Những quy định và thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu thép không gỉ
Thép không gỉ (Inox) là loại hợp kim có khả năng chống ăn mòn, chống oxi hóa rất tốt. Nhờ vào đặc tính quan trọng này, thủ tục nhập khẩu thép không gỉ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Vậy quy trình nhập khẩu mặt hàng này liệu có đơn giản? Các doanh nghiệp cần xin giấy phép nhập khẩu gì hay không?… Finlogistics sẽ phân tích giúp bạn chi tiết ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Quy định pháp luật liên quan thủ tục nhập khẩu thép không gỉ
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 14/2017/TT-BCT vào ngày 28/08/2017 về việc bãi bỏ Thông tư số 12/2015/TT- BCT. Theo đó, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ sẽ không cần phải xin giấy phép tự động từ Bộ Công Thương.
Theo Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN, thép không gỉ phải làm kiểm tra chất lượng sau khi thông quan, dựa trên kết quả Chứng nhận giám định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cần chú ý về thuế chống bán phá giá theo Quyết định số 1656/QĐ-BCT. Thép không gỉ không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu, do đó bạn có thể làm thủ tục nhập khẩu như bình thường.
>>> Xem thêm: Thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu áp dụng như thế nào?
Mã HS code và thuế suất đối với thép không gỉ nhập khẩu
Trước khi tiến hành khai báo tờ khai và thông quan Hải Quan, các doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code của mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu để nộp đúng và đầy đủ thuế phí cho Nhà nước.
Mã HS code
Với sự đa dạng về chủng loại, kiểu dáng và kích thước nên mặt hàng thép có rất nhiều mã HS khác nhau. Mã HS của thép và thép không gỉ được phân tại Chương 72 trong Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025. Còn những sản phẩm làm từ thép sẽ thuộc Chương 73. Dưới đây là bảng mã HS thép nói chung và thép không gỉ nói riêng cho bạn đọc tham khảo:
MÃ HS CODE MÔ TẢ SẢN PHÂM Phụ lục II 7206 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc Nhóm 7203). 7207 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm. 7208 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng. 7209 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng. 7210 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng. 7212 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng 7213 Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng. 7214 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán. 7215 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác. 7216 Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình. 7217 Dây của sắt hoặc thép không hợp kim. 7219 Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. 7220 Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. 7224 Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác. 7225 Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. 7226 Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. 7227 Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều. 7228 Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim. 7229 Dây thép hợp kim khác. 7306 Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép. Phụ lục III 7207 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm. 7210 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng. 7224 Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác. 7225 Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. 7306 Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ: nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự).
Thuế suất nhập khẩu
Khi tiến hành nhập khẩu thép không gỉ có mã HS là 7222.3010 về thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cần hoàn thành đủ một số loại thuế phí như sau:
- Thuế GTGT (VAT): 10%
- Thuế nhập khẩu thép thông thường: 15%
- Thuế nhập khẩu thép ưu đãi: 10%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (tùy theo từng quốc gia xuất khẩu)
Công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với thép không gỉ nhập khẩu
Để làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ và các loại sản phẩm thép khác, doanh nghiệp cần phải đăng ký làm Công bố tiêu chuẩn, áp dụng phương pháp thử nghiệm không phá hủy (Thông tư số 58/2015/TTL-BCT-BKHCN).
Tiêu chuẩn này sẽ do các doanh nghiệp tự công bố, sau đó tiến hành Công bố hợp quy, đánh giá hàng hoá nhập khẩu có phù hợp so với quy chuẩn chất lượng Quốc gia và Tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm tra chất lượng hay không. Trình tự làm công bố tiêu chuẩn áp dụng được quy định rõ tại Thông tư số 21/2017/TT-BKHCN gồm các bước cơ bản như sau:
- Thành lập kế hoạch xây dựng TCCS
- Biên soạn kế hoạch dự thảo TCCS
- Lấy ý kiến chung cho dự thảo TCCS
- Tổ chức hội nghị về dự thảo TCCS
- Xử lý các ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo
- Lập bộ hồ sơ dự thảo
- Thẩm tra kỹ bộ hồ sơ dự thảo
- Thực hiện Công bố và in TCCS
Thủ tục Công bố hợp quy cho mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu
Các bước hoàn thiện thủ tục Công bố hợp quy cho hàng thép không gỉ nhập khẩu được ghi rõ dưới đây:
Bộ hồ sơ Công bố hợp quy hàng hoá
- Bản công bố hợp quy (mẫu sẵn)
- Báo cáo tự đánh giá (tên cá nhân/doanh nghiệp, SĐT liên hệ, thông tin về lô hàng, số hiệu kỹ thuật,…)
- Bên nhập khẩu phải cam kết về chất lượng của sản phẩm thép phù hợp với các quy chuẩn về kỹ thuật đã được Công bố và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Cơ quan Pháp luật về chất lượng sản phẩm, đảm bảo kết quả tự đánh giá.
- Báo cáo tự đánh giá có hiệu lực phải dựa trên việc nghiên cứu tại những phòng thí nghiệm đã được đăng ký hoặc dựa trên kết quả của những tổ chức uy tín.
Các bước kiểm tra chất lượng hàng hoá
Quá trình kiểm tra chất lượng thép không gỉ nhập khẩu dựa theo Thông tư số 58/2015/TTL-BCT-BKHCN, bao gồm 02 bước như sau:
#Bước 1: Đánh giá về mức độ phù hợp của lô hàng thép nhập khẩu từ Cơ quan chức năng có thẩm quyền.
#Bước 2: Kiểm tra Nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm thép nhập khẩu. Bộ chứng từ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng như sau:
- Phiếu đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (4 bản theo mẫu sẵn)
- Công bố hợp quy cho mặt hàng thép nhập khẩu
- Hợp đồng cùng Danh mục hàng hoá (bản sao y)
- Vận đơn B/L, hóa đơn và giấy chứng nhận xuất xứ C/O (bản sao y)
- Tờ khai nhập khẩu hàng hoá
- Ảnh mẫu của lô hàng hoặc bản mô tả sản phẩm
- Mẫu nhãn hàng hoá nhập khẩu (có dấu hợp quy cùng nhãn phụ)
- Chứng nhận lưu hành sản phẩm
>>> Xem thêm: Tham khảo dịch vụ vận chuyển sắt thép & kết cấu nhà thép tiền chế
Hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ gồm những gì?
Các doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ những giấy tờ, chứng từ quan trọng sau đây::
- Tờ khai Hải Quan hàng thép không gỉ
- Chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu
- Phiếu đóng gói hàng (Packing List); Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
- Chứng nhận xuất xứ hàng hoá từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
- Catalog (nếu có) cùng một vài chứng từ khác (nếu Hải Quan yêu cầu)
Kết luận
Trên đây là tất tần tật hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thép không gỉ mà Finlogistics muốn gửi đến cho bạn đọc quan tâm. Đây là mặt hàng cần làm Công bố sản phẩm và Kiểm tra chất lượng Nhà nước, do đó các doanh nghiệp cần chú ý để tối ưu hoá quy trình cũng như thời gian nhập khẩu. Nếu có vấn đề gì trong quá trình nhập hàng, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua thông tin hotline bên dưới để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn