Kinh-doanh-quoc-te-tai-An-Do-00.jpg

14 lời khuyên khi kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ

12/09/2023 Tin tức xuất nhập khẩu

4.9/5 - (56 bình chọn)

Bất kể ở quốc gia nào, cho dù bạn đang có ý định kinh doanh hay hợp tác ở đó, việc tìm hiểu về văn hóa và cách thức làm việc, hoạt động kinh doanh luôn luôn mang lại lợi ích. Tiêu biểu như Ấn Độ, một đất nước giàu văn hóa và truyền thống. Do đó, việc kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ sẽ cần chú ý hơn.

Môi trường kinh doanh ở Ấn Độ dĩ nhiên không giống như ở Việt Nam. Vì vậy, bạn cần một số mẹo nhỏ để sẽ giúp con đường thương mại của bạn diễn ra suôn sẻ và thành công . Hiểu được những sự khác biệt nhỏ còn có thể hỗ trợ xây dựng mối quan hệ bền chặt, đồng thời phòng ngừa những hiểu nhầm không đáng có. Hãy cùng xem 14 lời khuyên bổ ích mà Finlogistics gửi đến cho bạn trong quá trình kinh doanh với đối tác Ấn Độ nhé!!!

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ
Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ


 

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Vấn đề trang phục

Đối với những doanh nhân người nước ngoài là nam giới, khi gặp gỡ, làm việc với đối tác người Ấn Độ thì nên mặc một bộ com-lê sạch đẹp và phẳng phiu, với chất liệu nhẹ và thoáng mát. Còn với phụ nữ thì nên mặc những bộ váy kín đáo hoặc những bộ quần áo bà ba.

Quần áo không nên để lộ quá nhiều da thịt, đặc biệt là phần chân. Hãy cố gắng tránh mặc phải những trang phục làm từ da động vật. Điều này có thể gây khó chịu cho những người Ấn theo đạo Hindu, bởi vì họ đặc biệt tôn kính loài bò.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Chào hỏi từng cá nhân

Nếu bạn đang gặp gỡ với một nhóm người Ấn, hãy chắc chắn là bạn sẽ chào hỏi từng cá nhân một, thay vì chào họ như một nhóm.

Do ảnh hưởng từ cấu trúc xã hội phân cấp bậc tại Ấn Độ, những người lớn tuổi có địa vị cao hơn sẽ được chào đón đầu tiên, tiếp theo đó mới là những người có địa vị thấp hơn.

Xem thêm: Danh sách những cảng biển quốc tế nổi tiếng nhất ở Ấn Độ năm 2024

Ngoài ra, với người Ấn, địa vị của một người còn được xác định dựa trên tuổi tác, đẳng cấp xã hội, trình độ học vấn và nghề nghiệp. Những người làm việc trong những cơ quan Nhà nước sẽ được coi trọng hơn so với những người làm tư nhân.

Vì vậy, trong đoàn làm việc hay kinh doanh với đối tác Ấn Độ của bạn, tốt hơn hết cần có những người đứng tuổi. Như thế sẽ tạo ấn tượng ban đầu tốt hơn rất nhiều, so với một phái đoàn chỉ toàn gồm những doanh nhân trẻ.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Gọi người khác bằng họ

Người Ấn Độ thực sự rất coi trọng danh xưng. Các doanh nhân khi muốn kinh doanh tại thị trường này thì nên gọi họ chỉ bằng danh xưng. Bạn chỉ nên sử dụng tên của một ai đó khi cảm thấy thực sự thân thiết hoặc nếu họ đã cho phép bạn gọi tên như vậy.

Danh xưng còn là một yếu tố quan trọng ở Ấn Độ và mọi người nên gọi tên người Ấn theo cách chính thức, tức danh xưng bao gồm: ông, Tiến sĩ, ngài,… và họ đệm. 

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ
Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Hạn chế bắt tay với phụ nữ

Việc bắt tay với đối tác chính là lời chào tiêu chuẩn bên trong môi trường kinh doanh của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng, trong rất nhiều trường hợp tại Ấn Độ, đàn ông và phụ nữ không thể cùng bắt tay nhau.

Vì ảnh hưởng của tôn giáo, nên bạn hãy luôn để mắt đến điều này, để tránh phát sinh những tình huống không đáng có.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể

Khi nói chuyện, trao đổi với người Ấn Độ, bạn phải ý thức về ngôn ngữ cơ thể, cũng như những ý nghĩa gắn liền với điều đó. Hãy tránh những tư thế “hung hăng, thiếu tôn trọng”, chẳng hạn như khoanh vòng tay hoặc đặt tay lên trên hông, đưa chân đặt lên đồ nội thất hoặc chỉ trỏ tay vào người khác.

Vì thế khi muốn kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ, bạn hãy chú ý tới những hành động như vậy. Bởi vì với họ, nhiều trường hợp còn bị coi là ô uế và thiếu chuẩn mực.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Tặng quà

Người Ấn Độ thường có thói quen trao đổi danh thiếp và tặng cho nhau những món quà nhỏ, như là bánh kẹo trong những buổi gặp đầu tiên.

Đây cũng được xem là một phần của quá trình xây dựng và củng cố mối quan hệ và dĩ nhiên không nên coi việc này là hối lộ. Những món quà phải được gói ghém cẩn thận và không được phép mở quà tặng ra trước mặt người tặng.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Đừng vội đi ngay vào nội dung công việc

Người Ấn Độ thường có thiên hướng về gia đình, do đó thông thường nhiều cuộc họp sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi ngắn gọn và thân mật về gia đình hay cuộc sống của đối phương.

Những cuộc trò chuyện nhỏ như vậy được coi là một hành vi văn minh, thân thiện và cũng là một cách tốt để bắt đầu tiến hành buổi họp. Do vậy, bạn không nên quá vội vàng đi ngay vào nội dung công việc khi làm việc với người Ấn.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ
Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Tránh các chủ đề nhạy cảm

Khi bạn nói chuyện phiếm ngoài lề với người Ấn Độ, hãy tránh những chủ đề nhạy cảm hoặc điều cấm kỵ. Chẳng hạn như: hệ thống đẳng cấp, nạn nghèo đói, tình trạng nhập cư hoặc bất kỳ khu vực khó khăn nào đó tại Ấn Độ,… trong mối quan hệ quốc tế.

Chúng tôi khuyên bạn nên nói về thể thao, đặc biệt là môn Cricket (hay còn gọi là môn bóng gậy) hoặc hỏi về những truyền thống hay văn hóa đất nước của họ. Vì người Ấn Độ rất tự hào về lịch sử cũng như văn hóa lâu đời và giàu có của đất nước họ.

Xem thêm: Tổng hợp những sân bay quốc tế lớn nhất tại Ấn Độ năm 2024

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Tôn giáo

Bạn hãy cố gắng cẩn thận với những quy ước tôn giáo của địa phương. Không được mời rượu đối với một người Ấn theo đạo Hồi, hay mời một người Ấn Độ theo đạo Hindu ăn thịt bò.

Trước khi đăng ký bất kỳ chuyến đi nào tới Ấn Độ, bạn hãy kiểm tra chắc chắn lại lịch các ngày lễ tôn giáo. Ở Ấn Độ sẽ có rất nhiều ngày lễ tôn giáo lớn, vì vậy mà bạn không nên lên kế hoạch đi vào giữa những ngày lễ này, mà nên đi trước đó khoảng 4-5 ngày.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Một ngày ở Ấn Độ bắt đầu và kết thúc muộn

Thông thường, buổi sáng làm việc tại Ấn Độ sẽ bắt đầu khá muộn, thường là vào 10 giờ hoặc 10 giờ rưỡi. Người Ấn Độ cũng hay có thói quen ăn tối muộn.

Người ta vẫn còn có thể đang ăn bữa xế vào lúc 6 giờ tối. Do đó, bạn cần chú ý để sắp xếp lịch làm việc cũng như đặt hẹn ăn uống sao cho phù hợp.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Việc quản lý doanh nghiệp

Cấu trúc doanh nghiệp, công ty ở Ấn Độ đã phản ánh rõ ràng xã hội của họ. Tức là họ cực kỳ xem trọng hệ thống phân cấp bậc.

Mỗi người đều được phân tại một vị trí riêng và họ sẽ không cố gắng để thay đổi vị trí này. Những công ty tại Ấn Độ thường có xu hướng được điều hành bởi một cá nhân (đặc biệt trong những doanh nghiệp, công ty gia đình đang tồn tại trên khắp Ấn Độ).

Người này sẽ trực tiếp ban hành những chỉ thị xuống các cấp bên dưới. Các chỉ thị này sẽ được đưa ra một cách khá “độc đoán” và những cấp dưới sẽ phải tuân thủ mà không được phép thắc mắc hay nêu lên ý kiến.

Bởi vì người Ấn tôn trọng người chủ của họ và sẽ thực hiện đúng theo những chỉ thị của cấp trên. Hoặc nói cách khác, việc đưa ra ý kiến cho những chỉ thị, đồng nghĩa với việc họ đang thiếu tôn trọng cấp trên.

Do vậy, khi bạn muốn kinh doanh tại Ấn Độ, lời khuyên đưa ra là nên thường xuyên liên lạc với những người ở cấp càng cao càng tốt. Không nên lãng phí quá nhiều thời gian với những quản lý ở tầm trung, vì những người này có khá ít ảnh hưởng đối với những quyết định cuối cùng.

Nếu buộc phải làm việc với các quản lý ở giữa, thì bạn nên cố gắng tập trung vào những ai có ảnh hưởng nhất định lên người chủ – người sẽ ra quyết định cuối cùng.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ đối tác Ấn Độ, để xác nhận mô hình kinh doanh của họ là tập đoàn hay hộ gia đình, để phòng trừ những phương án hợp tác phù hợp. Một gợi ý khác là nên sang thăm trực tiếp xem nhà máy sản xuất của họ như thế nào để đánh giá.

Đồng thời, bạn cũng cần tìm hiểu tập quán, vị trí phân bố của khách hàng, tránh bán 100% hàng hóa cho duy nhất một đối tác trong vùng, mà nên phân bố rộng rãi nguồn hàng của mình để tránh khả năng mất hết hàng.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ
Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Truyền thống kinh doanh mô hình gia đình

Xã hội của Ấn Độ có hệ thống niềm tin cực kỳ mạnh mẽ dựa vào gia đình và những hệ thống này cũng được mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh.

Nếu bạn đang muốn triển khai những ý tưởng kinh doanh của mình tại Ấn Độ, thì đây chính là bài học đầu tiên mà bạn phải học. Có tới hơn 70% hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ do những tổ chức thuộc quyền sở hữu, kiểm soát của gia đình. Trong đó, các vị trí chủ chốt thường do chính những thành viên trong gia đình nắm giữ.

Cơ cấu bộ máy tổ chức cũng dựa trên cơ sở gia đình: Giám đốc điều hành sẽ giữ vai trò “người cha” và được toàn thể nhân viên dưới quyền tôn trọng. Bản thân những nhân viên đó cũng sẽ có những mối quan hệ rất thân thiết và làm việc cùng với nhau gần giống như một gia đình.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Từ “có” có thể có nghĩa là “có thể” hoặc “không”

Người Ấn Độ có thể được xem là một trong những chủ nhà lịch sự và hào phóng bậc nhất trên thế giới. Và trên hết, văn hóa của họ yêu cầu họ không bao giờ được đưa ra lời từ chối hoàn toàn hoặc nói “không”. Ngay cả khi đây rõ ràng là câu trả lời duy nhất của họ.

Trên thực tế, “có” còn có thể có nghĩa là “có thể” hoặc thậm chí là “không”. Giống như hầu hết các vùng ở châu Á, người Ấn Độ là những người giao tiếp thông qua gián tiếp.

Xem thêm: Việt Nam có những lợi thế gì khi tiếp giáp với Trung Quốc?

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ: Tinh thần làm việc tập thể

Nếu như những người phương Tây đến từ một nền văn hóa làm việc độc lập, thì những người Ấn Độ lại thường làm việc môi trường văn hóa tập thể.

Trong một cuộc họp bình thường tại Ấn Độ, sẽ xuất hiện khoảng bốn hoặc năm người Ấn Độ và thường không rõ ai sẽ là người phụ trách. Nhiều nhà lãnh đạo thường sẽ không phát biểu hay thậm chí không nói gì trong suốt buổi họp này. Thay vào đó, một người khác sẽ nói chuyện trong khi họ đang đưa ra những đánh giá.

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ
Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ

Hy vọng bài viết này có thể mang đến cho bạn những cái nhìn sắc nét hơn về việc trao đổi, hợp tác và kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ. Việc hiểu rõ văn hóa, tác phong làm việc của nhau sẽ giúp gắn kết mối quan hệ, cũng như thúc đẩy kinh tế thương mại giữa hai bên, hạn chế những tình huống “dở khóc dở cười” hoặc thiếu tôn trọng.

Nếu bạn đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế hoặc kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ và ngược lại, hãy liên hệ ngay cho Finlogistics – đơn vị FWD hàng đầu tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm trong ngành Logistics gần 10 năm, chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách hàng những dịch vụ: vận chuyển quốc tế hàng nhập – xuất khẩu tuyến Châu Âu, Châu Á; thủ tục thông quan Hải Quan các mặt hàng khó; xin giấy phép kiểm tra chuyên ngành;…

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ

Bài viết gợi ý:


Mục lục