Thủ Tục Hải Quan Finlogistics Mới Nhất Năm 2024

ATD-la-gi-00.jpg

ATD là gì? Trong ngành Logistics, bạn thường xuyên phải kết nối các quy trình, phương tiện cũng như con người thành một chuỗi những hoạt động liền mạch. Giá trị của việc lập kế hoạch chính xác là vô cùng lớn, ngược lại cái giá cho sự chậm trễ cũng thường là khá cao.

Do đó, công việc lập kế hoạch cũng như ghi nhận những mốc thời gian trong hoạt động vận tải là rất quan trọng. Điều này giúp các doanh nghiệp chủ động được thời gian trong quá trình giao nhận hàng hóa, cũng như những công đoạn sản xuất kinh doanh khác. Một số mốc thời gian phổ biến và dễ gây nhầm lẫn ví dụ như: ETD, ETA, ATD, ATA,… Bài viết hôm nay của Finlogistics sẽ giới thiệu cho bạn hiểu ATD và ATA là gì, đừng bỏ qua nhé!!!

ATD-la-gi
ATD là gì?


 

Khái niệm ATD là gì?

Vậy ATD là gì? Đây là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Actual Time of Department, có nghĩa là thời gian khởi hành trên thực tế (thời điểm mà phương tiện vận tải hàng hóa xuất phát từ một địa điểm). Phương tiện chuyên chở đó có thể là: xe tải, tàu thủy, máy bay, tàu hỏa,… Và điểm khởi hành thông thường là bến xe, cảng biển, sân bay, nhà ga,…

Trong đó, ATD sẽ khác với thời gian dự kiến ​​khởi hành (ETD). Điều lý tưởng nhất là hai thời điểm này trùng nhau, khi đó thời điểm thực tế sẽ diễn ra đúng như thời điểm dự kiến. Tuy nhiên trên thực tế, thì điều này khá hiếm gặp, vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, ATD thường muộn hơn hoặc (đôi khi) sớm hơn so với ETD. Một ví dụ điển hình để cho bạn hiểu ATD là gì:

Trong hoạt động vận tải đường biển, bạn được hãng tàu thông báo rằng chuyến tàu sẽ rời cảng xếp (ETD) vào ngày 29/03, nhưng do cảng biển đang bị tắc nghẽn, nên tàu sẽ lùi lại 01 ngày. Thực tế tàu đã chạy vào ngày hôm sau (30/03). Như vậy, ETD là 30/03 và chậm hơn so với ETD là 29/03.

Cũng tương tự như vậy, đối với trường hợp của vận tải hàng hóa bằng máy bay. Hãng bay nếu thông báo máy bay dự kiến sẽ khởi hành vào lúc 8h sáng, nhưng lại bị “delay” cho nên sẽ khởi hành vào lúc 9h sáng cùng ngày. Lúc đó, ATD sẽ là 9h sáng ngày hôm đấy.

ATD-la-gi
ATD là gì?

Khái niệm ATA là gì?

Cùng với định nghĩa ATD thì cũng có một khái niệm khác được nhiều người quan tâm, đó là ATA là gì. ATA là viết tắt của Actual Time of Arrival, là thời gian đến điểm đích trên thực tế (thời điểm mà phương tiện vận chuyển đến địa điểm đích). Ví dụ: ngày mà tàu cập cảng Cát Lái thực tế chính là ATA của chuyến tàu đó.

ATA cũng sẽ khác với ETA (thời gian đến điểm đích dự kiến), bởi vì xảy ra nhiều yếu tố trong môi trường vận chuyển thực tế sẽ ảnh hưởng lớn đến thời gian vận tải hàng hóa. Điều quan trọng cần làm nhất ở đây là lên kế hoạch cho ETA và theo dõi ATA đối với các phương tiện.

Mặc dù ETA có thể hữu ích cho việc lập kế hoạch vận chuyển hàng, nhưng nó cũng chỉ mang tính dự kiến và không quá chính xác. Hơn nữa, việc hiểu rõ ATA là gì cũng như theo dõi sát sao nó, có thể giúp xác định những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng, thậm chí còn dự báo ETA chặng cuối chính xác hơn.

Ví dụ nếu ATA của người lái xe tải liên tục bị chậm hơn so với thời gian ETA, thì bạn có thể tìm ra các lý do để có ETA chính xác hơn trong tương lai. Giả sử một xe tải vận chuyển theo kế hoạch cần đến địa điểm trả hàng vào lúc 3 giờ chiều (đây là ETA). Tuy nhiên, do bị kẹt xe trên đường nên thời gian thực tế sẽ không theo kế hoạch. Xe đã đến điểm đích lúc 5 giờ chiều (đây là ATA).

ATD-la-gi
ATA là gì?

Xem thêm: Khái niệm, vai trò của ETA và ETD trong hoạt động xuất nhập khẩu

Vai trò quan trọng của ATA và ATD là gì?

  • Các cảng/ sân bay phải nắm rõ ATA và ATD để lên kế hoạch hoạt động hiệu quả và giảm rủi ro

Đây là điều rất quan trọng vì phải theo dõi những thay đổi nhỏ nhất theo thời gian thực tế trong ATA – ATD, để có thể chuyển hướng tàu thuyền hoặc máy bay trong các trường hợp bị chậm trễ, xảy ra sự cố.

  • Những nhà cung cấp dịch vụ cần biết thời gian chính xác để hỗ trợ công việc lên lịch trình

Các hãng vận tải nên thực hiện kiểm soát giờ làm việc của các lái xe và sắp xếp tải trọng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Các hãng hàng không cũng phải lập kế hoạch về việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả. Những chủ tàu nếu muốn đảm bảo trước hợp đồng thuê tàu thì cần nắm rõ ATA và ATD là gì. Nắm vững thời gian thực tế cho phép người điều phối có thể lên lịch ngay lập tức trong trường hợp có sự chậm trễ hoặc gián đoạn nào.

  • Tiền phạt sẽ rất lớn nếu nhà cung cấp dịch vụ tính toán sai ATA và bị chậm trễ

Nếu khách hàng muốn theo dõi những lô hàng của mình và nhận thức được những giai đoạn giao hàng trong thời gian thực tế, thì cũng giúp họ hài lòng hơn với dịch vụ của bạn.

ATD-la-gi
ATD là gì?
  • Người nhận hàng sẽ là những người dựa vào việc lên kế hoạch chính xác bởi vì đó là cơ sở cho quá trình quản lý hàng tồn kho hiệu quả

Khi đã biết chính xác thời gian giao hàng hóa, các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch cho những hoạt động sản xuất, lưu kho bãi và buôn bán hàng hóa của mình. Điều này cho phép tránh tình trạng quá tải và tồn kho cũng như lúc lái xe chạy không tải và tắc nghẽn kho bãi.

Ngoài ra, người nhận hàng thường sẽ là người trả tiền thuê cẩu. Sự chậm trễ này có thể gây thêm nhiều chi phí cho việc kéo dài thời gian thuê hoặc giữ hàng và sắp xếp thời gian thay thế khác. Điều tương tự cũng xảy ra đối với việc kiểm tra cảng, hạ tầng,… Nếu bạn xử lý các loại hàng hóa dễ hư hỏng hoặc giao hàng muộn cũng có thể là lý do gây ra nhiều tổn thất.

Bài viết trên đã nêu rõ chi tiết về khái niệm ATA và ATD là gì trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy những nội dung, thông tin hữu ích cho công việc của mình. Nếu có nhu cầu hỗ trợ xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến cho Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hàng hóa một cách NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU, Finlogistics cam kết mang lại cho khách hàng dịch vụ uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

ATD là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Hang-phi-mau-dich-00.jpg

Hàng phi mậu dịch là gì? Hiện nay, nền kinh tế phát triển kéo theo lượng hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh loại hàng mậu dịch trong xuất nhập khẩu dùng để kinh doanh, mua bán thì có một loại hình xuất nhập khẩu không dùng để kinh doanh, đó là hàng phi mậu dịch.

Hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch rất phổ biến trong hoạt động Logistics và có rất nhiều hiểu nhầm giữa hai loại này. Điều này đã dẫn tới nhiều doanh nghiệp khai sai tờ khai Hải Quan, mã loại hình,… và thậm chí đã khấu trừ thuế phí cho hàng phi mậu dịch. Hãy cùng tìm hiểu về loại hàng hóa phi mậu dịch và so sánh giữa hai loại hàng này cùng bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!!!

Hang-phi-mau-dich
Hàng phi mậu dịch là gì?


 

Định nghĩa hàng phi mậu dịch là gì?

Khái niệm

Hàng phi mậu dịch (hàng PMD) là những loại hàng không phải chịu thuế phí khi nhập khẩu, xuất khẩu để sử dụng. Bên cạnh đó, các mặt hàng PMD cũng sẽ không được phép thực hiện mua bán và cũng không được khấu trừ thuế phí. Những khái niệm về hàng PMD đã được quy định rất rõ bên trong Thông tư số 128/2013/TT-BTC, ban hành ngày 10/09/2013. Theo Điều 69 của Thông tư này đưa ra những quy định như sau:

“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại bao gồm:

  • Quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi về cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Hoặc của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam gửi ra cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
  • Hàng hóa của Cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại những cơ quan, tổ chức này
  • Hàng hóa cho viện trợ nhân đạo
  • Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của các cá nhân đã được Nhà nước cho miễn thuế phí
  • Hàng mẫu không cần thanh toán
  • Các loại dụng cụ nghề nghiệp hoặc phương tiện làm việc được tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của Cơ quan, tổ chức; của người xuất cảnh, nhập cảnh
  • Những tài sản di chuyển của các tổ chức, cá nhân
  • Hành lý cá nhân của người nhập cảnh được gửi theo vận đơn; hàng hóa mang theo bên người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế phí
  • Những loại hàng hóa phi mậu dịch khác

Như vậy, những hàng hóa thuộc vào các trường hợp trên thì được gọi là hàng phi mậu dịch.

Đặc điểm

  • Hàng hóa nhập khẩu bằng đường phi mậu dịch có thuế thì phải nộp thuế phí ngay trước khi thông quan hàng hóa.
  • Hàng hóa phi mậu dịch nằm trong Danh mục bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép của Cơ quan quản lý chuyên ngành.
  • Hàng hóa phi mậu dịch khi tiến hành nhập khẩu có thể được miễn thuế phí, được xét miễn giảm thuế và khấu trừ thuế VAT đầu vào.
Hang-phi-mau-dich
Định nghĩa và đặc điểm của hàng hóa phi mậu dịch

Xem thêm: Vài điều cần biết về dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói năm 2024

Hàng phi mậu dịch có nộp thuế không?

Nhiều người thắc mặc liêu hàng phi mậu dịch có nộp thuế không. Đối với loại hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân nước ngoài về Việt Nam, bạn có thể tham khảo tại Điều 5, Quyết định 31/2015/QĐ-TTg, ban hành ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ:

“Điều 5. Định mức quà biếu, quà tặng được miễn thuế phí

1. Quà biếu, quà tặng được miễn thuế quy định tại Điều này là những loại mặt hàng không nằm trong Danh mục mặt hàng bị cấm nhập khẩu – xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu – nhập khẩu và không thuộc vào Danh mục mặt hàng chịu thuế phí tiêu thụ đặc biệt (ngoại trừ quà biếu, quà tặng dùng để phục vụ mục đích an ninh quốc phòng) theo quy định của Pháp luật.

2. Quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho cá nhân Việt Nam; quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam dành cho cá nhân ở nước ngoài sẽ có trị giá không được vượt quá 2 triệu VND hoặc có trị giá vượt quá 2 triệu VND, nhưng tổng mức thuế phí phải nộp dưới 2 trăm nghìn VND, được miễn thuế phí xuất khẩu – nhập khẩu và không chịu thuế VAT.

3. Quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho tổ chức tại Việt Nam; quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam dành cho tổ chức ở nước ngoài sẽ có trị giá không vượt quá 30 triệu CND, sẽ được xét miễn thuế xuất khẩu – nhập khẩu và không phải chịu thuế VAT. Riêng quà biếu, quà tặng nếu vượt định mức 30 triệu VND thuộc trường hợp dưới đây thì được xét miễn thuế phí nhập khẩu và không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT đối với toàn bộ lô hàng:

  • a) Những đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là các cơ quan hành chính; các tổ chức chính trị – xã hội; các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp;… nếu như được Cơ quan của Nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp nhận để sử dụng
  • b) Hàng hóa là mặt hàng quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo hoặc từ thiện

4. Trường hợp quà biếu, quà tặng được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều này thuộc vào Danh mục mặt hàng chịu thuế phí tiêu thụ đặc biệt, dùng để phục vụ mục đích an ninh quốc phòng thì sẽ được miễn thuế phí xuất khẩu – nhập khẩu, không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT.

5. Trường hợp quà biếu, quà tặng là mặt hàng thuốc cấp cứu, thiết bị y tế dành cho người bị bệnh nặng hoặc người gặp thiên tai hay tai nạn có trị giá không quá 10 triệu VND thì sẽ được miễn các loại thuế phí.

6. Quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế phí được quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 của Điều này sẽ không áp dụng đối với trường hợp các tổ chức, cá nhân thường xuyên nhận một hay một số hàng hóa nhất định.”

Như vậy, hàng phi mậu dịch chỉ được miễn thuế phí khi là một trong những trường hợp nêu ở trên.

Hang-phi-mau-dich
Hàng phi mậu dịch có nộp thuế không?

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Hàng phi mậu dịch cũng như những loại hàng hóa bình thường khác, sẽ được nhập khẩu theo quy định Pháp luật. Tuy nhiên, hàng PMD của nhiều mặt hàng thường sẽ không cần phải tiến hành kiểm tra chuyên ngành và mức thuế phí áp dụng cho hàng PMD cá nhân thường được ưu đãi. Theo đó, quy trình nhập khẩu mặt hàng phi mậu dịch bao gồm những bước sau:

Bước 1: Kê khai thông tin tờ khai Hải Quan

Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu như: Hợp đồng ngoại thương, Non-commercial invoice, Packing List, Vận đơn đường biển (B/L), Chứng nhận xuất xứ (C/O), Thông báo hàng đến,… và xác định được mã HS code của mặt hàng nhập khẩu, thì doanh nghiệp có thể nhập các thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan thông qua phần mềm chuyên dụng.

Bước 2: Mở và phân luồng tờ khai Hải Quan

Sau khi doanh nghiệp đã khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống đến Chi cục Hải Quan để có thể mở tờ khai. Tùy theo loại phân luồng xanh, vàng hay đỏ mà chủ hàng sẽ thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

Bước 3: Tiến hành thông quan tờ khai Hải Quan

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không có xảy ra vấn đề gì thì cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận cho thông quan tờ khai. Chủ hàng lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan để có thể nhanh chóng thông quan hàng hóa. 

Bước 4: Đưa hàng hóa về kho bảo quản, sử dụng

Tờ khai đã được thông quan thì doanh nghiệp tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để có thể mang hàng về kho chứa. Trên đây là 04 bước cơ bản để tiến hành thông quan hàng hóa nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng, trong đó có hàng PMD.

Hang-phi-mau-dich
Quy trình nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch

Một vài lưu ý quan trọng khi nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch, các doanh nghiệp cần lưu ý những điểm như sau:

  1. Hàng PMD cũng phải đóng thuế phí nhập khẩu (nếu mặt hàng giá trị dưới 1 triệu VND thì không cần phải đóng thuế).
  2. Hàng PMD cũng được hưởng các mức thuế ưu đãi nếu có giấy C/O (chứng nhận xuất xứ).
  3. Thuế GTGT (VAT) nhập khẩu đối với hàng PMD sẽ không được khấu trừ. Loại thuế phí này được sẽ đưa vào cùng những chi phí khác trong bộ hồ sơ khai báo thuế phí.
  4. Hàng PMD có thể bán ra dưới dạng thanh lý tài sản và ghi nhận doanh thu khác cho doanh nghiệp.
  5. Hàng PMD có thể là hàng thanh toán hoặc không thanh toán thông qua ngân hàng (ví dụ: thanh toán hàng mẫu vật; hàng viện trợ nhân đạo thì không cần thanh toán).
  6. Hàng PMD đa phần là không phải kiểm tra chuyên ngành hoặc làm những chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy hoặc công bố sản phẩm như mặt hàng khác.
Hang-phi-mau-dich
Những lưu ý đối với hàng hóa phi mậu dịch

Xem thêm: Chi tiết thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa

Phân biệt hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch chi tiết

Hàng mậu dịch và phi mậu dịch sẽ có những điểm giống nhau và khác nhau riêng. Việc tìm hiểu và so sánh giữa hai loại hàng hóa này là điều rất cần thiết, giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra trơn tru và chuyên nghiệp hơn.

Đặc điểmHàng mậu dịchHàng phi mậu dịch
Mục đích sử dụngDùng cho kinh doanh và mua bánDùng cho viện trợ, nhân đạo, biếu tặng, quảng cáo,…
Hợp đồng và thanh toánCần hợp đồng và thanh toán bằng tiềnKhông cần hợp đồng và không cần thanh toán
Thuế phíBắt buộc chịu thuế theo quy địnhMiễn thuế hoặc chịu mức thuế suất ưu đãi
Thủ tục Hải QuanPhức tạpĐơn giản
Giấy tờPhức tạpĐơn giản
Giá trịCaoThấp
Rủi roCaoThấp

Như vậy, bài viết này đã làm rõ khái niệm, đặc điểm và những vấn đề cần chú ý xung quanh loại hàng phi mậu dịch. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này thì cần đọc kỹ, để phân biệt với hàng mậu dịch thông thường. Trong trường hợp là doanh nghiệp mới, chưa có đủ kinh nghiệm hoặc cần hỗ trợ từ đơn vị Logistics chuyên môn, thì bạn có thể liên hệ với Finlogistics. Với nhiều năm xử lý loại hàng phi mậu dịch, chúng tôi sẽ cung cấp đến cho bạn dịch vụ nhanh chóng, uy tín và tận tâm nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng phi mậu dịch

Θ Bài viết gợi ý:


Teu-la-gi-00.jpg

TEU là gì? Ngành vận tải container đường biển nói riêng và Logistics nói chung đang phát triển cực kỳ mạnh trong những năm gần đây. Nếu như bạn là người mới trong lĩnh vực hàng hải và xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển thì chắc hẳn cũng đã có lúc thắc mắc về khái niệm và vai trò của TEU container. Bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề xung quanh chủ đề này. Hãy theo dõi đến cuối bài viết về TEU này nhé!!!

Teu-la-gi
Khái niệm TEU là gì?


 

Tìm hiểu khái niệm TEU là gì?

TEU là gì? TEU là từ viết tắt của Twenty-foot Equivalent Units, một đơn vị đo lường tương đương với container 20 feet. TEU được xem một đơn vị đo sức chứa hàng hóa không chính xác và thường chỉ được sử dụng để mô tả khả năng chứa hàng của một tàu container hoặc bến container. Đây cũng là đơn vị thường xuyên được sử dụng trong hoạt động vận tải biển.

Có 03 loại container phổ biến dùng làm tiêu chuẩn đó là: 20ft – 40ft – 45ft. Tính ra cho một TEU sẽ tương ứng với một khoảng 39 m³ thể tích, ứng với một cont 20ft hoặc một cont 40ft bằng với 2 TEU. Đối với container 45ft cũng sẽ được quy ra làm 2 TEU.

Bạn có thể hiểu 1 TEU = 1 ton hoặc 1 TEU = 1 containner. Người ta sẽ thường sử dụng đơn vị TEU container này nhiều trong những chuyến vận chuyển hàng hóa đường biển có quy mô lớn. Ngoài đơn vị TEU, thì người ta cũng sẽ sử dụng thêm đơn vị FEU, tương ứng là: 2 TEU = 1 FEU.

Teu-la-gi
TEU là đơn vị được sử dụng thường xuyên trong vận tải đường biển

Xem thêm: Những mã ký hiệu ở trên thùng container có ý nghĩa như thế nào?

Quá trình hình thành đơn vị TEU container

Vậy khái niệm TEU container đã xuất hiện từ khi nào? Xét về mặt lịch sử, từ hàng thập kỷ trước, TEU đã được ra đời từ quá trình vận chuyển container cùng với một người có tên là Malcolm McLean (đây là người phát minh ra container từ năm 1935 tại New Jersey).

Malcolm McLean chính là một doanh nhân trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Khi đang làm việc tại cảng vào năm 1937, ông nhận thấy công việc xếp dỡ hàng hóa mất rất nhiều thời gian và rắc rối, khi phải di chuyển theo từng sọt, thùng chứa hoặc bao tải,… Và ông đã nghĩ ra một cách đó là sử dụng thùng xe tải để làm công cụ mang hàng. Sau đó, dần dần thùng xe đã được tối ưu hóa để trở thành những chiếc container tiêu chuẩn như ngày nay.

Ưu điểm chính ở đây là mỗi khi trung chuyển giữa những phương thức vận chuyển, thì các container hàng hóa có thể được thuyên chuyển nguyên giữa các tàu biển, xe tải, tàu hỏa. Con người sẽ không cần tiêu tốn công sức và thời gian cho quá trình bốc dỡ từng kiện hàng hóa ra khỏi thùng container.

Teu-la-gi
Lịch sử hình thành đơn vị TEU container

Vai trò của TEU container là gì trong ngành vận tải đường biển?

Việc áp dụng đơn vị TEU container đã mang tới cho ngành vận tải hàng hóa đường biển một bước tiến mới, bước đột phá khá quan trọng. Nhờ đó, người ta có thể dễ dàng đo lường được năng lực chuyên chở của tàu và xác định được lượng hàng hóa di chuyển qua cảng biển. Khi làm những báo cáo thống kê về hàng hóa trong từng cảng riêng biệt hoặc sử dụng tại ngân hàng thế giới, thì TEU container sẽ được làm đơn vị đo lường tiêu chuẩn, với nhiều công dụng khác nhau:

  • Ví dụ, thay vì áp dụng hình thức tính toán truyền thống trước đây (theo tấn), thì TEU đã giúp cảng biển ở Thâm Quyến và Thượng Hải (hai cảng hàng đầu tại Trung Quốc) dễ dàng xử lý hơn 65 triệu TEUs hàng năm. Con số này tương đương với khoảng 5,4 triệu TEUs mỗi tháng, đây thực sự là một con số không hề nhỏ.
  • Nhờ TEU container, chúng ta sẽ dễ dàng tính toán và vẽ ra bức tranh vận tải rõ ràng hơn. Ngoài các cảng biển ở Trung Quốc, thì cảng Long Beach và Los Angeles (Hoa Kỳ) cũng đã đã xử lý được trung bình khoảng 1,4 triệu TEUs/tháng và khoảng 16 triệu TEUs/năm.

Nhờ sự ra đời của container và đơn vị TEU, hàng hóa sẽ nhanh chóng được vận chuyển lên các tàu biển thành từng cụm. Mỗi năm có tới xấp xỉ 200 triệu thùng container được vận chuyển. Nhờ vậy, những tiêu chuẩn bên trong ngành vận tải đã thay đổi, chủ yếu nhất vẫn là phần trao đổi giữa các thành phần của xe tải có cùng kích thước và hình dạng (công suất thường không thay đổi) hoặc chỉ thay đổi phần tháo lắp của các xe tải.

Do đó, việc sử dụng thùng Pallet để vận tải hàng hóa đã được thay đổi hoàn toàn, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển của toàn cầu. Chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng và cần thiết của đơn vị TEU container như thế nào. Nó đã, đang và sẽ góp phần thúc đẩy vào sự phát triển của vận tải đa phương thức nói riêng và cả ngành Logistics nói chung.

Teu-la-gi
Vai trò chính của TEU là gì?

Xem thêm: 10 hãng tàu container vận tải hàng đường biển lớn nhất thế giới năm 2024

Để có thể phân loại kích cỡ tàu biển theo đơn vị TEU container, người ta thường sẽ tính toán như sau:

  • Đối với tàu nhỏ (Small Feeder) có kích thước là: 1,000 TEU
  • Đối với tàu trung bình (Feeder) có kích thước dao động từ: 1,000 – 2,000 TEU
  • Đối với tàu bình thường (Feedermax) có kích thước dao động từ: 2,000 – 3,000 TEU
  • Đối với tàu Panamax vessels có kích thước dao động từ: 3,000 – 5,000 TEU
  • Đối với tàu Post Panamax vessels có kích thước dao động từ: 5,000 – 10,000 TEU
  • Đối với tàu New Panamax vessels (2014) có kích thước dao động từ: 10,000 – 14,500 TEU
  • Đối với tàu Ultra Large Container Vessel (ULCV) có kích thước lớn hơn 14,500 TEU trở lên

Hiện nay, chiếc tàu biển của Đài Loan, thuộc hãng Evergreen có tên là Ever Alot đang được coi là con tàu container lớn nhất trên thế giới. Sở hữu độ dài gần 400 m, rộng 61,5 m, Ever Alot có diện tích boong là 24.000 m2, xấp xỉ bằng kích cỡ của 3,5 sân bóng đá tiêu chuẩn. Siêu tàu này có thể chở được tới 240.000 tấn hàng hóa cùng một lúc, tương đương với khoảng 24.000 thùng container (TEU) tiêu chuẩn loại dài hơn 6 m.

Như vậy, bài viết này đã làm rõ cho bạn nội dung về khái niệm TEU là gì cũng như vai trò, ý nghĩa của đơn vị này đối với hoạt động vận tải hàng hóa đường biển. Đừng quên cập nhật những kiến thức tổng quan và mới nhất về Logistics tại Finlogistics nhé!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

TEU là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Tam-xuat-tai-nhap-la-gi-00.jpg

Tạm xuất tái nhập là gì? Đây là một trong những hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động này cũng thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thương mại đất nước đó. Vậy những quy định đối với hàng tạm xuất tái nhập như thế nào? Các bước thủ tục đối với loại hàng hóa này ra sao?… Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những nội dung quan trọng này qua bài viết của Finlogistics nhé!!!

Tam-xuat-tai-nhap-la-gi
Khái niệm tạm xuất tái nhập là gì?


 

làm rõ khái niệm tạm xuất tái nhập là gì?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Thương mại năm 2005Nghị định số 69/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết một số điều đối với Luật quản lý Ngoại Thương về loại hình tạm xuất tái nhập là gì.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 29 của Bộ luật Thương mại năm 2005 quy định rằng tạm xuất tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào những khu vực đặc biệt, nằm ở trên lãnh thổ Việt Nam. Những nơi này được coi là khu vực Hải Quan riêng theo quy định của Pháp luật Nhà nước. Hàng hóa sẽ được làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào thị trường nội địa.

Điều 42, Bộ luật Quản lý ngoại thương năm 2017 cũng đã quy định về hàng tạm xuất tái nhập:

Các doanh nghiệp được phép tạm xuất tái nhập hàng hóa nhằm mục đích sản xuất, thi công, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thuê mượn, trưng bày, triển lãm hoặc để sử dụng với mục đích khác,… theo hợp đồng trước đó với các đối tác nước ngoài.

Vai trò

Khi đã hiểu được khái niệm tạm xuất tái nhập là gì cũng như những quy định liên quan, các doanh nghiệp có thể nhìn ra được những lợi ích của hoạt động tạm xuất tái nhập hàng hóa này, bao gồm: 

  • Hoạt động tạm xuất tái nhập sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài trong quá trình trao đổi và giao thương hàng hóa, nhằm đảm bảo kết nối hoạt động thuê mượn, sửa chữa giữa các doanh nghiệp của các quốc gia với nhau.
  • Có thể giảm bớt gánh nặng về thuế xuất nhập khẩu cho những doanh nghiệp Việt Nam. Cơ quan Hải Quan chính là nơi chịu trách nhiệm hoàn thuế và một vài phí dụng khác cho người tạm xuất, sau khi đã hoàn tất các bước thủ tục tái nhập. Hoạt động này được bảo đảm tính minh bạch cao.
Tam-xuat-tai-nhap-la-gi
Vai trò của tạm xuất tái nhập là gì?

Hàng tạm xuất tái nhập được quy định như thế nào?

Bộ luật Hải Quan năm 2014 đã nếu rõ cụ thể những loại hàng tạm xuất tái xuất, bao gồm:

  • Các loại phương tiện quay vòng dùng để chứa hàng hóa
  • Máy móc, trang thiết bị hoặc dụng cụ nghề nghiệp dùng để phục vụ công việc trong thời gian nhất định
  • Máy móc, trang thiết bị hoặc phương tiện thi công, khuôn mẫu theo những bản hợp đồng thuê mượn dùng để sản xuất và thi công
  • Các loại linh kiện và phụ tùng của những chủ tàu nhập khẩu dùng để thay thế và sửa chữa tàu biển, máy bay nước ngoài
  • Các loại hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm hoặc giới thiệu sản phẩm
  • Các loại hàng hóa khác dựa theo quy định của Pháp luật

Xem thêm: Khái niệm và vai trò của hình thức tạm nhập tái xuất là gì?

Trái lại, có nhiều loại hàng hóa bị cấm kinh doanh và thực hiện tạm xuất tái nhập, bao gồm:

  • Các loại chất thải công nghiệp nguy hiểm, phế liệu phế thải,…
  • Các loại hàng hóa nằm trong diện bị cấm kinh doanh tạm xuất tái nhập, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Các loại hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và có nguy cơ gian lận thương mại
  • Các loại hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây dịch bệnh hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng con người
  • Các di vật, cổ vật hoặc bảo vật quốc gia muốn đem ra nước ngoài trưng bày mà chưa được cho phép
  • Các loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh chưa được sự cho phép của Bộ Quốc phòng

Thời hạn làm hàng tạm xuất tái nhập

Thời hạn làm hàng tạm xuất tái nhập sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các doanh nghiệp với bên đối tác nước ngoài. Hơn nữa, doanh nghiệp cần đăng ký với cơ quan Hải Quan làm nơi làm thủ tục tạm xuất.

Theo đó, doanh nghiệp được phép tạm xuất tái nhập hàng hóa khi còn trong thời hạn bảo hành, dựa theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng (thỏa thuận) bảo hành ký kết với đối tác nước ngoài dùng cho mục đích bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Các bước làm thủ tục tạm xuất tái nhập sẽ được thực hiện tại Cơ quan Hải Quan và không cần phải có giấy phép tạm xuất tái nhập.

Tam-xuat-tai-nhap-la-gi
Thời gian làm hàng tạm xuất tái nhập

Trong trường hợp hàng hóa không còn trong thời gian bảo hành, thì việc tạm xuất tái nhập hàng hóa ra nước ngoài dùng để bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa sẽ được thực hiện theo những quy định sau:

  • Đối với loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu – nhập khẩu; hàng hóa bị tạm ngừng xuất khẩu – nhập khẩu; hàng hóa nằm trong diện bị quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu – nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu – nhập khẩu (trừ loại giấy phép xuất khẩu – nhập khẩu tự động);… thì doanh nghiệp phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa.
  • Hàng tiêu dùng, hàng linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu sẽ không được phép làm tạm xuất ra nước ngoài dùng để bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
  • Hàng hóa tạm xuất tái nhập trong khi tiêu thụ tại nước ngoài phải được thực hiện theo những quy định về việc quản lý xuất khẩu hàng hóa của Bộ luật Quản lý ngoại thương và các quy định khác của Pháp luật liên quan.

Trên đây là những nội dung, thông tin cơ bản về hình thức tạm xuất tái nhập là gì và các quy định xung quanh mặt hàng này. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có kinh nghiệm thực hiện thông quan Hải Quan và làm giấy tờ cho loại hàng hóa đặc biệt này, thì việc liên hệ với một đơn vị hỗ trợ làm hàng tạm xuất tái nhập là điều cực kỳ cần thiết. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Finlogistics sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn mang hàng hóa ra thế giới, với tiêu chí NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tạm xuất tái nhập là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Tam-nhap-tai-xuat-la-gi-00.jpg

Tạm nhập tái xuất là gì? Đây được xem một loại hình thức xuất nhập khẩu khá đặc biệt và không giống với những hình thức khác. Do đó, khi các doanh nghiệp mới thực hiện các bước tạm nhập tái xuất hàng hóa này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này, việc chọn lựa hợp tác với những đơn vị FWD chuyên mảng hàng tạm nhập tái xuất sẽ là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng. Tìm hiểu những thông tin chi tiết về loại hình Logistics này qua bài viết của Finlogistics nhé!!!

Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Tạm nhập tái xuất là gì?


 

Hoạt động tạm nhập tái xuất là gì?

Vậy định nghĩa của hoạt động tạm nhập tái xuất là gì? Thuật ngữ về tạm nhập tái xuất đã được Nhà nước quy định rõ bên trong Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, cụ thể như sau:

Tạm nhập tái xuất là chuỗi hoạt động đưa hàng hóa, sản phẩm từ nước ngoài hoặc từ những khu vực đặc biệt, nằm trên lãnh thổ của Việt Nam (được coi là khu vực Hải Quan riêng dựa theo quy định của Pháp luật Việt Nam) có làm các bước thủ tục nhập khẩu vào thị trường nội địa và thủ tục xuất khẩu chính loại hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam.

Nói chung, các doanh nghiệp có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

  • Tạm nhập chính là việc cho hàng hóa của nước ngoài quá cảnh ở trên lãnh thổ của một quốc gia, trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi được xuất sang thị trường quốc gia thứ ba.
  • Tái xuất chính là quá trình nối tiếp của hoạt động tạm nhập. Sau khi đã làm thủ tục thông quan nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, hàng hóa sẽ được xuất đi đến một quốc gia khác. Tóm lại, về bản chất thì hàng hóa đã được xuất khẩu hai lần, cho nên được gọi là tái xuất.

Tình hình hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, tình hình hoạt động của hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam diễn ra ngày càng sôi nổi và phát triển, một phần là do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Tuy nhiên cũng vì lý do vậy nên hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa diễn ra một cách tràn lan và xuất hiện nhiều sai phạm. Điều này buộc các cơ quan Nhà nước cần tiến hành kiểm soát nghiêm túc và gắt gao hơn quá trình làm hàng tạm nhập tái xuất.

Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng, khi thực hiện việc tạm nhập tái xuất, thì hàng hóa đã tạm nhập phải được tái xuất ngay. Nếu không thì sẽ bị lưu giữ tại khu vực chịu sự giám sát của Hải Quan tại cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất, dựa theo quy định ghi tại Điểm a, Khoản 5, Điều 82 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính (hiện nay đã thay thế sử dụng Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi bổ sung cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

Hàng hóa tạm nhập tái xuất sẽ không được phép thay đổi phương thức và phương tiện vận tải, khi tiến hành vận chuyển từ cửa khẩu nhập cho đến cửa khẩu xuất. Theo đó, quá trình thay đổi phương tiện vận tải thông thường sẽ chỉ được thực hiện tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất, dưới sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan Hải Quan.

Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Tạm nhập tái xuất là gì?

Tầm quan trọng của hoạt động tạm nhập tái xuất là gì?

Vậy vai trò của tạm nhập tái xuất là gì? Tạm nhập tái xuất là một hình thức xuất nhập khẩu đặc biệt quan trọng và có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Điều này đã được thể hiện thông qua:

  • Hoạt động làm hàng tạm nhập tái xuất bao gồm cả hình thức nhập khẩu và xuất khẩu. Đây là một phương thức thu nguồn ngoại tệ và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế. Hàng xuất đi thường sẽ thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn nhiều so với chi phí vốn ban đầu.
  • Quá trình tạm nhập tái xuất hàng hóa đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như: dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế, dịch vụ thông quan Hải Quan, du lịch,… Việc này cũng giúp những khu kinh tế khu vực tại cửa khẩu thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và góp phần vào sự phát triển gần đây của nền kinh tế – xã hội Việt Nam.

Không chỉ vậy, hoạt động tạm nhập tái xuất cũng thúc đẩy nhiều dịch vụ liên quan, đặt biệt là dịch vụ Logistics, ví dụ như: hoạt động làm hàng tại cảng; dịch vụ kho bãi, cảng biển; vận chuyển đường thủy, đường hàng không, đường bộ,…; dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa;… thu được rất nhiều cước phí và tạo thêm việc làm cho người trong ngành.

Như vậy, hoạt động hàng tạm nhập tái xuất đã giúp cho doanh nghiệp tham gia vào quá trình luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế. Hơn nữa điều này còn tạo điều kiện tốt cho những công ty giao nhận vận tải ở Việt Nam được xử lý và nâng cao nghiệp vụ, năng lực vận tải, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Từ đó, vị thế và uy tín của Việt Nam được khẳng định, giúp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế hơn.

Xem thêm: Tìm hiểu về dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu chi tiết cho doanh nghiệp

Những loại hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam

Hiện nay, các loại mặt hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam vô cùng đa dạng, thông thường là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công,… Tất cả không được nằm trong Danh mục bị cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Hàng hóa được phép tạm nhập tái xuất sẽ dựa theo các hợp đồng thuê mượn của thương nhân Việt Nam ký kết cùng với bên đối tác nước ngoài để sản xuất và thi công.

Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý những mặt hàng thuộc vào Danh mục bị cấm tạm nhập tái xuất, để tránh tiến hành tạm nhập tái xuất những mặt hàng dưới đây:

  • Hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên
  • Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và có nguy cơ gian lận thương mại cao
  • Những loại mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có thể gây ra dịch bệnh hoặc ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng con người
  • Những loại chất thải công nghiệp nguy hại, phế liệu phế thải,…

Theo quy định Nhà nước mới nhất hiện nay, các loại mặt hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam sẽ không có tên trong Phụ lục VI, Danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Các doanh nghiệp cần tránh những mặt hàng này, trước khi tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục tạm nhập tái xuất.

Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Tạm nhập tái xuất là gì?

Các bước làm thủ tục cho hàng tạm nhập tái xuất

Khi thực hiện thủ tục đối với hàng tạm nhập tái xuất, các doanh nghiệp cần lưu ý về những nội dung thông tin sau:

Thời hạn khai báo và nộp tờ khai

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 25, Bộ luật Hải Quan năm 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai Hải Quan được quy định như sau:

Đối với mặt hàng xuất khẩu, tiến hành nộp tờ khai sau khi tập kết hàng hóa tại địa điểm mà người khai Hải Quan thông báo, chậm nhất khoảng 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Đối với hàng hóa xuất khẩu được gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất khoảng 02 giờ, trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

Đối với mặt hàng nhập khẩu, tiến hành nộp tờ khai trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời gian 30 ngày, tính từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Thời hạn để nộp tờ khai Hải Quan đối với phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hải Quan năm 2014.

Địa điểm làm thủ tục hàng tạm nhập tái xuất

  • Địa điểm để thực hiện thủ tục Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất là nơi mà Cơ quan Hải Quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra bộ hồ sơ để làm thủ tục Hải Quan, sau đó tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa và phương tiện vận tải (quy định tại Khoản 1, Điều 22 của Bộ luật Hải Quan năm 2014).
  • Địa điểm để các doanh nghiệp thực hiện khai báo Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất là trụ sở của Cục Hải Quan hoặc trụ sở của Chi cục Hải Quan.

Bộ hồ sơ làm hàng tạm nhập tái xuất

  • Tờ khai Hải Quan được soạn theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành
  • Giấy tờ vận tải đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt – 01 bản chụp
  • Chứng từ có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với tổ chức hội chợ, triển lãm (ngoại trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm) – 01 bản chụp
  • Giấy phép nhập khẩu hàng hóa, chứng từ thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo những quy định liên quan – 01 bản chính
Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Tạm nhập tái xuất là gì?

Xem thêm: Những vấn đề xung quanh dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói năm 2024

Như vậy, quá trình các bước thực hiện thủ tục Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất có rất nhiều sự khác biệt, nếu so với những mặt hàng xuất nhập khẩu thông thường khác. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về tạm nhập tái xuất là gì, cũng như những chính sách Nhà nước đối với mặt hàng này, để xin những loại giấy phép cần thiết. Mục đích chính là để tránh bị động, dẫn đến những trường hợp xấu xảy ra như lưu kho, lưu bãi do phải chờ làm thủ tục Hải Quan tạm nhập tái xuất.

Nếu doanh nghiệp bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này hoặc có nhu cầu hợp tác với một đơn vị có chuyên môn thực hiện làm hàng tạm nhập tái xuất, thì Finlogistics là một sự lựa chọn không thể tốt hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thông quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, Finlogistics luôn là nơi mà các khách hàng tin tưởng gửi gắm hàng của mình. Liên hệ ngay hotline bên dưới để được đội ngũ công ty tư vấn MIỄN PHÍ và nhận báo giá nhanh chóng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tạm nhập tái xuất là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Quy-trinh-thong-quan-xuat-khau-duong-bo-00.jpg

Đây là tổng hợp quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ của công ty Finlogistics, các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hoặc thông quan Hải Quan hàng xuất khẩu có thể tham khảo các bước chi tiết bên dưới. Liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất nhé!!!

Quy-trinh-thong-quan-xuat-khau-duong-bo
Quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ


 

Các bước chi tiết trong quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ

Bước 1
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ, giấy giới thiệu,…
  • Lập tờ khai/ mở tờ khai điện tử, đăng ký ở trên cửa khẩu số.
  • Đăng ký lịch bốc xếp hàng hóa.
Bước 2
  • Tra cứu các thông tin về bến bãi, tình trạng ùn tắc giao thông,… để lựa chọn ngày cho xe lên thông quan.
  • Từ cửa ngõ cho đến cửa khẩu: Xe vận chuyển hàng hóa sẽ đi qua cổng B2 hoặc cửa khẩu phụ Tân Thanh (khu vực có hệ thống camera).
Bước 3

Tại cổng vào (barie vào)

Biên phòng sẽ nhận dạng biển số xe cũng như tiến hành kiểm tra tờ khai, giấy tờ xe,… Nếu như sai sót sẽ yêu cầu khai lại. Nếu đúng thì sẽ xác nhận phiếu và cho phép xe đi vào bãi.

Bước 4

Tại khu vực kho bãi

Doanh nghiệp tại bến bãi sẽ tra cứu phiếu xin sang tải và thực hiện công việc sang tải cũng như xác nhận xe vào ra.

Quy-trinh-thong-quan-xuat-khau-duong-bo
Quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ
Bước 5

Tại khu vực cửa khẩu

  • Nhân viên OPS làm các bước thủ tục thông quan.
  • Nộp lại hồ sơ biên phòng.
  • Phân luồng tờ khai và tiến hành nộp phí.

>>> Đăng ký làm kiểm dịch động thực vật (nếu cần).

>>> Đăng ký làm Hải Quan giám sát (nếu cần).

>>> Hải Quan sẽ xác nhận việc lưu kho hoặc hạ bãi.

Bước 6

Tại khu vực cửa khẩu

  • Đợi phía Hải Quan phê duyệt phiếu xin sang tảiv
  • Nộp lại phiếu xin sang tải cho ban quản lý của cửa khẩu và nộp phív
  • Tách bộ hồ sơv
Bước 7

Tại cổng ra (barie ra)

Biên phòng cho thả xe và tiến hành đem hàng đi và kết thúc quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ

Θ Bài viết gợi ý:


Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo-00.jpg

Vận tải đường bộ đã trở nên quá quen thuộc đối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất. Với sự ra đời của của hàng trăm đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, thì quá trình lưu thông hàng hóa giữa trong cả nước ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Nếu chọn được một công ty đáng tin cậy, đảm bảo tiêu chuẩn với nhiều loại phương tiện vận tải đa dạng thì chắc chắn hàng hóa của bạn sẽ được vận chuyển nhanh chóng, an toàn và tối ưu nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại hình này cũng như dịch vụ vận tải của Finlogistics nhé!!!

Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo
Tìm hiểu về dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ


 

Định nghĩa dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ là gì?

Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hóa và góp phần phát triển xã hội hiện nay. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều chủ hàng nếu muốn chuyển hàng trong khu vực nội thành hoặc liên tỉnh. Vận tải hàng bằng đường bộ đóng góp rất lớn trong sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế đất nước. Hình thức vận tải này còn góp vào ngân sách thông qua nhiều loại thuế phí và tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động, nhờ vào những dịch vụ ăn theo.

Tuy nhiên, để có thể vận chuyển quốc tế, thì dịch vụ vận tải hàng bằng đường bộ cần phải kết cùng với những phương thức khác, ví dụ như: đường biển, đường hàng không, đường sắt,… Đây là giải pháp vận chuyển hàng hóa phổ biến và thông dụng nhất hiện nay cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, loại hình vận tải này thường sử dụng một số phương tiện chuyên chở ví dụ như: xe rơ-moóc, xe bồn, xe container hoặc xe đầu kéo,… để có thể chuyển giao hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, theo thời gian quy định.

Đặc điểm của dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ

Phương thức vận chuyển

Được xem là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, hàng hóa sẽ được chuyên chở theo dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường bộ bằng những loại phương tiện đường bộ khác nhau. Vận tải đường bộ sẽ thích hợp khi cần vận chuyển hàng hóa với khối lượng vừa và nhỏ, với cự li di chuyển ngắn và trung bình. hoặc đối với hàng hóa mau hỏng và hàng hóa cần nhu cầu vận chuyển nhanh. Vận chuyển đường bộ cũng chủ yếu phục vụ cho việc chuyên chở nội địa, còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế, thì dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ sẽ bị hạn chế khá nhiều.

Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ là gì?

Xem thêm: Cước phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường bộ được tính thế nào?

Những loại hàng hóa vận chuyển

Các doanh nghiệp ưa dùng dịch vụ vận tải hàng bằng đường bộ bởi vì luôn chủ động được về thời gian cũng như đa dạng các loại hàng hóa có thể vận chuyển. Nhu cầu giao thương ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc trao đổi hàng hóa cũng ngày càng lớn hơn. Mỗi hình thức vận tải đường bộ đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng, dó đó để có thể lựa chọn đúng đắn thì các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về những đặc điểm này:

Vận chuyển hàng container

Hàng container chính là hình thức vận chuyển phổ biến hàng đầu trên thế giới. Đây là một đơn vị vận tải đã được chuẩn hóa, với rất nhiều loại khác nhau. Kích thước container cũng được chuẩn hóa trong những thông số nhất định. Hiện nay, chỉ có các loại container với độ dài 20ft, 40ft và 45ft. Xét về chiều cao thì sẽ có loại container thường và container cao.

Hàng container có đặc điểm lợi thế đó là tiết kiệm được chi phí bốc dỡ. Khi tiến hành chuyển tải, người ta sẽ di chuyển cả thùng container mà không cần di chuyển hàng hóa bên trong. Do đó, có thể nói rằng hàng container đã làm giảm số lần tác động đến hàng hóa trong khi bốc dỡ, giúp đảm bảo an toàn hơn.

Một đặc điểm dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ này nằm ở loại hình phương tiện chuyên chở chúng. Do các container đã được chuẩn hóa vì thế những phương tiện chuyên chở cũng phải được chuẩn hóa theo. Đó là những dòng xe container, xe đầu kéo container,… Những phương tiện này phải có các loại thiết bị chuyên dụng, dùng để cố định và tháo rời các thùng container.

<<< Tìm hiểu về quá trình vận chuyển hàng container đường bộ tại đây >>>

Vận chuyển hàng lạnh

Hàng lạnh thông thường cũng được xem là hàng container. Bởi vì đặc điểm chính của loại hàng này là phải được giữ ở khoảng nhiệt độ thấp thường xuyên. Do vậy, cũng cần những thiết bị chuyên dụng, dành riêng cho chúng. Vì thế, người ta đã tích hợp chức năng giữ lạnh vào các thùng container và gọi là những container lạnh.

Hàng lạnh sẽ có hai loại, một là hàng mát và còn lại là hàng đông lạnh. Hàng mát sẽ được bảo quản ở nền nhiệt thấp tương đối. Còn hàng đông lạnh thì yêu cầu phải nhiệt độ phải thấp hơn rất nhiều. Do đó, công suất điện năng sử dụng cho việc vận hành các container lạnh cũng khác nhau. Điều này khiến cho loại hàng đông lạnh thường sẽ có mức chi phí cao hơn.

Các doanh nghiệp khi muốn thực hiện dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ này cần chú ý rằng, hàng lạnh cũng có những kho bãi tập kết riêng của chúng. Thông thường những bãi container đều có một khu riêng, được gọi là khu container lạnh. Chi phí vận chuyển và thuê container đối với hàng lạnh đặc biệt cao hơn đối với hàng thường khá nhiều.

<<< Bạn đã biết gì về Chuỗi cung ứng lạnh (Cold Chain) hay chưa? Xem tại đây >>>

Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo
Quy trình thực hiện dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ

Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng (OOG)

Hàng siêu trường siêu trọng là loại hàng hóa nặng, có khối lượng và kích thước cực lớn. Loại hàng này cũng có tên gọi khác đó là hàng quá khổ quá tải (Out of Gauge – OOG). Thông thường đây là các loại máy móc thiết bị đặc khối, dùng cho các ngành sản xuất, xây dựng,… Phổ biến nhất vẫn là các loại máy móc công trình, thiết bị nông nghiệp,… Đặc điểm của loại hàng này là khá kén chọn phương tiện vận tải, cả phương tiện bốc dỡ lẫn phương tiện chuyên chở.

Về phương tiện bốc dỡ, loại hàng này cần những thiết bị lớn với công suất khổng lồ. Khi đó mới có thể xử lý được khối lượng “siêu nặng” của chúng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ thường phải sử dụng đến các loại máy nâng hoặc máy cẩu có công suất lớn để bốc dỡ. Đối với loại phương tiện vận tải cũng vậy, người ta sẽ dùng các dòng xe đầu kéo, kết hợp với moóc lùn. Chỉ có loại phương tiện này mới đủ khả năng để vận chuyển được loại hàng này.

<<< Những điều cần biết về loại hàng siêu trường siêu trọng (OOG) tại đây >>>

Vận chuyển hàng lẻ (LCL)

Dịch vụ vận tải hàng bằng đường bộ đối với hàng lẻ thường sẽ có hai loại chính: hàng lẻ container và hàng lẻ thông thường (bởi vì trong quá trình vận chuyển đường bộ có thể gửi hàng trong container hoặc không):

  • Đối với hàng lẻ thông thường thì sẽ khá đơn giản. Hàng hóa từ những người gửi khác nhau được tổng hợp cùng lên một phương tiện vận tải. Do đó, chúng sẽ được phân phối đến cho những người nhận tự do, nhỏ lẻ hơn.
  • Đối với hàng lẻ container (LCL) thì sẽ có sự khác biệt lớn trong quá trình tổng hợp hàng hóa. Thường các loại hàng container nhỏ lẻ sẽ được tổng hợp tại kho bãi tập kết container. Sau đó, hàng hóa sẽ được chở trong cùng một container mà không có tác động đến bên trong. Hàng hóa sẽ phải trải qua một bãi tập kết khác tại điểm đến, lúc này người nhận mới có thể nhận được hàng của mình.

<<< Hàng lẻ LCL có đặc điểm và lợi ích gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu kỹ hơn tại đây >>>

Những lý do nên chọn dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ của Finlogistics

Hiểu rõ dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ là một trong những mắt xích cực kỳ quan trọng nằm trong chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics, Finlogistics đã nghiên cứu, đầu tư và hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực vận chuyển đường bộ nội địa. Chúng tôi tập trung vào những tuyến đường vận chuyển như sau:

ĐIỂM NHẬN HÀNG

ĐIỂM TRẢ HÀNG

SỐ KM


1,25T/1,5T

2,5T

3,5T

5T

8T

10T

13T

C40/45

Moóc sàn

Moóc rào

CUT OFF

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Bắc Giang, Việt Yên

140

1.800.000 VNĐ

2.100.000 VNĐ

2.450.000 VNĐ

2.900.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.250.000 VNĐ

3.800.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.200.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Bắc Ninh (trừ Thuận Thành)

150

1.900.000 VNĐ

2.200.000 VNĐ

2.550.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.200.000 VNĐ

3.350.000 VNĐ

4.100.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thuận Thành, Bắc Ninh

165

2.100.000 VNĐ

2.400.000 VNĐ

2.800.000 VNĐ

3.250.000 VNĐ

3.500.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.600.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

6.700.000 VNĐ

6.700.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thái Nguyên (Phổ Yên)

190

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Vĩnh Phúc (Bình Xuyên)

200

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Phú Thọ (Việt Trì)

240

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nội (Đông Anh, Gia Lâm)

190

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nội (Thạch Thất, Phú Xuyên)

210

2.800.000 VNĐ

3.200.000 VNĐ

3.600.000 VNĐ

4.200.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

7.500.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hòa Bình (Lương Sơn)

270

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.100.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.600.000 VNĐ

8.700.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hưng Yên (Phố Nối)

180

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Dương (Thành phố)

180

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Phòng (Nội thành)

230

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Phòng (Vinfast)

250

3.400.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.300.000 VNĐ

5.300.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.700.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nam (Đồng Văn)

230

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Nam Định (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thái Bình (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Ninh Bình (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thanh Hóa (Thành phố)

340

4.200.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

7.300.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

11.800.000 VNĐ

13.300.000 VNĐ

13.300.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Nghệ An (Vinh)

470

4.800.000 VNĐ

5.700.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.400.000 VNĐ

8.400.000 VNĐ

9.400.000 VNĐ

10.500.000 VNĐ

14.800.000 VNĐ

16.500.000 VNĐ

16.500.000 VNĐ

18H00 N+1

Kích thước thùng xe

3.5->3.7*1.7*1.7

3.5->3.7*1.7*1.7

4.3*1.9*1.85

5.7->6.0*2.05*1.85

6.9->7.4*2.3*2.2

9.3->9.9*2.35*2.3

9.3->9.9*2.35*2.4

13.5*2.35*2.65

Dài 12-m>14m

Dài 13.5->15m

LƯU CA XE

Cước phí thêm nếu xe sang bên Trung Quốc

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Việt Nam ca 1->3

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

800.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Việt Nam từ ca 4

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Trung Quốc

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.200.000 VNĐ

1.200.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

Phí hủy xe

70%

GHI CHÚ:

- Phí trên chưa bao gồm VAT 10%, phí nâng hạ, bốc xếp, bến bãi,...

- Giá trên báo cho hàng đủ khổ - đủ tải, nếu quá sẽ báo theo phát sinh thực tế

- Giá đã bao gồm chi phí vé cầu đường bộ theo quy định

- Trường hợp hàng hai chiều sẽ cộng thêm 50% cước chiều đi

TUYẾN ĐƯỜNG

CƯỚC PHÍ (VNĐ)

Nhận hàng

Dỡ hàng

Cont 20′

Cont 40′

Cảng Hải Phòng

Hoa Lâm, Long Biên (Hà Nội)

4,700,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Lai Xá, Hoài Đức (Hà Nội)

4,900,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Sóc Sơn (Hà Nội)

5,000,000 VNĐ

5,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Quế Võ, VSIP, Tp Bắc Ninh (Bắc Ninh)

4,700,000 VNĐ

5,000,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Từ Sơn, Yên Phong (Bắc Ninh)

4,900,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An)

8,900,000 VNĐ

10,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Diễn Châu (Nghệ An)

9,200,000 VNĐ

10,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Nam Đàn, Nghi Lộc, TP Vinh, (Nghệ An)

9,400,000 VNĐ

11,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Đô Lương, Yên Thành (Nghệ An)

9,900,000 VNĐ

11,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh)

12,900,000 VNĐ

13,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)

13,400,000 VNĐ

14,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

13,900,000 VNĐ

15,400,000 VNĐ

TẠI VIỆT NAM

CÁC NƯỚC

ĐỊA ĐIỂM

Đi từ tất cả các địa điểm qua Hữu Nghị, Tân Thanh, Móng Cái 

 Trung Quốc 

Cửa Khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Móng Cái

Đi từ Hải Phòng / Hà Nội 

Lào 

Cầu Treo 

Đi từ Hải Phòng / Hà Nội 

Campuchia 

 Bavet

Đi từ Hải Phòng / Hà Nội 

Thái Lan

Qua Lào

Xem thêm: Những quy định đối với dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ năm 2024

Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo
Lý do nên chọn dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ tại Finlogistics

Finlogistics tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hàng bằng đường bộ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nắm bắt và cập nhật được tình hình phát triển của kinh tế thương mại khu vực và các quốc gia trên thế giới. Với kinh nghiệm gần 10 năm trong ngành Logistics, Finlogistics có thể bảo đảm uy tín và mang đến những quyền lợi tốt nhất dành cho các khách hàng của mình.

Với hệ thống phương tiện vận tải chuyên dụng hoạt động 24/7 và đội ngũ tài xế giàu kinh nghiệm, thông thuộc các tuyến đường vận chuyển, hoàn toàn có thể đáp ứng những yêu cầu xuất nhập khẩu của các chủ tàu và chủ hàng. Bằng kinh nghiệm và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Finlogistics bước đầu đã nắm vững được một thị phần nhất định trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ tại thị trường trong nước. Liên hệ ngay để được đội ngũ của chúng tôi kịp thời tư vấn MIỄN PHÍ và nhận báo giá sớm!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ

Θ Bài viết gợi ý:


Chuyen-kho-xuong-tron-goi-00.jpg

Công việc chuyển kho xưởng trọn gói không giống như chuyển nhà hoặc chuyển văn phòng thông thường. Trừ những máy móc sản xuất cần đến phương tiện và thiết bị chuyên dụng để di chuyển, thì những vật dụng khác đều có thể tận dụng sức người. Do đó, dịch vụ chuyển kho xưởng đã ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu vận chuyển của khách hàng.

Trong quá trình di dời kho xưởng, bên cạnh đội ngũ nhân công nhiều kinh nghiệm, cẩn trọng và tháo vát thì còn đòi hỏi bên cung cấp dịch vụ phải có đầy đủ các loại thiết bị cần thiết mới có thể hoàn thành được công việc. Vậy chi tiết dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói và chuyên nghiệp này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn với Finlogistics nhé!!!

Chuyen-kho-xuong-tron-goi
Dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói


 

Lý do nên chọn lựa dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói

Khi tiến hành chuyển kho xưởng, ngoài những vật dụng đặc biệt như máy móc, thiết bị sản xuất nặng thì hầu hết những đồ vật khác đều có thể di dời được bằng sức người. Công việc di dời kho xưởng bên cạnh những kinh nghiệm và cẩn trọng của đội ngũ nhân viên, còn đòi hỏi đơn vị cung cấp dịch vụ phải có đầy đủ phương tiên, thiết bị chuyên dụng (xe cẩu, xe nâng, xe tải các loại,…) mới có thể làm được.

Tuy nhà máy thường có rất nhiều công nhân, nhưng đa phần trong số họ đều không thể tham gia chuyển kho xưởng, nguyên nhân là bởi họ không được đào tạo để có thể thực hiện công việc vận chuyển khó khăn này. Do vậy, nếu doanh nghiệp định tự mình di dời thì sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc.

Di dời kho xưởng là một trong những công việc khó và đòi hỏi rất nhiều yếu tố kết hợp với nhau như: nhân lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, phương tiện,… nên hầu hết những nhà máy, xí nghiệp hiện nay đều không thể đáp ứng đầy đủ điều kiện này.

Để đảm bảo tiến độ công việc cũng như bảo quản trang thiết bị của kho xưởng, thì các doanh nghiệp nên chọn lựa dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói của Finlogistics. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ di dời, chuyển dọn kho xưởng tốt và giá cả phù hợp nhất.

Tự vận chuyển kho xưởng sẽ gặp những khó khăn gì?

Xảy ra rất nhiều vấn đề khi doanh nghiệp phải tự di dời kho xưởng của mình. Nhưng sẽ tập trung vào ba vấn đề chính sau đây:

Thiếu nhân lực

Tuy nhà xưởng có rất nhiều nhân công làm việc ở đó, nhưng hầu như họ lại không thể tham gia vào công việc chuyển kho xưởng. Lý do là bởi không được đào tạo quy củ để có thể làm công việc vận chuyển, di dời những máy móc, thiết bị khó như vậy. Vì vậy, nếu tự dời nhà xưởng thì sẽ chỉ mất nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc.

Thiếu phương tiện, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng

Hệ thống máy móc, trang thiết bị của nhà xưởng không phải là thứ mà ai cũng có thể “tự bê lấy” di dời được. Hầu hết chúng đều rất nặng và cồng kềnh, nền cần phương tiện vận chuyển nhà xưởng chuyên dụng, ví dụ như: xe nâng, xe cẩu, xe tải hạng nặng,…

Chuyen-kho-xuong-tron-goi
Dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói

Dễ xảy ra tai nạn, hư hại

Việc tự di dời kho xưởng cần đến những yếu tố như sức khỏe, kỹ năng và kinh nghiệm xử lý cần thiết. Nếu những nhà máy xí nghiệp chuyển xưởng mà không có sự hỗ trợ của đơn vị chuyên môn thì rất dễ xảy ra những tai nạn không đáng có. Hơn nữa, điều này còn gây đổ vỡ, hỏng hóc, hư hại cho hệ thống máy móc và trang thiết bị quan trọng nhà xưởng, dẫn đến những thiệt hại lớn về thời gian và tiền bạc.

Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ di dời, nâng hạ máy móc thiết bị hàng đầu năm 2024

Bảng so sánh khi tự chuyển kho xưởng với việc chọn dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói

Tự di chuyển kho xưởngDịch vụ di chuyển kho trọn gói
Mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị, cũng như tìm hiểu quy trình di dờiChỉ cần liên hệ dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói sẽ được đơn vị lên kế hoạch và tư vấn cụ thể các bước
Thời gian vận chuyển thường sẽ kéo dài khá lâu, nếu như số lượng trang thiết bị nhiềuThời gian vận chuyển được rút gọn nhanh chóng và hoàn thành ngay trong ngày, do có đội ngũ vận chuyển đông đảo
Không có kinh nghiệm và kỹ năng nên dễ làm rơi vỡ, hư hỏng trong lúc di dờiNhân lực có nhiều năm kinh nghiệm và kỹ thuật cao, nên quá trình di dời kho xưởng sẽ diễn ra suôn sẻ, tránh tình trạng đổ vỡ, hư hỏng
Không có những trang thiết bị và phương tiện chuyên dụng để hỗ trợ để vận chuyểnSở hữu đầy đủ trang thiết bị và phương tiện chuyên dụng hiện đại để có thể thực hiện vận tải và di dời
Không tốn chi phí vì tự vận chuyển, nhưng có thể mất tiền để giải quyết sự cốChỉ tốn chi phí cho việc thuê dịch vụ của bên vận chuyển chuyên nghiệp, không mất thêm phí khác

Quy trình các bước chuyển kho xưởng trọn gói chi tiết tại Finlogistics

Bước 1: Nhận yêu cầu và các thông tin kho xưởng của khách hàng

Đội ngũ nhân viên của Finlogistics sẽ tiếp nhận các yêu cầu chuyển kho xưởng trọn gói từ phía khách hàng. Sau khi lấy đầy đủ thông tin về khách hàng, về loại hàng cần di dời, Finlogistics sẽ liên hệ hẹn gặp với khách hàng để tiến hành khảo sát tận nơi.

Bước 2: Tiến hành khảo sát trực tiếp kho xưởng

Finlogistics sẽ cử người đến tận địa điểm theo lịch đã hẹn với khách hàng. Sau đó, cùng tiến hành khảo sát địa điểm cần chuyển đi và chuyển đến của kho xưởng, cũng như thống kê và đo đạc:

  • Số lượng máy móc, trang thiết bị văn phòng (nếu doanh nghiệp muốn chuyển văn phòng vào trong kho xưởng)
  • Số lượng và kích thước hệ thống máy móc, trang thiết bị của kho xưởng
  • Số lượng và kích thước hàng hóa bên trong kho hàng

Từ đó, Finlogistics mới có thể lên những phương án di dời kho xưởng tối ưu và hiệu quả nhất có thể cho khách hàng.

Chuyen-kho-xuong-tron-goi
Dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói

Bước 3: Lên các phương án di dời kho trọn gói

Sau khi đã có những thông tin cần thiết, thì Finlogistics sẽ lên những phương án để có thể vận chuyển, di dời nhà xưởng, cụ thể như:

  • Số lượng và loại phương tiên chuyên chở
  • Số lượng vật dụng dùng để đóng gói hàng
  • Thời gian hoàn thành di dời dự kiến
  • Số lượng nhân lực cần thiết
  • Số lượng công cụ và dụng cụ để hỗ trợ

Bước 4: Báo giá và ký kết hợp đồng chuyển kho xưởng

Finlogistics cũng sẽ gửi báo giá chuyển nhà xưởng trọn gói cho khách hàng, dựa trên những phương án vận chuyển, di dời kho trọn gói đã tư vấn từ trước. Sau khi cả hai bên đã thống nhất chi phí và thỏa thuận, thì sẽ tiến hành ký hợp đồng di dời kho xưởng.

Bước 5: Thực hiện quy trình di dời nhà xưởng

The kế hoạch thì Finlogistics sẽ điều phối nhân lực, phương tiện và công cụ chuyên dụng để tiến hành di dời nhà xưởng. Với kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị đầy đủ, kho xưởng sẽ được di dời một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tùy theo những nhu cầu của khách hàng thì đơn vị sẽ thực hiện một hoặc tất cả những hạng mục như sau:

  • Hạng mục Kho xưởng
  • Hạng mục Kho hàng
  • Hạng mục Văn phòng
  • Hạng mục Hệ thống IT
  • Hạng mục PCCC
  • Hạng mục Điện lạnh, điện nước
  • Hạng mục Vệ sinh

Bước 6: Nghiệm thu chất lượng và thanh toán chi phí

Sau khi Finlogistics hoàn tất các công việc chuyển kho xưởng trọn gói theo đúng thời hạn, khách hàng cần kiểm tra lại toàn bộ số lượng các loại máy móc, trang thiết bị, cũng như thẩm định lại chất lượng của tài sản đã bàn giao. Nếu không có vấn đề gì vướng mắc thì khách hàng sẽ tiến hành thanh toán chi phí và thanh lý hợp đồng di dời kho xưởng như đã cam kết.

Bước 7: Hậu vận chuyển

Finlogistics vẫn sẽ tiếp tục lắng nghe những ý kiến đóng góp quý giá của khách hàng để ngày càng hoàn thiện, nâng cao hơn quy trình di dời kho xưởng tốt hơn.

<<< Nếu khách hàng đang có nhu cầu di dời, vận chuyển kho xưởng hoặc muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Finlogistics, xin vui lòng liên hệ theo hotline hoặc Zalo: 0963 126 995 >>>

Chuyen-kho-xuong-tron-goi
Dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói

Doanh nghiệp cần làm gì trước – trong – sau khi sử dụng dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói?

Lên danh sách những đồ đạc, vật dụng cần di chuyển

Đầu tiên, khách hàng cần lên list đồ đạc trong kho xưởng cần được vận chuyển, cũng như kiểm tra chất lượng và tình trạng hoạt động của chúng. Nếu như gặp bất cứ vấn đề gì, thì khách hàng cần phải báo ngay cho bên cung cấp dịch vụ, trước khi tiến hành các bước vận chuyển, để có thể đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất. Nếu khách hàng có món đồ nào quan trọng, cần di dời trước thì Finlogistics sẽ thực hiện theo thứ tự ưu tiên đã được đưa ra.

Đánh dấu các đồ đạc quan trọng

Kho xưởng thường có khá nhiều đồ đạc, máy móc, hàng hóa,… mà chỉ có khách hàng mới biết chúng nên phân loại và sắp xếp như thế nào. Để tránh xảy ra những trường hợp nhầm lẫn đồ đạc, gây mất thời gian thì khách hàng nên tự đánh dấu chúng. Thậm chỉ, đối với những loại hàng hóa mang tính bảo mật cao, thì bạn nên đóng gói tận tay.

Phác thảo sơ đồ bố trí đồ đạc

Nếu như kho xưởng bày trí đồ đạc phức tạp thì khách hàng cũng nên cung cấp cho đơn vị một sơ đồ chi tiết về vị trí của những món đồ. Khi đó công việc tháo dỡ, sắp xếp, vận chuyển và lắp đặt sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đồng thời, khách hàng cũng nên cung cấp thêm sơ đồ bày trí tại địa điểm mới, để Finlogistics có thể làm theo đúng yêu cầu, mà không phải mất công sức sắp xếp lại nhiều lần.

Giám sát nhân viên thực hiện

Mặc dù trong suốt quá trình di dời kho xưởng, nhân viên của Finlogistics sẽ thực hiện công việc nghiêm túc và có trách nhiệm. Nhưng chuyển kho là một công việc khá phức tạp, do đó tốt nhất khách hàng nên cử người giám sát. Điều này cũng nhằm đảm bảo tính minh bạch, cũng như không xảy ra sai sót, vấn đề gì trong quá trình di chuyển kho xưởng.

Kiểm tra

Sau khi đội ngũ nhân viên di chuyển kho đã hoàn thành những công việc của mình, khách hàng nên kiểm tra lại tất cả mọi thứ, trước khi tiến hành thanh toán chi phí. Việc này sẽ giúp cho bạn đảm bảo được quyền lợi của mình.

Chuyen-kho-xuong-tron-goi
Dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói

Xem thêm: Dịch vụ giám định máy móc, trang thiết bị cũ đồng bộ năm 2024

Một số câu hỏi thường gặp khi chuyển kho xưởng trọn gói

Di dời kho trọn gói sẽ cần đến những thiết bị chuyên dụng nào?

Để tiến hành dịch vụ di dời kho xưởng được hiệu quả và an toàn, đặc biệt là đối với những loại máy móc nặng nề, cồng kềnh, Finlogistics sẽ phải hợp tác với đơn vị vận tải để trang bị số lượng phương tiện và dụng cụ chuyên dụng, để hỗ trợ di dời, chuyển dọn tốt nhất. Bao gồm:

  • Xe đầu kéo, xe container,…
  • Các loại dụng cụ chuyên dụng như: con lăn chịu tải, con đội thủy lực (kích thủy lực), máy tời, ròng rọc,…
  • Các loại máy hàn, máy cắt,…
  • Xe cẩu, xe nâng máy, xe nâng tay,…
  • Các loại xe tải lớn nhỏ (đặc biệt là xe tải hạng nặng)
  • Đồ bảo hộ cho nhân viên

Khi liên hệ dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói thì khách hàng có cần phải chuẩn bị gì không?

Nhiều khách hàng sẽ thắc mắc liệu doanh nghiệp của họ có cần làm gì không khi đã thuê dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói và chuyên nghiệp? Hầu hết thì mọi việc đã có phía đơn vị thực hiện dịch vụ lo toàn. Nếu có thì chỉ là công việc thống kê những đồ đạc, hàng hóa cần phải di dời. Mục đích để khi đơn vị chuyển kho đến địa điểm thì kiểm tra không bị mất mát hay hư hại gì. Finlogistics khuyên rằng đối với những món đồ giá trị, thì khách hàng nên tự đóng gói để bảo quản tốt nhất.

Trên đây là những nội dung tổng quan và chi tiết nhất về dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói mà khách hàng đang quan tâm. Không nên tự chuyển kho mà không có sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên nghiệp, nếu không doanh nghiệp của bạn có thể sẽ mất thêm nhiều thời gian và chi phí hơn để khắc phục rủi ro. Hãy lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ di dời kho xưởng uy tín, an toàn và tối ưu nhất để thực hiện quy trình này giúp bạn. Finlogistics là cái tên xứng đáng nằm trong danh sách này của bạn. Liên hệ ngay hotline để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Chuyển kho xưởng trọn gói

Θ Bài viết gợi ý:


Nhung-cong-ty-forwarder-tai-viet-nam-00.png

≡> Doanh nghiệp của bạn có nhu cầu tìm hiểu về những công ty Forwarder tại Việt Nam uy tín hàng đầu?
≡> Bạn muốn biết thêm về dịch vụ mà những công ty Forwarder tại Việt Nam thường cung cấp và hỗ trợ?
≡> Những đơn vị xuất nhập khẩu hàng SEA, hàng AIR đang tìm đại lý kê khai Hải Quan tại cảng và sân bay?

Ngành vận tải cũng như Logistics nhiều năm trở lại đây đang có sự tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ. Việc này nhằm áp ứng nhu cầu sản xuất và phân phối hàng hóa, sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Bên cạnh những công ty Forwarder tại Việt Nam thì cũng có khá nhiều doanh nghiệp vận tải có tầm cỡ trên thế giới đặt chi nhánh trong nước. Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết về list 10 công ty nổi bật này nhé!!!

Nhung-cong-ty-forwarder-tai-viet-nam
Top những công ty Forwarder tại Việt Nam


 

Forwarder là gì? Tầm quan trọng của Forwarder trong xuất nhập khẩu

Khái niệm

Forwarder (viết tắt là FWD) được xem là một chuyên gia trong chuỗi cung ứng, là bên sắp xếp sự di chuyển liền mạch của hàng hóa, sản phẩm, bằng cách sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển hàng hóa, thông qua những phương thức khác nhau. Những công ty Forwarder tại Việt Nam đều cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả, hỗ trợ cũng như đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu nội địa – quốc tế.

Những công ty giao nhận vận tải này thường sẽ sắp xếp vận chuyển hàng hóa đến một điểm đến trong nước và quốc tế. Các Forwarder có chuyên môn về việc vận chuyển, cho phép họ chuẩn bị và xử lý các loại giấy tờ, chứng từ cũng như thực hiện những hoạt động Logistics, liên quan đến vận chuyển nội địa và quốc tế.

Những công ty Forwarder tại Việt Nam thường hỗ trợ các loại chứng từ, bao gồm: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), tờ khai xuất nhập khẩu, vận đơn (Bill of Lading) và những tài liệu khác,… theo yêu cầu của phía doanh nghiệp hoặc quốc gia xuất khẩu, nhập khẩu hoặc trung chuyển hàng hóa.

Vai trò

Đơn vị Forwarder chuyên xử lý những vấn đề xoay quanh quá trình vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế cho khách hàng, nhưng họ lại không thực sự tự thực hiện vận chuyển hàng hóa. Công ty giao nhận này đóng vai trò như bên trung gian giữa người gửi hàng và những dịch vụ vận tải khác nhau, ví dụ như: vận chuyển đường biển, đường bộ, đường hàng không hoặc đường sắt.

Thông thường những công ty Forwarder tại Việt Nam sẽ sử dụng các mối quan hệ đã được thiết lập trước với những hãng vận chuyển. Từ hãng vận tải hàng không, vận tải đường bộ cho đến hãng vận tải đường sắt, tàu biển,… để có thể thương lượng giá cước khi booking. Mục đích giúp tiết kiệm nhất mức phí vận chuyển, bằng cách đưa ra nhiều giá thầu khác nhau và chọn lựa mức giá tốt nhất. Điều này sẽ giúp cân bằng giữa tốc độ, chi phí và độ tin cậy của các bên.

Một vài công việc của những công ty Forwarder tại Việt Nam có thể kể đến:

  • Làm các bước thủ tục thông quan Hải Quan, xuất nhập khẩu lô hàng.
  • Đóng nhiêm vụ trung gian giao dịch giữa các hãng tàu và đơn vị vận chuyển lớn hơn với chủ hàng, đặc biệt là với những chủ hàng nhỏ lẻ.
  • Thương lượng giá cước ưu đãi từ những hãng vận chuyển, nhờ vào các mối quan hệ trong quá trình giao dịch, nhằm tối ưu mức chi phí.
  • Tiến hành gom hàng lẻ (LCL) để đóng vừa một container.
  • Làm việc với các đơn vị vận chuyển, để thúc đẩy quá trình và thời gian giao nhận hàng hóa theo đúng kế hoạch, để tránh chậm trễ gây tình trạng lưu kho, lưu bãi.
Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – Forwarder là gì?

Danh sách những công ty Forwarder tại Việt Nam chi tiết

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về những công ty Forwarder tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ của các đơn vi FWD uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm và nhiều thông tin cụ thể. Đối với những đơn vị nhỏ lẻ hoặc mới thành lập thì không thể kiểm chứng được những thông tin và năng lực phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu cho bạn.

Dưới đây là top 10 những công ty Forwarder tại Việt Nam nổi bật trong nước và quốc tế mà bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo:

Legend Cargo Logistics

Đây là một trong những công ty Forwarder tại Việt Nam được đánh giá thuộc top đầu trong lĩnh vực Logistics hiện nay. Năm 2021, Legend Cargo Logistics đã được xếp hạng vào trong nhóm các đơn vị giao nhận vận tải có sản lượng hàng hóa xuất đi thị trường Bắc Mỹ nhiều nhất tại Việt Nam (theo số liệu của Datamine). Đây cũng là thành tựu đã khẳng định rõ được danh tiếng cũng như mức độ uy tín của công ty.

Với tiềm lực và sự chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ của mình, Legend Cargo Logistics đã trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn trên khắp thế giới, điển hình như: WCA, JCTRANS,… Ngoài ra, đơn vị còn là đối tác chiến lược của nhiều hãng tàu biển lớn như: COSCO, ONE, ZIM,… Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào Legend Cargo Logistics.

Với thế mạnh về hệ thống vận chuyển, Legend Cargo Logistics có thể chủ động khai báo Hải Quan và kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển đường biển và nội địa. Cùng với đó là hệ thống văn phòng trải dài khắp các thành phố lớn ở Việt Nam như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,…

Bên cạnh đó, khi đến với đơn vị Legend Cargo Logistics, khách hàng sẽ được tư vấn một cách tận tình và chuyên nghiệp. Legend Cargo Logistics xứng đáng là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải hiện nay.

Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – Legend Cargo Logistics

Delta International

Công ty Forwarder Delta International không hề thua kém doanh nghiệp nào khác trong ngành vận tải. Dịch vụ cả công ty đáp ứng nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, điều đã khẳng định nên tên tuổi của công ty từ khi thành lập cho đến nay. Những dịch vụ chính do Delta cung cấp như:

  • Vận chuyển hàng hóa theo đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường sông…
  • Vận chuyển hàng hóa đông lạnh.
  • Giao nhận vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, hàng lẻ LCL, hàng full container FCL, hàng công trình dự án.
  • Đại lý Hải Quan.

Với phương châm trong kinh doanh là “Tạo ra những giá trị đích thực cho khách hàng”, Delta luôn cam kết cung cấp những dịch vụ Logistics và vận chuyển nhanh, hiệu quả và an toàn nhất đối với mọi loại hàng hóa. Bạn không nên bỏ qua công ty này nếu có nhu cầu tìm một đối tác uy tín và chuyên nghiệp.

Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – Delta International

Hưng Thịnh Phát

Hưng Thịnh Phát là một cái tên đã không còn quá xa lạ trong giới những công ty Forwarder tại Việt Nam chuyên nghiệp và uy tín. Dịch vụ do phía Hưng Thịnh Phát cung cấp cho khách hàng bao gồm:

  • Dịch vụ vận tải đa phương thức (đường biển, đường bộ, đường hàng không,…)
  • Dịch vụ khai thuế Hải Quan
  • Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành, Công ty Hưng Thịnh Phát thực sự đã tạo được uy tín lớn, với chứng nhận chất lượng dịch vụ chuẩn ISO 9001:2008. Đây chính là đối tác đáng tin cậy của mọi khách hàng gần xa.

Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – Hưng Thịnh Phát

Vietnam Post

Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã được thành lập từ năm 2005. Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, Vietnam Post đã xây dựng nên một hệ thống điểm phục vụ vững mạnh, với hơn 13.000 điểm, đảm bảo phục vụ khách hàng.

Hiện tại, công ty Vietnam Post đang là thành viên quan trọng của Tổ chức Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) và có quan hệ hợp tác chặt chẽ với cục Bưu chính của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Vietnam Post cũng là đối tác quan trọng của nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, ví dụ như: Vietnam Airlines, Prudential, Jetstar Pacific, Daiichi-life, AirMekong, Western Union, HSBC, ABBank, Bảo Việt Bank, Ngân hàng Quân đội MB,…

Vietnam Post với mục tiêu nỗ lực phấn đấu để trở thành một trong những công ty Forwarder tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ Bưu chính chuyển phát, Tài chính và Bán lẻ hàng đầu và là sự lựa chọn tốt nhất dành cho khách hàng.

Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – Vietnam Post

Viettel Post

Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), được thành lập vào năm 1997. Trải qua 27 năm hoạt động và phát triển, Viettel Post đã trở thành một trong những công ty Forwarder tại Việt Nam có độ phủ sóng mạnh mẽ nhất.

Với phương châm “Nhanh, an toàn, hiệu quả và tiện lợi”, ViettelPost luôn tự tin mang đến cho khách hàng những giải pháp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả, cả trong lẫn ngoài quốc gia.

Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – Viettel Post

DHL (Việt Nam)

DHL chính là công ty vận chuyển lớn nhất thế giới, đã có mặt trên khắp 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sở hữu gần 400.000 nhân viên, DHL có thể cung cấp các giải pháp vận chuyển tối ưu với số lượng không giới hạn, dành cho hầu hết những nhu cầu tiếp vận.

DHL tại Việt Nam là một bộ phận trong Tập đoàn Logistics và Bưu chính hàng đầu thế giới Deutsche Post DHL Group. DHL bao gồm những đơn vị kinh doanh như: DHL Global Forwarding, DHL Express, DHL eCommerce, DHL Parcel, DHL Freight cùng DHL Supply Chain,… Tất cả nhằm nâng cao dịch vụ, nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng khắp mọi nơi.

Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – DHL

SOTRANS

Công ty Cổ phần Kho vận miền Nam SOTRANS ra đời từ năm 1975, với hệ thống kho bãi là chủ yếu. Với gần 50 năm kinh nghiệm, SOTRANS là thuộc top những công ty Forwarder tại Việt Nam hàng đầu với dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và kho hàng đa chức năng. Hệ thống kho bãi của SOTRANS hiện tại đạt hơn 230.000 m2, nằm tại trung tâm và khu vực lân cận của TP. Hồ Chí Minh, cùng những thành phố lớn khác.

Mạng lưới giao nhận hàng nội địa của SOTRANS hiện cũng đang dẫn đầu với hơn 10 văn phòng, chi nhánh đặt khắp nơi trên toàn quốc. Sản lượng bình quân của công ty đạt hơn 6.000 teus/tháng. Về vận tải hàng hóa quốc tế, SOTRANS sở hữu đại lý tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và phát triển mạnh mẽ những tuyến vận chuyển châu Âu, châu Á và Hoa Kỳ.

Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – SOTRANS

Indochinapost

Bưu vận Quốc Tế Đông Dương Indochinapost cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, CPN quốc tế và những nghiệp vụ bưu chính khác tới hơn 190 quốc gia thuộc các hiệp hội, tổ chức Logistics và liên minh bưu chính thế giới. Trong đó:

  • Dịch vụ chuyển phát nhanh và vận tải hàng không từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tới 195 nước và vùng lãnh thổ khác nhau, thông qua các hãng CPN trong và ngoài nước.
  • Vận tải hàng hóa bằng đường thủy và đường bộ, chuyển phát nhanh từ TP. Hồ Chí Minh tới hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, thông qua những công ty CPN trong và ngoài nước.
  • Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Air Cargo), dịch vụ xe tải vận chuyển (Trucking), vận chuyển bằng đường biển (Sea Freight) và đặc biệt là hàng siêu trường siêu trọng nội địa và quốc tế.

Chuyển phát nhanh đường bộ của Indochinapost kết nối từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trực tiếp với Trung Quốc và các nước ASEAN. Indochina Post chính là đơn vị đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA), Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) và Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA).

Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – Indochinapost

DB Schenker Vietnam

Công ty DB Schenker được thành lập tại Việt Nam từ trước năm 2000 và là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Logistics đứng đầu trên thế giới. Công ty hỗ trợ cho ngành công nghiệp và thương mại trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa toàn cầu, thông qua phương thức vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không. Cùng với đó, việc quản lý chuỗi cung ứng rộng rãi của công ty vẫn đảm bảo chất lượng và tối ưu hóa thành công cho khách hàng.

DB Schenker đã hoạt động tại thị trường Việt Nam trong gần 30 năm. Với nỗ lực của mình, công ty đã phát triển nhanh chóng để trở thành một trong những công ty Forwarder tại Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ Logistics thuộc top lớn nhất trong nước. Với phạm vi hoạt động toàn diện tại Việt Nam, với 15 văn phòng và kho hàng đặt khắp trên cả nước và gần 1000 nhân viên, trụ sở chính của DB được đặt tại TP. Hồ Chí Minh.

Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – DB Schenker

Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc Tế FINGROUP

Công ty FINGROUP được thành lập chính thức từ năm 2014, với định hướng là một công ty Forwarder chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế đa phương thức (đường bộ, đường biển, đường hàng không,…) vận chuyển nội địa Việt Nam và khai báo thủ tục Hải Quan. Trụ sở chính của công ty đặt tại Hà Nội cùng hệ thống văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn).

Với phương châm “Your Cargo – Our Responsibility”, tập thể FINGROUP luôn ý thức trách nhiệm cao nhất và trân trọng những cơ hội được trao. FINGROUP luôn đảm bảo cung cấp giá trị, dịch vụ an toàn và bảo mật dành cho mọi khách hàng, trên mọi chặng đường. Bên cạnh đó, công ty còn xây dựng một tiêu chuẩn dịch vụ đúng quy trình và chất lượng cao dành cho khách hàng. FINGROUP tự tin là một trong những công ty Forwarder tại Việt Nam uy tín hàng đầu. 

Những công ty Forwarder tại Việt Nam
Những công ty Forwarder tại Việt Nam – FINGROUP

Như vậy, trên đây là tất tần tật những nội dung, thông tin chi tiết về định nghĩa Forwarder là gì và những công ty Forwarder tại Việt Nam mà bạn nên quan tâm. Với quy mô và chất lượng dịch vụ của mình, những đơn vị FWD ở trên sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu vẫn đang phân vân chưa biết chọn công ty nào, thì FINGROUP – đơn vị Forwarder hàng đầu tại Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ và nhận báo giá nhanh chóng nhé!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ

Θ Bài viết gợi ý:


Tieu-chi-danh-gia-don-vi-van-tai-duong-bo-00.png

Trên thị trường ngành vận tải hiện nay, có hàng trăm đơn vị vận chuyển lớn nhỏ khác nhau. Để có thể tìm được một bên vận chuyển uy tín với dịch vụ Logistics chất lượng là điều không phải dễ dàng. Với 7 tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ dưới đây, bạn có thể chọn lựa được công ty cung cấp dịch vụ uy tín – chuyên nghiệp – an toàn. Tùy theo nhu cầu về loại hàng, thời gian, lịch trình, tuyến đường, giá cả,… mà sẽ có những đơn vị phù hợp. Tìm hiểu ngay những tiêu chí quan trọng này với Finlogistics nhé!!!

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ


 

Danh sách 7 tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ chi tiết

Để có thể được xếp vào top đầu, thì nhà cung cấp dịch vụ Logistics cần đáp ứng được những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ như sau:

Tính linh hoạt trong dịch vụ

Khả năng linh hoạt trong việc sử dụng dịch vụ Logistics được thể hiện ở các bước xử lý những sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Chẳng hạn như, khi vận chuyển hàng hóa nếu xảy ra bão lũ khiến cho lô hàng không giao kịp thời gian hay phát sinh thêm sự cố nhiều hơn so với lúc ban đầu.

Tuy đây là sự cố ngoài ý muốn, nhưng nếu những đơn vị vận tải uy tín sẽ tìm được các phương án xử lý phù hợp, để giảm thiểu những thiệt hại cho khách hàng và doanh nghiệp. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ hàng đầu.

Giá cả hợp lý và tối ưu

Một công ty dịch vụ vận tải uy tín sẽ có bảng giá chi phí minh bạch, rõ ràng và công khai trực tiếp ở trên hệ thống của mình. Thực tế thì khách hàng là người trực tiếp sử dụng dịch vụ vận tải của công ty, nên họ được quyền biết rõ từng mức giá dịch vụ.

Khi tiến hành tư vấn dịch vụ, khách hàng cũng nên yêu cầu đơn vị vận tải tư vấn rõ ràng về dịch vụ, chính sách, chi phí,… để có thể đưa ra những so sánh và đánh giá. Lúc này doanh nghiệp có thể thấy công ty vận tải đường bộ nào sẽ phù hợp với hàng hóa và tình hình hoạt động của mình nhất.

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ

Quy định hợp đồng rõ ràng

Một khi đã quyết định ký hợp đồng vận tải hàng hóa, thì doanh nghiệp nên đọc kỹ về những quy định và chính sách về thủ tục, quá trình vận chuyển cũng như thủ tục giao nhận hàng và lời cam kết đi kèm khi giao hàng. Đặc biệt, tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ tốt đó là hãy chọn những công ty có cam kết về việc đền bù hàng hóa, khi xảy ra hư hỏng, mất mát. Điều này nhằm để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bản thân doanh nghiệp.

Giấy phép hoạt động đầy đủ

Giấy tờ trong hoạt động kinh doanh vận tải cực kỳ quan trọng. Bởi vì, khi có giấy phép thì đơn vị vận tải mới được hoạt động công khai, dưới sự bảo vệ của Pháp luật. Các đơn vị vận tải sẽ được phép xuất hóa đơn vận chuyển cũng như những loại hóa đơn khác theo quy định.

Khi những công ty cung cấp dịch vụ vận tải có đủ giấy phép thì sẽ đảm bảo hàng hóa luôn được an toàn và tránh những rủi ro không đáng có trong khi vận chuyển. Do đó, sở hữu giấy phép hoạt động là tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ cần phải có.

Năng lực vận chuyển tốt

Năng lực vận chuyển hàng hóa của đơn vị vận tải thể hiện ở số lượng phương tiện và khối lượng hàng hóa có thể vận chuyển. Đối với những công ty vận tải nhỏ lẻ, thường chỉ có số lượng xe ít và không đủ cho việc chuyên chở lượng hàng hóa lớn. Chưa kể những công ty vận tải này cũng khó đảm bảo được thời gian và mức phí giao hàng. Bởi vì số lượng phương tiện vận tải không nhiều, nên họ sẽ lựa chọn những doanh nghiệp trả giá cao hơn để tiến hành vận chuyển.

Để hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và hạn chế những rủi ro, nhiều doanh nghiệp sẽ chấp nhận bỏ ra khoản chi phí lớn để thuê một công ty chuyên vận tải lớn và uy tín để hợp tác, với nhiều tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ. So với việc chọn nhiều đơn vị vận chuyển nhỏ lẻ thì hợp tác với một công ty vận tải uy tín lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu về mặt chi phí và thời gian.

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ

Thời gian vận chuyển chính xác

Hiện nay có không ít công ty vận tải đường bộ thực hiện công việc giao hàng trì trệ, muộn hơn so với thời gian dự kiến trong hợp đồng. Thậm chí còn có những xe giao hàng chậm đến vài ngày. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, ví dụ như: mất uy tín đối với khách hàng, lô hàng cần gấp nhưng không thể làm được gì hơn ngoài việc chờ đợi,…

Vậy nên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn những công ty có thể đảm bảo tốt tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ là thời gian vận chuyển. Việc này sẽ giúp hạn chế gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.

Các gói dịch vụ cung cấp

Tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ cuối trong bài viết này đó chính là những gói dịch vụ chất lượng được cung cấp. Nếu bạn muốn biết công ty vận tải đó sở hữu dịch vụ Logistics như thế nào, thì nên tham khảo ở trên website, fanpage,…

Hoặc theo dõi những ý kiến, phản hồi của những khách hàng cũ đã từng sử dụng dịch vụ của họ để có cái nhìn khách quan hơn. Bên cạnh đó, hãy xem xét đơn vị vận tải này đang cung cấp những loại hình dịch vụ nào, có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp đang cần không.

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ

Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty đạt đủ những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ nêu ở trên, thì Finlogistics xứng đáng là sự chọn lựa phù hợp ngay lúc này. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Forwarder nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ Logistics uy tín hàng đầu hiện nay như: thông quan tờ khai, xử lý hàng ủy thác,… và đặc biệt là vận chuyển đa phương thức từ nội địa lẫn quốc tế. Liên hệ với chúng tôi ngay để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ

Θ Bài viết gợi ý: