu ống thép cho khách hàng, Finlogistics muốn chia sẻ những kinh nghiệm đã đúc kết được qua những điểm quan trọng như sau:

  • Nghĩa vụ thuế nhập khẩu: Doanh nghiệp có nghĩa vụ mà phải hoàn thành thuế nhập khẩu hàng hóa đối với Nhà nước theo quy định.
  • Kiểm tra mã HS code: Mặt hàng thép nguyên liệu có nhiều mã HS khác nhau nên cần kiểm tra cẩn thận trước khi nhập khẩu, để tránh phát sinh chi phí ngoài dự kiến.
  • Kiểm tra chất lượng: Một vài loại ống thép không gỉ cần phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, nhằm bảo đảm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đề ra.
  • Thuế VAT: Phần lớn thuế VAT đối với mặt hàng ống thép nhập khẩu là 10%, nên doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình tính toán các chi phí.
  • Chuẩn bị trước bộ chứng từ: Việc chuẩn bị sẵn sàng các loại chứng từ cần thiết trước khi nhập khẩu hàng hóa là cực kỳ quan trọng, nhằm tối ưu thời gian, tránh tình trạng lưu kho bãi gây phát sinh chi phí.
Thu-tuc-nhap-khau-thep-ong
Một số lưu ý cần nắm khi nhập khẩu mặt hàng thép ống

Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu thép ống uy tín và trọn gói tại Finlogistics

Tự tin là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực làm thủ tục nhập khẩu thép ống các loại về Việt Nam, Finlogistics đem lại cho khách hàng dịch vụ uy tín và chất lượng tốt nhất. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình hỗ trợ 24/7, giúp rút ngắn thời gian nhập khẩu hàng hóa cho bạn.

Không chỉ đảm nhiệm khẩu vận chuyển hàng hóa, Finlogistics còn hỗ trợ khách hàng xử lý các thủ tục cần thiết hoặc giấy tờ khó khi thông quan qua Hải Quan. Tất cả những công việc trên đều được gói gọn trong dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu mà chúng tôi cung cấp. Liên hệ ngay hotline để nhận được báo giá ưu đãi nhất bạn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-thep-ong


Van-chuyen-sat-thep-00.jpg

Việc vận chuyển sắt thép và kết cấu nhà thép tiền chế đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu. Bài viết này của Finlogistics sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về quy trình và yếu tố trong vận chuyển kết cấu kiện sắt thép, nhằm đảm bảo diễn ra một cách an toàn và hiệu quả, cùng theo dõi nhé!

Van-chuyen-sat-thep
Các bước vận chuyển mặt hàng sắt thép và kết cấu nhà thép tiền chế


Tìm hiểu khái quát về hình thức vận chuyển sắt thép và kết cấu nhà thép tiền chế

Sắt thép và kết cấu nhà thép tiền chế đóng một vai trò then chốt trong quá trình xây dựng những công trình lớn, ví dụ như: nhà máy, nhà xưởng, khu trung tâm thương mại,… và những công trình đồ sộ khác.

Vai trò của vận chuyển sắt thép

Việc vận chuyển sắt thép và kết cấu nhà thép tiền chế từ nơi sản xuất đến địa điểm công trình xây dựng không chỉ đòi hỏi nhiều sự cẩn trọng, chuyên nghiệp mà nó còn ảnh hưởng lớn đến tiến độ và chi phí của cả dự án. Trong những năm trở lại đây, vận chuyển hàng hóa sắt thép và vật liệu xây dựng đã trở thành một trong các ngành hàng có tổng lượng vận chuyển lớn nhất.

Van-chuyen-sat-thep
Vận chuyển mặt hàng sắt thép có vai trò quan trọng như thế nào?

Nhà thép tiền chế là gì?

Nhiều người sẽ thắc mắc nhà thép tiền chế là gì? Đây là một thuật ngữ chỉ công trình được kết cấu bằng loại vật liệu chính là thép. Nhà thép tiền chế được sản xuất tại các nhà máy dựa theo số lượng và kích thước được yêu cầu của từng bản vẽ kỹ thuật.

Sau khi được chế tạo thành công, những cấu kiện thép sẽ được lắp ráp và hoàn thiện theo hình dáng bộ khung của công trình đó. Nhà thép tiền chế thường được ứng dụng vào đời sống thực tế, đặc biệt là những công trình yêu cầu độ bền bỉ cao như: nhà máy, nhà xưởng, bệnh viện, trường học,…

Van-chuyen-sat-thep
Tìm hiểu nhà thép tiền chế là gì?

>>> Xem thêm: Chi tiết quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu thép các loại về Việt Nam

Các loại phương tiện chuyên dụng cho vận chuyển sắt thép

Nhu cầu vận chuyển sắt thép hiện nay là rất lớn, vì vậy cần rất nhiều loại phương tiện vận tải phù hợp. Mỗi loại phương tiện sẽ có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Có thể kể tới một vài phương tiện vận tải hàng đầu như:

#Xe tải, xe moóc sàn

Xe tải hoặc xe moóc sàn là những phương tiện vận chuyển sắt thép thuộc hàng phổ biến nhất hiện nay. Với lợi thế di chuyển linh hoạt và có khả năng vận chuyển khối lượng từ vài trăm kilogam cho đến vài chục tấn. Tuy nhiên, chi phí để vận chuyển hàng hóa bằng xe tải, xe moóc sàn thường sẽ cao hơn những phương tiện khác một chút.

Khi tiến hành vận chuyển kết cấu kiện sắt thép bằng xe tải, xe moóc sàn, bạn cần lưu ý sắp xếp và chằng buộc (Lashing) hàng hóa cẩn thận, chắc chắn. Bạn cũng có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ nhưng cần đảm bảo trọng tải phù hợp và có thêm vật chèn lót.

#Xe container

Xe container là loại phương tiện vận chuyển sắt thép phù hợp với những hàng hóa có khối lượng và kích thước cồng kềnh (hàng OOG). Ưu điểm của xe container là xếp dỡ khá thuận tiện, có thể di chuyển hàng sang phương tiện vận tải khác nhanh chóng. 

#Tàu thuyền

Tàu/thuyền chính là phương tiện vận chuyển kết cấu kiện sắt thép với khối lượng cực lớn và có thể vận chuyển đi xa, từ nước này sang nước khác. Điểm nổi bật của tàu/thuyền là chi phí vận chuyển khá thấp nhưng thời gian vận chuyển lại dài. Tuy vậy, tàu/thuyền cũng có thể gặp phải những nguy hiểm, rủi ro rình rập như: mưa bão, hải tặc,…

Van-chuyen-sat-thep
Các loại phương tiện chuyên dụng cho vận chuyển hàng hóa sắt thép

Quy trình vận chuyển hàng sắt thép và kết cầu nhà thép tiền chế chi tiết

Theo đó, quy trình thực hiện vận chuyển mặt hàng sắt thép và kết cấu nhà thép tiền chế sẽ bao gồm các bước chi tiết dưới đây:

  • Bước 1: Đơn vị vận tải nhận yêu cầu vận chuyển hàng sắt thép từ phía khách hàng, gồm những thông tin cụ thể về hàng hóa: số lượng, trọng lượng, kích thước, địa điểm giao – nhận hàng hóa, thời gian vận chuyển,…
  • Bước 2: Đơn vị vận tải sẽ cử người khảo sát chung về hàng hóa và địa điểm giao nhận có phù hợp cho xe ra vào hay không hoặc quãng đường di chuyển có thuận tiện không,… để đưa ra các phương án vận chuyển tối ưu.
  • Bước 3: Dựa vào những thông tin trên, đơn vị vận tải sẽ làm bảng báo giá gửi đến cho khách hàng, kèm theo phương án vận chuyển tốt nhất.
  • Bước 4: Sau khi đã thống nhất xong về chi phí, thời gian vận chuyển,… hai bên sẽ làm hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo quy định.
  • Bước 5: Đơn vị vận tải tiến hành quá trình vận chuyển kết cấu nhà thép tiền chế theo thỏa thuận đôi bên.
  • Bước 6: Đơn vị bàn giao lại hàng kết cấu sắt thép, bên nhận hàng kiểm tra lần cuối và thanh toán cước phí.
  • Bước 7: Nghiệm thu hàng hóa, thanh lý hợp đồng và chăm sóc hậu mãi cho khách hàng.
Van-chuyen-sat-thep
Quy trình vận chuyển hàng mặt sắt thép và kết cấu nhà thép tiền chế ra sao?

>>> Xem thêm: Một vài lưu ý cần thiết khi vận chuyển thép cuộn trên container

Lý do nên chọn dịch vụ vận chuyển sắt thép và vận chuyển kết cấu nhà thép tiền chế tại Finlogistics?

  • Finlogistics có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sắp xếp xe, vận chuyển hợp lý và an toàn, nhằm tiết kiệm chi phí tối ưu cho khách hàng.
  • Chúng tôi có mối quan hệ với nhiều nhà xe khắp cả nước, với nhiều loại phương tiện vận tải cỡ lớn, phù hợp với vận chuyển hàng sắt thép và các mặt hàng quá khổ quá tải,…
  • Xử lý và thông quan lô hàng nhanh chóng, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển và hạn chế lưu kho
  • Đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và luôn sẵn sàng hoàn thành chuyến hàng cho khách hàng
  • Chúng tôi cam kết giao hàng đúng lịch hẹn, đúng hợp đồng, đầy đủ hóa đơn và giấy phép.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Van-chuyen-sat-thep


Thu-tuc-nhap-khau-thep-00.jpg

Nhu cầu sử dụng và tìm hiểu thủ tục nhập khẩu thép tại Việt Nam ngày càng tăng cao, nhằm phục vụ phát triển đất nước, đặc biệt trong nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như: công trình xây dựng, đóng tàu, chế tạo máy móc, sản xuất xe hơi,… Nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình thông quan thép nhập khẩu, Finlogistics đã tổng hợp các bước chi tiết trong bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Tìm hiểu các bước thủ tục nhập khẩu mặt hàng thép chi tiết


Thủ tục nhập khẩu thép dựa vào những Thông tư, Nghị định nào?

Thép là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào thị trường Việt Nam, chủ yếu tập trung phục vụ nhu cầu xây dựng, đóng tàu, sản xuất máy móc, xe ô tô,… Theo đó, quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thép các loại đã được Nhà nước quy định rõ ràng tại những Văn bản Pháp luật dưới đây:

  • Quyết định số 1656/QĐ-BCT
  • Thông tư số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
  • Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN
  • Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN
  • Thông tư số 14/2017/TT-BCT

Mặt hàng thép nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu bình thường. Đối với mặt hàng thép dưới dạng phế liệu, nếu muốn nhập khẩu phải buộc phải có giấy phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế phí nhập khẩu của thép cũng khác nhau, thậm chí có một số loại còn phải chịu thuế chống bán phá giá.

>>> Xem thêm: Thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu các loại cần lưu ý những gì?

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Các bước nhập khẩu thép dựa vào những Văn bản pháp lý nào?

Thủ tục nhập khẩu thép vào thị trường Việt Nam chi tiết

Các doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu thép từ nước ngoài về thị trường Việt Nam cần chú ý những bước dưới đây:

Mã HS code thép các loại

Trước khi bắt đầu nhập khẩu thép vào Việt Nam, thì doanh nghiệp cần lưu ý xác định chính xác mã HS code thép các loại. Danh mục các loại sản phẩm từ thép phải tiến hành kiểm tra chất lượng đã được quy định tại phụ lục II, III của Thông tư số 58/2015/TTLT-BKHCN, bao gồm:

MÃ HS CODE THÉP

TÊN SẢN PHẨM

7201

Gang thỏi, gang đúc

7202

Hợp kim Ferro Silic FE, MN

7204

Thép phế liệu

7205

Hạt thép, bi thép, bột sắt, thép tấm hợp kim

7206 - 7207

Thép hợp kim làm khuôn, phôi thép SD295A, SD390, 3SP, 5SP

7208

Thép tấm, cuộn cán nóng không hợp kim (SS400, SAE1006,...)

7209

Thép cuộn, tấm cán nguội (SPCC,...)

7210

Thép mạ không hợp kim (kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện,...)

7211

Thép cán nóng, cán nguội loại 2, PO, băng

7212

Thép mạ (kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện,...) loại 2, băng

7213

Thép cuộn/cây tròn, wire rod, phôi thép đường kính lớn

7214 - 7215

Thép công cụ

7216

Thép hình U, I, V, Góc, L, hộp vuông

7217

Dây thép carbon, không hợp kim các loại

7218

Thép không rỉ dạng thỏi, khuôn, phôi

7219 - 7221 - 7222

Thép không rỉ cán nóng, cán nguội, dạng tấm, cuộn, que

7224

Thép đặc chủng (SKD11, S50C, thép hợp kim,...)

7225

Thép cán nóng hợp kim A36B, SS400, SPHC cuộn/tấm (hàng chính phẩm) có Crom hoặc Bo

7226

Thép hợp kim mã kẽm tấm/băng, thép Siliic định hướng và không định hướng

7227 - 7228

Thép tròn, thép hình hợp kim

7229

Dây thép hợp kim

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Mã HS thép các loại khá đa dạng nên các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng

Công bố hợp quy mặt hàng thép

Mặt hàng thép các loại nằm trong Danh mục hàng hóa Nhóm II, chịu quản lý của Bộ Khoa học & Công nghệ. Do đó, sau khi thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, doanh nghiệp cần làm công bố hợp quy cho lô hàng thép của mình. Công bố sẽ dựa trên những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng như tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Công bố hợp quy chính là điều kiện bắt buộc khi muốn tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm thép các loại. Tất cả sẽ dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp hoặc kết quả đánh giá của tổ chức có thẩm quyền.

Kiểm tra chất lượng thép các loại

Phần lớn mặt hàng thép nguyên liệu khi làm thủ tục nhập khẩu đều phải tiến hành kiểm tra chất lượng. Quá trình này thuộc quản lý của Bộ Khoa học & Công nghệ và được quy định theo Thông tư số 58. Sau đây là quy trình các bước kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu cụ thể:

#Bước 1: Đăng ký trên hệ thống một cửa quốc gia

Để có thể đăng ký được hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trước hết doanh nghiệp cần phải có tài khoản ở trên trang một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn). Sau khi đã có tài khoản thì doanh nghiệp có thể tiến hành nhập liệu thông tin và đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng. Hồ sơ đăng ký sẽ được Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại mỗi địa phương quản lý

#Bước 2: Lấy mẫu test và kiểm tra chất lượng

Khi đã được chấp nhập hồ sơ ở trên cổng thông tin một cửa, doanh nghiệp có thể liên hệ với đơn vị kiểm tra chất lượng để tiến hành lấy mẫu và test thử. Việc chọn lựa đơn vị kiểm tra sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn phải nằm trong danh sách đã được Bộ Khoa học & Công nghệ cho phép.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Quá trình kiểm tra chất lượng là thủ tục bắt buộc khi muốn nhập khẩu các loại thép

#Bước 3: Nhận và tải kết quả kiểm tra lên trang

Sau khi đã có kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp có thể tải kết quả đó lên cổng thông tin một cửa để hoàn thành bước thủ tục nhập khẩu thép tiếp theo. Kết quả kiểm tra này có thể do bên trung tâm kiểm tra thực hiện hoặc chính doanh nghiệp sử dụng tài khoản của mình để tải thông tin lên.

Theo đó, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng được quy định tại Điều 6, Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN, bao gồm những chứng từ như sau:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Công bố hợp quy đối với hàng hóa thép nhập khẩu
  • Hợp đồng (Contract); Danh mục hàng hóa (Packing List): bản sao y
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading); Hóa đơn (Commercial Invoice); Chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin): bản sao y có xác nhận của bên nhập khẩu
  • Ảnh mẫu hoặc bản mô tả hàng hóa (nộp cho cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hợp quy)
  • Nhãn hiệu hàng nhập khẩu (đã được gắn dấu hợp quy) và nhãn phụ (nếu nhãn chính thiếu nội dung)
  • Chứng chỉ lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
Thu-tuc-nhap-khau-thep
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thép đầy đủ

Quy trình các bước nhập khẩu thép chi tiết

#Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bao gồm: Hợp đồng, Invoice, P/L, B/L, C/O, thông báo hàng tới và xác định được mã HS,… thì doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai thông tin hàng hóa lên trên hệ thống của Hải Quan bằng phần mềm.

Sau khi đã có tờ khai Hải Quan, doanh nghiệp đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng trên hệ thống một cửa. Tùy theo từng loại thép khác nhau, do có một vài loại không cần làm kiểm tra chất lượng.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã khai xong tờ khai, hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Ngay khi có luồng tờ khai, doanh nghiệp đi in tờ khai và nộp bộ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai. Tùy theo loại luồng xanh, vàng hay đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước làm thủ tục nhập khẩu thép các loại như: chữ I, chữ H, thép ống, thép lá, thép tròn, thép tấm, thép không gỉ,…

#Bước 3: Tiến hành thông quan hàng hóa

Sau khi cán bộ Hải Quan kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không có gì thắc mắc, sẽ chấp nhập cho thông quan tờ khai. Doanh nghiệp lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu để hoàn tất các  thông quan hàng hóa.

#Bước 4: Đưa lô hàng về kho bãi bảo quản

Khi tờ khai được thông quan thì doanh nghiệp chỉ cần tiến hành bước thanh lý tờ khai cũng như làm nốt các thủ tục cần thiết cuối cùng để mang hàng hóa về kho bãi bảo quản và sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu các loại thép cần theo trình tự các bước

Một vài lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thép

Dưới đây là một số lưu ý cần thiết khi nhập khẩu mặt hàng thép các loại mà Finlogistics muốn chia sẻ đến với những doanh nghiệp quan tâm:

  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hoàn thành đầy đủ thuế phí đối với Nhà nước.
  • Sản phẩm thép nguyên liệu có rất nhiều mã HS code khác nhau (cộng thêm thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá), do đó doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu thép, để tránh phát sinh thuế phí khác ngoài dự kiến.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng thép các loại nhập khẩu là 10%.
  • Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa để tránh tình trạng hàng lưu bãi, lưu kho gây phát sinh thêm chi phí.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu quy trình làm kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu mới nhất

Lời kết

Tóm lại, các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu thép các loại cần đọc và tham khảo kỹ những hướng dẫn ở trên để thực hiện các bước cho đúng, tránh vi phạm quy định cũng như bị cơ quan chức năng phạt. Nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý thông quan mặt hàng này, hãy liên hệ cho Finlogistics. Công ty chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng dịch vụ Logistics trọn gói với cam kết NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-thep