Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu-00.jpg

Cân điện tử với mức độ đo lường chính xác rất cao, thường xuyên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất, y tế, thí nghiệm,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm được các bước thủ tục nhập khẩu cân điện tử như thế nào. Do đó, Finlogistics gửi tới bạn đọc hướng dẫn chi tiết tất tần tật về những quy định, quy trình xử lý thủ tục mặt hàng này qua bài viết hữu ích dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu


Một số quy định đối với thủ tục nhập khẩu cân điện tử

Các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử cần nắm được những quy định pháp lý liên quan để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây là những Chính sách nhập khẩu mặt hàng cân điện tử mà bạn nên tham khảo:

Ngoài ra, khi nhập khẩu mặt hàng cân điện tử, bạn cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

  • Cân điện tử không thuộc Danh mục hàng bị cấm nhập khẩu về Việt Nam
  • Cân điện tử nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đo lường Chất lượng
  • Cân điện tử cũ đã qua sử dụng (thời gian dùng dưới 10 năm) được phép nhập khẩu
  • Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá kiểm tra chất lượng cân điện tửtrước khi nhập khẩu
  • Bất kỳ hàng hoá nào, kể cả cân điện tử khi nhập khẩu đều phải dán nhãn
  • Doanh nghiệp cần xác định đúng mã HS cân điện tử để áp thuế chính xác

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED

Mã HS code và thuế suất đối với cân điện tử nhập khẩu

Mã HS code là một quy chuẩn dùng để phân các loại hàng hoá trên thế giới. Do đó, việc chọn lựa đúng mã HS của cân điện tử nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng mức thuế chính xác, tránh gặp rắc rối trong quá trình xử lý thủ tục.

#Mã HS code

Dưới đây là bảng tổng hợp mã HS của các loại sản phẩm cân điện tử hiện hành:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK ƯU ĐÃI

8423.1010

Cân điện tử được sử dụng để cân người hoặc trong gia đình

20%

8423.2010

Cân điện tử băng tải

0%

8423.3010

Cân điện tử dùng để cân trọng lượng cố định khi đóng gói vật liệu với trọng lượng xác định trước khi cho vào bao túi hoặc đồ chứa

0%

8423.8110

Cân điện tử dùng cho mục đích khác có trọng lượng cân tối đa không quá 30kgs

20%

8423.8231

Cân điện tử có thể dùng để cân hàng hóa từ 30kgs đến 1000kgs và sử dụng để cân xe có động cơ

7%

8423.8232

Cân điện tử có thể cân hàng hóa từ 30kg đến 1000kg cho các loại khác

7%

8423.8241

Cân điện tử có thể cân trên 1000kg đến 5000kg, dùng loại cân xe có động cơ

3%

8423.8242

Cân điện tử có thể cân trên 1000kg đến 5000kg, dùng được cho loại khác

3%

8423.8910

Cân điện tử khác

3%

#Thuế nhập khẩu

Các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử chắc chắn phải chịu 02 loại thuế cơ bản, đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT):

  • Thuế GTGT (VAT) cho sản phẩm cân điện tử: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi cho sản phẩm cân điện tử là: từ 0 – 20%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, có C/O form D (từ các quốc gia khối ASEAN): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, có C/O form E (từ Trung Quốc): 0%

Nếu bạn muốn được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì nên yêu cầu bên bán hàng cung cấp đầy đủ Chứng nhận xuất xứ (C/O).

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

Dán nhãn hàng hoá khi làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử

Việc dán nhãn hàng hoá khi tiến hành thủ tục nhập khẩu cân điện tử là quy định bắt buộc của Nhà nước. Điều này không chỉ giúp giảm bớt rủi ro trong quá trình nhập hàng, mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Dưới đây là những thông tin chi tiết khi dán nhãn hàng hoá nhập khẩu:

#Những nội dung và vị trí cần dán

Những nội dung cơ bản cần có trên dán nhãn bao gồm:

  • Thông tin chi tiết của bên sản xuất sản phẩm
  • Thông tin chi tiết của đơn vị nhập khẩu sản phẩm
  • Thông tin chi tiết của sản phẩm cân điện tử: thông số, công năng,…
  • Nguồn gốc xuất xứ (C/O) của sản phẩm cân điện tử

Vị trí gắn nhãn dán nên để tại những vị trí dễ nhìn thấy, tạo sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian kiểm tra của bên Hải Quan. Việc này cũng sẽ giúp lô hàng của bạn được thông quan nhanh hơn.

#Rủi ro khi không dán nhãn sản phẩm

Nếu như lô hàng cân điện tử nhập khẩu của bạn không dán nhãn, rất có thể sẽ phải đối mặt với một số rủi ro như sau:

  • Điều 22, Nghị định số 128/2020/NĐ–CP quy định về việc không dán nhãn hàng hoá khi tiến hành nhập khẩu có thể bị phạt hành chính. Mức phạt tùy thuộc vào từng đơn vị chịu trách nhiệm là cá nhân hay doanh nghiệp, có thể lên tới 60 triệu VNĐ.
  • Để được hưởng mức ưu đãi về thuế suất thì bạn cần phải có C/O. Tuy nhiên, nếu không có nhãn dán hàng hoá, thì chứng nhận của bạn sẽ bị bác bỏ.
  • Lô hàng của bạn rất dễ bị mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng trong quá trình bốc xếp và vận chuyển.

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

Hướng dẫn chi tiết các bước xử lý thủ tục nhập khẩu cân điện tử

#Bước 1: Khai báo tờ khai cân điện tử

Sau khi đã xác định rõ mã HS code và chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ cần thiết thì bạn bắt đầu khai báo tờ khai trên hệ thống VNACCS/VCIS. Dưới đây là những giấy tờ quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử:

  • Tờ khai Hải Quan cân điện tử
  • Hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng cân điện tử
  • Hợp đồng thương mại; Hoá đơn thương mại (Invoice)
  • Danh sách đóng gói hàng (Packing List); Vận đơn (B/L)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ bên sản xuất sản phẩm
  • Catalogs chi tiết về sản phẩm cân điện tử (nếu có)

#Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm

Quy trình thực hiện đăng ký kiểm tra cân điện tử nhập khẩu, bạn có thể tham khảo dưới đây:

B1: Đăng ký kiểm tra hàng hoá

Sản phẩm cân điện tử thuộc Danh mục quản lý của Tổng cục Đo lường Chất lượng nên đây sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng của bạn. Bạn có thể chọn lựa đăng ký trực tiếp hoặc thông qua hệ thống của Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra cần có như sau:

  • Tờ khai Hải Quan cân điện tử
  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng cân điện tử (theo mẫu)
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Hợp đồng mua bán (Contract)
  • Quy cách đóng gói; Vận tải đơn (B/L)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Ngoài ra, Tổng cục Đo lường sẽ không trực tiếp lấy mẫu test và kiểm định, do đó bạn sẽ cần đăng ký với một đơn vị khác được cấp phép để thực hiện kiểm định. Bạn cũng có thể tiến hành đăng ký kiểm tra song song cùng với việc khai báo tờ khai Hải Quan, nhằm bảo đảm tiến độ thông quan.

B2: Lấy mẫu test và tiến hành kiểm tra 

Tổng cục Đo lường sẽ xét duyệt hồ sơ của bạn sau 01 ngày làm việc. Sau đó, bạn mang bộ hồ sơ đăng ký có dấu xác nhận đến Chi cục Hải Quan để tiến hành các bước thông quan tiếp theo. 

Nếu hàng hoá của bạn đã được thông quan thì có thể liên hệ để đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đến lấy mẫu test. Bạn sẽ nhận được kết quả kiểm định sản phẩm cân điện tử nhập khẩu sau khoảng 4-5 ngày làm việc.

B3: Nhận kết quả 

Bạn nộp lại kết quả kiểm định lên hệ thống để bên Tổng cục Đo lường Chất lượng đánh giá. Nếu đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn, bên Tổng cục sẽ cấp cho bạn chứng nhận hợp chuẩn hợp quy. Lúc này, bạn chỉ cần đưa chứng nhận này cho bên Hải Quan để họ đóng vào cùng bộ hồ sơ cân điện tử nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

#Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan

Khi khai báo tờ khai thành công, hệ thống của Hải Quan sẽ tự trả về cho bạn kết quả phân luồng tờ khai (màu đỏ, màu vàng và màu xanh). Tùy vào từng kết quả phân luồng mà bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo cho phù hợp. Sau đó, bạn in tờ khai và mang kèm bộ hồ sơ đến Chi cục Hải Quan đề tiến hành thông quan lô hàng.

#Bước 4: Thông quan lô hàng cân điện tử

Cán bộ Hải Quan sẽ kiểm tra kỹ hồ sơ cân điện tử nhập khẩu, nếu giấy tờ lô hàng không có vấn đề gì thì bạn chỉ cần hoàn tất việc đóng thuế và đưa hàng về kho bảo quản. Nếu chưa hoàn tất việc kiểm tra chất lượng thì bạn liên hệ với đơn vị chịu trách nhiệm để họ xuống lấy mẫu test.

#Bước 5: Thanh lý tờ khai và chuyển hàng về kho

Khi đã hoàn thành được các bước như ở trên, bạn chỉ cần nộp đầy đủ thuế phí và thanh lý tờ khai là lô hàng đã được thông quan thành công.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh mới nhất gồm những bước nào?

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

Kết luận

Việc xử lý thủ tục nhập khẩu cân điện tử khá phức tạp đối với những doanh nghiệp mới và chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Do đó, giải pháp tối ưu cho vấn đề này chính là dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của Finlogistics. Chúng tôi tự tin là một trong những đơn vị Logistics hàng đầu trong khu vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ gói dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, với mức giá cạnh tranh nhất. Liên hệ ngay đến Tổng đài: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được hỗ trợ.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu


Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước đang ngày được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn do nhu cầu làm đẹp và thị trường mỹ phẩm nở rộ và phát triển. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước khi nhập khẩu mặt hàng này. Để hiểu rõ hơn quy trình xử lý thủ tục, bạn đọc hãy tham khảo ngay những nội dung dưới đây cùng Finlogistics nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc


Các chính sách thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước

Trước khi bắt đầu thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phần nước các loại thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về những chính sách pháp lý của Nhà nước đối với mặt hàng đó. Theo đó, việc nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước các loại được quy định rõ ràng trong một số Văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 06/2011/TT-BYT
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC; có sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 32/2019/TT-BYT
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Theo đó, mặt hàng phấn nước, phấn nền, kem nền nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm khi về thị trường Việt Nam. Tuy vậy, trong quá trình làm xử lý nhập khẩu, bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

  • Kem nền, phần nền, phấn nước khi làm nhập khẩu phải đăng ký làm Công bố mỹ phẩm
  • Xác định chính xác mã HS code để nộp đúng số thuế và tránh bị Hải Quan bắt phạt
  • Bắt buộc phải dán nhãn hàng hoá (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý những mẫu sản phẩm có dán hoặc in logo của những nhãn hiệu, thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đã đăng ký bản quyền trên thế giới. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền hoặc văn bản chấp thuận từ phía hãng mỹ phẩm, mới được phép nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc

>>> Xem thêm: Cần lưu ý những vấn đề gì khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm?

Xác định mã HS và thuế phí phấn nước, phấn nền, kem nền nhập khẩu

Để xác định được chính xác mã HS code của phấn nước, phấn nền, kem nền nhập khẩu, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm, tính chất của hàng hoá như: thành phần, chất liệu, đặc tính,… Đây cũng là công việc đầu tiên mà bạn phải làm trước khi tiến hành các bước nhập khẩu. Bạn đọc có thể tham khảo bảng mã HS dưới đây:

MÔ TẢ MÃ HS CODE THUẾ NK ƯU ĐÃI
Phấn nền 3304.9100 22 %
Kem nền, phấn nước 3304.9930 18 %

Dựa theo Biểu thuế Xuất Nhập Khẩu 2025, mặt hàng phấn nền có mã HS là 3304.9100 và của kem nền, phấn nước là 3304.9930. Thuế nhập khẩu đối với kem nền, phấn nước là 18%, còn với phấn nền là 22%. Thuế GTGT (VAT) áp dụng cho hàng mỹ phẩm là 10%.

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc

Chi tiết các bước thực hiện thủ tục Công bố mặt hàng mỹ phẩm

Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định mặt hàng kem nền, phấn nền, phấn nước thuộc Danh mục hàng hoá cần phải làm Công bố mỹ phẩm, trước khi được nhập khẩu và lưu hành ra thị trường. Do đó, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu phấn nền, phấn nước, kem nền các loại cần chú ý để thực hiện.

Bộ hồ sơ làm Công bố mỹ phẩm 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ Công bố mỹ phẩm bao gồm những chứng từ sau đây:

  • Phiếu Công bố mỹ phẩm (mẫu sẵn)
  • Nội dung công bố: Bảng thành phần phần trăm (%) sản phẩm, công dụng của sản phẩm,… (bản mềm và bản cứng)
  • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất sản phẩm cho cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh sản xuất của các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale)

Quy trình làm Công bố mỹ phẩm

Các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu phấn nền, kem nền, phấn nước cần lưu ý quy trình đăng ký làm Công bố mỹ phẩm, bao gồm 02 cách: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia. Dưới đây là các bước trong quy trình nộp hồ sơ trực tuyến:

  • Bước 1: Tạo tài khoản trên Hệ thống (https://vnsw.gov.vn/) và chuẩn bị hồ sơ làm công bố mỹ phẩm
  • Bước 2: Chọn lựa cơ quan quản lý, nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu và nộp lệ phí theo quy định
  • Bước 3: Kiểm tra và nhận lại kết quả Công bố mỹ phẩm để chuẩn bị cho bước thông quan Hải Quan

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước gồm những gì?

Các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ với những chứng từ quan trọng như sau:

  • Công bố mỹ phẩm (chuẩn bị từ trước)
  • Tờ khai Hải Quan kem nền, phấn nền, phấn nước
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn đường biển B/L (Bill of Lading)
  • Danh sách đóng gói lô hàng P/L (Packing List)
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Chứng nhận xuất xứ C/O của quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Catalogs sản phẩm (nếu có)

Trong số đó, quan trọng nhất là tờ khai, Invoice, B/L, C/O và hồ sơ Công bố mặt hàng mỹ phẩm, còn những chứng từ khác, doanh nghiệp sẽ cung cấp khi được phía Hải Quan yêu cầu.

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu phấn nền, kem nền, phấn nước chi tiết

Các bước xử lý thủ tục nhập khẩu phấn nến, kem nền, phấn nước cũng tương tự như những mặt hàng khác, được quy định cụ thể trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

#Bước 1: Kê khai tờ khai Hải Quan

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể nhập đầy đủ thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan qua phần mềm chuyên dụng.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi khai xong tờ khai, Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động trả về kết quả phân luồng tờ khai (màu xanh, vàng và đỏ). Khi có luồng tờ khai, bạn đi in tờ khai và mang kèm với bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan để tiến hành bước mở tờ khai. Tùy theo màu luồng mà bạn sẽ thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan

Kiểm tra xong bộ hồ sơ phấn nước, phấn nền, kem nền nhập khẩu, nếu không có gì thắc mắc, phía Hải Quan sẽ cho phép tờ khai thông quan. Lúc này, doanh nghiệp có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để thông quan lô hàng. 

#Bước 4: Vận chuyển hàng về kho bãi

Khi tờ khai được thông quan thì bạn hoàn thiện nốt bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để vận chuyển lô hàng về kho bảo quan. (doanh nghiệp cần phải đăng ký làm Công bố mỹ phẩm mới được phép lưu thông kem nền, phấn nền, phấn nước ra ngoài thị trường).

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu serum có gì khác với các hàng mỹ phẩm khác?

Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước

Trong quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước, Finlogistics đã đúc kết được nhiều bài học muốn chia sẻ rộng rãi cho các doanh nghiệp cùng tham khảo:

  • Lô hàng mỹ phẩm chỉ được phép thông quan sau khi đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế phí đối với Nhà nước.
  • Mặt hàng kem nền, phấn nền, phấn nước cần phải làm Công bố mỹ phẩm trước khi nhập khẩu để hạn chế tình trạng lưu bãi, lưu kho.
  • Một số chứng từ cho mặt hàng phấn nước, phần nền, kem nền nhập khẩu như: CFS, giấy ủy quyền của bên sản xuất sản phẩm,… phải có dấu mộc của Lãnh sự quán.
  • Thuế phí nhập khẩu của mặt hàng kem nền, phấn nền, phấn nước các loại khá cao, nên bạn cần yêu cầu bên bán cung cấp C/O để nhận được những ưu đãi về thuế.
  • Trong quá trình nhập khẩu, bạn cần thực hiện dán nhãn hàng hoá đúng theo quy định.

Kết luận

Quá trình thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp phải có những kiến thức về: quy trình pháp lý, mã HS code, thuế suất cùng những thủ tục liên quan. Việc chuẩn bị đầy đủ chứng từ, tuân thủ theo các quy định của Hải Quan sẽ đẩy nhanh quá trình nhập khẩu và hạn chế phát sinh rủi ro không đáng có. Nếu có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm các loại về Việt Nam, bạn đừng quên liên hệ ngay với Finlogistics để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhiệt tình nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc


Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi-00.jpg

Trong quá trình thông quan Hải Quan, có khá nhiều khách hàng gặp phải những rủi ro không đáng có, liên quan đến nhãn mác nhập khẩu. Vậy nhãn hàng hoá nhập khẩu là gì? Các doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro khi làm nhãn mác hàng hoá không? Nhà nước quy định những nội dung nào bắt buộc phải có rong nhãn mác? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết hữu ích này nhé!

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi


Tìm hiểu nhãn hàng hoá nhập khẩu là gì?

Khái niệm nhãn hàng hóa nhập khẩu là gì đã được quy định rõ trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, nhãn hàng hoá là bản viết – in – vẽ – chụp của chữ, hình vẽ và hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm khắc trực tiếp trên bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên những chất liệu khác được dán, gắn trên bao bì của hàng hoá đó.

Nhãn mác hàng hoá thể hiện những nội dung cơ bản, cần thiết và quan trọng nhất về hàng hoá để những người tiêu dùng nhận biết và làm căn cứ để lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng. Nhà sản xuất và kinh doanh cũng có thể thông tin, quảng bá cho mặt hàng của mình và để cho các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quá trình kiểm tra, kiểm soát. Hiện nay, nhãn mác hàng hoá nhập khẩu bao gồm 02 loại chính:

  • Nhãn gốc: là nhãn thể hiện những thông tin nhập khẩu do các cá nhân, tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hoá in, gắn lên bao bì thương phẩm của hàng hoá.
  • Nhãn phụ: là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc, được dịch trực tiếp từ nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và bổ sung thêm những nội dung khác bằng tiếng Việt (theo quy định pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc còn thiếu).

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi

Những nội dung bắt buộc trên nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, quy định về một số nội dung bắt buộc ở trên nhãn mác hàng hoá nhập khẩu như sau:

Nhãn gốc của hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam bắt buộc phải thể hiện được những nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi tiến hành thủ tục thông quan Hải Quan:

  • Thông tin tên của hàng hoá
  • Nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá (nếu không xác định được nguồn gốc xuất xứ thì doanh nghiệp ghi địa điểm thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện mặt hàng, theo Khoản 3, Điều 15, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Thông tin tên (hoặc tên viết tắt) của cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về hàng hóa tại nước ngoài.
  • Nếu trên nhãn gốc của hàng hoá chưa thể hiện đầy đủ tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về hàng hoá tại nước ngoài, thì những nội dung này phải được thể hiện đầy đủ trong bộ tài liệu đính kèm theo hàng hoá.
  • Đối với hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, sau khi làm thủ tục thông quan và vận chuyển về kho bãi lưu giữ, các cá nhân, tổ chức nhập khẩu cần phải thực hiện bổ sung nhãn mác hàng hoá nhập khẩu bằng tiếng Việt theo quy định trước khi lưu thông ra ngoài thị trường.

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi

>>> Đọc thêm: Bảo hộ nhãn hiệu trong xuất nhập khẩu hàng hoá cần chú ý những gì?

Nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu được thể hiện như thế nào?

Dựa theo Điều 15, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi tại Khoản 7, Điều 1, Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, quy định về nguồn gốc xuất xứ khi làm nhãn mác hàng hoá nhập khẩu như sau:

  • Các cá nhân, tổ chức nhập khẩu cần tự xác định và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá của mình (đảm bảo trung thực, chính xác và tuân thủ những quy định pháp luật hoặc cam kết quốc tế mà Việt Nam có tham gia).
  • Nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá ghi trên nhãn mác cần thể hiện bằng một trong số những cụm từ sau đây: “sản xuất tại…”; “chế tạo tại…”; “nước sản xuất là…”; “xuất xứ từ…”; “sản xuất bởi…”; “sản phẩm của…”;… kèm theo tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra mặt hàng đó hoặc ghi theo những quy định pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá.
  • Nếu hàng hoá không xác định được quốc gia xuất xứ thì nhãn mác hàng hoá nhập khẩu nên ghi địa điểm thực hiện công đoạn cuối cùng hoàn thiện lô hàng. Nội dung được thể hiện bằng một trong số những cụm từ sau: “lắp ráp tại…”; “đóng chai tại…”; “phối trộn tại…”; “hoàn tất tại…”; “đóng gói tại…”; “dán nhãn tại…”;…
  • Tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất của hàng hoá hoặc địa điểm thực hiện công đoạn cuối cùng hoàn thiện lô hàng không được phép viết tắt.

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi

Những hành vi vi phạm về nhãn hàng hoá nhập khẩu là gì?

Nhiều người sẽ có thắc mắc liệu các hành vi vi phạm liên quan đến nhãn hàng hoá nhập khẩu là gì và bị xử phạt như thế nào nếu bị phát hiện? Finlogistics sẽ phân tích cho bạn ngay dưới đây:

Những hành vi vi phạm liên quan nhãn mác hàng hoá

Căn cứ theo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP, có khá nhiều hành vi vi phạm liên quan đến nhãn mác hàng hoá trong kinh doanh, bao gồm các trường hợp sau:

  • Hàng hóa sử dụng nhãn mác nhưng lại bị che lấp, rách nát, mờ đục không đọc được hoặc không thể đọc được hết những nội dung bắt buộc có trên nhãn.
  • Hàng hóa sử dụng nhãn mác ghi không đúng theo quy định về kích thước font chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng cũng như đơn vị đo lường theo quy định của pháp luật.
  • Vi phạm những quy định về các nội dung bắt buộc ở trên nhãn mác hàng hoá nhập khẩu hoặc các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn mác dựa theo tính chất của hàng hoá.
  • Hàng hóa có nhãn mác (kể cả tem dán hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu đi kèm không ghi đầy đủ hoặc ghi không đúng những nội dung bắt buộc hoặc những nội dung bắt buộc cần phải thể hiện ở trên nhãn dựa theo tính chất của hàng hoá theo quy định của pháp luật.
  • Các loại hàng hoá nhập khẩu có nhãn gốc viết bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ viết bằng tiếng Việt.

Mức phạt khi vi phạm liên quan nhãn mác hàng hoá

Tùy theo mỗi hành vi vi phạm và giá trị của hàng hoá mà mức phạt có thể dao động từ 500.000 VNĐ cho đến 100.000.000 VNĐ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải khắc phục hậu quả, ví dụ như: buộc thu hồi hàng hoá, buộc tiêu hủy nhãn mác hàng hoá nhập khẩu vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hoá có nhãn mác vi phạm,…

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi

Tổng kết

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc nhãn hàng hoá nhập khẩu là gì của bạn đọc, cũng như những quy định pháp luật xung quanh việc dán nhãn hàng hoá. Trước khi tiến hành thông quan hàng hoá qua Hải Quan, việc dán nhãn mác cho hàng hoá cực kỳ cần thiết, do đó các doanh nghiệp cần phải thực hiện theo đúng quy định để không bị bắt phạt. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc có nhu cầu xử lý hàng hoá các loại, bạn hãy gọi ngay cho Finlogistics – đơn vị chuyên xuất nhập khẩu hàng đầu, để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi


Nhan-CE-la-gi-00.jpg

Nhãn CE là gì? Khi đi mua sắm, bạn có để ý tới một số chi tiết nhỏ như nhãn hiệu có dạng CE ở trên bao bì sản phẩm hay không? Với nhiều người làm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu thì chắc chắn không thể không biết tới mẫu nhãn này. Để giải thích và đi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như những vấn đề xung quanh nhãn hiệu này, hãy theo dõi bài viết này với Finlogistics bạn nhé!

Nhãn CE là gì?
Tìm hiểu chi tiết nhãn CE là gì?


Định nghĩa nhãn CE là gì?

#Khái niệm

Cụ thể nhãn CE là gì? CE là viết tắt của Conformité Européenne, hay còn được gọi là chứng nhận CE Marking (European Conformity). Đây được xem nôm na như là một dạng hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành đạt đủ điều kiện của các hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu vào thị trường châu Âu (EU) và Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA), cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới.

Hiện nay, đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu thì chứng chỉ CE là yếu tố quan trọng và quyết định xem hàng hóa có được đảm bảo trong quá trình hoạt động thương mại tại thị trường châu Âu hay không. Những cũng cần lưu ý rằng, CE không phải là loại chứng nhận cụ thể hay gì cả, đây đơn thuần chỉ là mẫu xác nhận về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, chất lượng của hàng hóa theo tiêu chuẩn Châu Âu.

#Đặc điểm của nhãn CE

Chứng chỉ CE sẽ có một vài đặc điểm nổi bật như sau:

  • Khi hàng hóa, sản phẩm đã mang dấu CE, có nghĩa là nó đã được trải qua kiểm định, đánh giá, trước khi được đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ và hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu của các quốc gia thành viên EU về tiêu chuẩn an toàn sức khỏe và môi trường.
  • Tiêu chuẩn CE không nên được xem là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của sản phẩm hay cấp phép giấy chứng nhận xuất xứ C/O, mà thay vào đó là tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sản phẩm.
  • Nếu một sản phẩm nào đó được dán CE, đó đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của nhà sản xuất, giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng cũng tính cạnh tranh của sản phẩm. Mục đích nhằm dễ dàng thâm nhập vào thị trường khó tính như châu Âu, là cũng là tiền đề quan trọng để sản phẩm vươn xa ra toàn thế giới.
Nhãn CE là gì?
Đặc điểm của nhãn CE là gì?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước kiểm tra mã vạch Trung Quốc mới nhất

Sản phẩm nếu đã có chứng chỉ CE, nghĩa là đã tuân thủ đúng quy định Pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) và được quyền tự do buôn bán tại thị trường những quốc gia thành viên này. Tuy vậy, hiện nay, trên nhiều sản phẩm gốc gác từ Trung Quốc cũng in CE. Vậy dấu ký hiệu CE này có phải là CE thuộc EU hay không? Điều này sẽ được lí giải như sau:

1. Những nhà sản xuất của Trung Quốc cũng tiến hành làm dấu CE cho sản phẩm của mình. Những người dùng cần chú ý để tránh nhầm lẫn với những dấu chứng chỉ CE Marking do EU cấp.

  • Đây chính là cách mà người Trung Quốc cố tình làm, để gây nhầm lẫn có chủ đích cho những khách hàng không để ý kỹ hoặc thiếu hiểu biết về nhãn CE.
  • Trên thực tế, nhãn CE của Trung Quốc viết tắt là China Export, tức hàng hóa, sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc và do Trung Quốc xuất khẩu.
  • Mẫu dấu CE này sẽ không được đăng ký, cũng như kiểm nghiệm và đánh giá, mà sẽ do những công ty Trung Quốc tùy ý sử dụng, thêm vào bao bì sản phẩm.

2. Những nhà sản xuất ở châu Âu cũng có thể tự làm công bố đạt chuẩn CE, nếu như họ đủ tự tin về các sản phẩm của mình đã đảm bảo theo các yêu cầu, điều kiện về tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu đề ra.

  • Nếu như sau khi kiểm tra mà sản phẩm này chưa thực sự đạt chuẩn CE, thì nó sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên khắp thị trường châu Âu.
  • Nhà sản xuất cũng phải tự chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho những ảnh hưởng của sản phẩm của họ.

3. Đối với những công ty, tập đoàn lớn, thì họ có thể tiến hành các bước kiểm tra và đánh giá chính xác hơn, do sở hữu những phòng thí nghiệm đạt chuẩn thế giới. Còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những tổ chức chuyên thực hiện chứng nhận đánh giá như: TUV, SGS,… Lúc này, nếu sản phẩm có bất kỳ vấn đề nào thì trách nhiệm sẽ thuộc về những tổ chức đã đánh giá trước đó.

#Những sản phẩm cần phải có chứng chỉ CE

Chứng chỉ CE là điều kiện bắt buộc cần phải có đối với những hàng hóa, sản phẩm nằm trong phạm vi của Hướng dẫn tiếp cận mới (New Approach Directives). Không phải tất cả những sản phẩm được bày bán trên thị trường của những quốc gia thuộc liên minh châu Âu đều phải cần có dấu này. Ngoài EU, thì vẫn có một số nước khác cũng cần nhãn CE. Trong đó, danh sách những sản phẩm cần phải có nhãn CE bao gồm:

Nhãn CE là gì?
Danh sách sản phẩm cần có nhãn CE

Ngoài ra, những sản phẩm không cần CE bao gồm: hóa chất, thuốc men, thực phẩm, mỹ phẩm,… Hiện tại, cũng có khá nhiều lần các doanh nghiệp tại Việt Nam bị Hải Quan của EU tịch thu sản phẩm với lí do: hàng kém chất lượng, thiếu CE Marking,…

Các bước cấp chứng chỉ CE như thế nào?

#Quy trình cụ thể

Thông thường, quy trình để được cấp chứng chỉ CE sẽ trải qua những bước cần thiết như sau:

  1. Xác định tiêu chuẩn áp dụng
  2. Xác định những yêu cầu chi tiết về sản phẩm
  3. Tiến hành thử nghiệm, đánh giá và kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn
  4. Cung cấp đầy đủ tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)
  5. Công bố phù hợp và ban hành chứng chỉ CE Marking

Tuy vậy, với một số mặt hàng đặc biệt, thì quy trình này có thể sẽ cần thêm vài các bước nữa như sau:

  • Tiến hành chứng nhận lại sản phẩm
  • Thực hiện đánh giá mở rộng
  • Thực hiện đánh giá đột xuất

>>> Xem thêm: Mã HS code là gì? Vai trò của loại mã này như thế nào?

#Hồ sơ xin đánh giá chứng chỉ CE

Để chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng kí nhãn CE cho sản phẩm, thì phía doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không được thiếu:

  • Mẫu giấy cấp chứng chỉ CE
  • Sơ đồ bộ máy tổ chức của tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp
  • Những tài liệu liên quan đến đặc tính và thông số kỹ thuật của sản phẩm
  • File kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng cho sản phẩm.
  • File kế hoạch kiểm soát những trang bị và phương tiện dùng để đo lường, thử nghiệm.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm đã được công nhận hoặc chỉ định (nếu có). Những thông tin trên đều phải được tổ chức đánh giá một cách bí mật và không được tiết lộ ra bên ngoài.
Nhãn CE là gì?
Hồ sơ xin đánh giá nhãn CE chi tiết

>>> Xem thêm: Những chức năng chính của Commercial Invoice là gì?

#Một vài lưu ý nhỏ khác

Thông thường, những sản phẩm nếu muốn được gắn nhãn CE thì phải được tiến hành sản xuất theo những tiêu chuẩn đã được thông qua bởi: CEN, CENELEC, ETSI,… và những tiêu chuẩn khác đã được công bố. Nhà sản xuất cũng có thể chọn không sử dụng những tiêu chuẩn EU hài hòa, nhưng sau đó phải tiến hành chứng minh rằng sản phẩm của mình đáp ứng đẩy đủ những yêu cầu an toàn cơ bản, trước khi được lưu hành bên trong thị trường EU.

Nếu nhà sản xuất có sản phẩm thỏa mãn được các quy định của EU, thì có thể nộp đơn đến những tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn để được cấp phép bày bán ở bất cứ quốc gia thành viên EU nào (cấp chứng nhận tiêu chuẩn EU). Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận, thì nhà sản xuất có thể đóng riêng nhãn CE cho sản phẩm của mình và tự công bố sản phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn EU.

Đối với một vài sản phẩm đặc biệt, thì nhà sản xuất có thể chọn lựa tự đánh giá sản phẩm có phù hợp với những yêu cầu của EU hay không và gắn nhãn CE sau khi đã tuyên bố sản phẩm hợp quy chuẩn. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuyên bố của mình. Những nhà sản xuất cũng cần cân nhắc những yếu tố dưới đây, trước khi tự tuyên bố hợp quy chuẩn chất lượng, an toàn.

  • Hãy đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với tất cả những yêu cầu trên toàn khu vực EU
  • Xác định liệu rằng có thể tự tiến hành đánh giá sản phẩm của mình là hợp quy chuẩn, hay cần phải có giấy chứng nhận của Cơ quan tiêu chuẩn của EU được chỉ định
  • Tạo một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp cho sản phẩm
  • Làm dự thảo và ký kết một tuyên bố về sản phẩm hợp quy chuẩn EU
  • Khi sản phẩm đã được gắn nhãn CE, nếu các Cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, thì nhà sản xuất phải cung cấp cho họ tất cả các thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan đến việc gắn nhãn CE cho sản phẩm. Đối với những mặt hàng có nguy cơ, rủi ro an toàn cao hơn thì sẽ bắt buộc phải kiểm tra mức độ an toàn, trước khi được cấp phép giấy chứng chỉ.

Lời kết

Như vậy, chúng ta đã đảo qua hết một lượt về những nội dung, thông tin xung quanh nhãn CE là gì và được quy định như thế nào? Hy vọng rằng bạn đã biết thêm kiến thức về mẫu ký hiệu này và tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa hay làm giấy tờ thông quan Hải Quan, thì Finlogistics chính là địa chỉ không thể phù hợp và tin cậy hơn dành cho quý khách hàng cùng doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin ở bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhan-ce-la-gi